Đồ án Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty điện lực Ba Đình

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 4

I.1-Quá trình hình thành và phát triển của Doanh Nghiệp 4

I.1.1.Tên, địa chỉ của doanh nghiệp 4

I.1.2-Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 4

I.2-Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 5

I.3-Quy trình công nghệ kinh doanh điện năng của Doanh Nghiệp 6

I.4-Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp 7

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10

II.1-Khái niệm tài chính doanh nghiệp 10

II.2-Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 10

II.3-Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 13

II.3.1-Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 13

II.3.2-Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh 15

II.3.3-Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16

II.3.4-Phân tích tình hình tài chính qua các chỉ số tài chính 17

II.4-Nguồn số liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp 25

II.5-Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 27

PHẦN III: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH 29

III.1-phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các BCTC 29

III.1.1-Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn qua bảng CĐKT: 29

III.1.2-Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 30

III.1.3-Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn sử dụng trong mọi hoạt động 32

III.1.4-Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kd của công ty 34

III.3-Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ 39

III.4- phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 40

III.3.3.3-Phân tích khả năng thanh toán của công ty 40

III.3.3.4-Phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả 42

III.3.3.5-Phân tích khả năng hoạt động 43

III.3.3.6-Phân tích khả năng quản lý nợ 44

III.3.3.7-Phân tích khả năng sinh lợi 44

PHẦN IV : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 50

IV.1-nhận xét về tình hình tài chính của công ty 50

IV.1.1- Ưu điểm và nhược điểm 50

IV.1.2-Thách thức và khó khăn 51

IV.1.2-Nhận xét tình hình tài chính của công ty 52

IV.2-Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của điện lực Ba Đình 52

