Đồ án Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái dựa vào mô hình delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU :

1. Lý do lựa chọn đềtài :

2. Đối tượng nghiên cứu

3. Mục đích nghiên cứu

4. Nhiệm vụnghiên cứu

5. Một sốcâu hỏi đặt ra

6. Kết quảdựkiến

7. Giới thiệu bốcục của đồán

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1. Một sốkhái niệm cơbản

2. Năm nhiệm vụphải thực hiện trong quản trịchiến lược :

3. Những công cụchủyếu sửdụng đểnghiên cứu quản trịchiến lược :

3.1- Mô hình căn bản của quản trịchiến lược : ( Nhưhình vẽ2 trong phần phụlục)

3.2. Hai công cụcơbản đểnghiên cứu chiến lược kinh doanh của công ty:

3.2.1- Mô hình Delta Project

3.2.2 Bản đồchiến lược

3.2.3 Các công cụhỗtrợkhác bao gồm :

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Giới thiệu sơ đồnghiên cứu

2. Phương pháp nghiên cứu cơbản

3. Tóm tắt quy trình nghiên cứu

CHƯƠNG IV. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CỦA YPHARCO :

1. Giới thiệu vềcông ty

2. Sơ đồvềtổchức của YPHARCO

3. Định vịchiến lược của YPHARCO :

3.1. Lựa chọn chiến lược

3.2. Tầm nhìn - Sứmệnh

3.3. Giá trịcốt lõi:

4. Phân tích, đánh giá chiến lược hiện tại của YPHARCO thông qua các yếu tốcơbản của mô hình

Delta Project và Bản đồchiến lược:

4.1- Phạm vi kinh doanh

4.2 -Hiệu quảhoạt động

4.3- Đổi mới cải tiến

4.4-Xác định khách hàng mục tiêu

4.5 -Vềmặt nội tại

4.6 -Vềmặt tài chính

4.7 Vềmặt khách hàng:

4.8 Vềkhảnăng học hỏi và phát triển

5- Vẽmô hình Delta Project và bản đồchiến lược hiện tại của YPHARCO :

5.1 Mô hình Delta Project hiện tại của YPHARCO

5.2 Bản đồchiến lược hiện tại của YPH ARCO

CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH

CỦA YPHARCO VÀ ĐỀXUẤT ĐIỀU CHỈNH.

1. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của YPHARCO:

1. 1- Xác định vịtrí cạnh tranh

1.2. Cơcấu ngành

2- Đánh giá chiến lược kinh doanh của YPHARCO

3. Đềxuất chiến lược phát triển kinh doanh của YPHARCO đến năm 2015

3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh qua mô hình Delta Project

3.2 Xây dựngchiến lược kinh doanhbằng Bản đồchiến lược

3.3 Những đềxuất đối với YPHARCO trong thời gian tới :

CHƯƠNG VI: KẾHOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐỀXUẤT ĐẾN

NĂM 2015

KẾT LUẬN

PHẦN PHỤLỤC:

