Đồ án Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1

1.3. Nội dung của đề tài 2

1.4. Đối tượng nghiên cứu 2

1.5. Phạm vi của đề tài nghiên cứu 2

1.6. Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

2.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 4

2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4

2.3. Thành phần – khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 5

2.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 12

2.4.1. Tác động đến sức khỏe con người 12

2.4.2. Tác động đến cảnh quan đô thị 12

2.4.3. Tác động đến môi trường 13

2.4.3.1. Tác động đến môi trường đất 13

2.4.3.2. Tác động đến môi trường nước 13

2.4.3.3. Tác động đến môi trường không khí 14

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI Ở QUẬN 10

3.1. Điều kiện tự nhiên 16

3.1.1. Vị trí địa lí 16

3.1.2. Địa hình 17

3.1.3. Thủy văn 17

3.1.4. Khí hậu 17

3.2. Điều kiện kinh tế 18

3.2.1. Công nghiệp 18

3.2.2. Thương mại và dịch vụ 19

3.2.3. Xuất nhập khẩu 20

3.2.4. Giao thông vận tải 20

3.3. Điều kiện xã hội 21

3.3.1. Dân số 21

3.3.2. Y tế 21

3.3.3. Giáo dục 21

3.3.4. Cơ sở hạ tầng 22

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10

4.1. Đơn vị quản lý chất thải rắn ở Quận 10 23

4.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn Quận 10 27

4.2.1. Hệ thống lưu trữ rác bên trong nhà 27

4.2.2. Hệ thống thu gom 27

4.2.3. Hệ thống trung chuyển 31

4.2.4. Hệ thống vận chuyển 35

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN ĐÃ THỰC HIỆN Ở TP.HCM

5.1. Khái niệm về phân loại rác tại nguồn 36

5.2. Lợi ích của phân loại rác tại nguồn 36

5.3. Những tổn thất khi không thực hiện phân loại rác tại nguồn 37

5.4. Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 12, Quận 5 37

5.5. Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8, Quận 6 41

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 10

6.1. Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn 44

6.2. Sự cần thiết phải thực hiện phân loại rác tại nguồn 44

6.3. Công tác triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn 45

6.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban thực hiện 45

6.3.2. Tổ chức cấp Phường 50

6.3.3. Chương trình tập huấn 50

6.3.4. Khảo sát ý kiến của người dân về phân loại rác tại nguồn 51

6.4. Chương trình tuyên truyền, hướng dẫn hộ gia đình 60

6.5. Công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn 63

6.6. Những thuận lợi, khó khăn trong phân loại rác tại nguồn 64

6.7. Đánh giá Dự án phân loại rác tại nguồn ở Quận 10 66

6.7.1 Đánh giá hệ thống thu gom 66

6.7.2. Đánh giá hệ thống vận chuyển 67

6.7.3. Đánh giá hệ thống quản lí 67

6.8. Điều kiện cần và đủ để thực hiện phân loại rác tại nguồn 68

6.9. Tính toán kinh phí thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn 69

CHƯƠNG 7: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI TIẾN CÔNG TÁC PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở QUẬN 10

7.1. Biện pháp tổ chức 76

7.2. Biện pháp xã hội 77

7.3. Biện pháp kinh tế 78

7.4. Biện pháp kỹ thuật 78

KẾT LUẬN 83

KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

PHỤ LỤC 89

 

