Đồ án Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty Sứ Thanh Trì

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3

1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: 3

1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: 3

1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: 4

1.2.2. ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: 6

1.3. Nguồn số liệu và phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp: 6

1.3.1. Nguồn số liệu dùng trong phân tích tài chính: 6

1.3.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: 8

1.4. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp: 8

1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: 9

* Thiết kế báo cáo so sánh quy mô chung: 10

1.4.2. Phân tích rủi ro tài chính: 11

1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính: 13

1.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng đẳng thức Du Pont: 16

CHƯƠNG 2 19

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY SỨ THANH TRÌ 19

2.1. giới thiệu về công ty sứ Thanh Trì và sự cần thiết của đề tài 19

2.1.1. Khái quát sự hình thành và sự phát triển của công ty sứ Thanh Trì 19

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 20

2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 20

2.1.4.tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 23

2.1.5. Đánh giá chung về tình hình Công ty và sự cần thiết của đề tài: 24

2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì: 26

2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty: 26

2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính: 39

2.2.3. Phân tích hiệu quả tài chính: 44

CHƯƠNG 3 58

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỦNG CỐ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY SỨ THANH TRÌ 58

3.1. Một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty. 58

3.1.1. Biện pháp 1: 58

3.1.2. Biện pháp 2: 64

 

