Đồ án Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

I.1. Tài chính của doanh nghiệp thương mại

1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp thương mại

1.2. Nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp

1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp

1.3.1. Chức năng phân phối

1.3.2. Chức năng giám đốc

1.4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.5. Vốn và cấu thành vốn của doanh nghiệp

1.6. Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp

1.7. Phương pháp phân tích

1.8. Tài liệu để phân tích tình hình tài chính

I.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp

2.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

2.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

2.4. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn kinh doanh

Chương II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂYDỰNG HẢI PHÒNG

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

1.3.2. Các đơn vị trực thuộc của Công ty

1.4. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp

1.4.1. Số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động, định mức lao động

1.4.2. Thời gian sử dụng lao động

1.4.3. Tổng quỹ lương, lương bình quân của doanh nghiệp

1.4.4. Hình thức trả lương ở doanh nghiệp

1.4.5. Nhận xét và đánh giá

1.5. Tình hình vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp

1.5.1. Tình hình tài sản cố định

1.5.2. Khấu hao TSCĐ năm 2000

1.5.3. Nhận xét và đánh giá

1.6. Đặc điểm chung về thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty

1.6.1. Hoạt động xuất khẩu

1.6.2. Hoạt động nhập khẩu

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

1.1. Phân tích tình hình phân bổ tài sản

1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

1.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty

1.3.1. Phân tích tình hình công nợ

1.3.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ:

1.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:

1.4. Phân tích hiệu quả hoạt động SXKD và khả năng sinh lợi của vốn

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

IV.1. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ XÂY DỰNG HẢI PHÒNG

1.1. Về tài chính

1.2. Về tình hình thị trường thời gian tới

IV.2. MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

KẾT LUẬN

Phụ lục 01: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2000

Phụ lục 02: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích tình hình tài chính và một số định hướng nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.486 Bia Tiger chai nhỏ Két 400.700 472.775.000 650 77.475.000 Bia Bivina chai Két 119 10.658.000 28 2.776.000 Bia Bivina lon Thùng 169 19.544.000 54 7.236.000 Máy phun sơn Cái 1 55.000.000 1 55.000.000 Máy nén khí Cái 1 340.000.000 1 340.000.000 Máy phun áp lực Cái 1 210.000.000 1 210.000.000 Đất đèn Tấn 133 611.800.000 133 611.800.000 Hắc ín Tấn Cát M3 100 700 Giấy Tấn Xi măng Tấn Đá M3 Gang thỏi Tấn 394,02266 1.101.685.200 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Hình 1: Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty (mô hình trực tuyến chức năng ) Giám đốc Phòng Kế toán Tài vụ Phòng KH - Tổng hợp Phòng TC HC Phòng Xây dựng Phòng Kinh doanh XNK Trạm KD bia & đồ uống Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Trung tâm TMDV Đồ Sơn Trung tâm TMDVLKT Trung tâm TMDVTQT 1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: Bao gồm giám đốc và các phòng ban chức năng a, Ban giám đốc: Bao gồm giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng có chức năng nhiệm vụ sau: * Giám đốc (1 người): Phụ trách chung, quản lý toàn bộ Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ cụ thể như sau: - Kết hợp với phòng tổ chức hành chính phụ trách công tác lao động tiền lương. - Kết hợp với phòng kế toán tổng hợp phụ trách công tác kế hoạch vật tư, tiêu thụ sản phẩm. - Kết hợp với trưởng phòng kế toán tài vụ phụ trách công tác tài chính kế toán. - Kết hợp với phòng kinh doanh và xây dựng phụ trách công tác kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản. * Phó giám đốc kinh doanh (1 người): Có chức năng chính giúp cho giám đốc phụ trách các mặt sau. - Kết hợp với phòng kế hoạch tổng hợp phụ trách về kế hoạch vật tư và tiêu thụ. - Kết hợp với phòng tổ chức hành chính, ban bảo vệ phụ trách công tác hành chính quản trị và bảo vệ. * kế toán trưởng (1 người): Giúp việc cho giám đốc về các mặt công tác tài chính, kiểm tra, kiểm soát mọi thu chi của Công ty. b, Cơ cấu chức năng của các phòng ban chức năng: Gồm có 5 phòng, 1 ban * Phòng tổ chức hành chính (9 người): Tham mưu cho giám đốc các mặt công tác sau: - Tổ chức cán bộ lao động tiền lương. - Soạn thảo nội quy, quy chế quản lý, các quyết định công văn, chỉ thị của Công ty. - Điều động, tuyển dụng lao động. - Đào tạo nhân lực. - Bảo hộ lao động. - Giải quyết các chế độ chính sách. - Quản lý hồ sơ nhân sự. * Phòng kế hoạch tổng hợp (10 người): Giúp việc cho giám đốc về các mặt sau: - Kế hoạch tổng hợp ngắn hạn - Kế hoạch tổng hợp dài hạn - Kế hoạch tác nghiệp, điều độ sản xuất hàng ngày. - Kế hoạch giá thành - Kế hoạch cung ứng vật tư nguyên liệu - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. * Phòng Kinh doanh (15 người): Tham mưu giám đốc về các mặt công tác sau: - Kinh doanh các mặt hàng của Công ty - Phụ trách công việc tiếp thị, giới thiệu mặt hàng. - Vạch ra chiến lược kinh doanh cho Công ty - Tạo ra các mẫu mã bao bì cho sản phẩm - Tổ chức tìm kiếm nguồn hàng, thị trường tiêu thụ - Thực hiện các hợp đồng ký kết. * Phòng kế toán tài vụ (6 người): Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác sau: - Kế toán, thống kê, tài