doc136 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất biện pháp phân loại, thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt tại nguồn quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề ô nhiễm môi trường, cảnh quan và vệ sinh Đô thị. Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sống của dân cư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Môi trường Quận 5 đã chọn phường 12 là đơn vị thí điểm trong giai đoạn đầu của Dự án phân loại rác tại nguồn. Thành quả thu nhận từ phường thí điểm sẽ được đúc kết và triển khai ứng dụng thực tế cho các phường còn lại trong Quận và ứng dụng cho các Dự án phân loại rác tại nguồn của Thành phố. Nội dung của Dự án Phân loại rác tại nguồn: Chuẩn bị các tài liệu tuyên truyền, in tờ bướm, phiếu phân loại rác cung cấp cho hộ dân, tổ trưởng tổ dân phố, ban điều hành khu phố, đồng thời giáo dục về nội dung, ý nghĩa, phương pháp phân loại hữu cơ, vô cơ đến từng hộ dân, học sinh, Ban giám hiệu, giáo viên. Phổ biến lợi ích về kinh tế xã hội, về môi trường của Dự án phân loại rác tại nguồn. Tổ chức, vận động, tuyên truyền hướng dẫn phân loại rác tại nguồn cho các đối tượng như: trường học, cơ quan, tổ dân phố, hộ gia đình, các đoàn thể trên địa bàn Quận 5: Trường học: phối hợp với Ban giám hiệu trường và chi đoàn, chi hội các trường tổ chức các buổi tuyên truyền vận động hướng dẫn các em học sinh tham gia vào công tác phân loại rác, phát động tổ chức các buổi hội thi, trò chơi, xây dựng cơ chế đánh giá giám sát khen thưởng. Các đơn vị cơ quan, các đoàn thể đóng trên địa bàn Quận 5: tổ chức các buổi họp hướng dẫn về phân loại rác tại nguồn cho các đơn vị đóng trên địa bàn Quận 5. Sau đó các đơn vị về triển khai lại cho đơn vị mình và phát tờ rơi hướng dẫn việc phân loại rác tại nguồn. Tổ dân phố và các hộ gia đình: triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn tại các tổ dân phố với sự tham gia của các Ban ngành, đoàn thể khu phố, Ban điều hành Tổ dân phố và các hộ gia đình. Tiến hành tuyên truyền và hướng dẫn công nhân vệ sinh thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn trong khâu thu gom, vận chuyển rác. Trang bị thêm thùng 660 lít trong khâu quét dọn và thu gom rác đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển trên đường, không gây cản trở giao thông, tránh rơi vãi. Ngoài ra, cũng trang bị cho công nhân vệ sinh một số phương tiện bảo hộ lao động: giày, nón, khẩu trang, tấm bạt nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe và sự cố lao động của họ khi làm việc. Thành lập “Nhà môi trường Quận 5” nhằm mục đích giải thích thắc mắc liên quan đến việc phân loại rác tại nguồn và nhằm để thông tin triển lãm những vấn đề liên quan đến vệ sinh môi trường đồng thời phối hợp với các cơ quan đơn vị, trường học, các tổ dân phố, các đoàn thể tổ chức các buổi giáo dục, hướng dẫn về việc phân loại rác tại nguồn. Hệ thống thu gom và vận chuyển Hệ thống thu gom rác trên địa bàn Quận 5 tồn tại song song 2 lực lượng công lập và dân lập. Rác rừ hộ dân được thu gom bởi hệ thống rác dân lập còn rác ở các đường phố chính, rác chợ và ở các cơ quan đơn vị được thu gom bởi công nhân vệ sinh thuộc Công ty Công trình Giao thông Công Chánh Quận 5. Công nhân vệ sinh đẩy phương tiện thu gom từ nơi tập trung đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom, lấy rác từ thùng chứa của từng hộ gia đình bỏ vào xe thu gom và trả lại thùng rác về vị trí cũ, sau đó tiếp tục lấy rác của hộ gia đình kế tiếp với tần suất thu gom là 1 lần/ngày đối với rác hữu cơ, 2 lần/tuần đối với rác vô cơ. Tuy nhiên có một số tuyến thu gom tại một cụm dân cư sau đó chạy đi lấy rác ở một nhà hàng hay quán ăn ở một số tuyến không liền kề nhau. Quá trình này được thực hiện