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,11 4. Lợi nhuận gộp 16.577.973.436 15.722.567.291 18.587.695.656 -855.406.145 -5,16 2.865.128.365 18,22 5. Chi phí bán hàng 10.970.208.000 8.291.094.142 9.755.648.850 2.679.113.858 24,42 1.464.554.708 17,66 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.367.754.000 2.911.927.488 3.118.749.020 -455.826.512 -13,53 206.821.533 7,10 7. LN từ bán hàng và cung cấp DV 2.240.011.436 4.519.545.661 5.713.197.786 2.279.534.225 101,76 1.193.652.125 26,41 8. Thu nhập từ HĐTC 601.624.831 0 0 -601.624.831 -100 0 0 9. Chi phí HĐTC 420.078.668 1.123.008.250 1.030.483.820 707.925.582 168,52 -92.524.430 -8,23 10. Lợi nhuận từ HĐTC 199.546.136 (1.123.008.25) (1.030.483.820) -1.322.554.386 -662,78 92.524.430 8,23 11. Các khoản thu nhập bất thường 30.427.277 1.154.509.420 1.053.937.150 1.124.082.143 3.694 -100,572,270 -8.71 12. Chi phí bất thường 208.209.413 15.750.585 23.453.330 -192.457.828 -92,43 7,702,745 48.90 13. Lợi nhuận bất thường (177.782.136) 1.138.758.835 1.030.483.820 62.031.281 740 -108.275.105 -9,51 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.261.775.436 4.503.794.806 5.713.197.786 2.242.019.370 99,12 1.209.402.980 26,85 15. Thuế thu nhập phải nộp 633.297.122 1.261.062.545 1.599.695.380 627.765.423 99,12 338.632.835 26,85 16. Lợi nhuận sau thuế 1.628.478.134 3.242.732.261 4.113.502.406 1.614.254.028 99,12 870.770.145 26,85 Bảng 2.4: Phân tích theo chiều ngang báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Sứ Thanh Trì Đơn vị tính: đồng (năm 2004, 2005 và 2006) Nguồn: Phòng kế toán Qua kết quả phân tích trên bảng 2.4 ta thấy, tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 một lượng 6.224.262.981 đồng tương ứng tăng 7%. Tình hình kinh doanh trong năm 2006 còn khả quan hơn, tổng doanh thu lại tăng so với năm 2005, đạt 105.153.826.130 đồng so với 95.051.262.981 đồng trong năm 2005. Điều này dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có biến động tương tự. Đáng chú ý là trong năm 2006, giá trị tổng doanh thu gần bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có nghĩa là giá trị hàng bán bị trả lại không đáng kể, chứng tỏ sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Một điều đáng mừng là, tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ gia tăng doanh thu. Năm 2006 so với năm 2005, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 10,26%, trong khi giá vốn hàng bán tăng 9,11%. Đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khi mà công tác quản lý các chi phí sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp tỏ ra có hiệu quả hơn so với năm trước. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp trong trong năm 2006 tăng so với năm trước, từ 15.722.567.291 đồng lên là 18.587.695.656 đồng (tương ứng tăng 18,22%). Điều hoàn toàn bình thường là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đều tăng trong năm qua. Chi phí bán hàng (chủ yếu là chi phí bán hàng của các đơn vị trực thuộc) tăng 1.464.554.708 đồng tương ứng tăng 17,66%, tốc độ này tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu là một điều không tốt và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 206.821.533 đồng tương ứng tăng 7,10%, tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này thể hiện đã có hiệu quả nhất định trong hiệu quả quản lý. Nguyên nhân là do quy mô doanh nghiệp tăng lên, nên cần nhiều chức danh quản lý hơn. Nhưng giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp là hợp lý, đã có chính sách tinh giảm bộ máy quản lý, giảm chi phí tiền lương cho bộ phận lao động gián tiếp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận này. Đó là nguyên nhân làm tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ biến động tích cực của các hoạt động trên đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên đáng kể so với các năm trước. Chứng tỏ Công ty làm ăn có dấu hiệu khả quan mặc dù kết quả đạt được đó chưa xứng tầm với tiềm lực vốn có của Công ty. 2.2.1.2. Đánh giá mối quan hệ kết cấu và biến động về kết cấu: a) Phân tích quan hệ kết cấu và biến động về kết cấu các khoản mục của bảng cân đối kế toán: Khoản mục Ngày 31/12/2004 Ngày31/12/2005 Ngày31/12/2006 Kế cấu (%) 2004 2005 2006 tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 67.823.943.833 76.395.830.891 76.923.792.146 46,61 48,11 47,09 1. Tiền 4.251.220.115 4.548.805.523 4.758.163.768 2,92 2,86 2,91 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 25.034.021.600 30.589.407.922 32.230.104.526 17,20 19,26 19,73 4. Hàng tồn kho 36.418.084.205 38.967.350.099 37.765.717.604 25,03 24,54 23,12 5. Tài sản lưu động khác 2.120.617.914 2.290.267.347 2.169.806.248 1,46 1,44 1,33 6. Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 77.679.722.527 82.398.773.809 86.420.086.254 53,39 51,89 52,91 1. Tài sản cố định 58.665.184.702 63.347.774.152 66.426.505.080 40,32 39,17 39,99 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 456.147.897 492.639729 517.271.750 0,31 0,31 0,32 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 18.558.389.928 18.558.389.928 19.486.309.424 12,75 11,69 11,93 Tổng cộng tài sản 145.503.666.361 158.794.604.700 163.343.878.400 100 100 100 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 137.534.439.556 147.161.850.325 146.696.375.970 94,52 92,67 89,81 1. Nợ ngắn hạn 58.176.705.863 62.249.075.274 61.687.944.132 39,98 39,20 37,77 2. Nợ dài hạn 67.983.730.779 72.742.591.934 76.229.721.531 46,72 45,81 46,67 3. Nợ khác 11.374.002.913 12.170.183.117 8.778.692.307 7,82 7,66 5,37 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.969.226.805 11.632.754.375 16.647.520.430 5,48 6,24 10,19 1. Nguồn vốn - Quỹ 7.677.643.510 11.320.760.249 16.350.383.167 5,27 6,04 10,00 2. Nguồn kinh phí - Quỹ khác 291.583.295 311.994.126 297.137.263 0,21 0,2 0,19 Tổng cộng nguồn vốn 145.503.666.361 158.794.604.700 163.343.878.400 100 100 100 Đơn vị tính: đồng Nguồn: Phòng kế toán Bảng 2.5: phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu bảng cân đối kế toán của công ty Sứ Thanh Trì Qua bảng phân tích kết cấu tài sản của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy kết cấu Tài sản - Nguồn vốn của công ty có rất nhiều biến động. Sau đây ta sẽ xem xét sự biến động đó qua các năm: Theo bảng trên ta thấy kết cấu Tài sản - Nguồn vốn của công ty còn nhiều bất cập; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong khi đó nguồn tài trợ cho nó là Nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn. Như vậy, công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn( Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu) để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Như vậy là không tốt. Sau đây ta sẽ xét đến sự biến động kết cấu của từng khoản mục trong bảng: Phần tài sản: - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ngăn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của công ty; năm 2004 chiếm 46,61% tổng tài sản và năm 2005, 2006 giảm nhẹ tương ứng 48,11% và 47,09%, vì vậy bên trong nó có ít sự biến động; + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2004, 2005, 2006 là 0%. + Các khoản phải thu cũng có những biến động đáng kể; khoản phải thu năm 2004 chiếm tỷ lệ khá cao 17,20%, năm 2005 tăng lên là 19,26% và năm 2006 lại tăng lên 19,73% trong tổng tài sản. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do sự biến động của khoản phải thu của khách hàng. + Đặc biệt, khoản mục hàng tồn kho cũng có xu thế giảm theo từng năm; năm 2004 chiếm 25,03%, năm 2005 và năm 2006 giảm xuống còn 24,54% và 23,12% trong tổng tài sản. khoản mục này biến động chủ yếu do khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và dấu hiệu hàng tồn kho giảm là rất tốt. Điều này chứng tỏ rằng Công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý dự trữ, khâu tiêu thụ được đẩy mạnh giúp giải phóng được một khối lượng lớn hàng hóa, thành phẩm tồn kho. - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: - Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn, do Công ty dự định mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhà xưởng nên tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng đáng kể trong năm 2006, chiếm 52,91% so với 51,89% của năm 2005. Điều này làm hợp lý hóa cơ cấu tài sản của Công ty, việc đầu tư thêm tài sản cố định đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện ở việc doanh thu tăng đáng kể trong năm qua. Nhận xét: nhìn chung kết cấu của tài sản của Công ty là chưa hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất, và gia công sản phẩm sứ vệ sinh khi mà phần TSLĐ chiếm tỷ trọng quá lớn so với TSCĐ. Giá trị các khoản phải thu rất lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dẫn đến thực trạng này. Như vậy, tình hình trên cho thấy công tác quản lý tài sản của Công ty vẫn còn nhiều tồn tại. Phần nguồn vốn: - Nợ phải trả: Tình hình công nợ của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong Tổng nguồn vốn và có xu hướng giảm trong kết cấu Tổng nguồn vốn; Nợ phải trả năm 2004 chiếm 94,52%, năm 2005 giảm xuống 92,67% và năm 2006 giảm xuống còn 89,81%. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì nó phù hợp với xu hướng tăng của Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên cơ cấu các khoản mục trong đó lại biến động khác nhau theo từng năm. + Nợ ngắn hạn năm 2004 chiếm 39,98%, năm 2005 giảm xuống 39,20% và năm 2006 lại giảm xuống còn 37,77%. + Nợ dài hạn có tỷ trọng tương đối cao và chỉ có biến động nhỏ, điều này cho thấy công ty chưa có những kế hoạch cho khoản nợ này. + Về khoản mục Nợ khác năm 2004 chiếm tỷ trọng là 7,82%, trong năm 2005 chiếm tỷ trọng 7,66% và năm 2006 là 5,37%, điều này cho thấy công ty đã chú trọng hơn trong việc thanh toán nợ, mà những khoản nợ này thường là nhỏ mà công ty hoàn toàn có khả năng trả, hơn nữa còn tăng hình ảnh của công ty lên. -Nguồn vốn chủ sở hữu: Tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu đầu năm là 6,24% cuối kỳ là 10,19% tăng 3,95%. Tuy nhiên Nguồn vốn của chủ sở hữu về cuối kỳ tăng ở tất cả các khoản mục là 5.014.766.055 đồng nhưng chủ yếu và nhiều nhất là lợi nhuận chưa phân phối (tăng 3.884.974.494 đồng) sau đó là nguồn vốn kinh doanh (tăng 1.080.793.770 đồng). Điều này thể hiện công ty chú trọng đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của mình. Nhận xét: Như vậy, cơ cấu tài sản - nguồn vốn công ty có những biến động kết cấu đáng kể. Tuy nhiên, khi phân tích kết cấu tài sản- nguồn vốn giữa các kỳ không cho phép nhận định chính xác về tính hợp lý hay không hợp lý của sự phân bổ vốn. Việc nhận định về tính hợp lý này phải dựa vào tỷ lệ sinh lời của tài sản, kỳ nào có tỷ lệ sinh lời cao, có thể coi kết cấu tài sản ở kỳ đó hợp lý. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kết cấu (%) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Tổng doanh thu 88.827.000.000 95.051.262.981 105.153.826.130 100 100 100 2. DT bán hàng và cung cấp DV 88.019.963.436 94.794.340.000 104.863.057.000 99,09 99,70 99.72 3. Giá vốn hàng bán 71.441.990.000 79.071.772.709 86.275.361.344 86,06 83,19 82,04 4. Lợi nhuận gộp 16.577.973.436 15.722.567.291 18.587.695.656 18,66 16,54 17,68 5. Chi phí bán hàng 10.970.208.000 8.291.094.142 9.755.648.850 12,35 8,72 9,28 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.367.754.000 2.911.927.488 3.118.749.020 3,79 3,06 2,96 7. LN từ bán hàng và cung cấp DV 2.240.011.436 4.519.545.661 5.713.197.786 2,52 4,75 5,43 8. Thu nhập từ HĐTC 601.624.831 0 0 0,68 0 0 9. Chi phí HĐTC 420.078.668 1.123.008.250 1.030.483.820 0,47 1,18 0,98 10. Lợi nhuận từ HĐTC 199.546.136 (1.123.008.250) (1.030.483.820) 0,22 -1,18 -0,98 11. Các khoản thu nhập bất thường 30.427.277 1.154.509.420 1.053.937.150 0.03 1,21 1,00 12. Chi phí bất thường 208.209.413 15.750.585 23.453.330 0,23 0,02 0,02 13. Lợi nhuận bất thường (177.782.136) 1.138.758.835 1.030.483.820 0.20 1,19 0,08 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.261.775.436 4.503.794.806 5.713.197.786 2.54 4,74 5,43 15. Thuế thu nhập phải nộp 633.297.122 1.261.062.545 1.599.695.380 0.71 1.32 1.52 16. Lợi nhuận sau thuế 1.628.478.134 3.242.732.261 4.113.502.406 1,83 3.42 3.91 Bảng 2.6: phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: đồng của công ty Sứ Thanh Trì Nguồn: phòng kế toán Vịêc phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho phép đánh giá các mặt hoạt động của công ty trên các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ số liệu bảng trên ta thấy: giá vốn bán hàng của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và giá vốn bán hàng có tỷ trọng ngày càng giảm; năm 2004 chiếm 86,06%, năm 2005 chiếm 83,19% và năm 2006 là 82,04% tổng doanh. Việc giá vốn giảm cũng không làm cho lợi nhuận gộp của công