Đồ án Tìm hiểu chuẩn SCORM ứng dụng trong Elearning

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 4

Chương I: TỔNG QUAN VỀ ELEARNING 6

1.1 Giới thiệu chung 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm của E-learning 6

1.1.3 Tình hình phát triển của Elearning 7

1.1.3.1 Trên thế giới 7

1.1.3.2 Ở Việt Nam 8

1.1.4 Đánh giá ưu - khuyết điểm của E-learning 8

1.1.4.1 Ưu điểm 8

1.1.4.2 Khuyết điểm 10

1.1.5 Khác biệt của E-learning so với đào tạo truyền thống 11

1.2 Các đối tượng tham gia vào hệ thống E-learning 13

1.2.1 Con người 14

1.2.2 Thiết bị 15

1.2.3 Thông tin 15

1.2.4 Phương pháp 15

1.3 Các thành phần của hệ thống E-learning 15

1.3.1 Mô hình hệ thống 15

1.3.2 Cấu trúc tổng quát hệ thống E-learning 16

1.4 Các chuẩn trong E-learning 18

1.4.1 Khái niệm chuẩn trong E-learning 18

1.4.1.1 Khái niệm chuẩn 18

1.4.1.2 Vì sao phải chuẩn hoá E-learning 18

1.4.1.3 Lợi ích của việc tuân theo chuẩn 18

1.4.2 Các chuẩn hiện có 19

1.4.2.1 Chuẩn đóng gói 19

1.4.2.2 Chuẩn trao đổi thông tin 19

1.4.2.3 Chuẩn metadata 20

1.4.2.4 Chuẩn chất lượng 20

1.5 Công cụ phục vụ cho E-learning 21

1.5.1 Các mức (đơn vị) học trong E-learning 21

1.5.2 Các công cụ phục vụ cho E-learning 22

1.5.2.1 Công cụ để truy cập E-learning 22

1.5.2.2 Công cụ để cung cấp việc học 24

1.5.2.3 Công cụ để tạo nội dung trong E-Learning 26

Chương II: CHUẨN SCORM TRONG E-LEARNING 28

2.1 Giới thiệu về SCORM 28

2.1.1 Lịch sử ra đời của SCORM 28

2.1.2 Quá trình phát triển của SCORM qua các phiên bản 29

2.2 Vai trò của SCORM 32

2.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM 32

2.3.1 Asset 32

2.3.2 Sharable content Object(SCO) 33

2.3.3 Tổ chức nội dung 34

2.3.4 Meta-data 36

2.4 Đóng gói nội dung(Content Packaging) 37

2.4.1 Các thành phần của gói nội dung 37

2.4.1.1 Gói nội dung (Package) 38

2.4.1.2 Manifest 38

2.4.1.3 Package Interchange File (PIF) 39

2.4.2 Các thành phần của một Manifest 39

2.4.2.1 Organizations 39

2.4.2.2 Siêu dữ liệu 41

2.4.2.3. Sắp xếp và điều hướng 42

2.4.2.4 Resources 43

2.4.2.5 File 44

2.5 Môi trường SCORM 44

2.5.1 Khởi chạy 45

2.5.2 Application Programming Interface (API) 46

2.5.2.1 Nhiệm vụ của LMS 48

2.5.2.2 Nhiệm vụ của SCO 49

2.5.3 Mô hình dữ liệu RTE 50

Chương III: TÌM HIỂU VÀ VIỆT HÓA CÔNG CỤ RELOAD EDITOR 51

3.1 Công cụ Reload Editor 51

3.1.1 ReLoad Editor 51

3.1.2 Mục đích của Reload Editor 51

3.2 Các thành phần của Reload Editor 51

3.2.1 Các thành phần hỗ trợ cho việc đóng gói nội dung 51

3.2.2 Chức năng của Reload Editor 52

3.3 Sơ đồ lớp của Reload Editor 56

3.3.1 Sơ đồ lớp tổng quan 56

3.3.2 Sơ đồ lớp xây dựng file xml document 57

3.3.3 Sơ đồ lớp xây dựng Learning Design 58

3.3.4 Các class Controller 59

3.4 Việt hóa công cụ Reload Editor 60

3.4.1 Tổng quan 60

3.4.2 Việt Hóa Reload Editor 60

3.4.3 Quá trình thực hiện Việt Hóa 65

KẾT LUẬN 70

1. Phần làm được 70

2. Phần chưa thực hiện được 70

3. Hướng phát triển 70

PHỤ LỤC 72

Phụ lục A: Hướng dẫn sử dụng công cụ Reload Editor để tạo bài giảng 72