IV.2.1-Biện pháp thúc đẩy gia tăng doanh thu 52

VI.2.2-Biện pháp gia tăng lợi nhuận 55

IV.2.3-Quản lý hàng tồn kho 59

IV.2.4-Tác động tổng hợp của các biện pháp 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty điện lực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay thế liên hoàn được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Việc xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu được quy định như sau: -Nhân tố số lương thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, số lượng..tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn thì sử dụng phương pháp tích phân, vi phân cho phương pháp này. Phương pháp liên hệ cân đối: Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính: phân tích sự vận động của hàng hoá, vật tư, nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại.. Ngoài các phương pháp phân tích trên còn có một số phương pháp phân tích như: -Phương pháp đồ thị -Phương pháp phân tổ -Phương pháp so sánh tương quan -Các phương pháp toán học ứng dụng khác.. PHẦN III PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BA ĐÌNH III.1-PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC BCTC III.1.1-Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn qua bảng CĐKT: Bảng III.1:bảng cân đối kế toán thu gọn của công ty trong năm 2003 TÀI SẢN (2003) NGUỒN VỐN (2003) Tài sản lưu động 31.450.304.290 Nợ ngắn hạn 84.962.321.585 Tài sản cố định 81.397.156.779 Nợ dài hạn +Vốn chủ sở hữu 22.064.212.089 Bảng III.2: bảng cân đối kế toán thu gọn của công ty trong năm 2004 TÀI SẢN (2004) NGUỒN VỐN (2004) Tài sản lưu động 35.043.987.782 Nợ ngắn hạn 92.088.816.608 Tài sản cố định 105.885.992.304 Nợ dài hạn +Vốn chủ sở hữu 48.495.382.078 Nhận xét: qua bảng cân đối kế toán 2003, 2004 ta thấy công ty điện lực Ba Đình chưa giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Có tình trạng công ty sử dụng phần lớn nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Mặc dù nguồn vốn ngắn hạn có thể chiếm dụng được một cách hợp pháp và chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Tuy nhiên, chu kỳ luân chuyển của tài sản dài hạn khác với chu kỳ thanh toán, do đó có thể dẫn đến những sai phạm nguyên tắc tín dụng, làm mất uy tín của công ty đối với những chủ nợ ngắn hạn, những nhà cung cấp,.. Qua tìm hiểu các khoản mục trong phần nợ ngắn hạn có thể thấy khoản chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn của công ty điện lực Ba Đình là khoản mục “phải trả nội bộ”. Đây là tài khoản vãng lai của công ty với tổng công ty điện lực Hà Nội. Những khoản trong khoản mục này chủ yếu là doanh số tiền điện mà công ty thu được trong quá trình kinh doanh điện năng của mình và các khoản khấu hao tài sản cố định phải nộp về công ty. Tuy đây là một nguồn vốn lớn có thể sử dụng và không mất chi phí sử dụng vốn nhưng công ty lại phải nộp bất cứ lúc nào nếu tổng công ty có chỉ thị nộp. Do đó nếu dùng tài khoản này để tài trợ cho tài sản cố định là một điều hết sức bất cập. III.1.2-Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Bảng III.3: phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu 2002 2003 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 TSLĐ & ĐTNH 23,054,002,648 21.63 35,043,987,782 24.93 11,989,985,134 52.01 4.59 Tiền 1,650,288,289 1.55 1,042,031,251 0.74 -608,257,038 -36.86 -0.81 Các khoản phảI thu 17,030,173,818 15.98 29,515,706,677 21.00 12,485,532,859 73.31 5.01 Hàng tồn kho 2,012,801,173 1.89 2,137,731,549 1.52 