Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh

MỤC LỤC

Lời mở đầu 4

Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh . 6

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 7

1.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 8

1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả của các yếu tố thành phần . 9

1.2.3 Thế nào là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả 14

1.3 Phân biệt chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu thời điểm và chỉ tiêu thời đoạn 15

1.3.1 Chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh . 15

1.3.2 Chỉ tiêu thời đoạn và chỉ tiêu thời điểm . 15

1.4 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 16

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 16

1.6 Phương pháp phân tích và các số liệu ban đầu . 18

1.6.1 Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . 18

1.6.2 Các số liệu sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh . 21

1.7 Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 21

1.7.1 Tăng kết quả đầu ra, giữ nguyên đầu vào . 21

1.7.2 Giảm đầu vào, giữ nguyên đầu ra . 22

1.7.3 Tăng đầu vào, đầu ra tăng với tốc độ nhanh hơn 22

 

Chương II: Vài nét khái quát về công ty TNHH Gia Anh

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Gia Anh 24

2.2 Chức năng nhiệm vụ và các mặt hàng kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 25

2.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 25

2.2.2 Các loại hàng hóa chủ yếu công ty TNHH Gia Anh kinh doanh . 25

2.3 Vài nét về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 26

2.3.1 Quy trình hoạt động kinh doanh của công ty . 26

2.3.2 Nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 26

2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Gia Anh 27

2.5 Tình hình lao động của công ty TNHH Gia Anh . 29

2.6 Tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Gia Anh 29

2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh trong năm 2003 – 2004 vừa qua . 30

 

Chương III: Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh

3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 31

3.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công ty TNHH Gia Anh 37

3.2.1 Phân tích tổng quát các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh . 47

3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại công ty TNHH Gia Anh 40

3.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH Gia Anh 40

3.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh 47

3.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tại công ty TNHH Gia Anh 54

3.2.2.4 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty TNHH Gia Anh . 58

3.3 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh 60

 

Chương IV: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

 TNHH Gia Anh

4.1 Một số thuận lợi và khó khăn còn tồn tại của công ty TNHH Gia Anh 61

4.1.1 Những thuận lợi chính của công ty TNHH Gia Anh trong thời gian vừa qua 61

4.1.2 Những khó khăn còn tồn tại của công ty TNHH Gia Anh . 62

4.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh 62

4.2.1 Giảm lượng hàng hóa tồn kho để giảm lãi trả ngân hàng . 62

4.2.2 Bố trí tối ưu hệ thống kho bãi để giảm chi phí vận chuyển . 68

4.2.3 Hoàn thiện Website riêng của công ty phục vụ công tác bán hàng trên mạng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ 74

