Đồ án Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận bình thạnh giai đoạn 2007 - 2020

 Trang

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Nội dung nghiên cứu 1

4. Phương pháp nghiên cứu 3

5. Đối tượng nghiên cứu 3

6. Phạm vi đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4

1.1. Vị trí địa lý 4

1.2. Điều kiện tự nhiên 5

 1.2.1. Địa hình và địa chất 5

 1.2.2. Kênh rạch 6

 1.2.3. Khí hậu thủy văn 7

1.3. Điều kiện kinh tế – xã hội 12

 1.3.1. Tình hình hiện tại 12

 1.3.1.1. Điều kiện kinh tế 12

 1.3.1.2. Điều kiện xã hội 14

 1.3.2. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 17

1.4. Hiện trạng môi trường 18

 1.4.1. Hiện trạng ngập úng 18

 1.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất CN-TTCN 19

 1.4.3. Hiện trạng môi trường tại các khu dân cư 19

1.5. Hiện trạng quản lý môi trường 21

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ, CÔNG NGHIỆP

VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 24

2.1. Tổng quan về chất thải rắn 24

 2.1.1. Định nghĩa chất thải rắn 24

 2.1.2. Nguồn gốc tạo thành chất thải rắn 24

 2.1.3. Phân loại chất thải rắn 24

2.2. Đặc trưng chất thải rắn 27

 2.2.1. Thành phần chất thải rắn 27

 2.2.2. Tính chất chất thải rắn 27

 2.2.2.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn 27

 2.2.2.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn 31

 2.2.2.3. Tính chất sinh học của chất thải rắn 31

2.3. Các thành phần tái sinh tái chế trong chất thải rắn 31

2.4. Những tác động của chất thải rắn tới môi trường 33

 2.4.1. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 33

 2.4.2. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường nước 35

 2.4.3. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường đất 36

 2.4.4. Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe công đồng 36

 