chính, lập các chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng, nội bộ; Theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty. Báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của Công ty. - Lập báo cáo chung cho Công ty, hướng dẫn kiểm tra về mặt chuyên môn đối với các cơ sở phụ thuộc, bảng kê kế toán các cơ sở trực thuộc phải thực hiện kế toán tương đối hoàn chỉnh theo sự phân cấp hạch toán của Công ty như chi phí sản xuất tính giá thành. * Phòng Xây dựng (8 người): Tham mưu giám đốc về các mặt công tác thực hiện kiến thiết xây dựng cơ sở hạ tầng kế hoạch xây dựng sửa chữa nhỏ. * Ban bảo vệ (2 người): Giúp việc cho Công ty về các mặt công tác, thực hiện nghĩa vụ quân sự và công tác bảo vệ tài sản nội bộ. 1.3.2. Các đơn vị trực thuộc của Công ty: 1, Trung tâm Thương mại dịch vụ Trần Quốc Toản - Trụ sở: 45 Lạch Tray - Ngô Quyền - Hải Phòng - Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Là đơn vị làm đại lý cho nhà máy thuốc lá Thanh Hoá và đồng thời cũng tham gia công tác kinh doanh. 2, Trung tâm Thương mại dịch vụ Lương Khánh Thiện - Trụ sở: 90 Lương Khánh Thiện - Ngô Quyền - Hải Phòng - Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Kinh doanh vật tư và tham gia nhập khẩu. 3, Trung tâm Thương mại dịch vụ Đồ Sơn - Trụ sở: Phường Ngọc Hải - Thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng - Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Tham gia cùng với các đơn vị và phục vụ tham quan du lịch. 4, Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp - Trụ sở: 82 đường Ngô Gia Tự - Ngô Quyền - Hải Phòng - Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Sản xuất các loại đồ gỗ, trang trí nội thất, xây dựng dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng và chất đốt. 5, Trạm kinh doanh bia và đồ uống - Trụ sở: 90 Lương Khánh Thiện - Ngô Quyền - Hải Phòng - Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Kinh doanh bia và các loại nước giải khát. 1.4. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 1.4.1. Số lượng lao động, thời gian sử dụng lao động, định mức lao động Nhân lực của Công ty biến động theo từng thời kỳ trong năm, thường thường trong một năm vào những tháng cao điểm mặt hàng sản phẩm được tiêu thụ mạnh thì nhân lực tại các phân xưởng, phòng ban sẽ được tăng thêm. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên đang làm việc ở Công ty tính đến ngày 31/12/2000 là 129 người. Trong đó nữ chiếm 40 người. Lực lượng Công ty được phân bổ như sau: - Giám đốc: 01 - Phó giám đốc: 01 - Phòng kế toán tài vụ: 06 - Phòng kế hoạch tổng hợp: 10 - Phòng tổ chức hàng chính: 09 - Phòng kinh doanh : 15 - Phòng xây dựng: 08 - Phòng xuất nhập khẩu: 01 - Phòng thanh tra kiểm toán: 01 - Kế toán trưởng: 01 - Ban bảo vệ: 02 - Trung tâm dịch vụ thương mại Lương Khánh Thiện: 08 - Trung tâm dịch vụ thương mại Đồ Sơn: 16 - Trung tâm dịch vụ thương mại Trần Quốc Toản: 30 - Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp: 09 - Trạm kinh doanh bia và nước uống: 05 - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 03 - Hợp đồng lao động: 05 Hiện nay, biên chế của Công ty: 52 người, chiếm 11,25% cán bộ công nhân viên của Công ty gồm các phòng ban. Lực lượng biên chế chủ yếu là cán bộ lâu năm của Công ty nay đã gần đến tuổi về hưu. Bảng 3: Sau đây là bảng thống kê lao động theo độ tuổi Danh mục Tổng số > 55 51-54 44-50 41-45 36-40 <36 Cán bộ lãnh đạo và quản lý 3 1 1 1 Trên đại học 1 1 7 Đại học và cao đẳng 25 1 5 10 6 5 13 Trung học 57 1 4 12 8 20 12 Công nhân kỹ thuật 30 2 2 15 12 32 22 Công nhân công nghệ 22 2 17 32 24 18 47 Tổng số 138 8 28 69 51 82 84 Qua bảng trên ta thấy được khả năng làm việc của toàn Công ty căn cứ vào độ tuổi từ 55 trở xuống, số lao động công nghệ là thế hệ trẻ, lao động dưới 36 tuổi chiếm đa số. Đây cũng là một bước trẻ hoá lao động của Công ty, trước đây Công ty chưa thực sự chú ý đến vấn đề này. Trong những năm gần đây chỉ số cán bộ có bằng cấp cao: Đại học, thạc sĩ, cao đẳng tuy vậy tăng lên rõ rệt. Hiện nay Công ty có một thạc sĩ là giám đốc Công ty, các trưởng phó phòng ban đều có bằng đại học, quản đốc, nhân viên nghiệp vụ chính đều có bằng cấp đại học, cao đẳng, các nhân viên có chí hướng, có khả năng đều được Công ty ưu tiên đào tạo. Sau đây là con số của sự phát triển nhân lực của Công ty. Năm 1998 có 150 lao động thì có 25 trình độ đại học, chiếm 7% Năm 1999 có 154 lao động thì có 26 trình độ đại học, chiếm 7,1% Năm 2000 có 130 lao động thì có 26 trình độ đại học, chiếm 8,52% 1.4.2. Thời gian sử dụng lao động: Số lao động trong Công ty được bố trí rất hợp lý tại các phòng ban không có lao động thừa, số lao động biến động thường là số lao động ký hợp đồng ngắn hạn với Công ty. Thời gian làm việc bình quân ngày là 7h30’, bình quân tháng là 22,8 ngày. 1.4.3. Tổng quỹ lương, lương bình quân của doanh nghiệp: Tổng quỹ lương là toàn bộ số tiền mà Công ty trả cho cán bộ công nhân viên trong một thời kỳ nào đó. a, Các thành phần trong tổng quỹ lương - Lương chính chiếm 70% tổng quỹ lương - Lương phụ chiếm 30%. - Lương trả thêm giờ + Ngày thường bằng 1/5 lần + Ngày lễ bằng 2 lần - Cách xác định tổng quỹ lương: Lấy từ phần % của doanh thu. b, Phương thức trả công lao động: Trả công lao động theo sản phẩm. Các mức lương này bằng lương cơ bản nhân với một hệ số theo tỷ lệ sản phẩm làm được. Tổng quỹ lương được quyết toán theo các năm 1998 - 1999 - 2000 - Năm 1998: 756.896,75 - Năm 1999: 475.284,68 - Năm 2000: 43.853,41 Năm 1998 có biến động lớn so với năm 1999 do đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm biến động nhiều nên quỹ lương tăng. Sang năm 1999 - 2000 đơn giá sản phẩm tuy có tăng nhưng cơ cấu sản phẩm biến đổi nên quỹ tiền lương giảm xuống. Nhìn chung tiêu hao lao động cho một đơn vị sản phẩm giữ tương đối ổn định. Lương bình quân các năm như sau: - Năm 1998: 350.000đ/tháng - Năm 1999: 380.000đ/tháng - Năm 2000: 450.000đ/tháng Mức dao động tiền lương trong khoảng từ 250.000đ đến 500.000đ/tháng. Ngoài tiền lương công nhân còn được hưởng thêm các khoản tiền thưởng gồm: Thưởng sáng kiến kỹ thuật, thưởng làm thêm ca, trong những dịp tiêu thụ sản phẩm cao, phụ cấp gồm hoàn cảnh gia đình, ốm đau, nghỉ làm do sự cố. 1.4.4. Hình thức trả lương ở doanh nghiệp: Việc trả lương được căn cứ vào phân loại lao động. Lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Việc tính lương được căn cứ vào bảng chấm công. Năng suất của từng cá nhân, bảng bình xét phân loại lao động (loại A, B, C) do thống kê phân xưởng thu thập. Sau đó chuyển lên phòng tài vụ kế toán tính lương xong được kế toán trưởng kiểm tra và được chuyển sang giám đốc duyệt. Công ty thanh toán làm hai lần trong một tháng, kỳ tạm ứng vào ngày 15 và thanh toán vào ngày 2 tháng sau. a, Trả lương theo thời gian: - Công ty trả lương theo thời gian cho cán bộ công nhân viên làm trực tiếp tại Công ty theo ngày. Ltg = Ttt x L ngày Ttt : Số ngày công thực tế làm trong ngày b, Trả lương theo sản phẩm - Được áp dụng đối với bộ phận kinh doanh bán hàng Lsp = Số sản phẩm bán được x % của doanh thu c, Cách xây dựng đơn giá tiền lương VKH = Sản lượng sản phẩm x TSP x VSP Trong đó: TSP = TCN + TPV + TQL VSP = (TCN x CBCNV x TPV x CBCNV x TQL ) d, Các hình thức phân phối tiền lương Quỹ lương trong Công ty hàng năm được phân phối như sau: - Trích 10 - 12% trên tổng quỹ lương thực hiện để dự phòng cho năm sau - Trích 8% để thưởng cho