4.3 Tổng kết các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh . 80

Kết luận 82

Tài liệu tham khảo . 83

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Gia Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004. Năm 2003, chi phí quản lý doanh nghiệp của Gia Anh là 972,5 triệu đồng thì năm 2004, khi mà các kết quả của doanh nghiệp tăng nhanh như tổng doanh thu, sản lượng hàng hoá tiêu thụ hay chi phí bán hàng… thì chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty chỉ tăng 127,65% lên thành 1241,5 triệu đồng. Đó là kết quả cho thấy bộ máy quản lý của công ty đã được sắp xếp, tổ chức tương đối chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả. *Nộp ngân sách: Trong các năm 2003-2004, nhờ hoạt động kinh doanh luôn có lợi nhuận nên Gia Anh đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Ngoài các khoản thuế nộp cho nhà nước theo nhiều hình thức khác nhau như thuế hoạt động xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng VAT, các năm này công ty đều tuân thủ đúng quy định của nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2003 thuế thu nhập Gia Anh nộp cho nhà nước là 107.059.551 đồng và năm 2004 là 102.241.652 đồng. Sở dĩ năm 2004 thuế thu nhập của Gia Anh thấp hơn so với năm 2003 (dù lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn tăng) là do chính sách của nhà nước có thay đổi, giảm mức đóng góp của các doanh nghiệp tư 32% xuống 28% để khuyến khích các doanh nghiệp hơn nữa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả của công ty TNHH Gia Anh 3.2.1 Phân tích tổng quát các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh Từ những cơ sở lý luận ở phần Chương I kết hợp với bảng số liệu III.1 ta có được bảng hệ thống một số chỉ tiêu hiệu quả của công ty TNHH Gia Anh như trong bảng số liệu III.3 dưới đây. Bảng III.3: Một số chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu của công ty TNHH Gia Anh. STT Chỉ tiêu hiệu quả ĐVT Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch ± Tỷ lệ % 1 Hiệu suất sử dụng vốn (HV) Lần 2,34 3,65 1,30 156 HVCĐ Lần 18,19 30,43 12,24 167 HVLĐ Lần 2,69 4,14 1,45 154 2 Hiệu suất sử dụng lao động HL trđ/lđ 557.81 737.08 179.27 132 3 Hiệu suất sử dụng chi phí HC Lần 1,0052 1,0035 -0,0017 99,83 4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu RD % 0,37 0,25 -0,12 68 5 Tỷ suất lợi nhuận trên lao động RN trđ/lđ 2,07 1,85 -0,22 90 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn RV % 0,87 0,92 0,05 105 7 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí RC % 0.37 0.25 -0.12 68 8 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH ROE % 7.13 8.09 0.96 113 Qua bảng III.3 ta nhận thấy có một số điểm cần xem xét để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của công ty trong thời gian qua để có thể đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời: a) Hiệu suất sử dụng vốn của công ty TNHH Gia Anh trong năm 2003 là 2,34 tức là cứ một đồng vốn kinh doanh trong năm sẽ tạo ra 2,34 đồng doanh thu. Con số này của năm 2004 được nâng lên đáng kể, đạt 3,65 đồng doanh thu trên mỗi đồng vốn. Đó là do công ty đã có những biện pháp nhằm tăng vòng quay của tổng tài sản của doanh nghiệp, sử dụng vốn kinh doanh linh hoạt hơn. Cụ thể, số vòng quay tài sản cố định và lưu động của Gia Anh đều tăng trong năm 2004. Vòng quay vốn cố định trong năm 2004 tăng từ 18,19 vòng quay/năm lên 30,43 vòng, tăng thêm 12,24 vòng hay đạt tốc độ tăng là 167%. Tương tự, số vòng quay vốn lưu động cũng tăng nhanh từ 2,69 vòng/năm 2003 lên 4,14 vòng/năm 2004, tăng 154%. Tuy nhiên, dù hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng rất nhanh như vậy nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty lại tăng với tốc độ chậm hơn nhiều. Nếu năm 2003, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của công ty TNHH Gia Anh là 0,87%, tức là cứ mỗi đồng vốn kinh doanh mang lại cho công ty 0,0087 đồng lợi nhuận, năm 2004 mỗi đồng vốn kinh doanh mang lại 0,0092 đồng lợi nhuận, tăng 5% so với năm 2003. Điều này có thể giải thích là do trong thời gian qua (năm 2003 và 2004) trên thị trường thép không gỉ – Inox có nhiều biến động về giá cả cũng như sự cạnh tranh giữa các công ty phân phối inox ngày càng gay gắt nên cho dù sản lượng tiêu thụ của công ty có tăng nhanh, kéo