cho đến khi xe thu gom chứa đầy rác. Khi đó xe thu gom sẽ được đẩy đến điểm hẹn hay bô rác để chuyển rác sang xe ép rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp. Thuận lợi và khó khăn của Dự án Thuận lợi Dự án được sự điều phối và hỗ trợ về nguồn vốn, kỹ thuật, tư vấn kịp thời của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, UBND Quận 5, Ban môi trường Quận 5 và Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi sinh và phát triển của Thế giới thứ 3 (ENDA Việt Nam). Được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, cấp phường, cấp Quận và cấp lãnh đạo. Có sự tham gia nhiệt tình của người dân trong tổ dân phố, của lực lượng lấy rác dân lập và công lập về vấn đềà phân loại rác hữu cơ, vô cơ ngay từ giai đoạn bắt đầu thực hiện Dự án. Qua thực hiện Dự án thì trường Phổ thông trung học Hùng Vương đã tổ chức các buổi hội thảo, vẽ tranh, tổ chức thi tiểu phẩm, các hoạt động phong phú về bảo vệ môi trường. Khó khăn Do hạn hẹp về kinh phí nên Dự án không được đầu tư và trang bị đầy đủ về phương tiện thu gom, vận chuyển rác sau khi đã được phân loại rác tại nguồn. Một số cán bộ phụ trách vẫn còn lơ là, chưa theo dõi sát, kiểm tra việc thực hiện Dự án. Ý thức của người dân chưa cao, chưa có đầy đủ thông tin về phân loại rác tại nguồn. Một mục tiêu mà Dự án phân loại rác tại nguồn hướng tới là lấy rác hữu cơ làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhưng thực tế thì rác hữu cơ vẫn được chôn lấp chung với các loại rác khác tại bãi chôn lấp nếu có tái chế thì công nghệ của nhà máy chưa phù hợp nên chất lượng phân kém, không tiêu thụ trên thị trường dần dần nhà máy đó phải đóng cửa. Như vậy, việc phân loại của người dân chỉ là việc làm đơn phương cộng với sự thiếu quan tâm của Ban lãnh đạo nên người dân trở về với thói quen đổ chung tất cả các loại rác với nhau. Dự án chỉ dừng lại ở khâu vận động tuyên truyền ý thức phân loại rác của người dân Thành phố. Việc thực hiện Dự án chưa đồng bộ, chưa có sự chuyển biến trong khâu thu gom rác, lực lượng lấy rác dân lập do tư nhân quản lý, chính quyền địa phương không có quản lý. Công ty Công trình Giao thông Công Chánh Quận 5 chưa có tạo điều kiện để có một điểm tập kết rác vô cơ vì thế ta không thể đánh giá số lượng rác vô cơ từ các hộ dân. Diện tích bãi rác thì có giới hạn nhưng khối lượng rác thải không ngừng gia tăng dẫn đến nhiều bãi rác phải đóng cửa do quá tải và gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh mà nhức nhối nhất là nước rỉ rác hiện nay chưa có giải pháp xử lý triệt để. Số liệu thu thập phiếu phân loại rác tại hộ dân chưa đầy đủ, chưa đáp ứng theo yêu cầu của Dự án. Việc tập hợp rác dân lập không thường xuyên do địa điểm cư trú và thời gian thu gom rác rất khác nhau. Phương tiện lấy rác vô cơ mới trang bị nên chưa có thời gian triển khai. Khâu phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác chưa thực hiện đồng bộ nên gây tốn kém trong việc xử lý cũng như tái chế chúng và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. 5.5. Dự án phân loại rác tại nguồn ở phường 8, Quận 6 Quận 6 là quận nội thành của TP.HCM, có hệ thống giao thông nối liền trung tâm với các Quận 5, 11, 8, Tân Phú và quận Bình Tân nên thuận lợi cho việc giao thông và phát triển các khu thương mại – dịch vụ. Để giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sống của dân cư, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Ban Môi trường Quận 6 đã chọn phường 8 là đơn vị thí điểm Dự án phân loại rác tại nguồn. Nội dung của Dự án: Phân loại rác tại nguồn Quận phối hợp với các đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân phân loại rác, lồng ghép với các cuộc họp, hội thảo. Tại phường 8 mỗi hộ gia đình được phát 2 thùng rác