cán bộ công nhân viên chức từ quỹ lương. + Thưởng cho cán bộ công nhân viên mở thị trường tiêu thụ + Thưởng cho cá nhân, tập thể lao động giỏi cấp cơ sở. + Khuyến khích phong trào thi thợ giỏi. - Còn lại 80 - 82% tổng quỹ lương thực hiện được trả cho lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian, học tập, hội họp. * Hệ số trách nhiệm: - Giám đốc Công ty : 4,8 - Phó giám đốc : 3,45 - Kế toán trưởng : 2,7 - Trưởng phòng : 2,2 - Phó phòng : 1,7 - Cán sự đầu ngành : 1,5 - CBNV phòng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán có trình độ cao đẳng đại học được bố trí làm việc đúng nghề: 1,2 - Cán bộ nhân viên văn phòng: 1 - Bảo vệ, tạp vụ : 0,95 e, Cách xác định mức lương bình quân Lương bình quân của Công ty = Tổng tiền lương được phân phối/tháng Lao động bình quân được hưởng lương /tháng * Lương gián tiếp được tính: Tiền lương gián tiếp phục vụ cơ quan = Tiền lương cơ bản được xếp và được tính + Tiền lương BQ của Công ty x Hệ số trách nhiệm x Hệ số phân phối lại x Hệ số phụ cấp * Xác định đơn giá lương bình quân Đơn giá bình quân = Tổng tiền lương được phân phối/tháng Tổng số sản phẩm trong tổ/tháng Bản thân người lao động được lĩnh lương phải nộp các khoản sau: - Bảo hiểm xã hội = 5% lương cơ bản và phụ cấp - Bảo hiểm y tế = 1% lương cơ bản và phụ cấp - Kinh phí công đoàn = 1% lương cơ bản và phụ cấp Công ty phải bù thêm cho người lao động phải nộp. Trong đó: + 8% nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để trợ cấp hưu trí cho người lao động tại địa phương. + 2% trợ cấp cho công nhân viên. + 5% để chi trả cho công nhân trực tiếp làm việc bị tai nạn lao động. + Hệ số lương được hưởng theo cấp bậc, trình độ. + Chất lượng lao động là loại A (Loại B = 80% của A, Loại C = 60% của A) - Tổng số lương trong tháng là : 423.600đ - Tạm ứng kỳ I : 200.000đ - Nộp BHXH : 19.500đ - Nộp BHYT : 4.500đ - Lĩnh kỳ II : 205.000d * Lao động trực tiếp được hưởng lương theo công đoạn - Lương của cán bộ, công nhân viên ở các phòng ban trên Công ty được thực hiện như thang lương Nhà nước quy định (chế độ lương mới). - Dưới các trung tâm, các xí nghiệp và đội, đối với các bộ phận quản lý cũng thực hiện như thang lương trên Công ty, còn bộ phận kinh doanh trực tiếp ở các quầy hàng thực hiện lương khoán. 1.4.5. Nhận xét và đánh giá: Qua những số liệu trên cho ta thấy tình hình lao động tiền lương của Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng tương đối được hoàn thiện. Tuy nhiên còn một số điểm mà Công ty cần phải khắc phục đó là phải tìm kiếm những người trẻ tuổi có chuyên môn và đạo đức tốt để đề bạt thay thế lực lượng cán bộ lâu năm của Công ty đã gần đến tuổi về hưu đào tạo những người có chí hướng, có khả năng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty đó cũng là bước trẻ hoá lao động của Công ty. Còn vấn đề về tiền lương và tiền thưởng thì Công ty đã trả lương theo phân loại lao động. Lương bình quân của một người dao động từ 250.000đ - 500.000đ/tháng. Ngoài ra Công ty còn cho cán bộ công nhân viên được hưởng thêm tiền thưởng cho các sáng kiến, làm thêm. Bản thân người lao động đều được Công ty mua cho BHXH, BHYT điều đó cho thấy Công ty đã thực sự quan tâm đến người lao động, đến những thu nhập của họ giúp người lao động cải thiện cuộc sống gia đình, nâng cao hiệu quả làm việc. 1.5. Tình hình vật tư, TSCĐ của doanh nghiệp: 1.5.1. Tình hình tài sản cố định: Bảng 4: Tình hình tài sản ở Công ty TT Tên tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại I Nhà cửa vật kiến trúc 816170475 372740538 444429937 1 Nhà làm việc 902KT 134295000 22119800 112175200 2 Nhà sản xuất Cát Bi 193374000 136582576 56791424 3 Nhà bán hàng 45LT 60777000 37043000 23734000 4 