theo doanh thu tăng nhanh, nhưng đồng thời thì mức lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm hàng hoá tiêu thụ lại giảm xuống dẫn tới kết quả như trên. b) Hiệu suất sử dụng lao động của công ty TNHH Gia Anh năm 2004 tăng so với năm 2003 là 32%, tức là 179,27 triệu đồng/người lao động, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận/ người lao động lại giảm xuống chỉ đạt 90% so với năm 2003. Trung bình mỗi người lao động năm 2004 mang lại cho Gia Anh 737,08 triệu đồng doanh thu, tăng cao hơn rất nhiều so với năm 2003 (năm 2003 đạt 557,81 triệu đồng doanh thu/người lao động) nhưng mức lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt 0,25% thấp hơn so với năm 2003 là 0,12%. c) Hiệu suất sử dụng chi phí của công ty năm 2004 giảm hơn so với năm 2003 là 0,0017 từ 1,0052 xuống là 1,0035 nghĩa là trong năm 2003 cứ mỗi đồng chi phí Gia Anh mang vào hoạt động kinh doanh mang lại 1,0052 đồng doanh thu thì năm 2004 chỉ mang lại được 1,0035 đồng doanh thu. Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí cũng giảm xuống cho thấy công ty đã sử dụng chi phí trong các hoạt động kinh doanh của mình chưa được tốt. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do những biến động khách quan trên thị trường thép không gỉ – Inox thời gian qua mà còn do một số yếu kém trong tổ chức kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh. *Quan hệ giữa nhóm chỉ tiêu hiệu quả lao động và hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Gia Anh: Công thức phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn: LN LN V RN = ----- = ----- x --- = RV x VL L V L Trong đó: LN : lợi nhuận của doanh nghiệp L : tổng số người lao động trong công ty RV : tỷ suất lợi nhuận trên vốn VL : tỷ số trang bị vốn đối với người lao động trong công ty 26.175 VL 2003 = ----------- = 237,96 triệu đồng vốn/người lao động. 110 28.700 VL 2004 = ----------- = 202,11 triệu đồng vốn/người lao động. 142 Trong năm 2003, mỗi lao động tại Gia Anh trung bình được trang bị vốn kinh doanh là 237,96 triệu đồng, đến năm 2004 giảm xuống chỉ còn 202,11 triệu đồng. Mặt khác lượng doanh thu mà mỗi người lao động tạo ra lại tăng thêm được 32% trong năm 2004. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng rất tốt quỹ thời gian lao động của mình và có những biện pháp hợp lý đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong khi lượng vốn bình quân trang bị cho mỗi người lao động giảm xuống trong năm 2004. *Mối quan hệ giữa nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng chi phí của công ty TNHH Gia Anh: Công thức phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: HV = HC xTCV Hay: LN LN C RV = ----- = ----- x --- = RC x TCV V C V TCV = C / V là tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh Ta có: TCV 2003 = 61.042 / 26.175 = 2,332 vòng TCV 2004 = 104.300 / 28.700 = 3,634 vòng Như vậy trong năm 2004, mặc dù tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh có tăng lên từ 2,332 vòng/năm lên 3,634 vòng/năm nhưng con số này vẫn tương đối thấp. Việc nâng cao được tốc độ chu chuyển vốn là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để tăng được TCV thì doanh nghiệp cần sử dụng vốn có hiệu quả, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Giảm nhu cầu về vốn đầu tư ban đầu, đầu tư vào trang thiết bị máy móc, nhà xưởng… giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng vòng quay vốn lưu động là những biện pháp cụ thể mà Gia Anh có thể nghiên cứu áp dụng trong thời gian tới. d)Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của công ty TNHH Gia Anh Năm 2004, ROE của công ty TNHH Gia Anh ở mức 8,09% tăng 0,96% so với năm 2003. Con số này cho thấy tình hình hoạt động của Gia Anh nhìn chung là tốt, nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thể huy động thêm được nhiều nguồn vốn khác nhờ kết quả hoạt động tương đối ổn định ở mức khá cao này của doanh nghiệp. Hơn 8% là một con số không quá cao, thậm chí còn thấp hơn so với mức lãi suất ngân hàng nhưng nếu so sánh với một số doanh nghiệp khác cùng hoạt động trong lĩnh vực phân phối thép không gỉ INOX trên thị trường Việt Nam thì con số này là rất khả quan. Để có thể nâng cao hơn nữa mức thu hồi vốn góp này cũng như để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh bằng cách đề xuất một vài biện pháp chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết hơn những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong phần dưới đây. 3.