Đồ án Thiết kế phân xưởng sản xuất Axetaldehyt

Mục lục

Mở đầu 6

Phần I : Tổng quan 8

A. Tính chất hoá học của nguyên liệu 8

I. Axetylen 8

I.1. Tính chất của axetylen 8

I.2. Các phương pháp tổng hợp axetylen 11

II. Nước 13

III. Etylen 14

III.1. Tính chất của etylen 14

III.2. Các phương pháp tổng hợp etylen 16

IV. Metanol 16

IV.1. Tính chất của metanol 16

IV.2. Các phương pháp tổng hợp metanol. 17

V. Etanol 18

V.1. Tính chất của etanol 18

V.2. Các phương pháp tổng hợp etanol 19

B. Tính chất của sản phẩm 20

I. Tính chất vật lí của axetaldehyt. 20

II. Tính chất hoá học của axetaldehyt 22

II.1. Phản ứng phân huỷ 22

II.2. Phản ứng cộng hợp 22

II.3. Phản ứng oxy hoá 25

II.4. Phản ứng khử 26

II.5. Phản ứng polyme hoá 26

II.6. Phản ứng với hợp chất PCl5 tạo hợp chất gemdihalogen 27

III. ứng dụng của axetaldehyt 27

C. Các phương pháp sản xuất axetaldehyt 28

I. Phương pháp sản xuất axetaldehyt đi từ axetylen 29

I.1. Quá trình hydrat hoá axetylen trong pha láng 30

I.2. Sản xuất axetaldehyt bằng hydrat hoá axetylen tiến hành trong pha khí 35

I.3. Hydrat hoá gián tiếp axetylen để điều chế axetaldehyt 37

II. Quá trình sản xuất axetaldehyt từ etanol 38

II.1. Quá trình sản xuất axetaldehyt từ quá trình dehydro hoá của etanol 38

II.2. Quá trình sản xuất axetaldehyt bằng oxy hoá etanol 39

III. Quá trình sản xuất axetaldehyt từ etylen 39

III.1. Quá trình oxy hoá trực tiếp etylen 39

III.2. Công nghệ sản xuất 44

IV. Quá trình sản xuất axetaldehyt từ hydrocacbon no 50

V. Sản xuất axetaldehyt từ nguồn C1 51

V.1. Sản xuất axetaldehyt trực tiếp từ khí tổng hợp 51

V.2. Sản xuất axetaldehyt từ metanol, metyl axetat hoặc anhydrit axetic 52

VI. So sánh các phương pháp sản xuất axetaldehyt 52

Phần II: Tính cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lượng 54

I. tính cân bằng vật chất 54

I.1. Tính cân bằng vật chất đối với tháp dehydro hoá 55

I.2. Tính cân bằng vật chất đối với tháp hấp thụ 57

I.3. Tính cân bằng vật chất đối với tháp chưng 60

I.4. Tính cân bằng vật chất đối với tháp tinh luyện 61

II. Tính cân bằng nhiệt lượng. 62

II.1. Nhiệt lượng do nguyên liệu mang vào. 62

II.2. Nhiệt lượng do các phản ứng tạo thành 63

II.3. Nhiệt lượng cần thiết để đốt nóng nguyên liệu đến nhiệt độ phản ứng 65

II.4. Nhiệt lượng do sản phẩm mang ra khỏi thiết bị phản ứng 65

II.5. Nhiệt lượng mất mát ra môi trường xung quanh 66

Phần III: Tính toán thiết bị chính 67

I. Tính lượng xúc tác đi qua thiết bị 67

II. Tính kích thước thiết bị chính 68

III. Tính toán cơ khí 69

III.1. Tính kích thước các ống dẫn 69

III.2. Tính chiều dầy thân thiết bị 71

III.3. Tính nắp và đáy thiết bị 74

Phần IV : Xây dựng nhà công nghiệp 77

I. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy 77

II. Yêu cầu về khu đất xây dựng 78

III. Mặt bằng nhà máy 79

IV. Thiết kế tổng mặt bằng nhà máy 82

V. Nguyên tắc trong thiết kế tổng mặt bằng nhà máy 83

Phần V : An toàn lao động 87

Kết luận 89

Tài liệu tham khảo 90

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2929 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế phân xưởng sản xuất Axetaldehyt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghệ sản xuất axetaldehyt ằng hydrat hoá axetylen trong pha khí. Thuyết minh dây chuyền công nghệ. Quá trình sản xuất trong thiết bị phản ứng là tháp có đường kính 1¸1,5m và cao 6¸10m, có chứa dung dịch chất xúc tác dùng với nước và axit nạp từ dưới lên để nhằm tăng dung lượng hơi axetylen. Dòng nguyên liệu axetylen đầu tiên được đưa vào đường (1)và sau đó