124,930,376 6.21 -0.37 TSLĐ khác 2,360,739,368 2.22 2,348,518,305 1.67 -12,221,063 -0.52 -2.53 TSCĐ & ĐTDH 83,511,289,430 78.37 105,885,992,304 75.32 22,374,702,874 26.79 -1.06 TSCĐ 79,013,734,020 74.15 100,243,212,005 71.30 21,229,477,985 26.87 -2.84 Chi phí XDCBDD 2,383,422,759 2.24 3,255,651,489 2.32 872,228,730 36.60 0.08 Tổng TS 106,565,292,078 100.00 140,584,198,671 100.00 34,018,906,593 31.92 0.00 Qua bảng tính toán ta thấy tất cả các loại tài sản đều biến động, trong đó tài sản lưu động khác là biến động ít nhất. Trong cơ cấu tài sản của công ty năm 2004, tài sản lưu động có vẻ thay đổi nhiều nhất với tỷ lệ thay đổi là 52,01 %, tỷ trọng của tài sản lưu động trong cơ cấu tài sản tăng 4,59%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng các khoản phải thu tăng với tỷ lệ 73,31%, tỷ trọng của các khoản phải thu tăng là 5,01%. Do đó mặc dù các tài sản lưu động khác có xu hướng giảm tỷ trọng của chúng trong cơ cấu tài sản nhưng tài sản lưu động của công ty vẫn tăng với tỷ trọng lớn hơn tài sản cố định. Công ty cần phải chú ý hơn trong việc quản lý các khoản phải thu của mình. Theo các báo cáo kiểm kê thì các khoản nợ khó đòi của công ty đến cuối năm 2004 là hơn 600 triệu VNĐ, mặc dù trong tháng 2 năm 2005 vừa qua công ty đã tiến hành trích lập dự phòng. Tuy nhiên công ty vẫn cần chú ý hơn trong công tác thu nợ của mình. Tài sản cố định của công ty trong năm 2004 cũng tăng với nguyên giá là hơn 20 tỷ VNĐ tương đương với 26,79%. Điều này chứng tỏ việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật được công ty rất chú trọng. Nó cũng thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của công ty. Tỷ trọng này tăng cũng chứng tỏ năng lực sản xuất của công ty hay nói đúng hơn là năng lực cung cấp dịch vụ về điện của công ty ngày càng tăng. Mặc dù tỷ trọng của nó trong cơ cấu tài sản giảm –1,06% nhưng đây vẫn là một dấu hiệu tích cực của công ty. Bảng III.4:phân tích cơ cấu nguồn vốn: Chỉ tiêu 2002 2003 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 Nợ ngắn hạn 845,010,790,990 79.30 92,088,816,608 65.50 7,587,736,618 8.98 -13.79 Nợ dài hạn 414,317,550 0.39 1,638,396,296 1.17 1,224,078,746 295.44 0.78 Nợ khác 46,924,045 0.04 637,245,307 0.45 590,321,262 1,258.04 0.41 Nguồn vốn CSH 21,602,970,493 20.27 46,219,740,460 32.88 24,616,769,967 113.95 12.60 Cơ cấu nguồn vốn cũng có nhiều biến đổi. Tất cả các thành phần của nguồn vốn đều tăng, trừ tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong cơ cấu nguồn vốn giảm -13,8%. Điều này là điều đáng mừng vì nó thể hiện công ty đã chú ý hơn trong việc cân đối tỷ trọng các loại nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2004 tăng mạnh với tỷ lệ tăng 113,95%, tỷ trọng trong cơ cấu vốn là 12,6%. Nhờ sự tăng mạnh của nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn mà khả năng tự tài trợ của công ty lớn hơn. Điều này thể hiện khả năng độc lập hơn của công ty về mặt tài chính. Đối ngược với tỷ suất tự tài trợ của công ty chính là tỷ số nợ. Tỷ suất tự tài trợ tăng lên cũng đồng nghĩa với việc tỷ số nợ giảm xuống. Điều này là một điều đáng mừng hay đáng lo ? Về phía các chủ nợ thì họ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì nó đảm bảo cho họ khi công ty bị phá sản. Vậy các chủ doanh nghiêp thì sao ? Trước hết nếu tỷ số nợ thấp thì mức độ an toàn tài chính cao, doanh nghiệp sẽ ít bị thua lỗ trong nền kinh tế suy thoái. Tuy nhiên tỷ số nợ cao lại mang lại một hệ quả là: nếu công ty có lợi nhuận trong