- Hình 1: Sơ đồ5 nhiệm vụphải thực hiện trong quản trịchiến lược

- Hình 2: Mô hình căn bản của quản trịchiến lược

- Hình 3: Mô hình Delta Project

- Hình 4 : Bản đồchiến lược

- Hình 5 : Mô hình PEST

- Hình 6: Mô hình 5 thếlực cạnh tranh của M.PORTER

- Hình 7: Sở đồtổchức của Công ty YPHARCO

- Hình 8: Sơ đồ5 thếlực cạnh tranh vào thực tếcủa YPHARCO

- Mẫu phiếu phỏng vấn, khảo sát thu thập thông tin.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái dựa vào mô hình delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của YPHARCO. Xây dựng một tập thể đoàn kết, gần gũi, thân thiện, hợp tác trong công việc, tính kỷ luật cao, có tác phong công nghiệp. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và phát triển của YPHARCO. Bên cạnh đó thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện các trách nhiệm với xã hội . 4. Phân tích, đánh giá chiến lược hiện tại của YPHARCO thông qua các yếu tố cơ bản của mô hình Delta Project và Bản đồ chiến lược : 4.1- Phạm vi kinh doanh : YPHARCO tập trung chủ yếu vào sản xuất và lưu thông phân phối thuốc trên địa bàn các tỉnh thành phố trong cả nước. Hiện Công ty sản xuất và được Bộ Y tế cho phép lưu hành 30 loại sản phẩm trong cả nước thông qua các đại lý phân phối và trực tiếp độc quyền ở các tỉnh thành. Nhiều sản phẩm chất lượng cao, có tác dụng chữa bệnh tốt được thị trường 15 tín nhiệm nhiều năm, làm nên thương hiệu doanh nghiệp như: thuốc viên Cảm xuyên hương, An thảo, Te-ka-rin, Phụ huyết khang, Tri ta YB, Phu gia, Cảm cúm ho, Thanh xuân, Đại tràng hoàn... 4.2 -Hiệu quả hoạt động: Tốc độ, sản xuất kinh doanh của YPHARCO được thể hiện như sau : Năm 2003: Tổng doanh thu đạt: 23,3 tỷ đồng. Năm 2004: tổng doanh thu năm đạt: 27,5 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 3,5 tỷ đồng. Năm 2005: Tổng doanh thu đạt: 34 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 5,5 tỷ đồng. Năm 2006: Tổng doanh thu đạt: 46 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 9 tỷ đồng. Năm 2007: Tổng doanh thu đạt 61 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 13 tỷ đồng. Năm 2008: Tổng doanh thu đạt 81 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 21 tỷ đồng. Năm 2009 : Tổng doanh thu đạt 95,1 tỷ đồng, trong đó doanh thu sản xuất đạt 21,7 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2010 dự kiến đạt 105 tỉ đồng. (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch, YPHARCO) 4.3- Đổi mới cải tiến: Năm 2004 đầu tý 1 tỷ đồng để sửa chữa nhà xưởng, mua sắm máy móc sản xuất và thiết bị kiểm nghiệm, đổi mới dây chuyền công nghệ; phát hành thêm 12.000 cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 5,2 tỷ đồng. Năm 2006 xây dựng dự án xây dựng xưởng GMP-WHO và đến năm 2008 được UBND tỉnh Yên Bái cấp chứng nhận đầu tư với dự toán kinh phí 28,5 tỷ đồng. Năm 2005,2006,2008 đã phát hành 3 đợt cổ phiếu bán cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ năm 2008 lên 16,214,5 triệu đồng, bằng nguồn vốn hiện có của mình cộng với nguốn vốn vay ngân hàng thương mại công ty đã tiến hành triển khai xây dựng nhà máy sản xuất với công nghệ, dây chuyền thiết bị hiện đại cho phép sản xuất các loại thuốc viên nén, vỉ, đóng chai nguồn gốc dược liệu tại chỗ. Từ năm 2005 đến 2010 đã tự nghiên cứu, chế thử và cho ra đời 10 sản phẩm mới. 4.4-Xác định khách hàng mục tiêu: Đáp ứng đa dạng nhiều loại khách hàng khác nhau, trên nhiều lĩnh vực. Nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Chú trọng xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty đối với khách hàng. Sản phẩm của công ty phục vụ khách hàng bình dân, đa số là người mắc phải những bệnh thông thường, giá cả phù hợp với đại chúng. 4.5 -Về mặt nội tại: Tập trung sự lãnh đạo của ban giám đốc và đối với các phòng ban, xưởng sản xuất và các đơn vị trực thuộc. Tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tập trung thu hút và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và đầy mạnh khâu lưu thông, phân phối. 4.6 -Về mặt tài chính: Tập trung vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị, công nghệ mới phục vụ sản xuất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quảng bá, lưu thông, phân phối sản phẩm và dành một phần kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực hoặc khuyến khích thông qua chính sách đãi ngộ khác như: Phụ cấp ngoài lương cho Đại học Dược 3 triệu đồng/ người/ tháng, Đại học khác 1 triệu/người/tháng, trung cấp dược 200 ngìn đồng/người/tháng. Đài thọ 100% lương, học phí bảo hiểm xã hội cộng thêm 1 triệu đồng/người/tháng đối với cán bộ được cử đi học Đại học dược. 16 4.7 Về mặt khách hàng: Công ty chú trọng xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ sở hữư trí tuệ 100% mặt hàng sản xuất. Tập trung khai thácc đi sâu vào thị trường địa phương. Đối tượng là các bệnh viện, đại lý, nhà thuốc các sản phẩm được đưa vào chào hàng cạnh tranh trong các cơ sở điều trị trong tỉnh. Mở rộng thị trường ngoài tỉnh, cử cán bộ trực tiếp giới thiệu, hợp đồng đại lý phân phối tại các tỉnh, thành phố, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, ban hành chế độ khuyến mãi, hậu mãi, đến nay ở các tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ, khu bốn cũ, thành phố Hồ Chí Minh đã có trên 30 cơ sở đại lý phân phối sản phẩm của công ty. 4.8 Về khả năng học hỏi và phát triển : Đội ngũ lãnh đạo công ty năng động và có trình độ khá. Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho tương lai. Hiện nay Công ty đã lựa chọn và cử 05 Dược sĩ Trung học đi học chuyên tu Ðại học Dược; Công ty cũng có các chế độ đãi ngộ đặc biệt nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao tới làm việc tại Công ty (như: Phụ cấp khuyến khích học tập ngoài lương của các cán bộ là Dược sĩ Ðại học là 3 triệu đồng/tháng, Ðại học khác là 1 triệu đồng/tháng, của Dược sĩ Trung học là 2 trăm nghìn đồng/tháng và đặc biệt cộng thêm 1 triệu đồng/1 tháng cho người có trình độ tiếng Anh giao tiếp tốt với người nước ngoài…). Mục tiêu hướng tới của YPHARCO là chất lượng, hiệu quả và an toàn. Ðể phấn đấu đạt được mục tiêu này, Công ty đã mời các chuyên gia đầu ngành về Y, Dược học cổ truyền hợp tác nghiên cứu chế thử, sản xuất và phân phối, lưu thông. Tiến hành đào tạo các kiến thức về thực hành tốt sản xuất, tồn trữ bảo quản thuốc cho 100% công nhân trực tiếp sản xuất, thủ kho, viên chức nghiệp vụ. Vì vậy các sản phẩm của công ty đã thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc cổ truyền và công nghệ hiện đại, luôn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả trong điều trị và an toàn cho người sử dụng. 17 5- Vẽ mô hình Delta Project và bản đồ chiến lược hiện tại của YPHARCO : 5.1 Mô hình Delta Project hiện tại của YPHARCO Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái Chiến lược kinh doanh chưa rõ ràng Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi - Là một doanh nghiệp sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, tập trung phát triển dòng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược . Chất lượng sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực hiện mục tiêu đến 2015là " Đảm bảo đủ năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo toàn vốn, trả được nợ, làm tròn nghĩa vu đối với cổ đông, nhà nước". Giá trị cốt lõi: Con người là nhân tố quyết định mọi thành công của YPHARCO. Các công việc kinh doanh Sản xuất và lưu thông, phân phối chuyên về thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng. Đổi mới cải tiến - Đã áp dụng công nghệ mới vào sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. - Khoa học về quản trị trong sản suất kinh doanh còn yếu. Xác định vị trí cạnh tranh - Thị phần còn nhỏ - Mạng lưới cạnh tranh còn thấp - Sản phẩm còn chưa đa dạng. Nguồn lực tài chính còn yếu. 4 Quan điểm khác nhau Tài chính, Khách hàng, Quá trình nội bộ, Học hỏi và phát triển Xác định khách hàng mục tiêu - Chưa xác định cụ thể khách hàng mục tiêu và phân khúc khách hàng chưa rõ nét, nên chưa mạnh dạn phát triển sản phẩm mới. Ma trậ Thử n n kết h ghi ợp ệ và ma tr m và Hiệu quả hoạt động - Đã thực hiện liên kết liên doanh với các công ty trong nước để tăng cường sức cạnh tranh. - Bước đầu tạo được giá trị gia tăng song còn thấp. p Cơ cấu ngành - Ngành có nhiều tiềm năng phát triển - Nhiều đối thủ cạnh tranh thực tại và tiềm năng - Đã hình thành hệ thống lưu thông, phân phối rộng khắp. hản hổi ận hình cột 18 5.2 Bản đồ chiến lược hiện tại của YPH ARCO : 4.2 Bản đồ chiến lược Khách hàng đa dạng, nhiều độ tuổi, giới tính Đáp ứng