Phụ lục B: Hướng dẫn đóng gói nội dung bài học, môn học của công cụ Reload Editor 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu chuẩn SCORM ứng dụng trong Elearning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Nó là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau, dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập. 2.1.1 Lịch sử ra đời của SCORM Năm 1997, Bộ quốc phòng Mỹ (DoD- Department of Defense) thành lập tổ chức ADL. Chiến lược của DoD là hiện đại hóa giáo dục bằng việc kết hợp quá trình dạy học và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, xúc tiến sự hợp tác giữa chính phủ, giới chuyên gia và các doanh nghiệp để chuẩn hóa E-learning. ADL ra đời nhằm các mục đích: - Hiện đại hóa, tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc của tổ chức - Phối hợp giữa việc dạy và hỗ trợ quyết định - Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mạng - Xúc tiến việc phát triển các chuẩn chung - Giảm chi phí phát triển - Xúc tiến việc hợp tác trên diện rộng nhằm thỏa mãn các nhu cầu chung. - Tăng cường hiệu suất bằng việc dùng các công nghệ học tập thế hệ mới - Hợp tác với các nhà sản xuất để đưa ra các sản phẩm tuân theo chuẩn. Nhiệm vụ của ADL là: - Cung cấp việc dạy học chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi và đáp ứng được các nhu cầu của người học. - ADL đề xuất việc học tin cậy, hiệu quả và hỗ trợ quyết định, tự tương thích được với các nhu cầu cá nhân, các khả năng, các nền, các sở thích riêng cũng như năng lực hiểu biết của từng người học. - Đưa ra nội dung, nhịp độ, chi tiết cũng như các khó khăn gặp phải của người học khi có yêu cầu của một người học cụ thể tại những thời điểm nhất định. Mục tiêu trong tương lai của ADL: - Xây dựng các thư viện tri thức học (các kho nội dung). - Việc phát triển các đối tượng học có thể tái sử dụng, có thể chia sẻ được là mục tiêu lâu dài của ADL. - Chuẩn SCORM đã tạo nên một bước đầu tiên quan trọng hướng tới việc phân phát các đối tượng nội dung học từ các thực thi cục bộ. - Chú trọng vào việc cung cấp các phương tiện công nghệ để làm cho các đối tượng nội dung dễ dàng chia sẻ được thông qua các môi trường phân phối nội dung học. Từ khi được thành lập cho đến nay, ADL đã trở thành một tổ chức có nguồn tài chính dồi dào và có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Thành tựu nổi bật của tổ chức này chính là sự hình thành và phát triển chuẩn SCORM. SCORM ra đời dựa trên tư tưởng tạo ra các đối tượng học có thể tái sử dụng và có thể chia sẻ. Xuất phát từ các yêu cầu phía người dùng, các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực E-learning như AICC, ARIADNE, IMS, ALIC,đưa ra các đặc tả kỹ thuật. Sau đó, ADL sẽ tập hợp các đặc tả này lại, phát triển thành mô hình tham chiếu để các đặc tả có thể triển khai ở qui mô lớn. Mô hình tham chiếu sẽ được chuẩn hóa bởi các tổ chức như IEEE, W3C và nó được áp dụng trên toàn thế giới sau khi được ISO công nhận. 2.1.2 Quá trình phát triển của SCORM qua các phiên bản Các phiên bản của SCORM ngày càng được hoàn thiện để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về tính tái sử dụng, tính truy cập được, tính bền vững, tính khả chuyển. Các phiên bản SCORM đã ra đời là: SCORM 1.1, SCORM 1.2, SCORM 2004. SCORM 2004 là tên gọi theo năm cho các chỉnh sửa, nâng cấp của phiên bản SCORM 1.3. Đầu năm 1999, bản nháp của SCORM ra đời Tháng 1.2000, ADL đã công bố SCORM 1.0, nó bao gồm hai phần: - Mô hình tổng hợp nội dung(Content Aggregation Model-CAM ) và Môi trường chạy (Run-Time Environment-RTE). - Phần CAM: Chỉ mô tả về Meta-data và cách thức thể hiện nó qua XML như thế nào. - Phần RTE: Gồm 2 phần là API và Mô hình dữ liệu Tháng 1.2001, SCORM 1.1 ra đời. Tháng 10.20001, SCORM 1.2 được công bố. Ở phiên bản này, có sự chỉnh sửa, nâng cấp phần RTE, bổ sung thêm phần Content Packaging và Content Organization. Xuất phát từ đặc tả đóng gói nội dung của IMS, SCORM 1.2 mô tả sự ánh xạ định dạng cấu trúc nội dung (Content Structure Format-CSF) từ SCORM 1.1 sang đặc tả IMS chung. Phiên bản này cũng cập nhật meta-data được dùng để mô tả nội dung học. Tháng 1. 