Đồ án Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh

MỤC LỤC

Giao nhiệm vụ đồ án

Lời cảm ơn

Mục lục I

Danh mục các từ viết tắt IX

Danh mục các bảng X

Danh mục các hình XI

Lời mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Tên đề tài 2

3. Mục tiêu nghiên cứu 2

4. Phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

Chương 1: Bối cảnh phát triển của ngành du lịch 3

1. Hiện trạng và xu thế phát triển du lịch thế giới 3

1.1. Du lịch thế giới 3

1.2. Du lịch khu vực ASEAN 6

1.3. Xu thế phát triển trong tương lai 7

2. Hiện trạng và xu thế phát triển du lịch của Việt Nam 7

2.1. Hiện trạng 7

2.2. Cơ hội phát triển của du lịch Việt Nam 10

2.3. Những khó khăn, thách thức chung của ngành du lịch Việt Nam 11

Chương 2: Hiện trạng, tiềm năng và điều kiện phát triển của du lịch Tây Ninh 13

1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh 13

1.1. Hiện trạng du khách 13

1.2. Doanh thu từ du lịch 14

1.3. Số người kinh doanh du lịch, khách sạn và nhà hàng trên địa bàn 16

1.4. Doanh thu từ ngành du lịch 16

1.5. Đánh giá hiện trạng du lịch Tây Ninh 18

2. Tiềm năng phát triển 18

2.1. Vị trí địa lý kinh tế và lợi thế phát triển du lịch 18

2.2. Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên 19

2.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 19

2.2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 20

2.2.2.1. Núi Bà Đen 20

2.2.2.2. Hồ Dầu Tiếng 22

2.2.2.3. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát 21

2.2.2.4. Sông Vàm Cỏ Đông 22

2.2.2.5. Rạch Trưởng Chừa – Trảng Bàng 23

2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 23

2.3.1. Di tích lịch sử - văn hoá 23

2.3.1.1. Các di tích gắn với tôn giáo 23

2.3.1.2. Các di tích gắn với kháng chiến chống giặc ngoại xâm 24

2.3.1.3. Các di chỉ khảo cổ 25

2.3.2. Các lễ hội 24

2.3.3. Các tài nguyên nhân văn khác 25

2.4. Du lịch thương mại cửa khẩu 26

2.5. Đánh giá về tài nguyên du lịch 26

Chương 3: Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng 28

1. Giới thiệu khái quát hồ Dầu Tiếng 28

1.1. Các chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật 28

1.2. Công trình đầu mối 28

1.2.1. Hồ chứa 28

1.2.2. Đập chính 29

1.2.3. Đập phụ 29

1.2.4. Đập tràn xả lũ 30

1.2.5. Cống số 1 30

1.2.6. Cống số 2 30

1.2.7. Cống số 3 31

1.3. Hệ thống kênh 31

1.3.1. Hệ thống kênh Đông 31

1.3.2. Hệ thống kênh Tây 32

1.3.3. Hệ thống kênh Tân Hưng 32

1.4. Nhiệm vụ của hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng 32

1.4.1. Nhiệm vụ trước mắt 32

1.4.2. Nhiệm vụ lâu dài 33

2. Vị trí địa lý hồ Dầu Tiếng 34

3. Đặc điểm khí hậu 34

4. Tiềm năng nước mặt 36

5. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản trong hồ 38

6. Tiềm năng về rừng 40

6.1. Tiềm năng về rừng tự nhiên 40

6.2. Tài nguyên rừng trồng 41

6.3. Tài nguyên thảm cây trồng nông nghiệp 41

7. Thế mạnh về cảnh quan – di tích văn hoá – lịch sử 42

8. Thế mạnh về tuyến du lịch 46

9. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng 47

Chương 4: Định hướng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng 49

1. Nhu cầu của thị trường du lịch sinh thái 49

2. Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái 51

2.1. Các doanh nghiệp du lịch sinh thái 51

2.2. Các nhà tổ chức du lịch thiên nhiên ra nước ngoài 53

2.3. Các nhà tổ chức du lịch thiên nhiên tại chỗ 53

2.4. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thiên nhiên ở địa phương 54

2.5. Mô hình để đánh giá một thị trường du lịch 55

2.6. Vai trò của nhà nước và tư nhân trong các hoạt động du lịch sinh thái 56

2.6.1. Nhà nước 56

2.6.2. Tư nhân 57

2.7. Kết cấu nguồn khách du lịch 59

2.8. Nhu cầu và mức độ vừa ý của khách du lịch 61

3. Chiến lực phát triển du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng 62

3.1. Tư tưởng chủ đạo 62

3.2. Chiến lược chủ đạo 62

Chương 5: Các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện quy hoạch và quản lý 64