được chia làm ba phần tương đương nhau (2,3,4) ba nguồn nguyên liệu này lần lượt được dẫn vào lỗ thoát của máy phun (5,6,7). Dòng nguyên liệu (4) kết hợp với dòng tuần hoàn (13) được dẫn vào đường (12). Hỗn hợp axetylen và hơi nước này được đưa vào thiết bị đun nóng (14) để tăng nhiệt độ lên 3150C, sau đó đưa vào thiết bị (15) tại đây tiếp xúc với chất xúc tác (16). Sản phẩm axetaldehyt với hơi sẽ thoát ra ngoài ở nhiệt độ 4250C ở đường (17). Dòng chảy này được trộn với hỗn hợp nguyên liệu và hơi sạch từ máy phun (6) ở đường (19)được trộn với hỗn hợp từ đường (18). Nước để làm lạnh ở đường (19) được trộn với dòng chảy từ đường (18). Lượng nước làm mát đưa từ đường (19) phải đưa vào đủ để giảm nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng ở trong ống (18) xuống 3150C mà nhiệt độ ở phản ứng ban đầu mong muốn. Hỗn hợp ở (18) được đưa vào thiết bị tháo lỏng hình trụ (20) đưa qua ống vào thiết bị phản ứng (21),ở trong thiết bị này có tiếp xúc với xúc tác cố định (22) là canxi othorphosphat đã được hoạt hoá ) 0,3%đồng othorphosphat. Dòng chảy thứ (2) được tháo ra từ dòng chảy (21) qua ống (23) ở nhiệt độ 4250C, có thành phần tương tự nh­ dòng chảy thiết bị(15). Nguyên liệu với hơi sạch tháo từ máy phun (7) qua ống (24) được trộn với nước lạnh qua ống (19),và vào ống (25) được trộn với hỗn hợp ra khỏi thiết bị phản ứng (21) để giảm nhiệt độ , sau khi hỗn hợp đã giảm nhiệt độ được dẫn vào thiết bị hình trụ(29). Ở đây có ống (27) để tháo chất lỏng ra khỏi thiết bị lượng nước làm lạnh trong ống (23) xuống 3150C là nhiệt độ tối ưu để bắt đầu phản ứng. Hơi bay lên từ thiết bị tháo khuôn hình (26) theo đường (28) vào thiết bị (29). Ở thiết bị (29) nó tiếp xúc với lớp xúc tác cố định là canxi othorphosphat . Lượng xúc tác ở mỗi lớp thiết bị là như nhau, mỗi loại chứa 48m3 chất xúc tác. Thiết bị tháo khuôn hình trụ để bảo vệ khung cho dung dịch nước đi vào thiết bị (21)và (29) thông thường quá trình vận hành thiết bị là không cần thiết. Dòng thứ hai tháo ra ở thiết bị (29) ở nhiệt độ 4250C có thành phần của dòng nh­ dòng tháo ra ở thiết bị (15),(21). Dòng thứ biến áp này qua ống (30) vào thiết bị đun nóng (14) bằng cách trao đổi nhiệt gián tiếp với hơi, trong ống (12).Ở ống (14) dòng thứ biến áp này được làm lạnh tới nhiệt độ 2800C và dẫn vào thiết bị làm lạnh không khí (31) và ngưng tụ (32) được dẫn vào thiết bị tách nhanh (33), ở đó khí lỏng được tách ra rất hiệu quả quá trình này ở áp suất 15 psi. Pha khí từ thiết bị tách (33) được dẫn vào ống (34) vào thiết bị nén cấp hai(35), khí đã được nén cho qua thiết bị làm lạnh trung gian (36) và sau đó vào thiết bị tách nhanh (37) để tách khí lỏng. Thiết bị (43) được vận hành ở áp suất 50 psi. Chất lỏng được tách ra từ thiết bị (37) được quay lại thiết bị tách nhanh (33) . Khí bay ra khỏi thiết bị (37) vào thiết bị làm lạnh hai cấp cao hơn(38), ở đó hỗn hợp khí được nén tới áp suất 170 psi. Khí đã nén qua đường (39) vào phân đoạn (40) của thiết bị phân đoạn (48). Một phần còn lại của thiết bị cất phân đoạn được nạp với vật liệu nạp phù hợp với yêu cầu. Dung dịch lỏng từ thiết bị tách (33) được đẩy vào phân đoạn nạp ở thiết bị cất phân đoạn (40) và duy trì điều kiện hồi lưu trên thiết bị cất phân đoạn. Thiết bị cất phân đoạn làm việc ở áp suất 150 psi và tới nhiệt độ đỉnh là 450C và nhiệt độ đáy là 1800C. Hơi ở trên thiết bị (40) gồm etylen, axetylen chưa phản ứng và sản phẩm axetaldehyt được đưa qua ống (41) vào phân đoạn nạp (42) của thiết bị cất phân đoạn (43). Thiết bị đun sôi lại (45) và thiết bị ngưng tụ (46) để