doc86 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom rác quận bình thạnh giai đoạn 2007 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt. Ngoài ra chúng còn có khả năng duy chuyển theo phương ngang gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên men acid sẽ cao hơn giai đoạn lên men methal. Đó là do các acid béo mới được hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim. Các hợp chất hydroxyl vòng thơm, acid humic và fulvic có thể tạo phức với Fe, Pd, Cu, Mn, Zn,hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước, nước ngầm trong khu vực phải xác định nồng độ kim loại nặng. Ngoài ra nước từ rác có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm,.Chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào nước mặt hoặc nước ngầm sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng quan trọng cho sức khỏe của con người ở hiện tại và cả thế hệ con cháu trong tương lai. 2.4.3. Tác hại của chất thải rắn tới môi trường đất Các chất thải hữu cơ sẽ được VSV phân hủy trong môi trường đất trong điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản CO2, CH4, nước,. Với lượng rác thải và lượng nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong nước ngấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước ngầm. Đối với những loại rác không phân hủy như nhựa, cao su, bao nilon,..nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì nguy cơ giảm độ phì nhiêu và thoái hóa đất là không thể tránh. 2.4.4. Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng Chất thải rắn phát sinh từ các đô thị, khu công nghiệp nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Thành phần CTR phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ ngươiø, gia súc, chất hữu cơ, xác súc vật chết,tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi, chuột, ruồi sinh sản và lây lan mầm bệnh. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: sốt rét, dịch hạch, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết,.Đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con người là kim loại nặng khi nhiễm phải. Bảng 2.4: Triệu chứng biểu hiện khi nhiễm kim loại nặng Kim loại nặng Triệu chứng biểu hiện As Hg Pb Ni Cd Cr Chảy máu cam, đau bung, tiêu chảy, cứng cơ bắp, ung thư,.. Viêm da, viêm lợi, tổn thương nhãn cầu, Bệnh lão thần kinh, viêm thần kinh, sảy thai, thiếu máu, loạn thần, Carbon nikel gây xuất huyết cấp phổ, viêm khí phế quản, Là tác nhân gây ung thư Nhức đầu, thiếu máu, gây ung thư (Nguồn: Aûnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khỏe cộng đồng xung quanh bãi chôn lấp CTR, Phạm Đức Hợp,) Bên cạnh đó, CTR y tế là mối nguy hiểm rất lớn cho những người thu gom, nhặt ve chai khi họ vô tình đụng phải ống chích, kim tiêm cũ. Ngoài khả năng lây nhiễm các loại dịch bệnh, việc vứt bừa bãi xuống cống thoát, kênh rạch làm cho hệ thống thoát nước xuống cấp trầm trọng, gây tình trạng tắc nghẽn, bồi lắng. Và hoạt động của các bãi rác còn là nguyên nhân gây mất mỹ quan đô thị. 2.5. Sơ lược lịch sử phát triển về quản lý chất thải rắn Chất thải rắn xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải rắn. Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm trầm trọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp, đời sống còn thiếu thốn. Bên cạnh đó, diện tích đất đai lại rộng nên còn có khả năng đồng hóa CTR, do đó đã không tổn hại đến môi trường. Khi xã hội phát triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, cụm dân cư thì sự tích lũy các CTR trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Thực phẩm thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp các nơi trong các thị trấn, trên các đường phố, trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của các loài găäm nhấm như chuột,.Các loài găäm nhấm này là điểm tựa cho các sinh vật kí sinh như bọ chét sinh sống và phát triển. Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch. Do không có kế hoạch quản lý CTR nên các mầm bệnh do nó gây nên đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào giữa thế kỷ XIV. Mãi cho đến thế kỷ XIX, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan tâm. Người ta nhận thấy rằng CTR như thực phẩm thừa phải được thu gom và tiêu hủy hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát loài găäm nhấm, ruồi, muỗi cũng như các vecter truyền bệnh. Mối quan hệ giữa sức khỏe cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển các chất thải không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh, các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa,là môi trường thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi và vecter truyền bệnh sinh sản phát triển. Thực tế cho thấy, việc quản lý CTR không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,). Ví dụ như các bãi rác không hợp vệ sinh đã gây nhiễm bẩn các nguồn nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉ rác và gây ô nhiễm không khí bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy gần 22 căn bệnh của con người phát sinh do môi trường bị ô nhiễm bởi việc quản lý CTR không hợp lý. Các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để xử lý CTR từ đầu thế kỷ XX là: Thải bỏ trên các khu đất trống Thải bỏ vào môi trường nước (sông, kênh, biển,) Chôn lấp Giảm thiểu và đốt Hiện nay, hệ thống quản lý CTR không ngừng phát triển, đặc biệt là ở Mỹ và các nước công nghiệp tiên tiến. Nhiều hệ thống quản lý CTR đạt hiệu quả cao nhờ sự kết hợp đúng đắn giữa các thành phần sau: Luật pháp và quy định quản lý CTR Hệ thống tổ chức quản lý Quy hoạch quản lý Công nghệ xử lý Sự hình thành các luật lệ và quy định về quản lý CTR ngày càng chặt chẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTR hiện nay. 2.6. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị – khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, mặt khác tạo ra một khối lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện,). Việc thải bỏ một cách bừa bãi CTR không hợp lý ở các đô thị, khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém. Theo báo cáo của diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 của World Bank, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15 triệu tấn CTR phát sinh trong cả nước. Trong thập kỷ tới, tổng lượng CTR phát sinh được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh. Các khu vực đô thị chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại chiếm hơn 50% tổng lượng CTR của cả nước và ước tính trong những năm tới lượng CTR công nghiệp sẽ tăng 50% và chất thải độc hại sẽ tăng gấp ba lần so với hiện nay. Tại các vùng nông thôn, các phế thải của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống như: thân lá cây, rơm rạ, vỏ hạt, phân gia súc,.Hầu như được sử dụng để đun nấu, làm phân bón hoặc chôn lấp. Những chất phế thải có nguồn gốc công nghiệp như chất dẻo, nhựa, kim loại, dư lượng hóa chất khó phân hủy,.Tuy chưa trở thành vấn đề bức xúc nhưng đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Tại các đô thị và khu công nghiệp, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp, chất thải nguy hại đang là vấn đề cấp bách. Năng lực thu gom CTR hiện nay ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 20-40%. Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc nhặt và phân loại các phế thải có thể tái chế do những người dân sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Việc áp dụng các công nghệ tái chế CTR để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có một phần nhỏ rác thải (khoảng 1,5-5% tổng lượng rác thải) được tái chế biến thành phân bón vi sinh là chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh. Giải quyết vấn đề CTR là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại CTR, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp. 2.7. Các phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn áp dụng ở Việt Nam Phát sinh chất thải Phân chia, lưu giữ, chế biến tại nguồn Thu gom Tiêu hủy: đốt, ổn định, hóa rắn chôn lấp hợp vệ sinh Phân chia,chế biến và vận chuyển CTR Trung chuyển và vận chuyển Hình 2.2: Sơ đồ quan hệ của hệ thống quản lý chất thải rắn Xử lý CTR là quá trình thực hiện các hoạt động cơ học, hóa học, sinh học,vào rác nhằm mục đích biến đổi hoặc tái sử dụng chất thải, giảm thể tích, khối lượng hoặc biến đổi chúng về dạng mà làm