1. Phát triển và thực hiện các nguyên tắc chỉ đạo du lịch dinh thái hồ Dầu Tiếng 64

2. Thiết kế các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái 67

2.1. Nguyên tắc quy hoạch mặt bằng 68

2.2. Nguyên tắc thiết kế công trình 69

2.3. Nguyên tắc về thiết kế hạ tầng và sử dụng năng lượng 71

2.4. Nguyên tắc quản lý rác thải 71

2.5. Nguyên tắc đánh giá các phương tiện phục vụ du lịch sinh thái 71

Chương 6: Đề xuất quy hoạch phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng 73

1. Phạm vi quy hoạch 73

2. Cơ sở quy hoạch 73

3. Định hướng quy hoạch phát triển 74

3.1. Phương án quy hoạch phân khu chức năng sử dụng đất 74

3.1.1. Khu A: Làng du lịch sinh thái 75

3.1.2. Khu B: Khu trung tâm dịch vụ du lịch 76

3.1.3. Khu C: Khu dịch vụ du lịch địa phương 76

3.1.4. Khu D: Khu du lịch sinh thái cao cấp 77

3.1.5. Khu E: Du lịch sinh thái vườn 77

3.1.6. Khu F: Dã ngoại du lịch đặc thù 78

3.1.7. Khu G: Du lịch nghỉ dưỡng 78

3.1.8. Khu H: Rừng sinh thái và vùng cây ăn trái 79

3.1.9. Khu I: Du lịch sinh thái tự nhiên 79

3.1.10. Khu K: Khu du lịch sinh thái Dương Minh Châu 80

3.1.11. Khu vực cây xanh cách ly dọc bờ hồ 80

Chương 7: Quy hoạch khai thác sản phẩm du lịch hồ Dầu Tiếng 82

1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng 82

2. Phát triển sắc thái đặc biệt của sản phẩm du lịch 85

3. Quy hoạch khai thác tuyến du lịch 85

4. Quy hoạch hoạt động du lịch ngày lễ tết 86

5. Khai thác thế mạnh ẩm thực du lịch 87

5.1. Món ăn mặn 88

5.2. Món ăn chay 89

5.3. Bánh kẹo 90

5.4. Muối ớt Tây Ninh 91

5.5. Ốc núi Tây Ninh 91

5.6. Mãng cầu Bà Đen 92

Chương 8: Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển du lịch hồ Dầu Tiếng 93

1. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện 93

1.1. Phương án 1: Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng 93

1.1.1. Giải pháp về đầu tư hạ tầng 93

1.1.2. Giải pháp kêu gọi đầu tư 93

1.1.3. Quy định chế tài 94

1.2. Phương án 2: Thành lập công ty đầu tư hạ tầng 95

1.3. Phương án thành lập Ban QLDA hồ Dầu Tiếng 95

1.3.1. Sự cần thiết thành lập Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng 95

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA 96

1.3.3. Mối quan hệ của Ban QLDA với các Sở ngành 98

Chương 9: Đáng giá tác động đến kinh tế - xã hội và cảnh quan môi trường 100

1. Tổng quan 100

1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững 100

1.1.1. Cơ sở của phát triển bền vững trong du lịch sinh thái 100

1.1.2. Du lịch sinh thái bền vững 101

1.2. Các nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững 103

1.2.1. Cơ sở của các nguyên tắc du lịch sinh thái 103

1.2.2. Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững 103

2. Tác động đến kinh tế - xã hội 104

2.1. Tác động tích cực 104

2.2. Tác động tiêu cực 105

3. Tác động đến môi trường sinh thái cảnh quan 106

3.1. Tác động tích cực 106

3.2. Tác động tiêu cực 107

4. Phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội 105

4.1. Phát triển du lịch bền vững 108

4.2. Phát triển bền vững kinh tế 108

4.3. Phát triển bền vững tài nguyên 108

4.4. Phát triển bền vững văn hoá – xã hội 110

Kết luận – Kiến nghị 111

Kết luận 111

Kiến nghị 112

Tài liệu tham khảo

Phụ lục bản đồ

 

 

 

 

 