cung cấp nhiệt cần thiết và lượng lỏng hồi lưu trong quá trình vận hành thiết bị cất phân đoạn (43).Thiết bị này làm việc ở áp suất 135 psi. Nhiệt độ đỉnh là 250C và nhiệt độ đáy là 400C. Chất làm lạnh phù hợp nhất là propan và propylen được đưa vào thiết bị (45) để duy trì nhiệt độ làm việc của thiết bị(43). Hỗn hợp khí gồm etylen và axetylen chưa phản ứng được tháo ra từ thiết bị (43) qua đường (47) ra ngoài. Dòng hơi nước được lấy ra từ đáy thiết bị (40) qua ống (48,49) . Một phần nhỏ lượng hơi nước này qua ống (49,19) , một phần để giảm nhiệt độ của dòng chất lỏng từ thiết bị (15)và (21) đi ra, và còn lại là nước đưa ra ngoài ống (50). I.3-Hydrat hoá gián tiếp Axetylen để điều chế Axetaldehyt. Quá trình được tiến hành theo phản ứng. CH º CH + H2O ® CH3CHO Giai đoạn một tổng hợp vinyl ete từ axetylen và rượu metylic. Phản ứng tiến hành dưới áp suất 15 ¸ 60 at có NaOH tham gia. Giai đoạn hai thuỷ ngân vinyl ete, có thể tiến hành trong pha lỏng hoặc pha khí. + Nếu tiến hành trong pha láng duy trì nhiệt độ 80 ¸ 1000C, dưới áp suất 2,5at và 0,25% dung dịch H2SO4 + Nếu tiến hành trong pha khí, thổi hỗn hợp hơi vinyl ete và nước ở 2100C và 5at qua xúc tác là axit photphoric 6% ngâm trên silicagen, tiến hành theo phương pháp này ta thu được aldehyt axetic sạch,(99,7 ¸ 99,9%), hiệu suất đạt 99% so với lý thuyết. Theo tính toán người ta thấy rằng phương pháp này cần một số vốn đầu tư lớn, vì phải trang bị các thiết bị làm việc dưới áp suất. II-QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AXETALDEHYT TỪ ETANOL . Quá trình sản xuất axetaldehyt từ etanol có thể thông qua hai con đường là hydrat hoá và oxy hoá với sự có mặt của oxy.Từ năm 1918 đến 1939 quá trình đehydro hoá chiếm ưu thế hơn và H2 sinh ra có nhu cầu sử dụng lớn hơn.Tuy nhiên , sau khi sử dụng chất xúc tác của pha khí đã làm cho quá trình oxy hoá sử dụng nhiều hơn, do thời gian sống của chất xúc tác dài và có thể tái sinh được. Ngày nay , người ta kết hợp hai quá trình oxy hoá và dehydro hoá để sản xuất axetaldehyt. II.1-Quá trình sản xuất Axetaldehyt từ quá trình dehydro hoá của Etanol Quá trình dehydro hoá etanol đầu tiên được xuất hiện năm 1886, etanol được cho qua ống thuỷ tinh ở nhiệt độ 2600C. Phương trình phản ứng xẩy ra như sau: CH3CH2OH ® CH3CHO + H2 DH = 82,5 Kj/mol. Sự cải tiến về năng suất nhận được là do sự có mặt của các chất xúc tác nh­: Pt, Cu , ZnO3, Ni, Co. Gần đây Zn, Cl2 và đất sét, hỗn hợp của axit đồng và clo dùng làm chất xúc tác đã được đưa vào sử dụng. Sử dụng chất xúc tác đồng ta nhận được lượng sản phẩm Ýt bị phân huỷ nhất. Tuy nhiên , đòi hỏi phải hồi lưu chất xúc tác thường xuyên. Hơi etanol được dẫn qua chất xúc tác bao gồm đồng xốp đã được hoạt hoá với axit clo trong thiết bị phản ứng dạng ống ở nhiệt độ 260¸2900C. Quá trình này chuyển hoá được khoảng 25¸50%. Bằng quá trình sản xuất rượu và nước ,axetaldehyt và etanol được tách ra từ khí thải, khí này chủ yếu là hydro. Axetaldehyt tinh khiết nhận được bằng quá trình chưng cất, etanol được tách ra từ nước và sản phẩm có nhiêt độ sôi cao hơn bằng quá trình chưng cất và cho quay lại thiết bị phản ứng. Lượng axetaldehyt cuối cùng nhận được khoảng 90%. Sản phẩm phụ tạo thành bao gồm : axit butylic, crotoandehyt, và etyl acetat. II.2-Quá trình sản xuất Axetaldehyt bằng oxy hoá Etanol. Đây là phương pháp lâu đời nhất để sản xuất axetaldehyt và cũng là phương pháp duy nhất để điều chế axetaldehyt trong phòng thí nghiệm. Trong công nghiệp, etanol được oxy hoá với chất xúc tác là oxy hoặc không khí trong pha hơi. CH3CH2OH + 1/2O2 ® CH3CHO + H2O. DH = -242 Kj/mol. Đồng, bạc, và các oxit của chúng hoặc hợp kim là những chất xúc tác tốt nhất cho quá trình này. - Quá trình sản xuất của hãng Veba- Clumne. (H.3) Sơ đồ công nghệ sản xuất axetaldehyt từ etanol Etanol đựơc trộn với không khí và được dẫn qua lớp xúc tác bạc (Ag) ở 500 ¸ 6500C. Nhiệt độ này phụ thuộc vào tỷ lệ rượu với không khí và tỷ lệ lưu lượng khí đi qua lớp chất xúc tác. Rượu chuyển hoá khỏng từ 50 ¸ 70% và sản phẩm thu được có nồng độ từ 97 ¸ 99% phụ thuộc vào điều kiện phản ứng. Axetaldehyt cùng với rượu chưa phản ứng được lấy ra từ khí thải bằng cách rửa với rượu lạnh ở thiết bị (5) và được tách ra bằng tháp phân đoạn (8). Sau đó, cho quay lại thiết bị phản ứng. Nhiệt độ tạo thành trong phản ứng được dùng cho quá trình sản xuất hơi bằng cách sử dụng hệ thống thu hồi nhiệt (6) ngay sau zôn phản ứng. Hỗn hợp sau phản ứng được đưa vào tháp hấp thụ rượu. Hỗn hợp khí bao gồm N2, H2, CH4,, CO và CO2 tách ra từ đỉnh tháp (8) được đốt, đây là những khí gầy với năng suất toả nhiệt kém ding trong lò hơi. Axetaldehyt và etanol được tách riêng bằng thiết bị chưng cất (9). Trên đỉnh tháp chưng (9) thu được axetaldehyt tinh khiết. Rượu chưa phản ứng được cho quay lại thiết bị phản ứng. Ngoài sản phẩm chính là axetaldehyt còn thu được một lượng nhỏ axit axetic. III- QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT AXETALDEHYT TỪ ETYLEN. Ngày nay axetylen là nguyên liệu quan trọng nhất trong việc sản xuất axetaldehyt. Axetaldehyt chủ yếu được sản xuất từ etylen theo phương pháp trực tiếp. III.1- Quá trình oxy hoá trực tiếp Etylen Quá trình này được phát triển từ năm 1957 và 1959 bởi hãng Wacker-Chemic và Hoechst. Đây là một quá trình tiêu biểu cho toàn bộ phản ứng xẩy ra trong dung môi nước. Chất xúc tác sử dụng cho quá trình là Pd Cl2 và CuCl2. PdCl2 CuCl2 C2H4 + 1/2 O2 ® CH3CHO. (1) Độ chọn lọc của quá trình oxy hoá C2H2 phụ thuộc chủ yếu vào xúc tác PdCl2trong pha láng theo phản ứng. C2H4 + PdCl2 + H2O ® CH3CHO + Pd + 2HCl. (2) CuCl2 được sử dụng ở đây để oxy hoá Pd kim loại theo phản ứng. Pd + 2CuCl2 ® PdCl2 + 2CuCl (3) Với lượng dư CuCl2 phản ứng (3) xảy ra nhanh hơn. Do đó nồng độ của muối PdCl2 phải giảm tối thiểu. Quá trình oxy hoá C2H4 cần chó ý đến nồng độ của muối PdCl2 phải giảm tối thiểu C2H4 + 2CuCl2 + H2O ® CH3CHO + 2CuCl + 2HCl. (4) Cuối cùng CuCl sẽ bị oxy hoá bởi oxy (O2) hoặc không khí. 2CuCl + 2HCl + 1/2 O2 ® 2CuCl2 + H2O. (5) *Cơ chế của quá trình oxy hoá olefin với xúc tác PdCl2. Phản ứng giữa olefin với dung dịch PdCl2(Phản ứng(2)) là phản ứng đặc trưng, nó quyết định tốc độ chọn lọc của quá trình oxy hoá trực tiếp C2H4. Động học và cơ chế của quá trình này đã được nghiên cứu rất nhiều. Nếu đưa vào hỗn hợp phản ứng thêm một lượng oxy sẽ xẩy ra sù oxy hoá Pd, nhưng rất chậm.Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng nếu thêm vào hệ phản ứng một lượng muối đồng (II), trở về đồng (I). Đồng (I) rất dễ bị oxy hoá thành đồng (II). Nói cách khác muối đồng đóng vai trò là chất mang oxy cho Pd. Pd + 2Cu2+ ® Pd2+ + 2Cu+ 2Cu+ + 1/2 O2 + 2H+ ® 2Cu2+ + H2O. Cả hai phản ứng này tương đối mãnh liệt trong môi trường axit, trong đó clorua paladi nằm ở dạng H2PdCl4. Cơ chế của phản ứng gồm các giai đoạn tạo thành phức trung gian từ clorua paladi ,olefin, và nước và sự chuyển hoá nội phân tử của phức này. [PdCl4]2- + C2H4 ® [C2H4 PdCl3]- + Cl-. (6) Các tác giả thấy rằng phức chất olefin-hydro là sản phẩm trung gian thứ hai. Phức chất này được hình thành từ chất gốc và phối tử nhờ một phần tử H2O bằng cách tách 1 