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại công ty TNHH Gia Anh 3.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty TNHH Gia Anh Do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh là hoạt động nhập khẩu thép không gỉ – Inox từ các nước bên ngoài và phân phối các sản phẩm này ở thị trường trong nước đơn thuần nên số lượng lao động của công ty không nhiều. Toàn bộ lực lượng lao động của Gia Anh có thể được chia làm 2 phần chính như sau: *Người lao động thực hiện công tác nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài và các nhân viên kinh doanh, bán hàng: là những người lao động chủ yếu thực hiện các hoạt động lao động quyết định tới khối lượng hàng hoá mà doanh nghiệp tiêu thụ được trên thị trường. *Các bộ phận lao động khác trong công ty như đội ngũ lao động làm việc tại kho bãi, lực lượng lái xe, kế toán… Công việc chủ yếu của những người lao động trong nhóm này là phụ trợ cho công tác nhập – tiêu thụ hàng hoá của công ty trên thị trường. Công ty TNHH Gia Anh với số lượng lao động chỉ khoảng hơn 100 lao động (110 người lao động năm 2003 và 142 lao động năm 2004) nhưng là lực lượng lao động có chất lượng lao động khá cao (Chương II – Bảng cơ cấu lao động của công ty TNHH Gia Anh). Để phân tích hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta sử dụng nhóm các chỉ tiêu sau đây: *Năng suất lao động - sức sản xuất của người lao động phản ánh trong một kỳ kinh doanh (1 năm) bình quân mỗi người lao động của công ty TNHH Gia Anh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. *Tỷ suất lợi nhuận trên lao động - sức sinh lợi của một người lao động phản ánh trong một năm mỗi người lao động mang lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. *Sức sản xuất của chi phí tiền lương phản ánh công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu khi phải bỏ ra một đồng lương trả cho người lao động. *Sức sinh lợi của chi phí tiền lương phản ánh mỗi đồng chi phí tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động sẽ gián tiếp mang về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Khi đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các doanh nghiệp, thông thường người ta chỉ sử dụng hai chỉ tiêu là Sức sản xuất và Sức sinh lợi của người lao động. Tuy nhiên, lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Yếu tố này cũng chính là một khoản đầu tư, chi phí cho khoản đầu tư này chính là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động (bao gồm chi phí lương, thưởng, bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác tập hợp toàn bộ trong tổng quỹ lương của công ty). Do đó để có thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động tại công ty TNHH Gia Anh, ta cần thiết phải quan tâm tới toàn bộ nhóm bốn chỉ tiêu trên đây. Tổng hợp số liệu của công ty TNHH Gia Anh trong các năm qua ta có bảng số liệu III.4 phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của công ty dưới đây: Bảng III.4: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Gia Anh ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch ± Tỷ lệ% 1.Tổng doanh thu 61.359.403.263 104.665.288.000 43.305.884.737 170,58 2.Tổng quỹ lương 2.244.000.000 3.322.800.000 1.078.800.000 148,07 3.Lợi nhuận sau thuế 227.501.547 262.907.104 35.405.558 115,56 4.Tổng số lao động(người) 110 142 32 129,09 5.Sức sản xuất của lao động 557.812.757 737.079.493 179.266.736 132,14 6.Sức sinh lợi của lao động 2.068.196 1.851.458 -216.737 89,52 7.Sức sản xuất của chi phí lương 27,34 31,50 4,16 115,20 8.Sức sinh lợi của chi phí lương 0,1014 0,0791 -0,0223 78,04 Như vậy, trong năm 2004 mỗi người lao động của công ty TNHH Gia Anh bình quân mang lại cho doanh nghiệp doanh thu là 737.079.493 đồng, tăng hơn so với năm 2003 là 179.266.736 đồng (557.812.757 đồng doanh thu/lao động/năm 2003). Tuy sức sản xuất của mỗi người lao động trong năm 2004 đã tăng lên được 32,14% so với năm 2003 nhưng ngược lại tỷ suất lợi nhuận trên mỗi người lao động trong công ty lại giảm xuống. Năm 2003, tỷ suất lợi nhuận trên lao động của Gia Anh là 2.068.196 đồng thì năm 2004 giảm xuống chỉ còn 