kỳ thì công ty sẽ có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỏ hữu sẽ càng cao hơn, do đó nếu tỷ số nợ giảm thì mức lợi nhuận sẽ gia tăng chậm trong nền kinh tế phát triển và gây ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn. III.1.3-Phân tích tình hình sử dụng vốn và nguồn sử dụng trong mọi hoạt động Bảng III.5: tinh hình sử dụng vốn và nguồn vốn sử dụng Năm 2004 Nguồn sử dụng Tỷ trọng 1,64 5,73 20,45 3,3 1,59 66,35 Lượng 608.257.038 2.126.353.714 7.587.736.610 1.224.078.746 590.321.262 24.616.769.967 37.099.298.752 Sử dụng vốn Tỷ trọng 33,65 0,34 66,01 Lượng 12.485.532.859 124.930.376 24.488.835.525 37.099.298.752 Năm 2003 Nguồn sử dụng Tỷ trọng 1,08 1,95 74,57 22,4 Lượng 400.503.909 725.866.540 27.699.744.673 8.320.320.080 37.146.435.182 Sử dụng vốn Tỷ trọng 21,3 3,58 66,74 8,23 0,13 Lượng 7.913.750.546 1.331.183.895 24.793.570.361 3.058.489.659 49.440.719 37.146.435.182 Chỉ tiêu 1. Tiền 2. Các khoản pt 3. Hàng tồn kho 4. TSLĐ khác 5. TSCĐ 6. Nợ ngắn hạn 7. Nợ dài hạn 8. Nợ khác 9. Vốn CSH Cộng Trong năm 2003, việc sử dụng vốn và nguồn vốn tăng 37.146.435.182 VNĐ. Đây là một con số không nhỏ, nếu xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế thì kết quả này là rất khả quan. Trong phần sử dụng vốn thì chủ yếu vốn được sử dụng để mua tài sản cố định (chiếm 66,74%) và các khoản phải thu là 21,3%. Đầu tư tăng tài sản cố định là một phương hướng đúng đắn cho mục tiêu phát triển bời vì việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và phát triển lâu dài. Tuy nhiên việc sử dụng vốn mua tài sản cố định lại lấy chủ yếu từ nguồn vốn nợ ngắn hạn (74,57%). Đây là điều bất hợp lý! Mặc dù nợ ngắn hạn có thể do chiếm dụng hợp pháp hoặc có mức lãi suất thấp hơn nợ dài hạn. Nhưng chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thành toán do đó có thể dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng. Giải pháp cho vấn đề này là doanh nghiệp nên vay dài hạn bổ sung thay vì vay ngắn hạn. Các khoản phải thu cũng là điều đáng chú ý trong việc sử dụng vốn. Đến năm 2003 nợ khó đòi của công ty điện lực Ba Đình đã lên đến hơn 600 triệu. Công ty nên chú ý hơn đến tính thanh khoản của các khoản phải thu và việc đôn đốc khách hàng trả nợ. Trong năm 2004, nguồn vốn và việc sử dụng vốn vẫn tăng hơn 37 tỷ VNĐ. Điều này là một điều đáng mừng vì nó thể hiện là công ty vẫn duy trì tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng lớn (66,01%) và công ty đã chú ý hơn trong việc sử dụng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong việc đầu tư mua tài sản cố định. Vì vậy công ty cần phải chú ý hơn nữa. Vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn năm2004 tăng mạnh (66,35%). Lý do là lợi nhuận sau thuế của công ty tăng so với năm2003 mặc dù doanh thu của năm 2004 không cao hơn so với doanh thu năm2003. Điều này chứng tỏ công ty trong năm 2004 đã kiểm soát tốt hơn chi phí sản xuất kinh doanh và các chi phí khác. Tuy nhiên trong năm 2004 tỷ trọng các khoản phải thu lại tăng lớn hơn, điều này chứng tỏ công ty chưa có chính sách quản lý tốt các khoản phải thu. Công ty cần lưu ý hơn về điều này. III.1.4-Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kd của công ty Bảng III.6:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Khoản phải thu 9.116.423.264 17.030.173.818 29.515.706.677 2. Hàng tồn kho 2.738.667.713 2.012.801.173 2.137.731.549 3. TSLĐ khác 3.143.688.124 2.360.739.368 2.348.518.305 4. Nợ ngắn hạn 56.801.335.317 845.010.790.990 