ion H+ theo con đường sau: [C2H4 PdCl3]- + H2O ® [C2H4PdCl2(OH)2] + Cl-. (8) [C2H4PdCl2(OH)2] ® [C2H4PdCl2(OH)]- + H+. (9) Phức [C2H4PdCl2(OH)]- có thể sắp xếp thành phức khác. [C2H4PdCl2(OH)]- [PdCl2C2H4(OH)]- (10) [PdCl2C2H4(OH)]- ® ClPd-CH2=CH2-OH + Cl-. (11) ClPd- CH2=CH2-OH ® CH3-C+HCl- (12) ½ OH CH3- C+HCl- ® CH3- CHO + HCl. (13) ½ OH Cơ chế này đã giải thích cho tất cả các thực nghiệm và giải thích một cách chi tiết những báo cáo trước đó. *Lý thuyết động học. Khi nghiên cứu về động học, quá trình thường tiến hành với nồng độ Pd(II) không thay đổi và dưới áp suất C2H4 không đổi. Tốc độ phản ứng tính gần đúng theo công thức. a.[H+].[Cl-] VPư = b + [H+]2.[Cl-]3 Khái niệm trong biểu thức được đề cập bởi những đánh giá sau. Sự tạo thành phức và sự thay thế của ligan Cl- bằng ion hydroxyt (H+) theo phương trình (6),(8),(9) giải thích cho thấy sự tỷ lệ nghịch với [Cl-] theo phương trình (7),(12). Nhưng trong phản ứng (8),(9) ligan hydroxo(OH) xuất hiện ở vị trí trans trong olefin ,điều này tương tự với phức của platin. Để đảm bảo sự tương tác với olefin thì ligan này phải đổi sang vị trí cis. Nhưng trong động học, điều này chỉ xẩy ra theo con đường tạo ra phức có hai ligan hydroxo (OH) bằng cách thay thế OH- ở vị trí trans ion Cl-.Quá trình cân bằng tương tự như (8),(9). Trans-[C2H4PdCl2(OH)]- + H2O ® Cis- [C2H4PdCl(OH)2]- + H+ + Cl- (13) Cis- [C2H4PdCl(OH)2]- + H+ + Cl- ® Cis-[C2H4PdCl2(OH)]-+ H2O (14) Những hợp chất trung gian giải thích cho việc làm tăng nồng độ của ion H+ và Cl- và sự xuất hiện của chúng ở tử số của công thức tính tốc độ. Mặc dù ligan OH ở vị trí cis trong phức dihydroxo có thể ảnh hưởng đến sự tương tác đối với olefin. Nhưng phân tử vẫn chiếm ưu thế nên những ligan Cl ở vị trí trans trong olefin do việc giảm năng lượng hoạt hoá bởi hiệu ứng trans. Trong phức cis – hydroxo olefin , các ligan có thể tấn công tương tác vào vị trí cis (phản ứng nghịch) .Phức s là sản phẩm trung gian sau đó. cis-[p-C2H4PdCl2(OH)]- + H+ + Cl- ® [HO-CH2-CH2-PdCl2]- (15) Thí nghiệm với phân tử đánh dấu. +Nếu nh­ C2H4 phản ứng với PdCl2 và dung dịch D2O thì không có nguyên tử Dơtơri (D- đồng vị của hydro nguyên tố) nào được tìm thấy trong axetaldehyt tạo thành. Từ đó cho ta thấy rằng cả 4 nguyên tử H của axetaldehyt có nguồn gốc từ C2H4 ban đầu.Vì vậy phải có sự chuyển dịch nguyên tử H +Tỷ lệ giữa hằng số tốc độ của C2H4 và C2D4 được tìm ra nh­ sau. KC2H4 = 1,07 KC2D4 Tỷ lệ này cho thấy sự cắt đứt liên kết C-H là không có tỷ lệ xác định. +Phản ứng của C2H4 và PdCl2 trong cồn tạo thành axetat và một lượng nhỏ vinyl ete. Trong axit cacboxylic , vinyl ete và các etyl diaxetat sẽ thu được. Nếu nh­ phản ứng được tiến hành khi có mặt CH3OD hoặc CH3COOD thì axetat hoặc etyliden diaxetat cũng không mang nguyên tử D. Trong đó nguyên tử D sẽ xuất hiện ở trong hợp chất vinyl. Do đó, một ion cacboni trung gian hoặc một nhóm solvat phải bị tiêu tốn. Do vậy việc sắp xếp lại và phân tách ra của phức s trong cơ chế của Herry sẽ được chia thành nhiều bước. Nhóm hydryt trao đổi theo con đường phản ứng sẽ được coi là ligan nghịch và các phản ứng tổng quát. Cân bằng phản ứng tính theo bước có độ xác định và có năng lượng hoạt hoá thấp nhất. OH H [HO-CH2-CH2-PdCl2]- ® C = C + PdHCl2 (16) H H OH H C = C + PdHCl2 ® H3C- CH - PdCl2 (17) H H ½ OH Liên kết dị thể Pd-C là yếu tố điều khiển tốc độ. Điều này giải thích cho entropy hoạt hoá là -8ev và năng lượng hoạt hoá khoảng 20kcal/mol (tính toán theo các dữ liệu động học Herry). Phản ứng là không thuận nghịch giống nh­ kết quả việc các mảnh vỡ hình thành hợp chất bền vững là ion oxonium, axetaldehyt và phức Pd hoá trị 0. Trong sự có mặt của các ligan, các hợp chất Pd hoá trị 0 có thể bị tách ra OH ½ [H3C-CH-PdCl2]- + H2O ® H3C - CH + [PdCl2]2- (18) O H2 OH ½ H3C – CH ® CH3CHO + H3O+ (19) OH2 [PdCl2]2- ® Pd + Cl- III.2-Công nghệ sản xuất . III.2.1-Các phương pháp sản xuất có thể sử dụng. *Chất xúc tác trên chất mang. Sù oxy hoá olefin sử dụng PdCl2 được thực hiện lần đầu tiên bằng cách thổi hỗn hợp của etylen, oxy hơi nước của muối kim loại kiềm và muối đồng(II), muối sắt mang trên chất mang. Phản ứng có thời gian ngắn và hiệu quả cao ngay ở áp suất khí quyển. Axetaldehyt hình thành được rửa bằng nước để tách các khí không phản ứng, các khí mà sau đó được tuần hoàn lại. Tuy nhiên do sự trở ngại trong việc lấy nhiệt của phản ứng, sự ăn mòn và sự không tương thích của xúc tác nên quá trình này Ýt được sử dụng. *Phản ứng bởi dung dịch xúc tác dung môi nước. Có ba phương án sản xuất được sử dụng dùng xúc tác là dung dịch nước của PdCl2. + Trong quá trình một giai đoạn: hỗn hợp etylen và oxy được phản ứng với dung dịch xúc tác chứa CuCl2và PdCl2. Sản phẩm được tách ra khỏi khí không phản ứng bằng cách rửa bằng nước, khí không phản ứng tuần hoàn trở lại. + Trong quá trình hai giai đoạn: cũng sử dụng xúc tác chứa CuCl2và PdCl2. Etylen và không khí được phản ứng trong hai thiết bị riêng. Sản phẩm được tách khỏi xúc tác bằng cách chưng cất. + Một quá trình hai giai đoạn khác dùng xúc tác PdCl2, sắt (II) sunfat và axit sunfuric ,sắt (III) sunfat được hình thành trong quá trình oxy hoá etylen. Ở giai đoạn đầu tiên được oxy hoá lại bằng oxy với sự có mặt của NOx và HNO3.Ở giai đoạn hai sau khi tách khỏi sản phẩm phản ứng. Phản ứng cuối cùng không có lợi kinh tế so với 2 phương án đầu tiên mà đã được ứng dụng trong công nghiệp thương mại. Tuy chúng không khắc phục được toàn bộ nhược điểm của quá trình xúc tác dị thể nhưng bù lại bằng phản ứng ở áp suất thường. Công nghệ một giai đoạn thực hiện do công ty Consortium elecktro chemische industrie. *Phản ứng với xúc tác là dung dịch rượu. Hiện nay quá trình oxy hoá etylen đang được sử dụng. Nó dùng xúc tác PdCl2 trong dung môi rượu tạo thành liên kết với hợp chất cacbonyl. Do đó, với dung môi được chuẩn bị (etylen glycol) thì etylen tạo thành metyl dioxolance. Chất oxy hoá cũng được sử dụng. PdCl2 O-CH2 C2H4 + 2CuCl2 + HOCH2- CH2OH CH3-CH ½ + 2CuCl + 2HCl O-CH2 Ưu điểm chính của quá trình là độ hoà tan cao của muối trong glycol và tốc độ phản ứng cao. Tuy nhiên quá trình này vẫn Ýt được sử dụng. III.2.2-Công nghệ sản xuất. a) Công nghệ một cấp (H4) Sơ đồ công nghệ sản xuất axetatdehyt từ etylen, công nghệ một cấp Ở công nghệ này cả 3 phản ứng (2),(3),(5)đều tiến hành trong một thiết bị phản ứng, sục C2H4 và O2 vào dung dịch xúc tác, dùng oxy lớn hơn 99% để tránh tích tụ khí trơ trong etylen. Trong suốt quá trình phản ứng trạng thái dừng được thiết lập: nghĩa là tốc độ tạo thành axetaldehyt. Sự khử CuCl2 bằng tốc độ quá trình oxy hoá lại của CuCl. Trạng thái dừng này được xác định bằng quá trình oxy hoá của chất xúc tác , được biểu diễn bằng tỷ lệ [Cu2+]/([Cu2+]+[Cu+]) . Hỗn hợp etylen và oxy được vận chuyển bằng bơm vào đáy thiết bị phản ứng (1) lót gốm dạng thẳng đứng, tại đó nó được tiếp xúc với xúc tác. Phản ứng xảy ra dưới áp suất khoảng 3at và nhiệt độ 120¸1300C. Hàm lượng oxy của khí vào cho phép <9% để tránh tạo thành hỗn hợp nổ. Đường kính trên đỉnh thiết bị phản ứng phải lớn hơn ở đáy thiết bị. Chất xúc tác được tuần hoàn qua bình phân tách (2) và trộn lẫn