1.851.458 đồng/ người lao động. Trong khi đó, sức sản xuất của chi phí tiền lương tại công ty TNHH Gia Anh cũng tăng từ 27,34 đồng doanh thu/1 đồng chi phí tiền lương năm 2003 lên đạt 31,50 đồng năm 2004, tức là tăng hơn so với năm 2003 là 15,2%. Tuy nhiên, nếu như năm 2003, mỗi đồng chi phí lương công ty bỏ ra đem lại 0,1014 đồng lợi nhuận sau thuế thì sang năm 2004 con số này chỉ còn là 0,0791 đồng lợi nhuận/1 đồng chi phí lương. Để tìm nguyên nhân của những sự thay đổi này, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá tình hình tăng giảm các yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty TNHH Gia Anh. *Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sản xuất của người lao động: Ta có công thức: Tổng DT = W.S à W = Tổng DT / S Trong đó: W: Sức sản xuất của người lao động S: Số lao động bình quân Như vậy, có 2 nhân tố tác động tới sức sản xuất của người lao động tại công ty TNHH Gia Anh: a) Tổng doanh thu: Năm 2004, tổng doanh thu của công ty tăng hơn so với năm 2003 là 43.305 triệu đồng (tăng 70,58%) vì vậy làm cho sức sản xuất của mỗi người lao động tăng thêm một lượng là: Tổng DT 2004 – Tổng DT 2003 43.305.884.737 ΔWDT = ---------------------------------------- = -------------------- = 393.689.861(đ) S2003 110 b) Số lượng lao động: Số lượng lao động S năm 2004 tăng thêm 32 người so với năm 2003 làm cho sức sản xuất bình quân của một lao động giảm đi một lượng là: 1 1 ΔWS = Tổng DT 2004 x ( ----------- - ----------- ) S2004 S2003 = 104.665.288.000 x ( 1/142 – 1/110 ) = - 214.423.125 đồng Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trên ta được mức thay đổi sức sản xuất của người lao động tại công ty TNHH Gia Anh năm 2004 so với năm 2003 là: ΔW = 393.689.861 - 214.423.125 = 179.266.736 đồng/lao động. Như vậy, sức sản xuất của người lao động tại công ty TNHH Gia Anh tăng chính là do doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh trong năm 2004. Vì vậy trong thời gian tới, để có thể tăng con số này hơn nữa thì một trong những biện pháp có hiệu quả nhất vẫn sẽ là nâng cao sản lượng hàng hoá tiêu thụ để tăng tổng doanh thu cho công ty. Để đánh giá xem việc Gia Anh tăng thêm số lượng lao động có hợp lý không ta sử dụng phương pháp so sánh có liên hệ: So sánh số lao động năm 2004 với năm 2003 trong mối liên hệ với chỉ tiêu tổng doanh thu của công ty. Công thức so sánh tương đối như sau: Tổng DT 2004 ΔS = S2004 – S2003 x -------------------- Tổng DT 2003 ΔS = 142 – 110 x 170,58% = 142 – 188 = - 46 lao động < 0 Ta thấy trong năm 2003, để đạt được mức tổng doanh thu 61,4 tỷ đồng, Gia Anh cần 110 lao động. Với cùng điều kiện như năm 2003, để đạt được mức tổng doanh thu như năm 2004 công ty sẽ cần lượng lao động là 188 người, tức là phải tăng thêm 78 lao động so với năm 2003. Tuy nhiên trên thực tế, công ty Gia Anh chỉ tăng thêm 32 lao động lên thành 142 người, đã tiết kiệm được 46 lao động. Có nghĩa là trong năm 2004, công ty TNHH Gia Anh đã sử dụng lao động có hiệu quả hơn so với năm 2003 xét về phương diện mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. *Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sinh lợi của người lao động tại công ty TNHH Gia Anh: Ta có công thức để xác định sức sinh lợi của người lao động trong doanh nghiệp như sau: Lợi nhuận sau thuế RN = ----------------------------- Số lao động bình quân a) Lợi nhuận sau thuế: Năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH Gia Anh cao hơn so với năm 2003 dẫn tới sức sinh lợi của người lao động (tỷ suất lợi nhuận trên lao động) của công ty tăng thêm một lượng là: LNST 2004 – LNST 2003 35.405.558 ΔRnDT =----------------------------------- = ------------------ = 321.869 (đ) S2003 110 b) Số lao động bình quân của công ty: Do trong năm 2004 số lượng người lao động tại Gia Anh tăng thêm so với năm 2003 là 32 lao động dẫn tới sức sinh lợi của người lao động giảm đi một lượng là: 1 1 ΔRnS = LN sau thuế 2004 x ( ----------- - ----------- ) S2004 S2003 = 262.907.104 x (1/142 – 1/110) = - 538.606 đồng Tổng hợp lại trong năm 2004 do biến động về lợi nhuận sau thuế và số lượng lao động dẫn tới sức sinh lợi của người lao động tại công ty TNHH Gia Anh giảm đi một lượng là: ΔRN = ΔRnDT + ΔRnS = 321.869 - 538.606 = - 216.737 đồng Như vậy là dù sức sản xuất của người