nhu cầu của thực tế Chưa lựa chọn, xác định khách hàng mục tiêu Giải pháp giá trị khách hàng Về mặt tài chính Về mặt khách hàng Về mặt nội tại Về khả năng học hỏi và phát triển Quy trình quản lý hoạt động - Bộ máy tinh gọn - Thiếu một số phòng chức năng Quy trình quản lý khách hàng - Xác định khách hàng đại chúng nên chưa có phân đoạn khách hàng mục tiêu rõ nét. Quy trình cải tiến - Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Công tác quản lý chưa khoa học Quy trình điều tiết và xã hội - Tạo nhiều việc làm cho xã hội - Chú trọng an toàn và sức khỏe - Quan tâm đến môi trường Xây dựng tác phong công nghiệp và văn hóa Doanh nghiệp Đội ngũ lãnh đạo năng động song chưa có tầm nhìn chiến lược. Làm việc theo nhóm và khả năng tương tác còn yếu Nâng cao giá trị cổ đông dài hạn Chi phí còn cao 100% doanh thu từ hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thuốc Vốn ít, nên mới tập trung đầu tư cho sản xuất thuốc, các sản phẩm khác còn ít Tạo ra những nguồn thu nhập mới Chú trọng xây dựng thương hiệu 19 CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA YPHARCO VÀ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH. 1. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của YPHARCO: 1. 1- Xác định vị trí cạnh tranh 1.1.1- Phân tích môi trường vĩ mô Về môi trường chính trị, luật pháp (P): Chính trị Việt Nam luôn luôn giữ được ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Về môi trường pháp luật: Việt Nam đang tập trung xây dựng luật vì vậy luật pháp hiện nay của Việt Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến việc hành nghề của các doanh nghiệp Về môi trường kinh tế (E): Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm từ 5% -:- 8%/năm. Tuy nhiên do tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, lạm phát đang tăng cao có thể lên đến trên 10% năm 2010. Về môi trường xã hội – dân số (S) : Quy mô dân số phát triển ổn định, Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh có diễn biến gia tăng do vậy nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng cao. Về môi trường công nghệ (T): Việc ứng dụng công nghệ mới trong mọi lĩnh vực ngày càng cao, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, giúp nâng cao năng lựcsản xuất, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tạo sức cạnh tranh cao. Về môi trường quốc tế : Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam như. 1.1.2. Xác định vị trí cạnh tranh của ngành Các đặc điểm kinh tế nổi trội của ngành: Với quy mô dân số 100 triệu người của Việt Nam và khoảng 500 – 600 trăm triệu người của ASEAN vào năm 2020 sẽ tạo ra một thị trường đầy tiềm năng để ngành công nghiệp dược nước ta phát triển, hướng tới xuất khẩu. Với tốc độ phát triển như hiện nay, quy mô thị trường dược nước ta sẽ tăng từ 2 tỷ USD như hiện nay lên 8 tỷ USD vào năm 2020. Và nếu chúng ta thực hiện được Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2015, hàng năm nhà nước sẽ chi 5 tỷ USD tiền thuốc thông qua bảo hiểm xã hội. 20 Ngoài ra, chúng ta còn có lợi thế của người đi sau để phát triển công nghiệp dược, cùng với nguồn nhân lực trẻ đang được đào tạo bài bản và có lợi thế cạnh tranh về giá. Song yếu điểm lớn nhất của các công ty dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất thuốc generic (những loại thuốc thông thường có giá thấp), không sản xuất được những loại thuốc đặc trị. Các loại thuốc mới cũng chưa được đầu tư nghiên cứu sản xuất, nên thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt như thuốc phóng thích chậm, thuốc đặt, thuốc cấy dưới da vẫn phải nhập khẩu nhiều. Hầu hết các hóa chất dành cho sản xuất dược đều phải nhập khẩu. Mức đầu tư của các cơ sở vaccine sinh phẩm còn hạn chế, chưa có công nghệ sản xuất hiện đại, công tác kiểm định vaccine còn hạn chế do trang thiết bị lạc hậu. * Các lực lượng cạnh tranh trong ngành: Chúng ta sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành, từ đó để nhận diện ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải theo lý thuyết, việc lựa chọn 5 thế lực tác động cạnh tranh của Mr.Porter sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lược nhận diện vấn đề đó. Ta vận dụng mô hình này để phân tích cụ thể các lực cạnh tranh mà YPHARCO ( Như hình vẽ 8 trong phần phụ lục) gặp