92.088.816.608 Nhu cầu VLĐTX -41.802.556.216 -823.607.076.551 -58.086.860.083 Bảng III.7: Vốn lưu động thường xuyên Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. TSCĐ & ĐTDH 56.603.586.418 83.511.289.430 105.885.992.304 2. Vốn CSH 13.282.650.418 21.602.970.493 46.219.740.460 3. Nợ dài hạn 3.472.807.209 414.317.550 1.638.396.296 VLĐ thường xuyên -39.848.128.789 -61.494.001.393 -58.027.855.542 Bảng III.8: Vốn bằng tiền Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. VLĐ thường xuyên -39.848.128.789 -61.494.001.393 -58.027.855.542 2. Nhu cầu VLĐTX -41.802.556.216 -823.607.076.551 -58.086.860.083 Vốn bằng tiền 1.954.427.430 762.113.075.158 -59.004.536 Qua bảng vốn lưu động thường xuyên ta thấy lượng vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn < 0, điều này có nghĩa là nguồn vốn dài hạn của công ty không đủ đầu tư cho tài sản cố định. Công ty phải đầu tư vào tài sản cố định một phần khá lớn nguồn vốn ngắn hạn. Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của công ty mất thăng bằng, công ty có thể sẽ phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Giải pháp đặt ra cho công ty điện lực Ba Đình là cần tăng cường huy động vốn dài hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hoặc thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó. Qua bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cho thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty cũng luôn < 0, điều này có nghía là nguồn vốn ngắn hạn đã quá thừa để tài trợ cho các tài sản lưu động của công ty. Công ty không cần thiết phải huy động vốn ngắn hạn thêm nữa. Có thể thấy là công ty điện lực Ba Đình đang xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Vồn ngắn hạn quá nhiều còn vốn dài hạn quá ít. Mặc dù rằng nguồn vốn ngắn hạn có thể chiếm dụng hợp pháp và chi phí sử dụng vốn nhỏ hơn nhưng nó sẽ đe doạ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong tương lai. Công ty điện lực Ba Đình nên tăng cường vay vốn dài hạn, xem xét lại việc đầu tư dài hạn và tăng thu nợ từ khách hàng để trả nợ ngắn hạn. III.2-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Bảng III.9:Phân tích bảng kết quả hoạt động sxkd của toàn công ty (ĐVT: triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2003 2004 Chênh lệch Kế hoạch Thực hiện NN/NT NN/KH 1-Doanh thu 274.674 330.260 335.668 60.994 -Điện 272.574 330.260 333.583 61.009 3.323 -Sản xuất khác 2.100 0 2.085 -15 3.224 2-Chi phí 202.290 327.894 331.118 128.828 -Điện 201.108 327.894 329.963 128.855 -Sản xuất khác 1.182 0 1.155 -27 3-Lợi nhuận 72.384 2.366 4.550 -67.834 2.184 -Điện 71.466 2.366 3.620 -67.846 1.254 -Sản xuất khác 918 0 930 12 4-Thương phẩm 302 337 333 31 -4 5-Giá bán 901,52 980,00 1.002,08 100,56 22,08 III.2.1-Phân tích doanh thu Về doanh thu điện: nhìn trên bảng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 61.009 triệu VNĐ, tương đương với 122,4 %. So với kế hoạch tăng 3.323 triệu VNĐ, tương đương 101% Doanh thu điện tăng do hai nguyên nhân: giá bán bình quân tăng và sản lượng điện thương phẩm tăng: Năm 2003: giá bán bình quân là 901,52 đ/kwh. Năm 2004: giá bình quân là 1002,98 đ/kwh. Như vậy giá tăng 100,56 đ/kwh và làm tăng doanh thu: 100,56x332,89 = 33.457 triệu VNĐ. So với kế hoạch doanh thu tăng: 22,08x332,89 =7.350 triệu VNĐ Sản lượng điện thương phẩm tăng so với năm trước là 35 triệu kwh, giảm so với kế hoạch là 4 triệu kwh. Do đó làm ảnh hưởng tăng doanh thu: 1002,08x35 =3.908 triệu VNĐ Nguyên nhân