lao động tại Gia Anh trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 32,14% nhưng ngược lại sức sinh lợi của người lao động lại giảm xuống chỉ bằng 89,52% của năm 2003. Nguyên nhân của sự giảm đi của tỷ suất lợi nhuận trên lao động của công ty TNHH Gia Anh là do trong năm 2004 giá cả của các mặt hàng thép không gỉ – Inox mà công ty cung cấp trên thị trường có sự biến động về giá cả rất lớn. Cả giá hàng nhập cũng như giá hàng bán ra đều tăng nhưng giá nhập tăng nhanh hơn so với giá bán ra. Thêm vào đó là sự mất ổn định của các hàng hoá khác trên thị trường có liên quan tới hoạt động kinh doanh của Gia Anh. Đó là giá xăng dầu tăng mạnh dẫn tới chi phí vận chuyển tăng. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà cung cấp khác trên thị trường cũng khiến cho công ty phải chi phí nhiều hơn cho công tác bán hàng, Marketing… Quy mô hoạt động của công ty cũng mở rộng hơn trước kèm theo đó là sự gia tăng về yêu cầu quản lý. Vì vậy cho dù sản lượng hàng hoá tiêu thụ được của công ty có tăng cao nhưng kết quả là tỷ suất lợi nhuận trên người lao động của công ty lại giảm thấp hơn trước. Để khắc phục tình trạng không tốt này, Gia Anh cần điều chỉnh hạ thấp bớt các khoản chi phí phát sinh không hợp lý để doanh nghiệp phát triển tốt hơn. *Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu Sức sản xuất và sức sinh lợi của chi phí tiền lương tại công ty TNHH Gia Anh: Các nhân tố ảnh hưởng tới hai chỉ tiêu này bao gồm tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế và tổng quỹ lương của công ty trong các năm 2003 và 2004. Nếu tiếp tục sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn như trên ta cũng thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này tới sự thay đổi của sức sản xuất và sức sinh lợi của chi phí tiền lương. Tuy nhiên để tránh trùng lặp quá nhiều, ta chỉ tập trung xét đến sự ảnh hưởng do thay đổi tổng quỹ lương của Gia Anh. Trong năm 2003, với mức lương bình quân của toàn bộ người lao động là 1.350.000 đồng/tháng/người cộng với các khoản bổ sung khác như khen thưởng, bảo hiểm… tổng quỹ lương của công ty TNHH Gia Anh là 2.244.000.000 đồng. Sang năm 2004, do số lượng lao động của công ty tăng thêm 32 người và để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động, gián tiếp kích thích họ cống hiến hơn nữa cho công ty, Gia Anh đã chủ động nâng mức lượng bình quân đầu người lên 1.600.000 đồng/tháng/lao động, nên tổng quỹ lương của công ty tăng thêm 48,07% lên thành 3.322.800.000 đồng. Quỹ lương tăng thêm 48,07% trong khi đó tổng doanh thu của công ty tăng thêm tới 170,58% là nguyên nhân dẫn tới sức sản xuất của chi phí lương của Gia Anh tăng thêm 4,16 đồng trong năm 2004. Điều này chứng tỏ rằng trong năm 2004 vừa qua, công ty TNHH Gia Anh đã sử dụng chi phí tiền lương trả cho người lao động rất có hiệu quả. Tuy nhiên, do các khoản chi phí khác của công ty TNHH Gia Anh trong năm 2004 tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu đã dẫn tới tổng lợi nhuận của công ty tuy có tăng về giá trị nhưng tăng với tốc độ chậm hơn. Điều này làm cho sức sinh lợi của chi phí tiền lương của doanh nghiệp trong năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là -0,0223 đồng chỉ còn ở mức 0,0791 đồng lợi nhuận trên một đồng chi phí lương. Trong thời gian tới, để có thể nâng cao hơn nữa con số này, công ty cần có những biện pháp hợp lý nhằm hạn chế tốc độ tăng của các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán. *Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Gia Anh: Nhìn chung trong năm 2004, hiệu quả sử dụng lao động của công ty Gia Anh được nâng cao hơn so với năm 2003. Điều này thể hiện rõ với việc sức sản xuất của lao động cũng như sức sản xuất của chi phí lương tại công ty tăng nhanh trong khi mức trang bị vốn trên mỗi người lao động giảm xuống khá nhiều. Tuy nhiên, do các khoản chi phí khác của doanh nghiệp tăng nên dẫn tới sức sinh lợi của người lao động cũng như sức sinh lợi của chi phí lương bị giảm xuống. Gia Anh cần chủ động kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản chi phí này để doanh nghiệp có thể nâng cao hơn nữa mức sinh lợi trong thời gian tới. 3.