phải trong ngành. Do vậy điều quan trọng khi sử dụng mô hình này phải có những nhận định chính xác về mỗi thành tố của mô hình cụ thể là: Sự cạnh tranh của đối thủ trong ngành : Ngành dược được đánh giá là ngnàh mang lại lợi nhuận cao từ 15 đến 20%, do đó với những đặc điểm nổi trội của ngành trong những năm tới sự phát triển của các công ty dược trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài và công ty dược của nước ngoài đều tham gia vào thị trường là điều không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm năng : Khi nhu cầu khám chưa bệnh của người dân gia tăng, một số bệnh viện tư có tiềm lực tài chính mạnh, hoặc những tập đoàn kinh tế lớn cũng có thể sẽ tính đến chuyện thành lập các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc do vậy cũng là những rào cản lớn đối với các công ty trong ngành dược. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế: Trong thời gian tới, ngành y học cổ truyền cũng sẽ có những bước phát triển vượt bậc, nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc cũng sẽ được phổ biến như: Châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu.. để giúp cho việc điều trị một số loại bệnh, cho nên ít nhiều cũng sẽ tác động đến các công ty dược. Sự cạnh tranh của nhà cung ứng : Khi các công ty dược phát triển rầm rộ, sẽ xuất hiện sự cạnh tranh đối với các nhà cung ứng. Những đơn vị cung ứng có tiềm lực: tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyến mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, là những đối tượng mà nhiều công ty dược hướng đến, do vậy sẽ dẫn đến sự cạnh tranh của các nhà cung 21 ứng. Ngoài ra các nhà còn liên kết, liên doanh để đấu giá cung ứng nguyên liệu, máy móc, thiết bị cho khách hàng thỏa mãn mọi điều kiện của khách hàng. Sự cạnh tranh của khách hàng: Khách hàng có nhiều lựa chọn do sản phẩm ngày càng phong phú, chất lượng, giá, dịch vụ cũng như các điều kiện khác tốt hơn. * Vị thế cạnh tranh của YPHARCO với các đối thủ: Mặc dù là một công ty mới được cổ phần hoá năm 2003 song YPHARCO có nhiều lợi thế có thể khai thác tạo thành lợi thế cạnh tranh mạnh mà các đối thủ khác không có được là: lợi thế của tỉnh miền núi, đất đai rộng, có điều kiện trồng và khai thác nguồn dược liệu để nghiên cứu, bào chế một số thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, trên địa bàn tỉnh nguồn lao động dồi dào, toàn tỉnh chỉ có YPHARCO sản xuất và lưu thông phân phối thuốc, một số tỉnh lân cận như Lào Cai, Sơn la, Hà Giang, Tuyên Quang các công ty dược cũng chưa phát triển, niềm tin của nhà đầu tư vào YPHARCO ngày càng tăng cao, cổ phiếu phát hành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó Ypharco còn nhiều mặt hạn chế như: Nguồn lực tài chính còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa thực sự hợp lý, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, thị phần còn đạt thấp. 1.2. Cơ cấu ngành : Trong phần này ta dùng SWOT làm một công cụ định tính để nhận diện và phân tích cơ hội, nguy cơ thách thức cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của ngành dược để từ đó dự báo và đưa ra chiến lược kinh doanh trong tương lai cho YPHARCO. Trước hết có thể nói rằng, Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước. Theo cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn từ 0% - 5% và mức thuế trung bình sẽ là 2,5% sau 5 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Theo đánh giá chủ quan: Ngành Duợc có nhiều tiềm năng phát triển và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư; đặc biệt là các Doanh nghiệp hàng đầu có hệ thống nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP,chú trọng phát triển sản xuất các dược phẩm đặc trị, chủ động nguồn nguyên liệu; chiếm thị phần lớn và có uy tín trên thị trường. Nhiều DN có xu hướng tăng vốn điều lệ nhằm đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy sản xuất dược đạt tiêu chuẩn GMP có sản lượng, quy mô, năng xuất cao, sản phẩm uy tín chất lượng. Tuy nhiên hội nhập với thế giới sẽ tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp dược Việt Nam. Song bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro: Rủi ro kinh tế: GDP Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng ổn định ở mức 7%-8%. Mức tăng thu nhập của hộ gia đình hiên nay là 10%/năm. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi người ngày càng cao sẽ là tác động tốt đến sự 22 phát triển của ngành công nghiệp Dược. Tuy nhiên, rủi ro kinh tế vẫn có thể tác động vào các Doanh nghiệp trong ngành Dược Rủi ro luật pháp: Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Dược, Luật DN, Luật Chứng khoán .... cũng như chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển ngành. Các Doanh nghiệp cũng phải hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Như vậy rủi ro pháp luật là có nếu Doanh nghiệp không trang bị những thông tin về thị trường, đối thủ, nghiên cứu luật pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Rủi ro biến động giá nguyên liệu vật liệu: ngành Dược Việt Nam chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các thuốc gốc chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất; trong khi đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm của ngành (40%- 60%) nên biến động giá cả sẽ ảnh hưởng và tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành. Trong những năm gần đây giá xăng đầu liên tục tăng làm tăng chi phí vận tải, gia tăng lạm phát dẫn đến giá của các nguyên liệu đầu vào tăng theo. Tuy nhiên tình trạng tăng giá các yếu tố đầu vào diễn ra trong một thời gian dài thì thị trường sẽ điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm ở tất cả các ngành hàng và nhờ vậy các Doanh nghiệp trong ngành có thể tăng giá bán, doanh thu tăng sẽ có tác động ngược chiều là triệt tiêu ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên liệu vật liệu. Rủi ro tỷ giá: Nguồn nguyên liệu của chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy các yếu tố đầu vào cũng bị ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Rủi ro lãi suất: Nếu lãi suất cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí lãi vay và làm giảm lợi nhuận của các DN.Những DN có tỷ trọng Nợ dài hạn lớn sẽ chịu nhiều tác động của sự thay đổi lãi suất hơn nhưng DN có tỷ trọng Nợ nghiêng về Nợ ngắn hạn. Mặc dù trong ngành Dược, nguồn vốn dài hạn chủ yếu là vốn chủ sở hữu được đầu tư cho tài sản cố định còn nguồn vay nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn nhằm bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động trong kỳ, tuy nhiên các DN ngành Dược vẫn chịu tác động rất lớn về lãi suất . Rủi ro ngành: Cơ chế thông tháo tạo điều liện cho sự gia nhập ngành của các công ty mới, kể cả DN nước ngoài làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các DN. Mặt khác, việc gia nhập WTO cùng với việc từng bước tháo dỡ hàng rào thuế quan sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt đối với các DN sản xuất dược phẩm do có tham gia của các công ty nước ngoài. Rủi ro hàng nhái, hàng giả: Hiện nay trên thị trường tỷ lệ dược phẩm làm giả, làm nhái chiếm tỷ lệ khá cao, theo thống kê thì tỷ lệ thuốc giả phát hiện năm 2005 gấp gần 3 lần tỷ 23 lệ chung trong năm năm gần đây. Điều này nếu không được ngăn chặn và can thiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của các DN trên thị trường. 2- Đánh giá chiến lược kinh doanh của YPHARCO: Trước hết phải khẳng định, việc triển khai chiến lược kinh doanh của YPHARCO hiện nay là phù hợp với định vị chiến lược của Công ty. Nhờ đổi mới tư duy, tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp, YPHARCO đã vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp dược có uy tín ở phía Bắc. Tổng doanh thu hàng năm tăng 26,5%, trong đó doanh thu lưu thông tăng 25%/ năm, doanh thu sản xuất tăng 33%/năm, lợi nhuận sau thuế tăng từ 627 triệu đồng năm 2005 lên 4. 944 triệu đồng năm 2009 và năm 2010 ước đạt 5.250 triệu đồng. Chất lượng sản phẩm đã có uy tín, thương hiệu và chiếm lĩnh được thị trường. Thu nhập bình quân đầu người tăng 26%/năm, cổ tức tăng 6,3%/năm. Tuy nhiên, có một số điểm yếu mà YPHARCO cần phải quan tâm: - Một là: để phát triển năng động và bền vững, đòi hỏi Công ty phải cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, đầu tư đồng bộ về công nghệ thiết bị. Bởi trên thực tế, chiến lược kinh doanh còn chưa rõ ràng, chưa xác định được khách hàng mục tiêu và phân khúc khách hàng hợp lý. - Hai là: Khối lượng và giá trị sản xuất chưa tương xứng với lợi thế lớn về nguồn dược liệu