TS nhận bàn giao Đồ sơn 427724475 176995162 250729313 II Máy móc thiết bị 728000000 289640000 438360000 1 Máy xúc KATO 355000000 136970000 218030000 2 Máy xúc SOLA 373000000 152670000 220330000 III Phương tiện vận tải 511444600 135639600 375805000 1 Ô tô tải nhẹ (Công ty) 60083100 18475000 51256000 2 Ô tô tải nhẹ (Đồ Sơn) 72506385 31806362 35794000 3 Ô tô tải nhẹ (TQT) 56475000 12795630 31750925 4 Ô tô tải 1,2T (TQT) 78350000 46534208 26744000 5 Ôtô 4 chỗ TOYOTA (C.ty) 234140000 112658000 125628347 6 Xe máy Cus 70cc 17868000 10329000 6828000 IV Dụng cụ quản lý 9946728 16875430 78865370 1 Máy FAX 6085000 2351000 35795630 2 Tủ bảo quản sữa 350040000 15634000 39850000 3 Máy điện thoại 6015000 2150000 3250000 4 Máy vi tính (TCTH) 16260000 11550000 4790850 5 Điện thoại di động 6500000 3500000 3000000 6 Máy điều hoà 7960000 4600000 3860000 7 Máy vi tính (PXNH) 14418000 10750000 3918720 * Tình hình sử dụng TSCĐ TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại lại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Để phân tích tình hình tăng, giảm và đổi mới TSCĐ cần tính và phân tích các chỉ tiêu: a, Hệ số tăng TSCĐ: Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Giá trị TSCĐ bq dùng vào SXKD trong kỳ Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ bao gồm: cả những TSCĐ cũ thuộc nơi khác điều đến. b, Hệ số giảm TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Giá trị TSCĐ bq dùng vào SXKD trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ bao gồm những TSCĐ hết hạn sử dụng, đã thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng, được điều động đi nơi khác bao gồm phần khấu hao. c, Hệ số đổi mới TSCĐ Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ (kể cả chi phí hiện đại hoá) Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ d, Hệ số TSCĐ loại bỏ: Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và dẫn đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Nghĩa là sử dụng càng khẩn trương bao nhiêu thì trình độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu. Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm mục đích của việc trang bị TSCĐ trong các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chính là kết quả của việc cải tiến tổ chức lao động và tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh kết cấu TSCĐ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Giá trị sản lượng mặt hàng Nguyên giá bình quân của TSCĐ 1.5.2. Khấu hao TSCĐ năm 2000: Trong quá trình đầu tư và sử dụng dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như những tiến độ của KH-KT, tài sản cố định bị hao mòn dần. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ người ta tiến hành tính KH bằng cách chuyển một phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm. Bảng 5: Khấu hao TSCĐ ở Công ty TT Diễn giải Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (năm) Thời gian tính khấu hao (tháng) Số tiền khấu hao A TSCĐ đến 31/12/1999 I Nhà cửa vật kiến trúc 814910475 1 Nhà bán hàng Lạch Tray 60777000 10 12 3792000 2 Nhà làm việc Công ty 134295000 34 12 8164000 3 Nhà sản xuất Cát Bà 192114000 12 12 8050500 4 Nhà cửa, tài sản khu vực Đồ Sơn 427724475 25 12 130991082 II Phương tiện vận chuyển đi lại 1247422485 21462833 1 Ô tô 4 chỗ ngồi TOYOTA 234140000 10 12 17868000 2 Máy Cus 70 17868000 8 12 44375000 3 Xe xúc ka to 355000000 8 12 46625000 4 Máy xúc sam sung 373000000 10 12 7250639 5 Ô tô tải nhẹ 0,55T (Đồ Sơn) 72506385 10 12 6008310 6 Ô tô tải nhẹ 0,55T (Công ty) 60083100 10 12 56475000 7 Ô tô tải nhẹ 0,55T (TQT) 56475000 10 12 7835000 8 Ô tô tải nhẹ 0,55T (TQT) 78350000 10 12 7835000 III Dụng cụ quản lý 99467280 10943499 1 Điện thoại di động 