doc113 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3495 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
94; Yee, 1992). Bốn là, mặc dù các công ty du lịch quản lý các đợt khảo sát khách hàng và đặt thuê nghiên cứu nhu cầu về thị trường song kết quả có được từ các cuộc khảo sát này không được công bố rộng rãi. Rất nhiều câu hỏi quan trọng về đặc điểm và mô tả tóm tắt về khách hàng trong lĩnh vực này của ngành du lịch vẫn chưa có câu trả lời. Có sự khác biệt rõ rệt về lý thuyết giữa những du khách độc lập tự thu xếp hành trình của mình với những du khách đi theo chương trình. Có rất ít các nghiên cứu về đối tượng du khách độc lập, ngoại lệ chỉ có nghiên cứu của Zurick (1995) về ảnh hưởng của du khách độc lập khi đến thăm những vùng hẻo lánh cách biệt với văn hoá phương Tây. Các tác giả: Drumm (1995), Wesche (1996), Epler Wood (1998) đã nghiên cứu chi tiết các loại hình đặc trưng của du lịch thiên nhiên và thị trường phụ của du lịch sinh thái. Nghiên cứu của tác giả Drumm được thực hiện tại vùng Amazon của Ecuado đã xác định và phân tích ngành du lịch tự nhiên với 5 yếu tố cấu thành, bao gồm: du lịch ba lô, khu nghỉ hạng thông thường, cắm trại mạo hiểm, khu nghỉ ngoài thiên nhiên hạng cao cấp và dịch vụ địa phương. Ông cũng đã xác định được những khác biệt cơ bản trong những tác động về kinh tế, sinh thái và văn hoá – xã hội của những yếu tố đặc trưng đó. Wesche (1996) cũng đã nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái bản địa có kiểm soát tại khu vực Amazon của Ecuado. Ông kết luận rằng lựa chọn duy nhất này là kết quả của một mạng lưới ngày càng phức tạp gắn liền với các nhóm địa phương, các công ty du lịch tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Nghiên cứu của Epler Wood (1998) đã thực hiện công tác quy hoạch, nhu cầu thị trường và ngân sách tài trợ của loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Ecuado. Kết quả quan trọng của những nghiên cứu sáng tạo này chỉ ra rằng cần phải quan tâm một cách có hệ thống tới việc nghiên cứu khách hàng độc lập và tới các công ty dựa vào cộng đồng. Điều tra về nhu cầu thị trường du lịch sinh thái tập trung vào các hoạt động ưa thích, động cơ du lịch, mô tả về dân số và các nguồn thông tin của khách hàng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu ban đầu tập trung vào tính khoa học, song có một ngoại lệ là công trình đánh giá nhu cầu thị trường do nhóm tư vấn HLA và nhóm tư vấn ARA (1995) tiến hành theo yêu cầu của một nhóm bao gồm các tỗ chức phi chính phủ và tư nhân của Canada. Công trình ngiên cứu có chất lượng cao này sử dụng phương pháp điều tra khách hàng qua điện thoại, thư tín và thông qua các hoạt động thương mại để phân tích tiềm năng của thị trường du lịch sinh thái ở Alberta và Columbia. Sự quan tâm chú trọng tới phương pháp điều tra trong công trình nghiên cứu này đã cho khu vực tư nhân thấy một điển hình xuất sắc về việc nghiên cứu nhu cầu của thị trường. Gần đây Ban nghiên cứu du lịch nước Úc đã bắt đầu xuất bản các công trình nghiên cứu tầm cỡ, đặc điểm nhân khẩu học và các hình thái du lịch trong thị trường du lịch của nước này. Công việc này độc đáo ở chỗ đây là lần đầu tiên một tổ chức du lịch quốc gia đã miêu tả sơ lược ngành du lịch sinh thái quốc gia. 2. Cấu trúc của ngành du lịch sinh thái: 2.1. Các doanh nghiệp du lịch sinh thái: Việc xác định loại hình doanh nghiệp trong ngành du lịch sinh thái là rất quan trọng. Một thành phần then chốt của ngành này là những doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài, những doanh nghiệp này tổ chức các tuyến du lịch và bán vé trực tiếp cho khách du lịch. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ này là của tư nhân, một số khá đông trong đó là các tổ chức môi trường hoạt động phi lợi nhuận tổ chức các chuyến du lịch sinh thái cho thành viên của họ và thành phần những người quan tâm đến môi trường. Một số khác các doanh nghiệp tổ chức các chuyến du lịch sinh thái như người bán sỉ, giao lại khách cho các đại lý du lịch và các doanh nghiệp tổ chức du lịch khác. Những doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái trong nước hoạt động ở nước sở tại, nơi có khách du lịch đến tham quan, những doanh nghiệp này tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong phạm vi lãnh thổ nước đó, thường là những dịch vụ tại chỗ như bố trí chỗ ăn, nghỉ và các hoạt động giải trí cho du khách. Do sự phát triển về quy mô và sự phức tạp