địa phương. Ví tổng doanh thu của doanh nghiệp như một đòn gánh hai đầu thì đầu kinh doanh trĩu hơn sản xuất. Năm 2009, tổng doanh thu 95 tỷ đồng thì doanh thu kinh doanh là trên 60 tỷ đồng. Năm 2010, dự tính tổng doanh thu 105 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm doanh thu bán hàng hóa vật tư trên 43 tỷ đồng trong khi doanh thu sản xuất công nghiệp chỉ trên 12,450 tỷ đồng. Tổng doanh thu tăng trưởng hàng năm khá nhưng mất cân đối giữa tỷ trọng doanh thu với sản xuất và kinh doanh. Qua khảo sát 98% số người được hỏi đều mong muốn được tăng thêm thu nhập. Ba là: Hạn chế của Công ty hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực. Công ty hiện có 183 cán bộ công nhân viên, nhưng chỉ có 8 dược sỹ đại học, trong hơn hai chục năm qua mới chỉ có 1 dược sỹ đại học Hà Nội về công tác tại doanh nghiệp. Qua khảo sát có 90% cán bộ dưới 40 tuổi đều có nguyện vọng được đi học cao hơn. Bốn là : Công tác thông tin, quảng bá sản phẩm vẫn còn hạn chế, công tác nghiên cứu thị trường chưa theo kịp với sự phát triển chung của ngành dược trong nước chứ chưa nói đến các công ty dược ngoài nước, do vậy sản phẩm do công ty sản xuất ra còn đơn điệu, sức cạnh tranh còn yếu. Năm là : Về cơ cấu tổ chức bộ máy còn chưa hợp lý, một số phòng rất quan trọng như phòng thị trường chưa được thành lập để hoạt động độc lập nhằm mở rộng các kênh phân 24 phối nội ngoại tỉnh, hướng tới xuất khẩu. Qua khảo sát có 85 % ý kiến cho rằng phải cần thiết bổ sung thêm phòng thị trường. Những tồn tại, hạn chế nêu trên đang đòi hỏi YPHARCO cần phải rà soát, bổ sung hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế yếu kém, xây dựng YPHARCO là một công ty phát triển trong nhành sản xuất dược của Việt Nam. 3. Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh của YPHARCO đến năm 2015 Từ những phân tích, nhận định về vị trí cạnh tranh, môi trường vĩ mô, vị trí ngành, điểm mạnh - điểm yếu của YPHARCO tôi đề xuất chiến lược kinh doanh của YPHARCO đến năm 2015 như sau: 3.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh qua mô hình Delta Project 3.1.1 Xác định vị trí cạnh tranh: Mở rộng mạng lưới cạnh tranh, mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phố trong cả nước và hướng tới các nước trong khu vực ASEAN. Sự gia nhập của các công ty nước ngoài. Cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. 3.1.2 Cơ cấu ngành: Tập trung vào 02 lĩnh vực chính: Sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng. Tập trung nguồn lực cho đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. 3.1.3 Các công việc kinh doanh: Phát triển sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có nguồn gố thảo dược, mở rộng nghiên cứu sản xuất các loại thực phẩm chức năng. Thu hẹp các sản phẩm sinh lời thấp, tiêu thụ chậm rủi ro cao. Quan tâm đến việc phát triển vùng nguyên liệu. Quan tâm đến hiệu quả hoạt động, đổi mới cải tiến, xác định khách hàng mục tiêu. 3.1.4- Các vấn đề cần phải được ưu tiên trong chiến lược kinh doanh đến năm 2015 Như đã nhận định ở phần trên, YPHARCO lựa chọn chiến lược hướng tới các giải pháp khách hàng toàn diện, vì vậy các ưu tiên trong quá trình thích ứng sẽ tập trung: Về hiệu quả hoạt động thực hiện quan điểm: Lợi ích tốt nhất cho khách hàng, tăng hiệu quả sử dụng tài sản, cải thiện cơ cấu chi phí sản xuất, hạn chế rủi ro.Về xác định khách hàng mục tiêu: Tiếp tục xác định đối tượng phục vụ là những khách hàng mắc những loại bệnh thông thường, không nhất thiết phải dùng thuốc đặc hiệu, mà chỉ cần những loại thuốc có nguồn gốc thảo dược. Về đổi mới, cải tiến : Tiếp tục cải tiến sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có sản phẩm phong phú, giá thành cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm, cải tiến dịch vụ khách hàng. 3.1.5 Vẽ mô hình Delta Project : Trên cơ sở những nhận định, đề xuất chiến lược kinh doanh, vẽ lại sơ đồ mô hình Delta Project của YPHARCO đến năm 2015 như sau: Công ty cổ phần dược phẩm Yên Bái Sản phẩm tốt nhất Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi -- Đến năm 2015 xây dựng YPHARCO trở thành một công ty dẫn đầu tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm yên bái dựa vào mô hình delta và bản đồ chiến lược, đề xuất đến năm 2015.pdf
Tài liệu liên quan