660000000 10 12 660000 2 Máy điều hoà nhiệt độ 7960000 9 12 398000 3 Máy điện thoại 6015000 7 12 602000 4 Máy Fax 6085000 10 12 869286 5 Tự bảo quản sữa, tủ kem (4 cái) 35804000 15 12 3079000 6 Máy vi tính, máy in (phòng TCHC) 16120000 6 12 1079667 7 Máy vi tính, máy in phần mềm KT 21063280 6 12 3510547 B TSCĐ tăng năm 2000 283429076 13545852 1 Máy vi tính, máy in (PKKXNK) 14418701 6 9 1802338 2 Sửa chữa nâng cấp nhà Cát Bi 245160374 20 9 9193514 3 Xe máy Dream II 23850000 5 9 2550000 C Số khấu hao phải tính năm 2000 188206633 I Các đơn vị nộp hàng tháng 17980700 II TT-TM TQT đã trích 14800000 III Số khấu hao tạm trích 105000000 IV Số khấu hao phải tính tiếp 50425933 Trước kia để tính khấu hao tài sản cố định Công ty sử dụng phương pháp tuyến tính. Dựa vào nguyên giá tỷ lệ KH hàng năm. Nhưng hiện nay Công ty đã tính khấu hao hàng tháng căn cứ vào thời gian sử dụng và nguyên giá TSCĐ. Mức khấu hao TSCĐ 1 tháng = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng (năm) x 12 Để theo dõi tình hình biến động TSCĐ kế toán sử dụng tài khoản 214 và tài khoản ngoài bảng 009 kế toán không mở bảng tính và phân bổ khấu hao mà căn cứ vào số khấu hao ở trên bảng tài sản cố định của Công ty để tính mức khấu hao đấy của Công ty. Tổng khấu hao TSCĐ trong tháng = Số khấu hao tháng trước + Số khấu hao TSCĐ tăng tháng trước - Số khấu hao TSCĐ giảm tháng trước Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, tình hình TSCĐ của Công ty thường ít biến động nên kế toán không mở bảng tính KH. 1.5.3. Nhận xét và đánh giá: - Tình hình TSCĐ của Công ty tương đối tốt, sang năm 2000 Công ty đã cho thay đổi một số tài sản để tăng hiệu quả kinh doanh như: trang bị cho phòng kinh doanh xuất nhập khẩu máy tính, sửa chữa nâng cấp nhà Cát Bi điều đó đã cải thiện được tầm vóc của Công ty đối với xu hướng hoà nhập chung vào thương mại quốc tế. - Tuy nhiên còn một số hạn chế của Công ty cần phải khắc phục đó là cần phải thay đổi một số máy móc, phương tiện đã cũ, các trung tâm đại lý cần phải được nâng cấp, hệ thống thông tin phải được trang bị hiện đại để có thể giúp cho cán bộ công nhân viên làm hết khả năng tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty. 1.6. Đặc điểm chung về thị trường và mặt hàng kinh doanh của Công ty: Ngay từ khi mới được thành lập Công ty Thương mại dịch vụ và xây dựng Hải Phòng đã được thành phố và Sở Thương mại giao cho chức năng xuất nhập khẩu đa dạng hoá các mặt hàng. Đây là một trong những thế mạnh của Công ty bởi vào lúc đó hầu hết các đơn vị khác chỉ được phép xuất khẩu chuyên doanh một mặt hàng. Nhờ thế phạm vi hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng trong cả nước cũng như nước ngoài. Những năm gần đây do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và những biến động của nền kinh tế thế giới. Công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Bằng nỗ lực của các thành viên và sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, các bạn hàng trong và ngoài nước, Công ty đã xác định được hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, tổ chức thực hiện linh hoạt và sáng tạo các phương thức bán hàng, giao nhận và thanh toán, nhạy bén tìm hiểu và thu hút thị trường trong và ngoài nước, có thêm nhiều mặt hàng, bạn hàng mới. Đồng thời hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty có nhiều biến chuyển. 