để đựng rác hữu cơ và vô cơ và tờ rơi để hướng dẫn phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, cử cán bộ kiểm tra thường xuyên, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Phòng văn hóa thông tin và đài truyền thanh xây dựng các chương trình thông tin cổ động nhằm thông báo cho người dân về lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn. Phòng giáo dục và đào tạo vận động học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác ở trường và tại gia đình. Tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt ở trường, ở lớp hoặc tổ chức các hình thức đố vui, thi kiểm tra kiến thức để học sinh quen dần với việc phân loại rác. Thường trực hội đồng thi đua khen thưởng kết hợp với liên đoàn lao động và các ngành chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phân loại rác ở các đơn vị cơ quan, xã, phường để xét thi đua và đề nghị khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt. Hệ thống thu gom và vận chuyển: Hệ thống thu gom rác do Công ty Dịch vụ Công ích Quận 6 phụ trách. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt được thu gom bằng xe đẩy tay hoặc xe lam hoặc xe bagác máy và tập trung tại điểm hẹn hay trạm ép rác kín sau đó đổ trực tiếp vào xe ép rác chuyển đến trạm trung chuyển và được xe tải (7–10 tấn) vận chuyển đến bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh) hoặc Phước Hiệp (Củ Chi). Trung bình các xe vận chuyển đến bãi chôn lấp là 2 lần/ngày. Những khó khăn, thuận lợi của Dự án Thuận lợi: Dự án phân loại rác tại nguồn được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và UBND Quận 6 hỗ trợ và tư vấn. Dự án phân loại rác tại nguồn được Ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng và đầu tư. Mặc dù nhận thức về vấn đề môi trường còn mơ hồ nhưng khi được phổ biến, tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa của phân loại rác tại nguồn họ đồng tình tham gia thực hiện rất tốt. Khó khăn: Hầu hết các phương tiện thu gom đều là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo về mặt môi trường nên các phương tiện này thường gây ô nhiễm không khí (mùi, tiếng ồn), ô nhiễm môi trường đất, nước (nước rỉ rác) và rơi vãi rác dọc đường làm mất mỹ quan đô thị. Tại một số điểm hẹn, các xe rác không đến đúng giờ giấc quy định (đến quá sớm hay đến trễ do xe cơ giới hỏng) gây ách tắt giao thông nên rác từ xe thu gom đẩy tay có khi đổ xuống đường gây mất mỹ quan của thành phố và ô nhiễm môi trường. Số lượng xe hoạt động chưa đủ đáp ứng khối lượng rác hàng ngày của người dân trên địa bàn Quận 6. Thùng 660 lít sử dụng cho mục đích thu gom rác còn thiếu thốn (chỉ có 100 thùng). Phương tiện thu gom chưa đảm bảo về mặt vệ sinh. Lực lượng thu gom dân lập không chỉ phục vụ trên địa bàn Quận 6 mà còn thu gom rác từ các Quận lân cận như Quận 5, Quận Tân Phú, Quận Bình Chánh. Do đó việc xác định khối lượng phát sinh từ Quận 6 cũng như việc quản lý và thu thập thông tin từ lực lượng thu gom rác trên địa bàn Quận. Nhiều hộ dân ven kênh không ký hợp đồng thu gom rác mà bỏ rác xuống kênh. CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở QUẬN 10 6.1. Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn Mục tiêu của Dự án phân loại rác tại nguồn là nhằm tách chất thải rắn sinh hoạt thành hai phần riêng biệt (hữu cơ, vô cơ) nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Quận 10. Tạo điều kiện để tái sử dụng nguồn chất thải hữu cơ to lớn (70 – 90%) làm phân compost đồng thời giảm một phần khối lượng cũng như số lượng xe vận chuyển của chất thải rắn sinh hoạt ra ngoài bãi chôn lấp, nâng cao hiệu quả của bãi chôn lấp và thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng và chất thải rắn đô thị nói chung. 