mang tính đặc thù của ngành du lịch sinh thái, các doanh nghiệp hỗ trợ và tư vấn du lịch sinh thái cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể hình thành được bức tranh hiện tại về phạm vi và tính chất của các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ tư vấn du lịch sinh thái bằng cách xem danh bạ các thành viên quốc tế của Hội du lịch sinh thái (The Ecotourism Society, 1997). Quyển danh bạ này chia ra các loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tổ chức du lịch trong nước. Doanh nghiệp tổ chức du lịch ra nước ngoài. Các hãng, đại lý du lịch bán lẻ dịch vụ. Khách sạn/ nhà trọ và khu cắm trại, khu được bảo vệ. Kiến trúc sư, kiến trúc sư phong cảnh. Nhà cung cấp sản phẩm rau quả tươi, nhà xây dựng/ phát triển. Ngân hàng/ tài chính. Nhà tư vấn, người hướng dẫn du lịch/ phiên dịch. Người lo công tác quan hệ đối ngoại/ tiếp thị. Kỹ năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo được. Dịch vụ du lịch sông nước. Nghiên cứu tiếp thị. 2.2. Các nhà tổ chức du lịch thiên nhiên ra nước ngoài: Các doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái ra nước ngoài thường có trụ sở tại thị trường gốc (thường là các nước phát triển) và các doanh nghiệp này tạo mối liên hệ thiết yếu giữa khách du lịch sinh thái và các vùng du lịch có cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn. Ngày càng có nhiều hãng hàng không và công ty du lịch nói chung tổ chức những tour du lịch thiên nhiên thêm bên cạnh những tour du lịch thông thường của họ. Những tổ chức phi lợi nhuận chiếm một phần khá lớn trong số các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái ra nước ngoài. Higgins (1996) đã nhận thấy rằng 17% khách hàng của các doanh nghiệp được điều tra đi du lịch theo các chuyến đi do các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện. Như vậy những tổ chức phi lợi nhuận đã tổ chức cho một số lượng đáng kể các tour du lịch ra nước ngoài. Về mặt địa lý, nghiên cứu về các đơn vị ở Mỹ tổ chức dịch vụ du lịch cho thấy 42% của các chuyến du lịch sinh thái phi lợi nhuận được tổ chức trong phạm vi nước Mỹ. Khuynh hướng hướng nội của các tour du lịch sinh thái do các tổ chức phi lợi nhuận thực hiện rất khác so với khuynh hướng hướng ngoại của các doanh nghiệp tư nhân tổ chức, có đến 93% các tour du lịch sinh thái do các tổ chức tư nhân tiến hành được thực hiện ở nước ngoài (Higgins, 1996). Vì hiện nay có hơn một chục các tổ chức phi lợi nhuận tồn tại và phục vụ hơn 20.000 khách du lịch sinh thái (Higgins, 1996), nên rõ ràng là mảng các tổ chức này cần phải được chú ý nghiên cứu nhiều hơn nữa. 2.3. Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ: Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ thường có trụ sở tại các nước chủ nhà, thường là tại các thành phố lớn nhất. Họ trước hết chuyên tổ chức dịch vụ du lịch trong phạm vi một nước, nhưng cũng có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều nước. Các nhà tổ chức dịch vụ du lịch tại chỗ tổ chức các chuyến đi bằng phương tiện giao thông đường bộ, mặc cả giá thuê chỗ ở, cung cấp người hướng dẫn và phiên dịch cho các chuyến du lịch thiên nhiên. Họ bán dịch vụ cho các đại lý du lịch, các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên ra nước ngoài và khách du lịch thiên nhiên (bán dịch vụ trực tiếp cho đối tượng khách này). Một trong những tính chất quan trọng của các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ là hình thức sở hữu, trong đó gồm có: các văn phòng chi nhánh xuyên quốc gia, các chi nhánh đặc quyền xuyên quốc gia, chi nhánh của các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên ra nước ngoài, các công ty nước ngoài thuộc sở hữu của ngoại kiều, liên doanh, chi nhánh của các công ty quốc gia lớn, các đơn vị độc lập trong nước thuộc sở hữu trong nước và các hợp tác xã. Mỗi một loại hình khác nhau này kéo theo một loạt các quan hệ nhất định với những cổ đông khác nhau trong ngành này. Chẳng hạn như các chi nhánh đặc quyền và các chi nhánh của các công ty đa quốc gia có những mối liên hệ tiếp thị đặc biệt với các dòng khách du lịch thiên nhiên từ các nước công nghiệp phát triển và tập trung vào các tài sản mà họ sở hữu ở nước chủ nhà. Cũng như vậy, các nhà tổ chức dịch vụ du lịch thiên nhiên tại chỗ có quy mô lớn thường có những nơi nghỉ ngơi cho khách riêng của họ và tập trung khách tại các điểm này. Mặc dù sự quản lý, lợi ích và tác động của những hình thức sở hữu riêng biệt này có sự khác nhau, những hình thức riêng biệt trong tổ chức kinh doanh hoặc tác động của những hình thức đó lên tính chất của du lịch sinh thái chưa được chú ý tới một cách có hệ thống. 