1.6.1. Hoạt động xuất khẩu: Theo kịp xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu cả nước, kim ngạch xuất khẩu của Công ty những năm gần đây tăng nhanh. Tuy chưa đạt bằng nhập khẩu nhưng mức độ chênh lệch giữa kim ngạch nhập khẩu không còn lớn nữa, có năm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 60% tổng kim ngạch XNK của Công ty. Nhưng mặt khác Công ty cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn mới. Chính sách của Nhà nước về xuất khẩu tập trung, xuất khẩu đầu mối với nhiều mặt hàng lớn đồng thời với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong nước doanh nghiệp nước ngoài dồi dào về tiềm lực tài chính gây nên sự cạnh tranh gay gắt về các nguồn cung ứng hàng hoá cho Công ty. Hơn nữa sự mất giá đồng tiền so với USD và khủng hoảng kinh tế của các nước ASEAN và một loạt các nước khác trên thế giới làm cho hàng xuất của Công ty mất sức cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ vì đó là thị trường chính của Công ty. Ngoài ra do các chi phí liên quan đến hoạt động xuất khẩu tăng nhiều như bao bì, phí vận chuyển nội địa ... buộc Công ty phải có những cải tiến mới. Bám sát chủ trương của Nhà nước, Công ty tập trung xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh của nước ta, xâm nhập và tạo chỗ đứng cho hàng xí nghiệp ở những thị trường mới. Một mặt Công ty hỗ trợ cho sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung ứng kịp thời và đầy đủ (điều này cũng giúp tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho nhân dân), mặt khác tìm nguồn khách hàng hoặc nhập khẩu các mặt hàng tạm nhập tái xuất để đưa vào gia công. Danh mục mặt hàng xuất khẩu (hoặc tái xuất do Công ty làm tự kinh doanh hoặc uỷ thác ngày càng nhiều, càng phong phú, tập trung vào một số loại sau: + Các mặt hàng nông sản: Hiện nay các mặt hàng này đang được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên vài năm trở lại đây Công ty rất chú ý phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường cho mặt hàng này. sản phẩm nông sản xuất chủ yếu là lạc nhân và cà phê. Từ những năm 1992, 1993 trở về trước, công việc khai thác nguồn hàng trong nước của Công ty rất hạn chế nên chủ yếu chỉ là xuất uỷ thác cho các địa phương, các tỉnh, huyện để lấy 1% hoa hồng trên giá xuất theo quy định của Nhà nước. Nhưng sau những năm đó Công ty đã có nhiều cố gắng tìm nguồn hàng, đưa cán bộ đến tận nơi thu mua của người sản xuất đồng thời còn dám hỗ trợ vốn cho sản xuất nhằm tạo nguồn cung ứng ổn định, lâu dài và tin tưởng lẫn nhau. Đây là biện pháp của Công ty thực hiện nhằm tiến tới xuất khẩu tự doanh giành quyền chủ động cho mình và tăng được lợi nhuận. Tuy nhiên, mặc dù hàng lạc nhân xuất sang các nước châu Á nhiều nhưng chất lượng lạc so với các nước khác kém nhiều, nhất là đối với Thái Lan. Tìm hiểu kỹ hơn ta thấy rằng đó là do hạt lạc của ta không đều, loại lạc vỏ đỏ nhiều trong khi nhu cầu 1 số nước lại thích loại lạc trắng. Chính vì vậy, Công ty đã mạnh dạn giúp vốn cho nhiều hộ nông dân để họ có khả năng canh tác, nâng cao chất lượng lạc nhân đồng thời tạo được uy tín tốt cho Công ty. Đối với mặt hàng cà phê mấy năm nay biến động rất nhiều và giá trên thị trường thay đổi liên tục. Sự cạnh tranh ngày càng nhiều vì mặt hàng này đang được nhiều đơn vị kinh doanh chú ý đến. Nước ta đã được biết đến như là một trong những quốc gia hàng đầu trong xuất khẩu cà phê nên việc sơ chế và phân loại cà phê cũng được chú ý. Ngoài ra Công ty còn để ý tìm kiếm, mở rộng nguồn hàng bởi đầu ra cho mặt hàng này ngày càng tăng trong khi thị trường trong nước cạnh tranh rất quyết liệt. Các mặt hàng khác như kén sắn, hạt tiêu ... cũng đang được Công ty chú ý mở rộng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước. Do có nhiều cố gắng thúc đẩy sản xuất hàng nông sản hướng về xuất khẩu nên từ năm 1996 đến nay sản lượng hàng nông sản xuất khẩu tăng lên trông thấy. Dự kiến năm 2000 Công ty sẽ chú trọng tăng xuất khẩu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (10).DOC
Tài liệu liên quan