2004, SCORM 2004 được công bố. Bổ sung thêm phần Sắp xếp và điều hướng (Sequencing and Navigation). Có sự khác nhau đáng kể giữa các phiên bản của SCORM. Để tương thích với một phiên bản nhất định của SCORM, một LMS không nhất thiết phải hỗ trợ các phiên bản trước đó của SCORM. Do vậy, một LMS tương thích với SCORM 2004 có thể không hỗ trợ đầy đủ các nội dung tương thích SCORM 1.1 và 1.2. Với những thay đổi lớn giữa các phiên bản và phiên bản sau không hỗ trợ phiên bản trước, SCORM có vẻ không ổn định. Tuy nhiên, SCORM 2004 là phiên bản ổn định, ADL hứa hẹn rằng trong tương lai gần, sẽ không có những thay đổi lớn đối với các chuẩn hiện có. ADL chỉ tập trung vào việc mở rộng phạm vi của SCORM và bổ sung các phần mới vào tài liệu hiện tại. Sẽ có những cập nhật trong tương lai song nó sẽ không đảo lộn mọi thứ, chắc chắn nội dung tương thích với SCORM 2004 vẫn có thể sử dụng lại được. Hệ thống tương thích với SCORM 2004 sẽ không cần phải sửa lại toàn bộ theo phiên bản tiếp theo của SCORM. SCORM 2004 được coi là nền móng vững chắc cho sự phát triển của các nội dung và các ứng dụng. Chuẩn SCORM 2004 được mô tả như một giá sách gồm có 4 phần: Phần thứ nhất : Tổng quan về SCORM (SCORM Overview). Phần này gồm các mô hình, các đặc tả trong SCORM. Phần thứ hai: Mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model - CAM) đó là cách để kết hợp các nội dung đào tạo và làm cho chúng có thể sử dụng lại dễ dàng, gồm có: Siêu dữ liệu (Meta-data). Cấu trúc nội dung (Content Structure). Đóng gói nội dung (Content Packaging). Sắp xếp thông tin (Sequencing Information). Phần thứ ba: Môi trường thực thi (Run-Time Environment) là cách để đưa nội dung đào tạo lên mạng và theo dõi quá trình học tập của người học cũng như các thông báo phản hồi. Phần thứ tư: Sắp xếp và định hướng (Sequencing and Navigation). Hình 2.1 Mô hình chuẩn SCORM Vì thời gian có hạn nên trong khoá luận này, em sẽ chỉ tập trung nghiên cứu Mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model - CAM) và Môi trường thực thi (RunTime Environment - RTE ) của chuẩn SCORM nhằm đưa ra những hình dung cơ bản về cách thức tổ chức, hoạt động của một khoá học E-learning tuân theo chuẩn SCORM. 2.2 Vai trò của SCORM Trên thực tế các nhà phát triển E-learning thường phát triển hệ thống học tập của mình dựa trên những mô hình đào tạo truyền thống sẵn có, do vậy giữa các hệ thống đào tạo điện tử thường thiếu sự thống nhất về cách xây dựng nội dung. Sự thiếu thống nhất đó đã làm cho các hệ thống E-learning khác nhau không thể sử dụng được tài nguyên của nhau, do đó, khiến người học cảm thấy khó khăn khi tham gia vào một khoá học điện tử. Chuẩn SCORM ra đời đã đưa ra các quy tắc và đặc tả chung nhất về xây dựng nội dung của E-learning nhằm liên kết các chuẩn hiện có thành một mô hình chung, thống nhất cho đào tạo điện tử. Với SCORM chúng ta có thể tìm kiếm, nhập, chia sẻ, dùng lại và xuất nội dung học dễ dàng qua những hệ thống học dựa trên Web. 2.