ty hàng năm tăng, mà lại sự tăng giảm rất phức tạp; lợi nhuận gộp năm 2004 là 18,66%, năm 2005 giảm còn 16,54% và năm 2006 lại tăng lên 17,68%. Xu hướng thay đổi này cho ta thấy không có một sự chắc chắn như vậy là không tốt, công ty cần xem xét lại việc quản lý chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có những biến động qua các năm khác nhau và không có xu hướng rõ rệt, để đánh giá hiệu quả quản lý dựa vào chi phí quản lý và doanh thu thì năm 2005 có hiệu quả cao nhất vì trên 100 đồng tổng doanh thu chi phí quản lý thấp nhất là 3,06 đồng và năm 2004 kém hiệu quả nhất; chi phí quản lý cao nhất 3,79 đồng trên 100 đồng tổng doanh thu. Để làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta đi vào phân tích cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận từ HĐKD. a. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ - giá vốn bán hàng - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối tượng phân tích: + LN thuần từ HĐKD = LN thuần từ HĐKD1 - LN thuần từ HĐKD0 Năm 2005: + LN thuần từ HĐKD(2005) = 4.519.545.661 - 2.240.011.436 = +2.279.534.225 đồng Như vậy, Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2005 của Công ty đã tăng 2.279.534.225 nghìn đồng là do các yếu tố sau: - ảnh hưởng của doanh thu: Do doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 + L (D) = Tổng doanh thu1 - Tổng doanh thu0 = 95.051.262.981 - 88.827.000.000 = 6.224.262.981đồng Tổng doanh thu tăng 6.224.262.981 đồng làm tăng tực tiếp vào lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. - ảnh hưởng của doanh thu bán hàngvà cung cấp dịch vụ: +L(giảm trừ)= giảm trừ1 - giảm trừ0 +L(giảm trừ)= -(256.922.980 -807.036.570)= +520.113.590 - ảnh hưởng của giá vốn bán hàng: Do giá vốn bán hàng năm 2005 tăng so với năm 2004 + L (Csx) = -( Giá vốn bán hàng1 - Giá vốn báng hàng0) = -( 79.071.772.709 - 71.441.990.000) = - 7.629.782.709 đồng Giá vốn bán hàng tăng 7.629.782.709 đồng làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. -ảnh hưởng của chi phí bán hàng + L (Cbh) =-(chi phí bán hàng1- chi phí bán hàng0) =-(8.291.094.142 -10.970.208.00) = +2.679.113.858 - ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp Do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 tăng so với năm 2004 + L (Cql) = - ( Chi phí quản lý doanh nghiệp1 - Chi phí quản lý doanh nghiệp0) = - ( 2,911,927,488 - 3.367.754.000) = + 455,826,512 đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.578.834.764 đồng góp phần làm tăng trực tiếp đến lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. Vậy ta có: + L = + 6.224.262.981 +550.113.590 - 7.629.782.709 +2.679.113.858 + 455.826.512 = +2.279.534.225 đồng. Năm 2006: + LN thuần từ HĐKD(2006) = 5.713.197.786 - 4.519.545.661 = +1.193.652.125 đồng Như vậy, Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2006 của Công ty tăng 1.193.652.125 đồng là do các yếu tố sau: - ảnh hưởng của doanh thu: Do doanh thunăm 2006 tăng so với năm 2005 + L (D) = Tổng doanh thu1 - Tổng doanh thu0 = 105.153.826.130 - 95.051.262.981 = 10.102.563.149 đồng Tổng doanh thu tăng 10.102.563.149 đồng làm tăng tực tiếp vào lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. +L(giảm trừ)= giảm trừ1 - giảm trừ0 +L(giảm trừ)= -(290.769.100 -256.922.980)= -33.846.120 - ảnh hưởng của giá vốn bán hàng: Do giá vốn bán hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 + L (Csx) = -( Giá vốn bán hàng1 - Giá vốn báng hàng0) = -( 86.275.361.344 - 79.071.772.709) = - 7.203.588.635 đồng Giá vốn bán hàng tăng 7.203.588.635 đồng làm giảm trực tiếp đến lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. - ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp Do chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 + L (Cql) = - ( Chi phí quản lý doanh nghiệp1 - Chi phí quản lý doanh nghiệp0) = - ( 3.118.749.020 - 2.911.927.488) = - 206.821.532 đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất lớn 299.345.962 đồng làm giảm mạnh trực tiếp đến lợi nhuận thuần từ HĐKD của Công ty. + L (Cbh) =-(chi phí bán hàng1- chi phí bán hàng0) =-(9.755.648.850- 8.291.094.142) = - 1.464.554.708 Vậy ta có: + L = + 10.102.563.149 - 33.846.536.149 -7.203.588.635 - 206.821.532 -1.464.554.708 = + 1.193.652.125 đồng Như vậy qua kết