6.2. Sự cần thiết phải thực hiện phân loại rác tại nguồn Với dân số 250.000 người, hàng ngày Quận thải ra một lượng chất thải rắn tương đối lớn bao gồm: 233,93 tấn/ngày chất thải rắn sinh hoạt và khoảng 40 m3 xà bần/ngày (Theo số liệu thống kê 12/2004 của Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10). Cho đến nay, toàn bộ lượng chất thải rắn sinh hoạt này sau khi thu gom từ nhiều nguồn khác nhau (các hộ dân cư riêng lẻ, chung cư, chợ, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, trường học, công sở, viện nghiên cứu… ) được vận chuyển đến 2 bãi chôn lấp Gò Cát (Bình Chánh) và Phước Hiệp (Củ Chi). Lượng chất thải rắn khổng lồ này sinh ra một lượng lớn nước rò rỉ gây ô nhiễm nặng nề đến nguồn nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, hàng trăm tấn khí methane và carbonic được sinh ra do quá trình phân hủy kỵ khí của rác góp phần ảnh hưởng đến sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hậu quả của sự ô nhiễm này dẫn đến hàng loạt các bãi rác sẽ bị đóng cửa nếu không có biện pháp xử lý thích đáng các nguồn ô nhiễm. Thực tế cho thấy, khâu thu gom và vận chuyển của Thành phố đã có nhiều cải tiến và được đầu tư đáng kể nhằm nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng môi trường. Thế nhưng các Dự án chế biến phân compost từ rác đều thất bại và không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nguyên nhân là do chưa có phân loại rác thải tại nguồn phát sinh, hầu hết chất thải được thu gom tập trung (bao gồm cả chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp lẫn chất thải nguy hại) sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp. Để giải quyết vấn đề này, Ban lãnh đạo Thành phố đã khẩn trương mở rộng và phát triển thêm các bãi chôn lấp mới nhưng diện tích đất không đủ để đáp ứng cho việc xây dựng và vận hành bãi chôn lấp. Thông qua kinh nghiệm quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, phân tích các điều kiện thực tế của Quận 10 nói riêng và TP.HCM nói chung, phân loại rác tại nguồn là phương án giải quyết cơ bản các vấn đề về môi trường do chất thải rắn sinh hoạt sinh ra. 6.3. Công tác triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn Trong quá trình triển khai Dự án phân loại rác tại nguồn, một số hệ thống tổ chức sẽ được thiết lập với vai trò cụ thể của từng thành viên chính, nhóm công tác nhằm bảo đảm tiến trình hoạt động của Dự án theo các mục tiêu đã đề ra. Để có sự thông suốt giữa các bên liên quan, một Ban chỉ đạo Dự án sẽ được thiết lập và một Ban thực hiện được tổ chức để thực hiện các nội dung của Dự án 6.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban thực hiện Thành lập Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo có nhiệm vụ: Hỗ trợ thúc đẩy việc triển khai thực hiện Dự án phân loại rác tại nguồn. Xây dựng khung pháp lý, hỗ trợ Dự án phân loại rác tại nguồn. Xây dựng mục tiêu và nội dung tổng thể của Dự án phân loại rác tại nguồn. Kết nối giữa hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống kỹ thuật của Dự án phân loại rác tại nguồn. Ban chỉ đạo bao gồm những thành phần chính như sau: Bảng 15: Ban chỉ đạo Dự án Stt Chức vụ hiện tại Chức vụ trong Ban chỉ đạo Nhiệm vụ chính 1 Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Nguyễn Văn Chiến) Trưởng ban Chỉ đạo chung 2 Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn (Nguyễn Trung Việt) Phó trưởng ban Phụ trách quản lý và tổ chức Dự án 3 Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Sở Tài nguyên và Môi trường (Đỗ Hoàng Oanh) Thành viên Theo dõi và hỗ trợ Dự án 4 Chuyên viên phòng Phát triển hạ tầng Sở Kế hoạch và Đầu tư (Lê Văn Hiền) Thành viên Theo dõi và hỗ trợ Dự án 5 Chuyên viên phòng Đầu tư sửa chữa Sở Tài chính (Lê Việt Hùng) Thành viên Theo dõi và