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM Mô hình nội dung gồm có ba thành phần là Asset, SCO (Sharable Content Object) và tổ chức nội dung. Đây là các thành phần được dùng để kết hợp lại thành những bài giảng đầy đủ và độc lập, có thể sử dụng được trên các hệ thống LMS tương thích SCORM khác nhau. Mô hình nội dung mô tả nội dung được phân phát. Nếu một nội dung học bao gồm một hoặc nhiều mô đun thì mô hình nội dung sẽ mô tả mối quan hệ giữa các mô đun và cấu trúc vật lý của gói nội dung. 2.3.1 Asset Asset là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập. Asset là biểu diễn điện tử của media, chẳng hạn text, âm thanh, các đối tượng đánh giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và đưa tới phía học viên. Hơn một asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các asset khác (Chẳng hạn như asset là trang HTML có thể là tập hợp của các asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video. Asset có thể được mô tả bởi asset Metadata cho phép tìm kiếm và phát hiện trong các kho chứa do đó tăng tính sử dụng lại. Hình 2.2: Ví dụ về Asset 2.3.2 Sharable content Object(SCO) Một SCO là một tập hợp của một hoặc nhiều Asset và các SCO khác, đóng vai trò là một đơn vị logic của một quá trình học. Một SCO nó có thể đơn giản chỉ là một trang web hoặc một module đào tạo dựa trên web lớn và phức tạp bao gồm hàng trăm trang web, các hình ảnh và các asset. SCO là một đơn vị học nhỏ nhất mà một hệ LMS có thể theo dõi được.Mỗi SCO có thể tái sử dụng dễ dàng. Để đạt được tính tái sử dụng, một SCO phải độc lập với ngữ cảnh, nó không được tham chiếu, cũng như không kết nối tới các SCO khác. Đôi khi, SCO còn được gọi là đối tượng học (Learning Object) hay đối tượng có thể tái sử dụng(Reusable Learning Object). Có thể coi SCO là một thành phần thiết kế tài liệu học truyền thống như một bài giảng, một đơn vị, một segment, một khóa học. Do vậy, có thể sử dụng nó theo những cách khác nhau. Việc dùng một SCO phụ thuộc vào việc người tạo thiết kế muốn theo dõi quá trình học của người học ở mức nào, cũng như kiểu và cấu trúc của nội dung cụ thể. Sau đây là một số vai trò có thể của SCO trong các tài liệu học: - Các mục đích học trong một bài giảng. - Các đoạn trong một bài giảng. - Các bài giảng trong một môđun. - Các bài giảng trong một khóa học. - Các phần học (unit) trong một khóa học. Do SCO độc lập với các tài liệu học, nên nó không thể dựa vào các SCO khác hay một cấu trúc khóa học cụ thể để cung cấp ý nghĩa cho nó hay thay thế nó trong một ngữ cảnh cụ thể. Câu hỏi đặt ra đối với các nhà thiết kế nội dung học: Làm thế nào để đảm bảo tính nguyên vẹn nội dung của một SCO nếu không có sự hỗ trợ cấu trúc khóa học và bạn không hề biết ngữ cảnh mà trong đó SCO được sử dụng. Hình 2.3: Sharable content Object(SCO) 2.3.3 Tổ chức nội dung Tổ chức nội dung là lược đồ biểu diễn cách sử dụng nội dung qua các bài giảng có cấu trúc (còn được gọi là một hoạt động học) và cho chúng ta biết mối liên quan giữa các hoạt động. Tổ chức nội dung mô tả cách nội dung được tổ chức trong gói như thế nào.Tổ chức nội dung giống như bảng liệt kê các tài nguyên đồng thời mô tả cây phân cấp các hoạt động học kèm theo để khai thác tài nguyên. Mục đích của tổ chức nội dung là cho người phát triển nội dung phương tiện để tạo ra các bài giảng liên kết với nhau sử dụng các tài nguyên học. Hoạt động biểu diễn trong tổ chức nội dung có thể gồm nhiều hoạt động con khác và không có giới hạn về số lượng các