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Gia Anh Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn kinh doanh luôn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả chính là một yêu cầu mà bộ máy quản phải thường xuyên đáp ứng để mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu III.5 ta nhận thấy: Trong năm 2004 nguồn vốn kinh doanh của công ty TNHH Gia Anh không có nhiều thay đổi so với năm 2003. Vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 60 triệu đồng, đạt mức tăng 1,89% (Bảng III.6). Con số tăng này hoàn toàn do trích từ nguồn lợi nhuận của công ty bổ sung đầu tư vào các quỹ nhằm tái đầu tư cho sản xuất. Trong năm 2004 Gia Anh không có thay đổi về vốn điều lệ. Do đó vốn cố định của doanh nghiệp cũng không có nhiều biến động. Năm 2004 tổng lượng vốn cố định của công ty tăng thêm 66,362 triệu đồng so với năm 2003, tức là bằng 101,97% năm 2003, chiếm tỷ trọng 12% trên tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ trong năm 2004 doanh nghiệp gần như không có đầu tư gì lớn vào máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong điều kiện hoạt động của công ty ngày càng mở rộng hơn cả về quy mô cũng như số lượng thì việc công ty không hoặc ít đầu tư vào tài sản cố định trước mắt có thể có lợi về mặt kinh tế nhưng rõ ràng sẽ không mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty về lâu dài. Gia Anh trong thời gian tới cần chú trọng hơn đến vấn đề này. Bảng III.5: Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Gia Anh trong các năm ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004-2003 Chênh lệch± T ỷ l ệ% Vốn cố định 3.373.570.329 3.439.933.275 66.362.946 101,97 Vốn lưu động 22.801.654.000 25.260.325.185 2.458.671.185 110,78 Tổng cộng nguồn vốn KD 26.175.224.329 28.700.258.460 2.525.034.131 109,65 Vốn cố định/Nguồn vốn 0,13 0,12 -0,01 Vốn lưu động/Nguồn vốn 0,87 0,88 0,01 Do đặc thù của ngành kinh doanh phân phối các sản phẩm thép không gỉ – Inox nên vốn lưu động của công ty TNHH Gia Anh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2003, vốn lưu động của Gia Anh là 22.801 triệu đồng chiếm 87% tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2004 vốn lưu động của Gia Anh tăng thêm 10,78% đạt 25.260 triệu đồng, chiếm 88% tổng nguồn vốn kinh doanh của toàn công ty. a) Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu Vốn kinh doanh chính là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy khi bỏ vốn vào bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào người chủ sở hữu của đồng vốn đó cũng quan tâm đến sự bảo toàn và phát triển của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn chủ sở hữu nói trên. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ở Việt Nam ta hiện nay khi mà các nguồn lực ngày càng hạn hẹp và chi phí cho việc huy động, sử dụng các nguồn lực này càng tăng cao hơn. Chúng ta sẽ cùng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH Gia Anh thông qua bảng số liệu tổng hợp III.6 dưới đây. Bảng III.6: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH Gia Anh ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch ± Tỷ lệ % Tổng doanh thu 61.359.403.263 104.665.288.000 43.305.884.737 170,58 LN sau thuế 227.501.547 262.907.104 35.405.558 115,56 Vốn chủ sở hữu 3.190.154.278 3.250.380.192 60.225.914 101,89 Sức SX của VCSH 19,23 32,20 12,97 167,42 Sức SL của VCSH 0,0713 0,0809 0,0096 113,42 Qua bảng số liệu ta thấy năm 2004 vốn chủ sở hữu của công ty TNHH Gia Anh tăng thêm so với năm 2003 là 60.225.914 đồng, tăng 1,89%. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng doanh thu trong năm 2004 là 70,58% còn của lợi nhuận sau thuế là 15,86%. Tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu dẫn tới kết quả là sức sản xuất và sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ Gia Anh đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2004 có hiệu quả hơn so với năm 2003. Trong năm 2004, sức sản xuất của vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH Gia Anh là 32,2 đồng, tăng 12, 97 đồng so với năm 2003 có nghĩa là nếu như năm 2003, cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu tạo ra cho doanh nghiệp 19,23 đồng doanh thu thì trong năm 2004 con số này là 32,2 đồng doanh thu trên một đồng vốn chủ sở hữu. Đó là do công ty đã có những biện pháp thích hợp nhằm kích thích tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12707.doc
Tài liệu liên quan