số lượng điện thương phẩm giảm so với kế hạch là tháng 12 năm 2004 thời tiết lạnh kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện giảm nhưng công ty không bố trí cắt điện hợp lý và không hạ cường các TI trạm biến áp gây ra hiện tượng sử dụng non tải. Về doanh thu sản xuất khác giảm -15 triệu VNĐ so với năm trước. Để phân tích rõ hơn về doanh thu sản xuất khác ta xét riêng báo cáo doanh thu sản xuất khác của điện lực Ba Đình trong năm 2003 và 2004: Bảng III.10: phân tích báo cáo sản xuất kinh doanh khác Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 1.Doanh thu thuần 2.100.510.688 100 2.084.723.553 100 2.Giá vốn hàng bán 1.107.587.131 52,73 1.087.830.347 52,18 Khấu hao TSCĐ 3.LN gộp 992.923.557 47,27 996.893.206 47,8 4. Chi phí bán hàng 5.CP quản lý 74.402.601 3,54 66.476.859 3,19 6.LNKD trước thuế 918.520.956 43,73 930.416.347 44,63 7. LN sau thuế 624.594.250 29,74 632.683.116 30,35 Qua bảng phân tích nhận thấy doanh thu sản xuất khác trong năm 2004 thấp hơn so với năm 2003. Tuy nhiên cả lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty đều tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng %, nguyên nhân của điều đó là tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty giảm từ 52,7 % xuống 52,18% và chi phí quản lý giảm từ 3,54% xuống còn 3,19%; điều này chứng tỏ công ty đã kiểm soát tốt giá thành, thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí và đã thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí quản lý. III.2.2-Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh Về tình hình thực hiện chi phí qua bảng ta thấy chi phí trong năm 2004 tăng so với năm trước là 4.450 triệu VNĐ, tương đương với 117%, tăng so với kế hoạch là 4.817 triệu VNĐ, tương đương 119%. Để phân tích rõ hơn tình hình thực hiện chi phí ta xét bảng sau: Bảng III.11:phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của toàn công ty Chỉ tiêu Năm2003 Năm2004 Chênh lệch Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng 1.Vật liệu phụ 23.635 1,44 24.366 1,35 731 -0,09 2.Lương và BHXH 63.316 3,87 67.940 3,77 4.624 -0,1 - Lương 59.721 3,65 63.062 3,5 3.341 -0,15 - BHXH, YT, CPCĐ 3.595 0,22 4.878 0,27 1.283 0,05 3.KHCBTSCĐ 46.101 2,81 57.712 3,2 11.611 0,39 4.Các khoản dvụ mua ngoài 1.454.239 88,83 1.582.342 87,82 128.103 -1,01 - Điện mua 7.951 0,49 6.531 0,36 -1.420 -0,13 - CPdvụ mua ngoài khác 5.CP SCL 34.621 2,11 31.061 1,72 -3.020 -0,39 - Thuê ngoài 24.778 1,51 15.003 0,83 -9.775 -0,68 - Tự làm 9.843 0,6 16.058 0,89 6.215 0,29 6.CP khác bằng tiền 15.214 0,93 38.323 2,13 23.109 1,2 - Thuế đất 868 0,05 1.500 0,08 632 0,03 - Lãi vay dài hạn 16.589 0,92 16.589 0,92 -Ăn ca 5.290 0,32 7.674 0,42 2.384 0,01 -Dự phòng nợ khó đòi 2.500 0,15 -2.500 -0,15 -CP khác bằng tiền 6.556 0,4 12.560 0,7 6.004 0,3 Tổng 1.637.126 100 1.801.744 100 164.618 Trong năm 2004, chi phí vật liệu phụ có tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 0,09% so với năm 2003. Chi phí lương, chi phí sửa chữa lớn và chi phí các khoản dịch vụ mua ngoài đều có tỷ trọng giảm nhưng không nhiều lắm. Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác bằng tiền lại tăng lên. nguyên nhân là do lưới điện đã lâu không đầu tư đồng bộ nên thường xuyên phải sửa chữa bảo trì phát triển, công tơ mới nhiều do đó phải phân bổ chi phí công tơ vào giá thành. Hơn nữa trong năm 2004 công ty thực hiện thay thế nhiều thiết bị văn phòng như tủ, bàn ghế ở các nơi cải tạo nhà mới nên chi phí bằng tiền khác tăng mạnh. Chi phí lương trong năm 2004 cũng tăng 2.129 triệu VNĐ tương đương 138,82 % nguyên nhân là sản lượng điện thương phẩm trong năm 2004 tăng so với năm 2003. Bảng III.12:Phân tích tình hình thực hiện chi phí sxkd điện so với kế hoạch đề ra Chỉ tiêu KH2004 TH2004 Chênh lệch Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng Lượng (Trđ) Tỷ trọng 1-Nguyên vật liệu -Vận hành -Sự cố -Sửa chữa th/xuyên -Chi phí vật liệu QL 3.068 1.079 147 973 869 18,19 6,4 0,87 5,77 5,15 3.035 1.070 143 972 850 15,32 5,40 0,72 4,91 4,30 -33 -9 -4 -1 -19 -1,1 2-Chi phí nhân công -Tiền lương -BHXH 5.934 5.417 517 35,19 32,12 3,07 5.558 5.083 475 28,05 25,65 2,40 -376 -334 -42 -6,34 3-Dịch vụ mua ngoài 355 2,1 670 3,38 315 88,73 4-Khấu hao TSCĐ 5.473 32,47 8.287 41,82 2.814 51,42 5-Sửa chữa lớn -Tự làm -Thuê ngoài 569 569 0 3,38 3,38 648 648 0 3,27 3,27 79 79 13,8 6-Chi phí bằng tiền khác -Bảo hộ lao động -Thuế nhà đất -Ăn ca -Chi phí bằng tiền khác 1.459 192 36 910 321 8,65 1,14 0,21 5,40 1,90 1.617 198 34 894 491 8,16 1,00 0,17 4,51 2,48 158 6 -2 -16 170 10,8 Tổng 16.858 100 19.815 100 2.957 Qua phân tích tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh điện có thể nhận thấy trong năm2004 công ty điện lực Ba Đình đã vượtchi so với kế hoạch là: 2.957 trđ (gần 3 tỷ). Nếu xem xét từng thành phần có thể thấy công ty đã kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. So với kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. So với kế hoạch thì chi phí nguyên vật liệu giảm -1,1%, chi phí nhân công giảm -6,43%. Tuy nhiên những con số này quá bé nhỏ so với % tăng chi phí khác. Cụ thể chi phí dịch vụ mua ngoài tăng tới 88,73%, chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 51,42%, chi phí sửa chữa lớn tăng 13,8%, chi phí khác tăng 10,8%. Chi phí khấu hao TSCĐ tăng đồng nghĩa với việc công ty nhanh thu hồi vốn đầu tư từ TSCĐ, điều này không hẳn đã là xấu. Nhưng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng với con số quá lớn. Công ty điện lực Ba Đình nên chú ý đến việc kiểm soát chi phí này. Để phân tích chi phí sản xuất kinh doanh điện được kỹ hơn,ta xét các định mức chi phí sản xuất kinh doanh điện của công ty điện lực Ba Đình: Bảng III.13:định mức chi phí cho 1 kwh (VNĐ/1kwh) Khoản mục 2001 2002 2003 2004 2005 Cp vật liệu 11 10.7 10.4 10.2 10 CP dịch vụ mua ngoài 1.27 1.17 1.07 1.02 0.97 CP bằng tiền khác 1.15 1.1 1.05 1.00 0.95 Sản lượng điện thương phẩm theo kế hoạch vàthực hiện của công ty điện lực Ba Đình trong năm2004 là 279 tr kwh. Từ đó ta có các chi phí tính theo định mức như sau: Bảng III.14: so sánh giữa chi phí định mức và chi phí thực tế CP vật liệu CP d/vụ mua ngoài CP bằng tiền khác Thành tiền định mức 2.901,6 298,53 292,95 Thành tiền thực tế 3.035 670 1.617 Qua bảng trên có thể thấy công ty điện lực Ba đình chưa kiểm soát tốt chi phí sản xuất kinh doanh điện theo định mức đề ra. Đặc biệt là các chi phí bằng tiền khác có con số phát sinh rất lớn so với định mức và kế hoạch. Công ty cần chú ý hơn về điểm này. III.3-PHÂN TÍCH BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Bảng III.15: phân tích lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch 1.Tiền thu từ bán hàng 297.884.203.897 366.019.313.992 68.135.110.195 2.Tiền thu từ các khoản nợ 319.325.569 389.921.098 70.595.529 3.Tiền thu từ các khoản khác 167.374.798 158.433.047 -8.941.751 4.Tiền đã trả cho người bán 2.491.541.039 4.115.962.128 1.624.421.089 5.Tiền đã trả công nhân viên 9.615.951.832 