quả phân tích trên thì tình hình chi phí và lợi nhuận của công ty có xu hướng chưa được tốt: lợi nhuận thuần của Công ty năm 2005 tăng đồng tương ứng với 101,76% so với năm 2004, mặc dù tổng doanh thu trong năm tăng 7%. Và năm 2006, lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 1.193.652.125 đồng tương ứng với tăng 26,41%, mặc dù tổng doanh thu năm 2006 tăng rất lớn 10.102.563.149 đồng tương ứng với tốc độ 10,63%. Kết quả lợi nhuận của Công ty giảm xút như vậy là do tốc độ tăng giá vốn bán hàng cao hơn tốc độ tăng doanh thu. Từ những biến động của các chỉ tiêu trên làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên đáng kể so với các năm trước, chiếm 3,91% trong khi năm 2005 chỉ đạt 3,42 %. Tỷ lệ này vẫn rất thấp nhưng xu hướng này là một dấu hiệu khả quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên đây là phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì thông qua các báo cáo tài chính. Quá trình phân tích này cho ta một cái nhìn tổng quan về công tác quản lý tài chính cũng như tiềm lực tài chính hiện có của Công ty. Tuy nhiên để nắm bắt được cụ thể về qui mô, tính năng động và quá trình sinh lợi của các đối tượng của tài chính, ta cần đi vào phân tích chi tiết các tỷ số tài chính chủ yếu. 2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính: 2.2.2.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán trong hai năm qua, ta lập được bảng phân tích tình hình công nợ của Công ty như sau: Đơn vị tính: 1000 đồng Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình công nợ của công ty Sứ Thanh Trì. Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) I. Các khoản phải thu 30.589.407 32.230.104 1.640.696 5.36 1. Phải thu của khách hàng 22.575.084 23.703.839 1.128.754 4.53 2. Trả trước cho người bán 7.677.613 8.172.720 495.106 6.45 3. Thuế GTGT được khấu trừ 74.695 78.430 3.734 5.57 4. Phải thu khác 262.013 275.114 13.100 4.06 II. các khoản phải trả 62.249.075 61.687.944 -561.131 -0.90 1.Vay ngắn hạn 33.145.186 34.897.050 1.751.863 5.29 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 1.807.798 -1.807.798 3.Phải trả cho người bán 15.465.886 14.264.181 -1.201.705 -7.77 4.Người mua trả tiền trước 2.107.798 2.213.188 105.389 4.82 5.Thuế và các khoản phải nộp 4.320.926 5.586.973 1.266.046 29.30 6.Phải trả công nhân viên 1.150.895 1.208.440 57.544 5.08 7.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 2.715.903 2.326.699 -389.204 -14.33 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 1.534.677 1.191.411 -343.266 -22.37 Nguồn: trích báo cáo tài chính Qua bảng phân tích tình hình công nợ trong hai năm 2005 và 2006 của Công ty Sứ Thanh Trì ta thấy, các khoản phải thu năm sau tăng so với năm trước một lượng 1.640.696.000 đồng tương ứng tăng 5,36%. Trong khi đó, các khoản phải trả cũng giảm so với năm trước một lượng là 561.131.000 đồng tương ứng giảm 0,90%. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với tình hình công nợ của Công ty khi Công ty không tăng được lượng vốn chiếm dụng, mà bị chiếm dụng bởi khách hàng. Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ, ta cần phải so sánh khái quát sự biến động của khoản phải thu so với khoản phải trả qua các năm trước khi đi vào phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty. Ta có: Các khoản phải thu Hệ số khái quát = Các khoản phải trả Từ đó ta có bảng hệ số khái quát về tình hình công nợ trong ba năm gần đây của Công ty như sau: Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Ngày 31/12/2006 Các khoản phải thu (đ) 25.034.021.600 30.589.407.922 32.230.104.526 Các khoản phải trả (đ) 58.176.705.863 62.249.075.274 61.687.944.132 Hệ số khái quát 0,43 0,49 0,52 Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ của các khoản phải thu so với các khoản phải trả tăng dần theo các năm, điều này cho thấy chính sách bán hàng của công ty đã lỏng lẻo hơn, nhưng dây cũng là một chiêu bài mới, khi mà công ty có ý định tăng thị phần lên(thị phần hiên tại của công ty chiếm khoảng 13% thị trường Việt Nam) và song song với điều này công ty đã có dự án đầu tư thêm máy móc thiết bị. Để đánh giá ảnh hưởng của các khoản phải thu đến tình hình tài chính công ty ta Các khoản phải thu Tỷ trọng các khoản phải thu trong TSLĐ = x 100% Tổng