cho mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường là ít nhất. Phương pháp cơ học Tách kim loại, thủy tinh, giấy, plastic ra khỏi chất thải Đốt chất thải không thu hồi nhiệt Lọc tạo rắn đối với chất bán lỏng Làm khô bùn Phương pháp hóa lý Đốt Nhiệt phân Ổn định đóng rắn Phương pháp sinh học Chế biến phân ủ sinh học Metan hóa trong các bể thu hồi khí sinh học Đổ đống Chôn lấp hợp vệ sinh 2.7.1. Ngăn ngừa, giảm thiểu và tái sử dụng tại nguồn Sử dụng tối ưu nhiên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các nguyên liệu thừa, thay đổi công thức sản phẩm để tạo ra ít chất thải, giảm lượng bao bì đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng vật liệu dễ phân hủy, dễ tái chế. Các cơ sở sản xuất nên áp dụng sản xuất sạch hơn hoặc thay đổi công nghệ sạch nhằm giảm thiểu lượng chất thải, tiết kiệm năng lượng, vật dụng. Các chất thải là các loại nylon, plastic, sắt thép, giấy vụn, vải vụn, các kim loại, các phế thải từ các ngành công nghiệp khác. Chúng được thu gom và phân loại ngay từ khi thải ra ngoài theo nguyên tắc phân loại tại nguồn thải, những chất rắn có thể sử dụng lại cho các ngành công nghiệp khác như giấy vụn có thể đưa vào làm nguyên liệu cho sản xuất giấy. Plastic được tái sử dụng làm chất độn thêm khi chế tạo các sản phẩm nhựa, các loại sắt, thép thì được nấu lại, 2.7.2. Thu gom và vận chuyển chất thải rắn Rác thải từ các quá trình sinh hoạt, sản xuất hằng ngày thải ra sẽ được thu gom và vận chuyển đi ngay trong ngày. Phương án thu gom, vậân chuyển sẽ phụ thuộc vào vị trí khu dân cư, khối lượng rác, thời gian, 2.7.3. Tiêu hủy chất thải rắn Thiêu đốt CTR là phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều quốc gia trên Thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng phương pháp khác. Đây là quá trình oxi hóa CTR ở nhiệt độ cao để tạo thành CO2 và hơi nước, các chất độc hại sẽ chuyển thành khí và các chất rắn không cháy. Các chất khí được làm sạch thoát ra ngoài không khí, các chất rắn được chôn lấp. Cơ chế phản ứng CXHYOZ + (x+y/4 + z/2)O2 ® xCO2 + y/2H2O (2.6) Ưu điểm: xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, có thể xử lý CTR có chu kỳ phân hủy lâu dài. Nhược điểm: chi phí vận hành cao so với chôn lấp hợp vệ sinh Việc áp dụng lò thiêu đốt rác hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ các nhu cầu khác như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi,. Với ưu nhược điểm này hiện nay ở nước ta công nghệ thiêu đốt chủ yếu sử dụng cho việc xử lý chất thải y tế. 2.7.4. Chế biến phân bón Chế biến phân bón là một quá trình xử lý sinh học các chất hữu cơ dễ phân hủy nhờ các vi sinh vật. Với ưu điểm ít gây ô nhiễm, hiệu quả xử lý cao, sản phẩm sinh ra có ý nghĩa kinh tế cao, phương pháp này thích hợp với khí hậu và kinh tế Việt Nam. Việc ủ chế biến phân được phân chia theo cơ chế sau: Vi khuẩn Chất hữu cơ + O2 các chất đơn giản + CO2 + H2O + NH3 + SO4 (2.7) Hiếu khí Quá trình ủ kị khí diễn ra theo cơ chế phản ứng: Vi khuẩn Chất hữu cơ +CO2 các chất đơn giản + CO2 + CH4 + NH3 + H2S (2.8) Kị khí Ta có thể kết hợp cả hai phương pháp ủ kị khí và hiếu khí trong quá trình xử lý. Dựa trên cơ sở của hai nguyên lý cơ bản này với việc thực hiện ở các cấp độ, quy mô khác nhau ta có công nghệ ủ sinh học theo đống hay ủ sinh học theo quy mô công nghiệp. Công nghệ ủ theo đống Công nghệ ủ đống thực chất là quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipid và protein với sự tham gia của VSV hiếu khí và kị khí. Các điều kiện pH, độ ẩm, thoáng khí (đối với vi khuẩn hiếu khí) càng tối ưu VSV hoạt động càng mạnh và quá trình ủ phân kết thúc nhanh. Tùy theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi khuẩn hiếu khí chiếm ưu thế. Công nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thoáng khí cưỡng bức, ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo, cũng có thể ủ hố như kiểu ủ chua thức ăn cho chăn nuôi hay ủ trong hầm kín thu khí metan. Công nghệ ủ theo quy mô công nghiệp Rác tươi được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được phân loại thành phân của rác trên hệ thống băng tải (tách các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất vô cơ, chất tái sử dụng). Chất hữu cơ phân hủy được đưa qua máy nghiền rác và được băng tải chuyển đến khu vực trộn phân bắc để giữ độ ẩm. Máy xúc đưa vật liệu vào các ngăn ủ, quá trình lên men làm nhiệt độ tăng lên 65-70oC sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và làm rác hoai mục, thời gian ủ là 21 ngày, rác được đưa vào ủ chín trong thời gian 28 ngày. Sau đó sàng để lấy phần lọt qua sàng mà trong đó chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỉ trọng. Cuối cùng thu được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với các thành phần cần thiết và đóng bao. 2.7.5. Ổn định chất thải rắn Ổn định CTR là công nghệ trộn vật liệu thải với vật liệu dạng rắn, tạo thành thể rắn bao lấy chất thải hoặc cố định chất thải trong cấu trúc của vật rắn làm cho quá trình vận chuyển và chôn lấp an toàn hơn, phương pháp ổn định CTR chủ yếu sử dụng để xử lý CTR nguy hại. 2.7.6. Đổ rác thành đống hay bãi hở Đây là phương pháp có từ lâu đời được sử dụng khi xử lý và tiêu hủy CTR thì chôn lấp là phương tiện phổ biến và đơn giản nhất, dễ thực hiện, mức an toàn cho con người và môi trường cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới và tại đó có quỹ đất dồi dào. 2.7.7. Chôn lấp hợp vệ sinh Trong các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR thì chôn lấp là phương pháp phổ biến và đơn giản, dễ thực hiện có mức độ an toàn cho con người và môi trường cao. Chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là một khu đất được sử dụng để thiết kế phương pháp thải bỏ rác thải sao cho mức độ gây thiệt hại đến môi trường là nhỏ nhất. Trong các bãi rác hợp vệ sinh, đầu tiên là các hố chôn rác được đào theo kích thước thiết kế, hệ thống lớp lót và hệ thống thu nước rò rỉ được lắp đặt trước khi tiến hành hoạt động chôn lấp. Chất thải được chôn lấp bằng cách trải rộng trên mặt các hố đào, sau đó được nén và được phủ một lớp đất dày 15cm ở cuối mỗi ngày. Khi bãi rác đã sử dụng hết công suất thiết kế, một lớp đất hay một vật liệu bao phủ). Sau cùng dày khoảng 60 cm được phủ lên trên. Sau khi bãi rác đóng cửa, diện tích đất bãi rác có thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt, chăn nuôi, sân chơi thể thao, bãi đậu xe, Tùy theo điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa chất thủy văn công trình và điều kiện kinh tế mà bãi chôn lấp sẽ được thiết kế theo 3 loại: Bãi chôn lấp nổi: Là bãi chôn lấp xây nổi trên mặt đất ở những nơi có địa hình bằng phẳng, hoặc không dốc lắm (vùng gò đồi). Chất thải được chất thành đống cao 15m. Trong trường hợp này xung quanh bãi chôn lấp phải có các đê không thấm để ngăn chặn nước rác xâm nhập vào nước mặt xung quanh cũng như nước mặt xung quanh xâm nhập vào bãi chôn lấp. Hình 2.3: Bãi chôn lấp nổi. Bãi chôn lấp chìm Là loại bãi chìm dưới mặt đất hoặc tận dụng các hồ tự nhiên, mỏ khai thác cũ, các hào, mương, rãnh, Bãi chôn lấp kết hợp Là loại bãi xây dựng nửa chìm nửa nổi. Chất thải trong trường hợp này không chỉ được chôn lấp nay hố mà sau đó được chất đống lên trên. Hình 2.4: Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi. Bãi chôn lấp ở khe núi Là loại bãi được hình thành bằng cách tận dụng khe núi ở các vùng núi, đồi cao. Hình 2.5: Bãi chôn lấp ở khe núi. CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI QUẬN BÌNH THẠNH. 3.1. Đặc điểm của chất thải rắn 3.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn và thành phần chất thải rắn 3.1.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt Nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn Quận được sản sinh từ những nguồn sau đây: Rác đường phố: do khách vãng lai, người dân buôn bán tự phát, người đi đường xả rác bừa bãi, Rác hộ dân, rác chợ, rác từ nhà hàng, các hộ dân kinh doanh, buôn bán; Rác từ cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm y tế Quận, phòng khám tư nhân, Rác từ nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; Rác xà bần trong xây dựng; Thành phần rác Rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là các loại RTSH có nguồn gốc từ thực phẩm. 3.1.1.2. Chất thải rắn công nghiệp Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận. Theo điều