hỗ trợ Dự án 6 Phó Giám đốc Công ty Môi trường Đô thị (Trần Đại Đồng) Thành viên Theo dõi và hỗ trợ Dự án 7 Giám đốc Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Q10 (Nguyễn Thị Hạnh) Thành viên Phụ trách quản lý Dự án cấp Quận Nối kết thông tin giữa ban chỉ đạo và ban thực hiện Dự án 8 Nhân viên phòng quản lý chất thải rắn (Nguyễn Thị Thu Hương) Thành viên Phụ trách quản lý Dự án cấp Quận Nối kết thông tin giữa ban chỉ đạo và Ban thực hiện Dự án Thành lập Ban thực hiện Dự án Ban thực hiện Dự án là một cơ quan nồng cốt có nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án. Bảng 16: Ban thực hiện Dự án Stt Chức vụ hiện tại Chức vụ trong Ban thực hiện Số lượng (người) Nhiệm vụ chính 1 Phó Chủ tịch UBND Quận 10 Trưởng ban 01 Giám đốc Dự án cấp Quận 2 Lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 10 Phó trưởng ban 01 Theo dõi hỗ trợ về mặt quản lý, thực hiện Dự án 3 Giám đốc Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 Phó trưởng ban 01 Phụ trách quản lý và tổ chức Dự án 4 Lãnh đạo UBND 15 Phường Thành viên 15 Phụ trách tổ chức thực hiện cấp Phường 5 Trưởng Ban Dân vận Thành viên 01 Phụ trách công tác vận động tuyên truyền 6 Bí thư Quận đoàn Thành viên 01 Tổ chức các Đội đoàn viên thanh niên tuyên truyền 7 Hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ Quận Thành viên 01 Tham gia phụ trách tuyên truyền 8 Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo Thành viên 01 Tham gia phụ trách tuyên truyền theo ngành 9 Lãnh đạo phòng Văn hóa thông tin và thể dục thể thao Thành viên 01 Phụ trách tuyên truyền (treo băngrôn, biểu ngữ…) 10 Trưởng phòng Kế hoạch Môi trường (Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10) Thành viên 01 Quản lý tổ chức thực hiện Dự án cấp Công ty 11 Chuyên viên Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 Chuyên viên 05 Điều phối tổ chức thực hiện Dự án và phụ trách công tác tuyên truyền. Phụ trách về tài chính, kỹ thuật và quản lý hồ sơ đấu thầu thiết bị. Chuyển giao thùng và túi chứa rác. 12 Đội trưởng Đội vận chuyển Thành viên 01 Phụ trách công tác vận chuyển 13 Đội trưởng Đội dịch vụ Đô thị Thành viên 01 Phụ trách công tác thu gom 14 Chuyên viên Sở Tài nguyên và Môi trường Thành viên 01 Theo dõi và thông tin về các kế hoạch từ cấp Thành phố và các vấn đề kỹ thuật khác. 15 Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thành viên 01 Theo dõi và thông tin về các kế hoạch từ cấp Quận 6.3.2. Tổ chức cấp Phường Có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn đôn thúc và giám sát người dân thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn. Bảng 17: Ban tổ chức cấp Phường Stt Chức vụ trong phường Số lượng (người) Nhiệm vụ chính 1 Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND Phường 01 Phụ trách chung 2 Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ dân phố 01 Họp và triển khai thực hiện kế hoạch với dân, đốc thúc dân cư qua các kỳ họp tổ dân phố 3 Hội trưởng Hội liên hiệp phụ nữ 01 Tuyên truyền phân loại rác tại nguồn trong hội thông qua các kỳ họp. 4 Đoàn viên Thanh niên xung kích, Đội trật tự công cộng Nhóm Trợ giúp Tổ trưởng Tổ dân phố phổ biến và hướng dẫn hộ gia đình phân loại rác tại nguồn qua các cuộc họp. Đồng thời tổ chức thực tế xuống nhà dân vừa hướng dẫn vừa tuyên truyền phân loại rác tại nguồn. 