số TSLĐ Từ đó ta có bảng tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản lưu động: Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Ngày 31/12/2006 Các khoản phải thu (đ) 25.034.021.600 30.589.407.922 32.230.104.526 Tài sản lưu động (đ) 67.823.943.833 76.395.830.891 76.923.792.146 Tỷ trọng (%) 37 40 42 Tỷ trọng này luôn ở mức quá cao so với đặc thù là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công sứ vệ sinh Tuy nhiên xu hướng tăng dần hệ số khái quát cũng như tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản lưu động là một dấu hiệu không tốt về tình hình công nợ của Công ty. Công ty cần có biện pháp không những làm giảm xu hướng này mà còn phải triển khai các chính sách bán hàng có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa... Tiếp theo để đánh giá tốc độ thu hồi các khoản phải thu hay tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của Công ty, ta phân tích hệ số vòng quay các khoản phải thu. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Trong đó, Các KPT đầu kỳ + Các KPT cuối kỳ Các KPT bình quân = 2 25.034.021.600 + 30.589.407.922 Các KPT bình quân (2005) = = 27.811.714.761 2 30.589.407.922 + 32.230.104.526 Các KPT bình quân (2006) = = 31.409.756.224 2 Từ đó ta có bảng sau: Năm 2005 Năm 2006 Các KPT bình quân (đ) 27.811.714.761 31.409.756.224 Doanh thu thuần (đ) 94.794.340.000 104.863.057.000 Vòng quay các KPT 3,4 3,33 Ta thấy, cũng do khoản phải thu lớn nên tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty không cao (hay số ngày thu tiền kéo dài), năm 2005 đạt 3,4 lần và năm 2006 đạt 3,33 lần. Điều này đồng nghĩa với tình hình quản lý và thu nợ của Công ty không tốt. Có thể chính sách bán hàng rộng rãi này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường của Công ty nhằm tăng doanh thu. Tuy nhiên doanh thu vẫn chỉ ở mức trung bình và làm cho Công ty không chủ động về vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi không thu hồi kịp nguồn vốn. Do trong năm 2006, trong khi các khoản phải thu tăng chậm thì doanh thu thuần tăng lên nhanh, nhưng tốc độ tăng các khoản phải thu nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống. Đây là một dấu hiệu xấu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này để nâng cao hơn nữa số vòng quay các khoản phải thu (hay rút ngắn số ngày thu tiền). Trên đây ta đã đi vào phân tích tình hình các khoản phải thu của Công ty trong ba năm qua để thấy được tình hình quản lý và thu nợ. Tiếp theo để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Công ty, ta tiến hành phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán. xem xét tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động của công ty: *Hệ số thanh toán ngắn hạn(Hệ số thanh toán hiện hành) Tài sản lưu động Hệ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tài sản lưu động 67.823.943.833 76.395.830.891 76.923.792.146 Nợ ngắn hạn 58.176.705.863 62.249.075.274 61.687.944.132 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,32 1,23 1,25 Theo kết quả trên thì năm 2004 và năm 2006 hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tốt. Vì hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty cho thấy, công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh hay công ty có 1,23 đồng (2005) và 1,25 đồng (2006) tài sản lưu động đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Thông thường khi tỷ số này nằm trong khoảng 1 đến 2 thì tình hình thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp được xem là hợp lý. Như vậy, qua bảng tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành của Công ty Sứ Thanh Trì trong ba năm qua ta thấy, khả năng thành toán ngắn hạn của Công ty là tốt. *Hệ số thanh toán nhanh(KN) Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tài sản lưu động 67.823.943.833 76.395.830.891 76.923.792.146 Hàng tồn kho 36.418.084.205 38.967.350.099 37.765.717.604 Nợ ngắn hạn 58.176.705.863 62.249.075.274 61.687.944.132 Hệ số thanh toán nhanh 0,49 0,60 0,63 Theo bảng tính trên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty trong ba năm đều nhỏ hơn 1( <1 ), có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpvL da.doc
  • docbia1.doc
  • docbia2.doc
  • docNX cua giao vien HD.doc
Tài liệu liên quan