2.4. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thiên nhiên ở địa phương: Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch thiên nhiên ở địa phương có thể bao gồm các chi nhánh của các công ty du lịch, các khu bảo tồn thiên nhiên tư nhân, khách sạn, nhà hàng, quán rượu, dịch vụ giao thông, quầy hàng lưu niệm, hướng dẫn viên và những người cung cấp dịch vụ giải trí. Khi xem xét sự phát triển kinh tế ở địa phương, phần lớn số tiền mà khách tham quan tiêu dùng vào các việc như đi lại, ăn ở và vé vào cổng đều được thu trực tiếp vào kho bạc trung ương hoặc vào các quỹ của các công ty tư nhân và các quỹ này đều được hưởng chế độ miễn giảm. Nghiên cứu này kết luận rằng rất hiếm khi có thành phần thu nhập nào tới được tay của người dân địa phương (Wells Brandon, 1993). Cũng như những doanh nghiệp tổ chức du lịch thiên nhiên khác, các doanh nghiệp địa phương này cũng rất đa dạng về hình thức sở hữu. Chẳng hạn như một chi nhánh công ty du lịch sinh thái có thể thuộc sở hữu của một công ty xuyên quốc gia, một doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái ra nước ngoài, một doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái tại chỗ lớn hoặc thuộc về một gia đình địa phương. Đến nay có rất ít các thực tế và có tính chất hệ thống về mức độ cũng như ảnh hưởng của những mối liên hệ sở hữu này. 2.5. Mô hình để đánh giá một thị trường du lịch: Yếu tố trung tâm của mô hình này là sự phối hợp trong thị trường của giá cả, quảng cáo, sản phẩm du lịch và các địa điểm, những vấn đề này tạo nên nền tảng của sản phẩm du lịch. Giá cả của các sản phẩm du lịch luôn là điểm quan trọng trong quyết định của khách hàng. Mức độ quảng cáo cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới sự mong đợi của khách hàng. Sản phẩm – chuyến đi – bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, trong đó có nguyên tắc hoạt động của những doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này. Địa điểm rất quan trọng trong hoạt động du lịch sinh thái bởi vì tính chất của địa điểm du lịch ảnh hưởng rất lớn tới kết quả chuyến đi. Hai thành tố, môi trường kinh doanh bên ngoài và việc thực hiện chuyến du lịch sinh thái cũng ảnh hưởng tới mối kết hợp trong thị trường này. Thành tố thứ nhất, môi trường kinh doanh bao gồm những nhân tố có tính ngoại cảnh đối với người tổ chức du lịch, chẳng hạn như nhu cầu của thị trường (những công ty có thị phần lớn hơn trong thị trường có thể ảnh hưởng tới nhu cầu thông qua việc quảng cáo), những dịch vụ hiện đã có sẵn, hay là điều kiện chính trị và kinh tế bên ngoài. Rất nhiều hãng cung cấp dịch vụ cho khách du lịch – một số dịch vụ này do các doanh nghiệp tổ chức du lịch sinh thái điều hành, mặc dù rất nhiều dịch vụ là do các hãng khác cung cấp – chẳng hạn như các dịch vụ do các công ty vận tải. Các điều kiện ngoại cảnh bao gồm thời gian và thông tin có được, số tiền cần phải chi, bối cảnh chính trị xã hội ở nước đó, và một điều kiện ngoại cảnh cũng quan trọng không kém là mức độ cạnh tranh để có được sản phẩm du lịch đó. Một quốc gia có những khả năng cạnh tranh nhất định, chẳng hạn như kinh nghiệm quản lý, những khả năng này phụ thuộc vào nguồn và nhân lực có sẵn trong nước. Thành tố thứ hai là việc điều hành các chuyến du lịch sinh thái. Việc cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái cho khách du lịch do doanh nghiệp tổ chức du lịch điều hành là yếu tố bị các nguyên tắc kinh doanh tiêu chuẩn ảnh hưởng nhiều nhất trong du lịch sinh thái. Thông thường, sau khi tiến hành chuyến đi thì người ta phân tích các cơ sở dữ liệu đánh giá để cải tiến toàn bộ sản phẩm. Khung đánh giá thị trường này được sử dụng để mô tả ngành du lịch sinh thái của các quốc gia như Kenya và Costa Rica. 2.6. Vai trò của Nhà nước và tư nhân trong các hoạt động du lịch sinh thái: Các nghiên cứu điển hình về thị trường du lịch sinh thái tại Kenya và Costa Rica đã cho thấy những nguyên tắc có thể sử dụng được ở các nơi khác. Sự phát triển của ngành du lịch sinh thái bền vững phụ thuộc vào một số yếu tố chủ đạo. Các địa điểm sinh thái quan trọng cần phải được bảo vệ trong hệ thống vườn quốc gia và các khu dự trữ, những khu được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn cho phép khai thác vào