tra khảo sát thì lượng CTR công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp; Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; Các phế thải trong quá trình công nghệ; Bao bì đóng gói sản phẩm; Các nhà máy; Các cơ sở sản xuất: quốc doanh, tập thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, Các đơn vị sản xuất thủ công mỹ nghệ. 3.1.1.3. Các nguồn khác Rác y tế: nguồn phát sinh là từ các bệnh viện trên địa bàn quận. Thành phần rất đa dạng bao gồm các chất thải độc hại từ các thiết bị y tế được sử dụng cho bệnh nhân và rác sinh hoạt của bệnh nhân lẫn người nhà của họ. 3.1.2. Hiện trạng khối lượng chất thải rắn trên địa bàn quận Bình Thạnh 3.1.2.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt tính toán hiện nay Theo số lượng thống kê của Công ty Môi trường Đô thị, lượng rác đô thị/ sinh hoạt được thu gom trên địa bàn quận Bình Thạnh vào khoảng 242 tấn/ngày. Tại thời điểm hiện nay, trên địa bàn quận Bình Thạnh ước tính có khoảng 70% hộ chính thức đăng ký thuê mướn dịch vụ đổ rác và khả năng thu gom rác đô thị chỉ đạt tỷ lệ 60%, vì vậy lượng rác thực tế phát sinh là vào khoảng 245 tấn/ngày. . Khối lượng chất thải rắn công nghiệp tính toán hiện nay Theo số liệu thống kê của Công ty Môi trường Đô thị tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn quận là 19.786,6 tấn/năm tương ứng 65,87 tấn/ngày. 3.2. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật và quản lý chất thải rắn sinh hoạt 3.2.1. Tổ chức quản lý nhà nước Lượng rác đô thị/ sinh hoạt trên địa bàn quận Bình Thạnh được thu gom bởi hai đội sau nay: Đội thu gom rác công lập Đội thu gom rác dân lập 3.2.1.1. Đội thu gom rác công lập Do Công ty Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh đảm nhận, gồm: 1 đội vệ sinh, 6 tổ vệ sinh, 1 tổ vận chuyển với tổng số nhân công 313 người. Công việc chính của tổ là thu gom rác của các cơ quan, ban ngành, xí nghiệp, trường học, đường phố, chợ, các phòng mạch tư,.Tổng số trang thiết bị của đội gồm: 157 xe thô sơ (xe 3 bánh), 02 xe ép loại 2tấn, 03 xe ép loại 10 tấn. Hình 3.1: Công ty Dịch vụ Công ích quận Bình Thạnh 3.2.1.2. Đội thu gom rác dân lập Do Nghiệp đoàn rác dân lập đảm nhận. Được thành lập một cách tự phát và đã có từ trước 1975, không theo một quy trình nào cả nên rất khó quản lý. Thành phần lao động thuộc hệ thống này đều có trình độ học vấn thấp. Họ tự tiếp xúc với các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh, để đồng ý cho họ thu gom rác với một chi phí và thời gian được thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy thời gian thu gom và chi phí thu gom có thể khác so với hệ thống thu gom công lập. Các phương tiện thu gom chủ yếu là xe ba gác và xe đẩy tay. Hầu hết các phương tiện đều cũ kỹ, được cơi nới lên để chứa được nhiều rác. Ngoài ra, hai bên hông xe cũng có các bao để đựng phế liệu (từ việc thu gom rác). Việc này, sẽ làm tăng thu nhập cho công nhân thu gom, giảm lượng rác thải, nhưng cũng gây ra một số vấn đề như: vứt rác bừa bãi, gây ra mùi hôi thối, gây mất mỹ quan của thành phố. Trong quá trình vận chuyển rác đến điểm hẹn, rác bị rơi rớt trên đường do phương tiện vận chuyển quá cũ kỹ và do quá tải về số lượng rác được chất lên. Lực lượng thu gom dân lập không đảm trách việc quét đường, không thu gom theo một tuyến hay một phường nhất định nào cả, mà thu gom theo cụm dân cư . Hiện nay số lao động của lực lượng dân lập khoảng 479 lao động. 3.2.2. Hệ thống kỹ thuật 3.2.2.1. Hệ thống lưu trữ Tùy thuộc vào nguồn phát sinh RTSH khác nhau mà các phương tiện lưu trữ cũng khác nhau. Có nhiều loại phương tiện lưu trữ tại nguồn: túi nylon, giỏ, thùng nhựa, các loại thùng rác 240L và 660L . RTSH từ các hộ dân chủ yếu được chứa vào các túi nylon, thùng chứa, đặt trước nhà vào khoảng thời gian trước giờ thu gom rác. Trong đó đa số các hộ dân sử dụng túi nylon. RTSH từ các chợ được tập trung thành từng đống, sau đó được công nhân vệ sinh thu gom. Tại các nơi công cộng hoặc các tuyến đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP.doc
  • dwgSDCDQBT.DWG
  • docDANH MUC.doc
  • docto giao nhiem vu do an.doc
  • doctrang bia1.doc
  • docloi cam on.doc
Tài liệu liên quan