Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải quân y viện 175, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, công suất 750 m3/ngày

MỤC LỤC

Chương I : MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Tính cấp thiết 1

1.3. Nhiệm vụ của luận văn 2

1.4. Nội dung của luận văn 2

Chương II : TỔNG QUAN VỀ QUÂN Y VIỆN 175 VÀ NƯỚC THẢI QUÂN Y VIỆN 4

2.1. Điều kiện tự nhiên môi trường – địa lý: 4

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện 5

2.3. Tổ chức bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh 8

2.4. Các vấn đề vế môi trường 8

Chương III : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 10

3.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện 10

3.2. Các phương pháp xử lý nước thải 24

3.3. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trong thực tế 41

Chương IV : LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 46

4.1. Đặc tính nước thải đầu vào: 46

4.2. Tiêu chuẩn xả thải: 46

4.3. Các yêu cầu thiết kế khác : 47

4.4. Đề xuất công nghệ xử lý và thuyết minh công nghệ : 47

4.5. Lựa chọn công nghệ xử lý 53

4.6. Nhiệm vụ của các công trình trong hệ thống xử lý 53

Chương V : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ 55

5.1. Hố thu gom 55

5.2. Song chắn rác 55

5.3. Bể điều hòa 57

5.4. Bế lắng 1 59

5.5. Bể lọc sinh học 62

5.6. Bể lắng 2 70

5.8. Bể phân hủy bùn 75

5.9. Bể nén bùn 76

5.10. Máy ép bùn 80

Chương VI : TÍNH TOÁN KINH PHÍ 82

6.1. Chi phí xây dựng và thiết bị 82

6.2. Chi phí vận hành 84

Chương VII : VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ 85

7.1. Nguyên tắc chung của hệ thống 85

7.2. Đưa công trình vào họat động 86

7.3. Quy trình vận hành hằng ngày 87

7.4. Sự cố và biện pháp khắc phục 89

7.5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường 91

Chương VIII : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

8.1. Kết luận 92

8.2. Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 95

 