hoàn toàn với hỗn hợp không khí. Nhiệt phản ứng được tách ra bằng cách làm bay hơi axetaldehyt và nước khỏi dung dịch xúc tác. Hơi nước và không khí phản ứng được tách ở bình phân tách (2). Chất xúc tác được quay lại đáy thiết bị phản ứng. Sau đó hỗn hợp khí – hơi nước được làm lạnh ở (3) và etanal dư được rửa với nước ở (4). Trong cùng thời gian đó khí tiêu thụ được thay thế bằng lượng O2 và C2H2 mới. Khí thoát ra ở (4) phần lớn được quay trở lại thiết bị (1), một phần nhỏ được thải ra ngoài để tránh sự tích tụ khí trơ trong khí tuần hoàn. Những khí trơ này là do khí nguyên liệu bị nhiễm bẩn (N2,Ar), hydrocacbon no hoặc do tạo thành sản phẩm phụ là CO2. Tại (5) thu được axetaldehyt ở dạng dung dịch chiếm 10%. Tiếp đó là quá trình làm sạch axetaldehyt khỏi các sản phẩm phụ bằng quá trình chưng cất hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên quá trình cất chiết vớinước. Tại đây các khí nhẹ có nhiệt độ sôi thấp hơn axetaldehyt nh­ clorua metan, clorua etan, CO2 được tách ra từ đỉnh tháp. Ở giai đoạn hai : axetaldehyt được chưng tách khỏi nước và các sản phẩm phụ có nhiệt độ sôi cao hơn nh­ axit axetic và các sản phẩm clo hoá. Trong giai đoạn một, phản ứng (4),(5)được xảy ra đồng thời. Cả hai phản ứng tiến hành với sự biến đổi tốc độ phụ thuộc khả năng oxy hoá của dung dịch xúc tác . Một trạng thái tĩnh xẩy ra khi tốc độ của hai phản ứng đạt cân bằng. Nó được mô tả bằng hằng số mức độ chuyển hoá.Trạng thái cân bằng của hai phản ứng khi hệ số tỷ lượng là 2:1. Một lượng dư nhỏ của oxy khoảng 10% của nguyên liệu vào được cung cấp để tránh sự khử xúc tác CuCl2 bằng các phản ứng phụ. Ở giai đoạn hai, axetaldehyt được chưng tách khỏi nước và các sản phẩm phụ có nhiệt độ cao hơn nh­ axit axetic và các sản phẩm clo hoá. Trong giai đoạn một,phản ứng (4),(5) được xẩy ra đồng thời cả hai phản ứng tiến hành với sự biến đổi tốc độ phụ thuộc vào khả năng oxy hoá của dung dịch xúc tác. Một trạng thái tĩnh xảy ra khi tốc độ của hai phản ứng đạt cân bằng. Nó được mô tả bằng hằng số mức độ chuyển hoá. Trạng thái cân bằng của hai phản ứng khi hệ số tỷ lượng là 2:1. Một lượng dư nhỏ của oxy khoảng 10% của nguyên liệu vào được cung cấp để tránh sự khử xúc tác CuCl2bằng các phản ứng phụ. Mức độ oxy hoá của trạng thái cân bằng và do đó cũng là tốc độ phản ứng được điều chỉnh nhờ nồng độ của ion Cl-,axit HCl được tiêu thụ vào các phản ứng phụ. Bằng các phương pháp người ta cũng ngăn cản được sự kết tủa của đồng oxi clorua và kim loại Pd b) Công nghệ hai cấp. (H.5) Sơ đồ công nghệ hai cấp Trong công nghệ hai thiết bị, thì thiết bị thứ nhất để tạo CH3CHO từ C2H4 . Thiết bị thứ hai để diễn ra các phản ứng oxy hoá Cu+ thành Cu2+dùng không khí chất xúc tác dạng lỏng vừa bị khử vừa bị oxy hoá. Trong quá trình này etylen và oxy được phản ứng với nhau trong hai thiết bị dạng ống riêng rẽ (2) theo chế độ đẩy lí tưởng. Tại thiết bị thứ (1) etylen chuyển hoá hoàn toàn thành axetaldehyt dưới áp suất 900¸1000 Kpa, nhiệt độ 105 ¸ 1100C trong hệ số tỷ lượng của phản ứng theo phương trình (4). Trong khi CuCl2 bị khử thành CuCl. Độ chuyển hoá etylen đạt tới 9%. Dung dịch xúc tác chứa sản phẩm được giãn nở vế áp suất thường trong tháp chưng nhanh(2), ở đây hỗn hợp axetaldehyt được tách ra. Tại đáy tháp (2) dung dịch lỏng được bơm vào thiết bị oxy hoá (4) trong đó không khí được nạp vào để oxy hoá, CuCl thành CuCl2 ở áp suất 1000 Kpa. Oxy chuyển hoá hơn 90%, khí thải chứa 1 ¸ 2% oxy được tách ra khái dung dịch xúc tác trong thiết bị (5) được dùng nh­ là một khí bảo vệ cho quá trình tiếp