mục đích làm du lịch. Hầu hết khách du lịch sinh thái đều đi thăm các khu dự trữ do nhà nước quản lý, song các khu dự trữ tư nhân cũng có vai trò riêng trong việc đưa ra các chương trình và dịch vụ đã được chuyên môn hoá. 2.6.1. Nhà nước: Khu vực công đóng một vai trò đặc biệt dựa trên cơ sở yêu cầu của xã hội, của sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên. Điều này bao gồm: Quy định về cách thức sử dụng và mức sử dụng. An toàn môi trường và an toàn xã hội là nhiệm vụ của nhà nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch được trích từ nguồn ngân sách chung. Các cơ quan chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thị trường du lịch sinh thái thông qua việc khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các khu bảo vệ, cung cấp cơ sở hạ tầng và an ninh cho khách du lịch, xây dựng hệ thống tài chính để sử dụng được các chi phí du lịch chi trả cho các hoạt động quản lý môi trường. Vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch sinh thái: Bảo vệ môi trường. Cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, đường giao thông, điện,…). An ninh và việc thực hiện các điều luật. Giám sát tác động, đánh giá chất lượng. Phân phối quyền sử dụng. Hạn chế những thay đổi có thể chấp nhận được. Thông tin (phiên dịch, trung tâm hỗ trợ dành cho du khách). Giải quyết các mâu thuẫn. 2.6.2. Tư nhân: Khu vực tư nhân cung cấp hầu hết các dịch vụ và hàng hoá cho khách du lịch. Các công ty tư nhân cung cấp nơi ăn nghỉ, thực phẩm, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin và quảng cáo. Khu vực tư nhân có khả năng đáp ứng các yêu cầu của du khách một cách nhanh chóng và phát triển các mặt hàng đặc sản. Tại các nước nghèo hơn như châu Phi, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò cung cấp thông tin về du lịch. Khu vực tư nhân phụ thuộc vào khu vực nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ tài nguyên, cơ sở hạ tầng và an ninh trật tự. Khu vực nhà nước lại phụ thuộc vào khu vực tư nhân để quản lý hoạt động của du khách. Khu vực tư nhân cung cấp nơi ăn ở, đảm bảo các loại phương tiện đi lại, thành lập các dịch vụ thông tin và phiên dịch, cung cấp thực phẩm và trợ giúp cho việc quảng cáo. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của khu vực tư nhân thể hiện trong các hoạt động như tổ chức các hoạt động tham quan, tổ chức các loại hình hoạt động du lịch từ du lịch thông thường (mang tính đại chúng) đến các chuyến du lịch quan sát các loài (động thực vật) đặc biệt. Vai trò của tư nhân trong hoạt động du lịch sinh thái: Cung cấp nơi ăn, ở và thực phẩm. Phương tiện đi lại. Thông tin du lịch (tài liệu hướng dẫn, quảng cáo). Phương tiện thông tin đại chúng (phim ảnh, sách). Quảng cáo và khuyến mãi. Hàng hoá tiêu thụ (quần áo, quà lưu niệm, trang thiết bị). Dịch vụ cá nhân (dịch vụ giải trí). Việc phát hành thông tin về thiên nhiên được tiến hành thông qua nhiều tổ chức hoạt động độc lập, trong đó có nhiều tổ chức nằm ngoài hệ thống tổ chức quản lý đất. Các nhà khoa học của thế giới công nghiệp hoá đưa ra những thông tin và kiến thức thu hút sự quan tâm của khách du lịch sinh thái, những người có trình độ cao và hiểu biết rộng. Ngành công nghiệp điện ảnh mang lại cơ hội tiếp xúc thông qua các bộ phim nói về sự phức tạp của thiên nhiên theo những hình thức mang tính chất tích cực và thoải mái. Thông qua vai trò của các nhà giáo dục và tuyên truyền, các nhóm hoạt động về môi trường đã phát đi rộng rãi các bức thông điệp. Ba yếu tố này – các ấn phẩm, phim ảnh và các hoạt động bảo vệ đã khơi gợi tính tiếp thu học hỏi trong khách du lịch sinh thái. Sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước biểu hiện rõ nét trong việc cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin trên mạng Internet. Thông tin phổ biến theo hình thức này bao gồm cả những thông tin thường chỉ có ở các trung tâm dành cho khách tham quan, trong các ấn phẩm riêng của các khu bảo vệ và trong các sách hướng dẫn. Hy vọng rằng trong tương lai tất cả các điểm du lịch sinh thái lớn sẽ có các loại thông tin đó. Ngành du lịch sinh thái có vị trí rất thuận lợi để tận dụng công nghệ mới vì các điều tra nhân khẩu học và xã hội học cho thấy khách du lịch sinh thái phần lớn có trình độ giáo dục cao, và do đó họ có hiểu biết và sử dụng thành thạo máy tính (Eagles và Cascagnatte, 1995). Tuy vậy, hầu như không có thông tin nào trên Internet về Kenya và Costa Rica là do các tổ chức quản lý khu bảo vệ hay các tổ chức du lịch quốc gia cung cấp. Hầu hết những thông tin đó do tư nhân, hoặc các công ty du lịch sinh thái hoặc các tổ chức môi trường phi chính phủ cung cấp. Trường hợp của Kenya và Costa Rica đã chứng minh rằng ngay cả những quốc gia bị tách rời về mặt địa lý vẫn có thể gia nhập vào thị trường du lịch sinh thái quốc tế. Khoảng cách không có ý nghĩa quan trọng so với sự sẵn có thông tin và thị trường. Sự phát triển chậm song có tư duy của ngành du lịch sinh thái tại một nước có thể tạo ra chính sách phù hợp cho một bộ phận xã hội lớn hơn. Sự phát triển nhanh chóng và các hoạt động kinh doanh du lịch có thể làm cho ưu tiên cá nhân lấn át các mục tiêu của xã hội về bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng. Ngành du lịch sinh thái yêu cầu phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước (cung cấp tài nguyên thiên nhiên) với khu vực tư nhân (cung cấp vốn và tổ chức du lịch) và cư dân địa phương (cung cấp nguồn lao động và đa dạng hoá bản sắc văn hoá của cộng đồng địa phương). Trong một hệ thống có quy hoạch và được quản lý chặt chẽ thì khách du lịch sẽ dựa vào những lực lượng này. 2.7. Kết cấu nguồn khách du lịch: Số người mong muốn được khám phá tìm hiểu thiên nhiên thông qua hoạt động du lịch ngày càng tăng. Du khách sinh thái đặc biệt quan tâm tìm hiểu thiên nhiên hoang dã. Họ muốn nhìn thấy được, cảm nhận được và tìm hiểu được sự hoang dã của thiên nhiên. Tuy là ngành du lịch sinh thái có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu các ý nghĩa xã hội, môi trường và kinh doanh của loại hình hoạt động đang phát triển này. Thật đáng ngạc nhiên là có rất ít các nghiên cứu chi tiết về cơ cấu thị trường của ngành du lịch sinh thái tại tất cả các nước trên thế giới. Trước đây loại hình du lịch sinh thái xuất hiện dưới dạng du lịch cá nhân hay du lịch theo các nhóm nhỏ. Các du khách sử dụng tiện nghi ăn ở, thực phẩm và thông tin có sẵn tại các địa phương nơi họ đi đến. Một khi lượng du khách đã định hình thì bắt đầu có sự điều hành ở quy mô lớn hơn. Ngày càng có nhiều tiện nghi ăn ở và giải trí được phát triển ở mức chuyên môn hoá song vẫn mang tính mộc mạc, giản dị và nhạy cảm với môi trường, và ngày càng có nhiều hướng dẫn viên, những người hoạt động chuyên ngành được đào tạo quy cũ để có thể giải thích các nét đặc trưng của môi trường tự nhiên. Các phương tiện giao thông cũng bắt đầu phục vụ các dịch vụ chuyên môn hoá cao. Các lĩnh vực này của thị trường sử dụng hình ảnh hiện tại của các điểm du lịch và bóc lột nó bằng cách tổ chức cho du khách tham quan tìm hiểu những nét đặc trưng hấp dẫn của thiên nhiên. Các học giả Alde Rman (1990) và Langholz (1996) đã ghi lại sự phát triển nhanh chóng của các khu bảo tồn thiên nhiên do tư nhân quản lý và sự hình thành các khu nghỉ dưỡng sinh thái trên toàn thế giới. Các sáng kiến này có sự tham gia của các cá nhân và các tập đoàn đang xây dựng vườn quốc gia mini, và đang hoàn thiện bảo vệ nguồn tài nguyên sinh thái và hoàn thiện các dịch vụ chất lượng cao. Vị trí của họ trên thị trường phụ thuộc vào việc cung cấp cho du khách các dịch vụ có chất lượng cao. Các dịch vụ này bao gồm hướng dẫn viên được đào tạo chuyên sâu, thư viện phục vụ tìm hiểu thông tin du lịch với nhiều đầu sách, phòng thí nghiệm, cơ hội được quan sát với các thiết bị chuyên môn hoá, quản lý du lịch theo các phương pháp thích hợp với điều kiện môi trường, nhạy cảm về văn hoá và các dịch vụ phục vụ cá nhân. Kenya và Costa Rica đều có các khu bảo tồn và các khu nghỉ dưỡng sinh thái rất độc đáo do các tổ chức tư nhân quản lý. Cùng với thời gian, ngành du lịch sinh thái đã chuyển từ dịch vụ phục vụ cho riêng các nhóm du khách hạt nhân rất quan tâm đến nghiên cứu thiên nhiên và sẵn sàng chấp nhận các điều kiện sinh hoạt sẵn có ở địa phương, đến phục vụ các nhóm du khách muốn được thụ hưởng tiện nghi nhiều hơn nhưng ít quan tâm tới thiên nhiên hơn. Nhóm du khách hạt nhân là những người dẫn đầu đến tham quan, và khi đến các điểm tham quan họ thường có những nhận thức thực tế về các nét đặc trưng của môi trường, bản sắc văn hoá địa phương và các dịch vụ có ở nơi đó. Những người đến sau thường không được thông tin đầy đủ, họ yêu cầu được phục vụ nhiều hơn, yêu cầu nhiều hướng dẫn viên và yêu cầu mức tiện nghi cao hơn. Rất có thể trong tương lai không xa, du lịch sinh thái sẽ trở thành du lịch đại chúng. 