doc103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2533 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải quân y viện 175, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, công suất 750 m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng lớn. Thêm vào đó, vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn. Kị khí tầng giá thể lơ lửng: Trong quá trình này, nước thải được bơm từ dưới lên qua lớp vật liệu hạt giá thể cho vi sinh bám vào. Vật liệu này có đường kính nhỏ vì vậy tỉ lệ diện tích mặt/ thể tích rất lớn ( cát, than hoạt tính,…) tạo sinh khối bám dính lớn. Dòng thải ra tuần hoàn trở lại tạo vận tốc nước đi đủ lớn tạo cho lớp vật liệu hạt ở dạng lơ lửng, giãn nở khoảng 15-30% hay lớn hơn. Hàm lượng sinh khối có thể lớn 10.000- 40.000 mg/l. Do lượng sinh khối lớn và thời gian lưu nước nhỏ, quá trình này có thể ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt. Phương pháp hiếu khí: Các giai đoạn: Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau: Oxy hóa các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 CO2 + H2O + DH Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 TB vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2 Phân hủy nội bào: Enzym C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 ± DH Phân loại: Hình 3.2 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí Công nghệ hiếu khí Lọc hiếu khí Lọc sinh học nhỏ giọt Hiếu khí tiếp xúc Xử lý sinh học theo mẻ Hồ sinh học hiếu khí Sinh trưởng dính bám Sinh trưởng lơ lửng Đĩa quay sinh học Aerotank Quá trình tăng trưởng hiếu khí lơ lửng: Bể bùn họat tính với vi sinh vật tăng trưởng (Aerotank) : Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/L. Tốc độ sử dụng oxy hoà tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào: Tỉ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật: tỉ số F/M. Nhiệt độ. Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật. Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất. Lượng các chất cấu tạo tế bào. Hàm lượng oxy hoà tan.. Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm: Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hoá Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại. Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/L, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25 mg/L, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ t = 6 – 37 0C. Hệ thống bể bùn hoạt tính (Aerotank) gồm các loại: Bể bùn hoạt tính truyền thống. Bể bùn hoạt tính tiếp xúc - ổn định. Bể bùn hoạt tính thông khí kéo dài. Bể bùn hoạt tính thông khí cao có khuấy đảo hoàn chỉnh. Bể bùn hoạt tính chọn lọc. Trong quá trình bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng, các vi sinh vật phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước ở các bể xử lý sinh học. Bể sinh học này luôn cần phải được làm thoáng để cung cấp đầy đủ oxy cho vi sinh vật tiến hành quá trình phân hủy chất hữu cơ và phát triển. Ngoài bể sinh học, ta cũng cần phải bố trí thêm bể lắng để tách các bông bùn hoạt tính ra khỏi nước, tuần hoàn một phần bùn trở lại bể sinh học nhằm duy trì nồng độ bùn cần thiết trong bể sinh học và xả bỏ bớt lượng bùn thừa sinh ra trong quá trình phát triển. Trong một số trường hợp ta cũng có thể gộp chung 2 bể sinh học và lắng thành một công trình duy nhất. Khi đó, ta không cần phải tuần hoàn bùn mà chỉ phải xả bùn. Ưu điểm: Sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lí nước thải Hiệu suất cao: 85-95%, khoảng 98% cặn lơ lửng được loại bỏ Không sinh mùi Nhược điểm: Nhu cầu dinh dưỡng, chất dinh dưỡng cao Bùn sinh ra nhiều, phải tuần hoàn bùn Phải có bể lắng đợt hai Đòi hỏi trình độ vận hành cao Ngoài ra, hiện nay còn có thêm một số loại bể cũng sử dụng quá trình bùn hoạt tính, là những cải tiến so với Aerotank như bể hiếu khí gián đoạn SBR, bể Unitank. Bể họat động gián đọan (SBR): Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả quá trình xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, (4) xả cạn, (5) ngưng. Bản chất quá trình xử lý sinh học từng mẻ: Hệ thống xử lý sinh học từng mẻ bao gồm đưa nước thải vào bể phản ứng và tạo các điều kiện cần thiết như môi trường thiếu khí (không có oxy, chỉ có NO3-), kị khí (không có oxy), hiếu khí (có oxi, NO3-) để cho vi sinh tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước thải. Chất thải hữu cơ ( C, N, P) từ dạng hòa tan sẽ chuyển hóa vào sinh khối vi sinh và khi lớp sinh khối vi sinh này lắng kết xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô nhiễm, chu kỳ xử lý trên lại tiếp tục cho một mẻ nước thải mới. Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý sinh học từng mẻ đơn giản, bao gồm các chuỗi chu kỳ như sau: Nạp nước thải vào bể phản ứng. Vừa nạp vừa tạo môi trường thiếu khí hay kị khí. Vừa nạp vừa tạo điều kiện cho vi sinh xử lý chất thải hữu cơ. Xử lý tách loại chất ô nhiễm hữu cơ , nitơ, photpho bằng vi sinh. Để lắng, tách lớp bùn. Gạn lấy nước sạch đã xử lý Lập lại chu kỳ mới Cho phép thiết kế hệ đơn giản với các bước xử lý cơ bản theo quy trình “từng mẻ”. Khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ có thể điều chỉnh được và là một quy trình có thể điều khiển tự động bằng PLC. Hiệu quả xử lý có độ tin cậy cao và độ linh hoạt Công nghệ kỹ thuật cao, lập trình được và khả năng xử lý vượt mức hứa hẹn và đây là quy trình xử lý bằng vi sinh đầy triển vọng trong tương lai. Ưu điểm: Vận hành linh hoạt, dễ dàng Lắng tĩnh tạo nồng độ SS đầu ra thấp Hiệu quả xử lí có độ tin cậy cao Công nghệ kĩ thuật cao, quy trình xử lí vi sinh tốt Cặn hỗn hợp không thể tràn ra ngoài bằng sự tràn thuỷ lực vì lưu lượng được cung cấp phù hợp Nhược điểm: Quá trình thiết kế phức tạp. Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc khả năng gạn lớp nước phía trên. Ít được áp dụng tại Việt Nam. Bể Unitank: Cấu trúc chắc gọn, là một khối bê tông liền nhau, chi phí xây dựng và vật liệu xây dựng giảm. Tổng diện tích mặt bằng cho xây dựng chỉ cần khoảng 50% so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường. Trong giới hạn về mặt bằng của bệnh viện thì đây là một trong những ưu điểm nổi bật của Unitank. Quá trình xử lí linh hoạt theo chương trình và có thể điều chỉnh nên rất phù hợp với các loại nước thải có tính chất đầu vào và lưu lượng thay đổi. Unitank có cấu trúc module nên rất dễ dàng nâng công suất bằng cách ghép các module liền nhau, tận dụng phần xây dựng đã có. Unitank vận hành tự động đảm bảo chất lượng ổn định của nước thải đã xử lí dẫn đến chi phí vận hành thấp. Quá trình tăng trưởng hiếu khí bám dính: Là quá trình xử lý sinh học, trong đó quần thể vi sinh vật hoạt động để chuyển hóa các chất hữu cơ và các thành phần khác trong nước thải thành khí và vỏ tế bào được dính bám vào một vài giá thể dạng tấm hoặc hạt có tính trơ như: hạt nhựa, sỏi, xỉ, sành … , đôi khi còn gọi các màng vi sinh vật là các màng vi sinh vật được bố trí trong bể sinh học. Do quá trình phát triển nhanh chóng của vi sinh vật nên thời gian hoạt động có thể bị hạn chế. Vì thế cần bố trí lớp vật liệu lọc cho phù hợp. Các dạng bể lọc sinh học thường hay sử dụng như: bể lọc sinh học nhỏ giọt (Bio trickling filter), bể lọc sinh học thô, bể lọc sinh học tiếp xúc quay (RBC). Khi xử lý sinh học trong môi trường hiếu khí, ta cần lưu ý đến một số yếu tố về pH, nhiệt độ, tỉ số F/M, nồng độ MLSS, chất dinh dưỡng và một số nồng độ muối, độc chất, dù rất nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý, nhằm duy trì môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn hiếu khí hoạt động. Ưu điểm: Khởi động nhanh: 2 tuần. Khả năng loại bỏ những cơ chất phân hủy chậm. Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm. Khuyết điểm: Không có khả năng điều khiển sinh khối. Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán: vật liệu làm giá thể phải có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm vào đó vận tốc nước chảy tràn trên bề mặt phải đủ lớn. Phương pháp xử lý tự nhiên: Xử lý nước trong các ao hồ sinh học tự nhiên là phương pháp xử lý đơn giản nhất và được áp dụng phổ biến, đặc biệt là tại những vùng có diện tích xử lý lớn. Phương pháp này không yêu cầu kĩ thuật cao, vồn đầu tư ít, chi phí hoạt động rẻ, vận hành đơn giản và hiệu quả cũng khá cao. Tuy nhiên, phương pháp trên đòi hỏi thời gian xử lý dài, diện tích mặt bằng rộng, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nhiệt độ. Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên khả năng tự làm sạch của nước, chủ yếu là VSV và các thủy sinh vật. Hệ hồ sinh học có thể phân loại như sau: Bảng 3.14 Các công trình hồ sinh học Công trình Độ sâu (m) HRT (ngày) Đặc điểm Áp dụng Hồ kị khí 2,5 – 5 20 – 50 Chịu tải trọng hữu cơ cao. Phản ứng sinh học chủ yếu xảy ra là sự hình thành acid và lên men methane. Xử lý chất thải công nghiệp và nông nghiệp, không áp dụng cho nước thải đô thị. Hồ làm thoáng 2 – 6 3 – 10 Oxy được cung cấp qua thiết bị khuếch tán bề mặt. Nhu cầu diện tích rất nhỏ, phù hợp xử lý nước thải đô thị. Hồ tùy tiện 1,2 – 2,5 5 – 30 Lên men kị khí xảy ra ở lớp đáy và ổn định hiếu khí xảy ra ở lớp trên. Có thể áp dụng như hồ kị khí Hồ hiếu khí 0.3 – 0.45 3 – 5 Duy trì oxy hòa tan trên toàn bộ độ sâu bởi sự quang hợp và làm thoáng bề mặt, vi khuẩn hiếu khí ổn định chất thải. Xử lý tiếp theo công trình hồ kị khí hoặc hồ tùy tiện. (Nguồn: Metcalf & Eddy) Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trong thực tế: Bệnh viện Đắc Nông: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đắc Nông được thiết kế với công suất 500m3/ngày đêm, các thong số đầu vào: Tổng số gường bệnh: 500 giường. Tổng số cán bộ công nhân viên: 200 người. Lưu lượng nước thải: Q = 500 m3/ngày.đêm. Thời gian hoạt động: 20/24h Lưu lượng trung bình : » 25 m3/h Thành phần, tính chất nước thải theo bảng sau đây: Bảng 3.15 Thành phần tính chất nước thải bệnh viện Đắc Nông Thông số Đầu vào Ph 6,2 COD (mg/l) 560 BOD (mg/l) 380 SS ( mg/l ) 220 Tổng Coliform(MPN/100ml) 6,5.104 Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 mức I, cụ thể ở một số chỉ tiêu sau: pH : 5– 9. SS : 50 mg/l BOD : 30 mg/l Coliforms : 1.000 MPN/100m Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đắc Nông: Xả ra nguồn tiếp nhận TCVN 6772-2000,mức I Thiết bị tách rác tinh Bể gom Máy thổi khí Bể điều hòa kỵ khí có vật liệu đệm (UAF) Song chắn rác Bể sinh học hiếu khí có vật liệu đệm (FBR) Nước thải bệnh viện Bể Anoxic Bể khử trùng Bể nén bùn Bể lắng Hệ châm Chlorine Tuần hoàn nước Tuần hoàn nước Nước dư Máy ép bu#n Bánh bùn Ghi chú: Đường nước thải: Đường bùn: Đường hóa chất: Đường khí : Bệnh viện Nhiệt đới TpHCM: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt đới TpHCM được thiết kế với công suất 500m3/ngày đêm, các thông số đầu vào và tiêu chuẩn xả thải : Bảng 3.16 Các thông số đầu vào và tiêu chuẩn xả thải bệnh viện Nhiệt đới Thông số Đầu vào Tiêu chuẩn nguồn loại B Dãy giá trị Giá trị trung bình PH 6.0 - 8.0 6.7 6.0 - 8.5 BOD5 tổng, mg/L 120 –180 160 £ 50 COD tổng , mg/L 140 – 200 190 £ 100 Tổng P, mg P/L 2.0 – 4.0 2.5 £6 Cặn lơ lững (SS), mg/L 150 – 200 180 £100 Tổng Coliform, MPN/100 ml 107 – 108 5.107 4000 Hố gom Bể điều hòa Bể Lọc sinh học Bể Lắng Bể tiếp xúc chlorine Cống Bể chứa bùn Sục khí Bùn dư Bùn tuần hoàn Nước tách bùn Bể nénbùn Thiết bị lược rác Nước thải bệnh viện Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Nhiệt đới: CHƯƠNG IV : LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Đặc tính nước thải đầu vào: Nước thải bệnh viên 175 tạp trung chủ yếu từ các nguồn thải sau: Nước thải sinh hoạt của bác sĩ, công nhân viên, bệnh nhân và than nhân bệnh nhân Nước thải vệ sinh, lau chùi, làm sạch các phòng bệnh nhân và phòng làm việc Nước thải từ giặt quần áo, chăn mềm, khăn lau…từ các khâu pha chế thuốc, nấu ăn, rửa dụng cụ… Bảng 4.1 Thành phần nước thải của bệnh viên 175 (theo số liệu của Ban thông tin Quân viện 175): STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 pH - 7.53 2 BOD5 mg/l 200 3 COD mg/l 250 4 SS mg/l 150 5 Tổng Coloform MPN/100ml 105 Tiêu chuẩn xả thải: Theo tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 mức I. Bảng 4.2 Tiêu chuẩn TCVN 7382-2004 - mức I. STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 pH - 6.5 – 8.5 2 BOD5 mg/l 20 3 SS mg/l 50 4 Tổng Coloform MPN/100ml 1000 Các yêu cầu thiết kế khác : Tổng vốn đầu tư : 3.000.000.000 (Ba tỷ đồng) Tổng diện tích của hệ thống : 1000 m3 Đề xuất công nghệ xử lý và thuyết minh công nghệ : Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải thường phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: Loại nước thải. Lưu lượng vào hàng ngày. Tiêu chuẩn xả thải. Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận. Ưu và nhược điểm của từng công trình đơn vị. Tính thích hợp về kinh tế kỹ thuật của phương pháp xử lý. Đặc điểm khí hậu và địa hình tại địa điểm xây dựng trạm xử lý nước thải. Không gây ô nhiễm thứ cấp như mùi hôi, bọt xà phòng bay ra khu vực lân cận, gây ảnh hưởng xấu đến người sống và làm việc cạnh ku vực xử lý. Giá thành phù hợp, đặc biệt công nghệ phải phù hợp với 20-30 năm sau. Ở những phần trước, chúng ta đã đề cập đến những đặc điểm chính của nước thải bệnh viện, sự nguy hiểm của nó về phương diện vệ sinh dịch tễ học và một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình. Trong số các phương pháp xử lý nước thải nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng, xử lý bằng phương pháp sinh học có một vị trí đặc biệt. Phương pháp này dựa vào khả năng của vi sinh vật sử dụng các hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Việc khử các chất hữu cơ có thể xảy ra trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí. Phương pháp hiếu khí là phổ biến hơn tuy có tốn nhiều không khí hay oxy. Hiện nay người ta đang tiến hành những nghiên cứu nhằm tăng cường hoạt động của các công trình xử lý hiếu khí bằng các biện pháp như tăng nồng độ bùn hoạt tính trong aerotank, làm tốt hơn quá trình cấp oxy, xác lập pH cũng như nhiệt độ tối ưu… Do đặc tính nước thải bệnh viện có thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ, vi trùng gây bệnh và tỉ lệ BOD5/COD > ½( BOD5/COD = 0.8 ) nên phương pháp xử lý sinh học kết hợp khử trùng sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất, đảm bảo phân hủy gần như toàn bộ các chất ô nhiễm hữu cơ và tiêu diệt gần như hoàn toàn các vi trùng gây bệnh. Hệ thống xử lý theo phương pháp này có thể đạt hiệu suất xử lý 90% đối với BOD5, 80% đối với SS và hơn 99% đối với Coliform. Ngoài ra, hàm lượng N, P cũng cần quan tâm xử lý. Với những nhận xét trên, trong phạm vi luận văn đề xuất hai phương án xử lý dòng thải. Về cơ bản thì hai phương án giống nhau về các công trình xử lý sơ bộ và xử lý bậc hai. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương án là công trình xử lý sinh học. Đối với phương án I thì công trình xử lý sinh học là bể lọc sinh họ và trong phương án II là bể SBR. Phương án 1 : Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh theo cống dẫn riêng dẫn tới hố thu gom. Trong hố thu gom bố trí một song chắn rác, có tác dụng loại bỏ các tạp vật kích thước lớn cuốn theo nước, chủ yếu là băng bông vệ sinh, giấy báo, bao nilon… Từ hố gom nước thải được bơm vào bể điều hoà để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải , tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Sau đó, nước thải qua bể lắng 1 để lắng các hạt lơ lửng và các chất có thể lắng được. Nước thải tiếp tục cho qua bể lọc sinh học. Tại bể lọc sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học-quần thể vi sinh vật hiếu khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Sau đó, nước thải tiếp tục đưa vào bể lắng 2. Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước thải sau khi qua bể lắng, tiếp tục tự chảy vào công trình cuối cùng, bể tiếp xúc chlorine. Chlorine, chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất. Bể phân hủy bùn tiếp nhận bùn dư từ bể lắng. Nhiệm vụ của bể phân hủy bùn phân hủy làm giảm sinh khối của bùn họat tính, phần nước tách ra từ hỗn hợp bùn được dẫn về hầm bơm nước thải. Phần cặn lắng đọng trong bể phân hủy bùn được hút bỏ định kỳ 1 năm một lần. Bể nén bùn Bể lắng 2 Bể khử trùng Xả ra nguồn tiếp nhận TCVN 7382-2004,mức I Hệ châm Clo Nước tách bùn Nước thải bệnh viện Hố thu gom Song chắn rác Bể điều hoà Bể lọc sinh học Bể lắng 1 Máy thổi khí Bể phân huỷ bùn Máy ép bùn Định kỳ vận chuyển đến bãi chôn lắp Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 Phương án 2 : Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh theo cống dẫn riêng dẫn tới hố thu gom. Trong hố thu gom bố trí một song chắn rác, có tác dụng loại bỏ các tạp vật kích thước lớn cuốn theo nước, chủ yếu là băng bông vệ sinh, giấy báo, bao nilon… Từ hố gom nước thải được bơm vào bể điều hoà để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải , tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định đồng thời giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau Tại đây, nước thải sẽ được sục khí để khuấy trộn. Nhờ đó, các chất hữu cơ sẽ được phân hủy một phần. Nước thải sau bể điều hòa được đưa vào SBR bằng bơm chìm. Ở đây bố trí 2 bể SBR để nước thải được xử lý theo mẻ. Tại đây BOD, COD, SS được khử qua 5 giai đoạn làm đầy, sục khí và phản ứng, ổn định, rút nước và giai đoạn chờ. SBR là mô hình xử lý nước thải hiếu khí từng mẻ, xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính. Nước sau khi ra bể SBR được bơm qua bể trung gian để kiểm tra nồng độ và chất lượng nước. Từ bể trung gian được bơm chìm đặt trong bể trung gian bơm qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hoá chất khử trùng được sử dụng là Clorua vôi CaOCl2. Tại đây hầu hết các vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh cho nước thải đầu ra. Nước từ bể khử trùng theo cống thoát nước xả ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. Chế độ điểu khiển hệ thống xử lý nước thải là tự động và bán tự động. Hố thu gom Song chắn rc Bể điều hòa SBR Bể trung gian Bể lọc áp lực Bể khử trùng Bể phân huỷ bùn hiếu khí Sục khí Bùn dư Công trình xả Nước thải bệnh viện Nước rửa lọc tuần hoàn Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 Lựa chọn công nghệ xử lý: Hai phương án được đề xuất đều có hiệu quả xử lý tốt đối với tính chất của dòng thải. Tuy nhiên, vì cơ chế hoạt động của SBR là làm việc gián đoạn, cơ chế vận hành lại phức tạp hơn do được điều khiển bằng kỹ thuật số bán tự động trong khi điều kiện của bệnh viện bị giới hạn nên phương án I được lựa chọn là phương án thiết kế chính. Nhiệm vụ của các công trình trong hệ thống xử lý: Song chắn rác: Song chắn rác đặt có nhiệm vụ tác các loại rác có kích thước lớn nhằm bảo vệ bơm và các thiết bị trong các công trình xử lý phía sau. Bể điều hoà: Bể điều hòa không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải. Bể sẽ điều hòa dòng lưu lượng xuyên suốt trạm xử lý, giảm đáng kể dao dộng thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau. Hơn nữa, bể điều hòa còn có một số thuận lợi như: Cân bằng lưu lượng để sự biến động lưu lượng nhỏ nhất. Cân bằng tải lượng các chất hữu cơ. Đảm bảo tính liên tục cho hệ thống và các công trình tiếp theo hoạt động hiệu quả. Kiểm soát các chất có độc tính cao. Khử mùi tương đối. Ở bể này, khí được cấp vào bằng máy thổi khí để điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải. Bể này còn có vai trò như bể chứa khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì. Bế lắng 1: Có tác dụng lắng bớt các chất rắn lơ lửng có khả năng lắng nhằm giảm bớt sự quá tải cho các công trình phía sau cũng như tránh tình trạng tắc nghẽn đường ống do sự bám dính của các chất rắn trong đường ống. Bể lọc sinh học: Bể lọc sinh học tiếp xúc kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học-quần thể vi sinh vật hiếu khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Bể lắng 2: Bể lắng có nhiệm vụ lắng trong nước ở phần trên để xả ra nguồn tiếp nhận và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ bùn nhất định ở phần dưới để bơm bùn tuần hoàn lại . Bể khử trùng: Đây là thiết bị cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải. Bể được đặt trước công trình xả của bệnh viện nhằm diệt trừ các vi sinh vất gây bệnh có trong nước thải trước khi ra môi trường. CHƯƠNG V : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu khám chữa bệnh theo cống dẫn riêng dẫn tới hố thu gom qua song chắn rác thô và đi qua các công trình xử lý trong trạm. Hố thu gom: - Lưu lượng giờ lớn nhất: - Thể tích hầm tiếp nhận: - Với t là thời gian lưu nước ở bể thu gom, t = 15 – 30 (phút). Chọn t = 30 (phút). - Chọn chiều sâu hố thu 3(m). - Diện tích bề mặt của hố thu gom: - Chọn hố thu có kích thước: - Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDOAN.doc
  • dwgBE KHU TRUNG.dwg
  • dwgBENENBUN.dwg
  • dwgLANG1.dwg
  • dwgLANG2.dwg
  • dwgLOCHIEUKHI.dwg
  • docLOI CAM ON.doc
  • dwgMATBANG1.dwg
  • docMAU TRANG BIA VA TRANG 1 DO AN.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU DO AN TOT NGHIEP.doc
  • dwgSDCN.dwg
Tài liệu liên quan