6.3.3. Chương trình tập huấn Công tác tập huấn sẽ do cấp Thành phố và cấp Quận thực hiện. Nhóm 1: bao gồm các cấp ban ngành sau: Cán bộ cấp Quận: Ban lãnh đạo UBND Quận 10, Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10, phòng Tài nguyên và Môi trường Quận, Hội liên hiệp phụ nữ Quận. Cán bộ cấp Phường: lãnh đạo UBND 15 Phường Đại diện các ban ngành khác: phòng Giáo dục Đào tạo, phòng Văn hóa Thông tin. Nhóm này không tuyên truyền trực tiếp cho người dân, tuy nhiên thông qua các thảo luận, cuộc họp thường kỳ họ có thể trao đổi những vướng mắc, những vấn đề từ phương thức vận động quần chúng đến cách điều chỉnh quy trình thu gom để các cán bộ này về điều chỉnh tại phường của mình. Nhóm 2: bao gồm Trưởng khu phố, Tổ trưởng, Tổ phó Tổ dân phố, Hội phụ nữ Phường, nhóm Đoàn viên, Đội trật tự Đô thị tham gia chương trình và Đại diện trường học. Nhóm này có trách nhiệm phổ biến và hướng dẫn nội dung phân loại rác tại nguồn trực tiếp đến hộ gia đình thông qua buổi họp tổ dân phố, đến học sinh qua các buổi sinh hoạt Đoàn – Đội hoặc các chương trình tập thể của trường và đến Ban quản lý Nhà hàng, khách sạn, siêu thị. 6.3.4. Khảo sát ý kiến của người dân về phân loại rác tại nguồn Chọn mẫu điều tra Để đánh giá được tình hình quản lý cũng như nhận thức của người dân về vấn đề rác thải của địa phương, Quận phối hợp với Công ty Dịch vụ Đô thị và Quản lý Nhà Quận 10 đã tiến hành tham vấn trực tiếp đến đối tượng xả thải rác trên địa bàn Quận dựa trên bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được đính kèm ở phần phụ lục. Do thời gian có hạn nên em thu thập ý kiến của người dân thực hiện ở Phường 2, 6, 14 với tổng số phiếu điều tra là 300 phiếu. Lý do chọn 3 phường trên là do: Phường 2 có nhiều nhà chung cư cao tầng, Phường 6 có nhiều chợ và Phường 14 có nhiều nhà cho sinh viên thuê. Xử lý số liệu điều tra Kết quả điều tra có 58% là phụ nữ – đây là người trực tiếp lo việc nhà bếp, mua thức ăn trong gia đình vì vậy họ hiểu rõ về tình trạng thải bỏ rác. Trong quá trình phỏng vấn do các đối tượng có trình độ văn hóa không đều nên nhận thức của họ về rác thải cũng khác nhau. Kết quả điều tra như sau: Bảng 18: Khối lượng rác thải trong một ngày của các hộ gia đình Stt Khối lượng rác (kg/hộ/ngày) Tỷ lệ % 1 0,5 32 2 1 29 3 2 21 4 3 14 5 8 4 Tổng cộng 100 Hầu hết người dân trên địa bàn Quận 10 làm nghề buôn bán, công nhân và nhân viên công chức, cho nên thực phẩm hàng ngày của họ chủ yếu được mua từ chợ một phần đã được chế biến sẵn. Vì vậy, có một số hộ gia đình thải ra chỉ có 0,5 kg/ngày, còn những hộ buôn bán hay kinh doanh cho thuê nhà trọ thì rác thải có khi lên tới 8 kg/ngày. Trong đó rác thực phẩm chiếm đến 70 – 80%. Đây là yếu tố quan trọng để lựa chọn phương án tách riêng rác hữu cơ và rác vô cơ. Bảng 19: Dụng cụ chứa rác hiện nay trong gia đình Stt Loại dụng cụ Tỷ lệ % 1 Túi nilon 24 2 Xô nhựa 60 3 Dụng cụ khác 16 Tổng cộng 100 Dụng cụ chứa rác trong mỗi hộ gia đình hiện nay chủ yếu là xô nhựa (60%), một số hộ gia đình do ít rác nên họ sử dụng túi nilon để đựng rác. Vì thế hiện tượng túi nilon lẫn lộn vào trong rác là thường xuyên. Bảng 20: Rác hữu cơ được lưu chứa trong túi nilon Stt Ý kiến hộ gia đình Tỷ lệ % 1 Có 66 2 Không 34 Tổng cộng 100 Có tới 66% hộ gia đình sử dụng túi nilon để đựng rác hữu cơ vì tránh phát sinh mùi hôi, ẩm mốc và không phải vệ sinh xô đựng rác thường xuyên. Bảng 21: Vị trí để thùng rác trong hộ gia đình Stt Ý kiến hộ gia đình Tỷ lệ % 1 Trong bếp 59 2 Ngoài hành lang 23 3 Trên lầu 18 Tổng cộng 100 Đa số hộ gia đình đều để thùng rác ở trong bếp (tỷ lệ này chiếm 59%) để tiện cho việc thải rác trong sinh hoạt hàng ngày. Bảng 22: Hình thức thải bỏ rác hàng ngày của hộ gia đình Stt Hình thức bỏ rác Tỷ lệ % 1 Đổ vào xe thu gom 45 2 Đổ vào thùng rác công cộng 37 3 Đổ trực tiếp ra ngoài đường 18 Tổng cộng 100 Hàng ngày có công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình để lấy rác nên rác thường được đổ vào xe thu gom của công nhân vệ sinh (45%). Trong trường hợp hẻm quá nhỏ xe thu gom không thể vào được thì đậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an tot nghiep.doc
Tài liệu liên quan