11.882.602.858 2.266.651.018 6.Tiền thuế &các khoản khác 239.714.113 151.136.326 -88.577.877 7.Tiền đã trả nợ phải trả khác 285.105.794.011 349.586.711.846 64.480.917.835 8.Tiền đã trả các khoản khác 1.248.310.776 1.409.492.823 161.182.047 LCTTTHĐKD -330.407.507 -587.237.754 -256.830.247 Tiền mua TSCĐ 680.000 6.420.000 5.740.000 LCTTTHĐĐT -680.000 -6.420.000 -5.740.000 Tiền thu từ lãi tiền gửi 98.330.607 156.537.050 58.206.443 Tiền đã trả cho các nhà đầu tư vào DN 167.7470.000 180.136.334 12.389.334 LCTTTHĐTC -69.416.393 -23.599.284 45.917.109 Nhìn chung, dòng tiền ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty điện lực Ba Đình trong năm 2004 vẫn tăng mạnh, điều này thể hiện rằng các khoản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gia tăng mạnh. Cụ thể tiền đã trả cho người bán tăng hơn 1 tỷ, tiền trả lương cho cán bộ công nhân vên cũng tăng hơn 2 tỷ, tương đương với 138,82%. Nguyên nhân vượt chi lương là do sản lượng điện thương phẩm tăng dẫn đến lương tăng và tiền thưởng vận hành an toàn của cán bộ công nhân viên cũng tăng. Tiền thuế và các khoản khác giảm hơn 88 triệu VNĐ. Tiền đã trả các khoản nợ khác tăng hơn 60 tỷ. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý đến việc trả các khoản nợ đến hạn. Trong năm 2004 tiền thu được từ hoạt động bán hàng tăng hơn 68 tỷ VNĐ. Điều này chứng tỏ trong năm 2004 sản lượng điện thương phẩm tăng dẫn đến tăng doanh thu bán điện. Tiền thu được từ các khoản nợ tăng hơn 70 triệu VNĐ chứng tỏ công ty đã chú ý hơn trong việc thu nợ, đặc biệt trong năm 2004 không có khoản nợ khó đòi nào phát sinh. Điều này thể hiện sự hiệu quả của chính sách mua bán điện và cũng thể hiện sự quản lý khách hàng của công ty đã tốt hơn. Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư của công ty tăng khá mạnh. Điều này thể hiện sự gia tăng quy mô của công ty. Dòng tiền vào của hoạt động tài chính tăng hơn 58 triệu VNĐ. Do đó mặc dù dòng tiền ra từ hoạt động tài chính trong năm 2004 cũng tăng nhưng lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính vẫn tăng. Đây là một dấu hiệu đáng mừng! III.4- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH III.3.3.3-Phân tích khả năng thanh toán của công ty Bảng III.16: Kết quả tính toán các tỷ số thanh toán của công ty trong 3 năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tỷ số thanh toán hiện thời 0.30 0.37 0.38 Tỷ số thanh toán nhanh 0.20 0.22 0.33 Tỷ số thanh toán tiền mặt 0.04 0.02 0.01 Có thể thấy được là: khả năng thanh toán ngắn hạn thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn hay thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến hạn của doanh nghiệp. Việc thực hiện các nghĩa vụ này chịu ảnh hưởng một phần bởi cơ cấu và giá trị của các tài sản lưu động có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt. Việc không hoàn thành tốt khả năng thanh toán đúng hạn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: -Có thể làm hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được những cơ hội tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát -Gây mất lòng tin với chủ nợ, có thể đặt doanh nghiệp trước những vấn đề pháp lý, có thể buộc phải mất tài sản -Doanh nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại như bán chịu .. làm ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần. Nhìn chung các tỷ số thanh toán của công ty điện lực Ba Đình tương đối nhỏ. Nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4058.doc
Tài liệu liên quan