theo. Dung dịch xúc tác đã được oxy hoá lại được tái sử dụng cho quá trình phản ứng với etylen trong thiết bị (1). Quá trình oxy hoá (4) và quá trình tạo axetaldehyt ở (1) không đòi hỏi khí nguyên liệu có độ sạch cao. Trên đỉnh tháp (2) hỗn hợp axetaldehyt vào thiết bị (6). Ở đây nước được tách ra khỏi khí tháo ra ở đáy (6) được dùng cho quá trình rửa khí thải (N2 từ quá trình oxy hoá ) ở (7) và rửa khí trơ ở (8) ra khái dung dịch axetaldehyt. Axetaldehyt được làm sạch trong hai thiết bị chưng cất. Người ta dùng nhiệt của phản ứng để thực hiện quá trình chưng cất. Đầu tiên hỗn hợp được đưa vào thiết bị (5) để tách các chất có nhiệt độ sôi thấp như : clorua etan, clorua metan và CO2 .Trong dung dịch lỏng thu được ở đáy thiết bị chưng cất thứ nhất (9), được đưa vào thiết bị chưng cất thứ hai (10) để tách những chất có nhiệt độ sôi cao như : axetan clorua, axit axetic. Axetaldehyt tinh khiết thu được ở đỉnh tháp (10) . Lượng nước sử dụng ở quá trình chưng cất cuối cùng nhỏ hơn trong quá trình một giai đoạn. Axetaldehyt được clo hoá có nồng độ cao hơn và tích tụ trong cột, sau đó được lấy ra nh­ sản phẩm phụ. Thiết bị phản ứng dạng ống tuy nhiên phản ứng có thể được tiến hành trong một tháp. Trong quá trình hai giai đoạn, phản ứng oxy hoá etylen xẩy ra theo hệ số tỷ lượng của phương trình (4),(5). Dung dịch xúc tác được tuần hoàn và tái sinh theo chu kỳ. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào tỷ lệ Cl/Cu. Tỷ lệ này phải thích hợp để tránh sự kết tủa của CuCl và Pd. Trong thiết bị oxy hoá chất xúc tác không được oxy hoá hoàn toàn không những bởi nồng độ Cu+ thấp, còn phải tránh sự kết tủa của CuCl và tránh sự hình thành của các sản phảm phụ cao hơn. Tỷ lệ Cl/Cu được khống chế bằng cách cho thêm một lượng HCl vào để bù lại lượng Clphản ứng hết ở phản ứng phụ. c) So sánh hai công nghệ. - Cả hai công nghệ sản xuất đều cho hiệu suất axetatdehyt khoảng 95% trong đó 1¸1,5% etylen không phản ứng, sản phẩm phụ chiếm »4%. - Cả hai công nghệ sản xuất đều cho sản phẩm phụ là: + Etyl clorua (tạo thành khi thêm HCl và C2H4) và clorua etanol. + Axit axetic (tạo thành do axetaldehyt bị oxy hoá) và các axetaldehyt đã clo hoá khác (sinh ra do quá trình oxy hoá axetaldehyt với CuCl2) - Giá thành đầu tư cho cả hai dây chuyền xấp xỉ nhau. Nói chung việc lựa chọn phương pháp sản xuất là tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu và lượng oxy có nhiều hay Ýt và giá thành có phù hợp hay không. Trong công nghệ một cấp đòi hỏi nguyên liệu có độ sạch cao hơn, còn trong công nghệ hai cấp không khí được thay thế cho oxy nên không đòi hỏi nguyên liệu có độ sạch cao. Trong những năm gần đây, hỗn hợp khí thu được trong quá trình cracking xúc tác thì naphta được dùng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất axetaldehyt ,khi thiết bị dạng ống được thay thế bằng tháp phản ứng. Quá trình này thu được độ chuyển hoá etylen thấp (30¸40%) khí nguyên liệu ngoài Etylen còn có H2. d) Vật liệu chế tạo Trong quá trình sản xuất, dung dịch CuCl2-PdCl2 ăn mòn rất mạnh. Do đó, trong công nghệ hai cấp, có thành thiết bị tiếp xúc với dung dịch xúc tác tuần hoàn lại được làm bằng Ti hay hợp kim của Ti. Trong công nghệ một cấp là gốm không thấm axit, các bộ phận khác được làm bằng Ti. e) Nước thải . Một vấn đề nan giải trong quá trình xử lý các sản phẩm phụ bị clo hoá đặc biệt là axetaldehyt bị clo hoá là chất rất độc. Chúng có tính chất sát trùng rất cao và ngăn cản sự oxy hoá sinh học. Do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxuong sx axetan.doc
Tài liệu liên quan