2.8. Nhu cầu và mức độ vừa ý của khách du lịch: Bảng 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý muốn quay lại của du khách. Nguồn Phần trăm (*) Tầm quan trọng (**) Các bài viết đăng trên tạp chí 70 1.4 Sách 69 0.8 Bạn bè và gia đình 54 2.1 Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành 50 0.7 Sách quảng cáo du lịch 46 0.5 Đại lý du lịch 40 0.5 Báo 29 0.7 Các nguồn khác 28 2.6 Phim 24 1.5 (*) Số phần trăm người tham gia điều tra sử dụng nguồn thông tin. (**) Xếp hạng do người tham gia điều tra thực hiện với tỷ lệ 0 – 3, với 3 là quan trọng nhất. 3. Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở hồ Dầu Tiếng: 3.1. Tư tưởng chủ đạo: Chiến lược du lịch xác định 4 mục tiêu: Kinh tế - Xã hội – Sinh thái – Môi trường. Trong đó có mục tiêu về môi trường là điều kiện đầy đủ cho phát triển du lịch bền vững thông qua phương thức quy hoạch và quản lý có trách nhiệm phù hợp với việc bảo tồn tài sản thiên nhiên và văn hoá của chúng. Mục tiêu này sẽ được thực hiện thông qua một số chiến lược có chú trọng đến các vấn đề xã hội và môi trường, bao gồm cả việc khuyến khích và phát triển du lịch sinh thái – đây là một ngành nằm trong công nghiệp du lịch và có tiềm năng phát triển lớn. 3.2. Chiến lược chủ đạo: - Về cây xanh môi trường: Gìn giữ và bảo vệ khu vực rừng trồng nguyên sinh vốn có, trồng và phát triển đa dạng các loại cây vừa mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, cải tạo nguồn nước, vừa mang ý nghĩa phục vụ du lịch. Các loại cây trồng cần chú ý về chủng loại mang tính đặc trưng của vùng và có độ che phủ tốt. - Để cải tạo, bảo vệ môi trường và nguồn nước hồ, về mặt quy hoạch đã đưa ra giải pháp tạo lớp đệm thảm xanh, cây bụi, cây tán vừa cách ly mặt nước hồ với khu đầu tư xây dựng công trình. Tất cả nguồn nước thải cũng như nước mặt trong khu vực xung quanh hồ đều được thoát qua cống – taluy chạy dọc suốt bờ hồ (cách bờ hồ 30 mét) tập trung về nơi xử lý. Nguyên tắc xây dựng tất cả các công trình ngoài vùng bảo vệ hồ phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tại các điều: điều 4.5 – Chương 4 (bảo vệ đê điều); điều 6.13 – Chương 6 (thoát nước và vệ sinh); điều 6.14 – Chương 6 (cây xanh khoảng cách ly và bảo vệ môi trường). - Về nguồn nước: Bảo vệ và khôi phục nguồn nước nhằm tránh tình trạng cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước hồ, cần giữ nguyên hiện trạng các kênh rạch tại khu vực hồ và rừng cây nguyên sinh đầu nguồn, vì đây là nguồn cung cấp nước chính cho hồ. Nuôi trồng các loại tảo rong có tác dụng làm sạch môi trường nước trong hồ. - Về định hướng phát triển du lịch: Hình thành các vị trí trung tâm dịch vụ du lịch tại các điểm nút, là cửa ngõ tiếp cận vào khu vực du lịch ở bờ hồ (định hướng đề xuất là 5 điểm). Hình thành các tuyến dân cư và định hướng cho họ hoạt động kinh doanh du lịch như sản xuất các mặt hàng phục vụ du lịch, đặc biệt phải có chính sách giáo dục người dân về văn hoá trong giao lưu, phục vụ các hoạt động du lịch. Kêu gọi đầu tư các khu vực du lịch hình thành bên trong, bao gồm: cù lao Xỉn, đảo Nhím, đảo cù lao Tân Thiết, Tân Hoà, Bà Chiêm, Tà Dơ, Đồng Kèn và khu dọc bờ phía Nam của hồ. - Xây dựng nhà máy xử lý nước thải và nước cấp với quy mô lớn và đầu tư về hình thức kiến trúc có tính đặc sắc riêng biệt để vừa xử lý nước thải, cung cấp nước sinh hoạt cho vùng, góp phần thu hút khách tham quan cho hồ. CHƯƠNG 5 CÁC NGUYÊN TẮC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ Hiện nay, các nhà quản lý du lịch, đặc biệt là quản lý du lịch sinh thái không chỉ tiếp nhận số lượng du khách hàng năm ngày càng tăng cùng với các nguồn lợi về kinh tế và việc làm mà còn phải giữ được sự cân bằng giữa lợi ích và cái giá có thể phải trả về môi trường sinh thái. Để tiếp cận với du lịch du lịch sinh thái, tất cả các nhà quản lý và khu du lịch phải chuẩn bị cho du lịch sinh thái. Các nguyên tắc hướng dẫn được xây dựng ở đây để

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI VIẾT.File có hình Final. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC BẢNG. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC HÌNH. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT. Final. IN.doc
  • docGIẤY XAC NHÂN CUA GVHD.doc
  • rarHÌNH QUY HOẠCH DẦU TIẾNG. IN MÀU.rar
  • docLỜI CÁM ƠN. IN.doc
  • docMỤC LỤC.Final IN.doc
  • docPHỤ LỤC BẢN ĐỒ. IN.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.IN.doc
  • docTO GIAO NHIEM VU. KHÔNG IN.doc
  • docTờ GIAO NHIÊM VỤ ĐỒ ÁN. IN.doc