mức hoạt động (ví dụ như khóa học, chương, học phần,). Mỗi hoạt động đơn lẻ (hoạt động lá) có một thành phần SCO hoặc Asset để thể hiện nội dung của hoạt động đó. Hoạt động chứa nhiều hoạt động con còn được gọi là nhóm (Cluster). Siêu dữ liệu Tổ chức nội dung có thể mô tả các Đa tổ chức nội dung (Organizations) nhờ đó tăng khả năng tái sử dụng. Hình 2.4: Tổ chức nội dung (Organizations) Mỗi hoạt động trong tổ chức nội dung lại có thể ánh xạ tới siêu dữ liệu. Hoạt động nhờ vậy có thể được tìm và phát hiện trong kho bài giảng, tăng khả năng tái sử dụng. Sắp xếp thứ tự (Sequencing) chỉ áp dụng cho các hoạt động. Sắp xếp các hoạt động là một phần trong tổ chức nội dung được xác định thông qua việc kết hợp quan hệ giữa các hoạt động học cũng như kết hợp thông tin sắp xếp với mỗi hoạt động. LMS sẽ dựa vào thông tin sắp xếp được mô tả trong tổ chức nội dung để thực hiện các thứ tự và kiểm soát thứ tự thực sự của các tài nguyên học trong thời gian chạy. Phương pháp phát triển này kế thừa từ các phần mềm dạy học được phát triển nhờ sử dụng công cụ xây dựng nội dung (Authoring tool) CBT. Các công cụ này đưa tất cả thông tin sắp xếp và điều hướng để điều khiển phần nội dung nào trong khóa học sinh viên sẽ nhìn thấy tiếp theo. Trước khi có SCORM và một phương pháp xây dựng nội dung cho phép tự điều khiển, rất khó để chia sẻ nội dung giữa các môi trường xây dựng nội dung khác nhau và sử dụng lại nội dung trong các ngữ cảnh sắp xếp khác. Với SCORM, thông tin sắp xếp được xác định trên các hoạt động thể hiện trong.Tổ chức nội dung và mở rộng tới các tài nguyên học kết hợp với các hoạt động đó. LMS sẽ chạy các tài nguyên học gắn với mỗi hoạt động học để đáp ứng các cách sắp xếp. Điều này rất quan trọng vì khả năng sử dụng lại sẽ bị hạn chế nếu thông tin về sắp xếp thứ tự của tài nguyên học lại phụ thuộc vào từng khóa học cụ thể. Khả năng tái sử dụng của tài nguyên học phụ thuộc vào tính độc lập của chính tài nguyên đó. Tuy nhiên một số tài nguyên học có thể chứa logic bên trong để hoàn thành một hoạt động học đặc biệt. Những tài nguyên học này có thể được phân nhánh trong chính nó dựa trên sự tác động tương hỗ của người dùng. LMS thường không nhận thấy sự rẽ nhánh bên trong của tài nguyên học như thế. Quan trọng là nhánh bên trong phải không tham chiếu tới các tài nguyên học bên ngoài cho dù tài nguyên đó có hoặc không được dùng trong các tổ chức nội dung khác. Đây là điểm quan trọng mà người phát triển nội dung phải chú ý tới khi xác định xem những tài nguyên học nào cần dùng và kết hợp chúng ra sao. 2.3.4 Meta-data Mục đích của Meta-data là cung cấp một quy tắc đặt tên chung để các tài nguyên học có thể được mô tả theo một cách chung nhất. Mô tả các tài nguyên bằng meta-data sẽ giúp cho việc tìm kiếm chúng một cách hệ thống hay lấy ra để sử dụng hoặc tái sử dụng rất dễ dàng. SCORM đã tham khảo Mô hình thông tin Meta-data về tài nguyên học của IMS. Mô hình thông tin Meta-data theo chuẩn SCORM bao gồm 9 hạng mục thông tin sau: - General : Nhóm tất cả các thông tin mô tả tổng quát về tài nguyên học - Lifecycle : Nhóm tất cả các thuộc tính liên quan đến lịch sử và trạng thái hiện thời của tài nguyên học cũng như những người có thể tác động đến tài nguyên trong quá trình phát triển của nó. - Meta-metadata : Nhóm các thông tin về chính các bản ghi meta-data - Technical: Nhóm các yêu cầu kĩ thuật và các đặc điểm của các tài nguyên. - Educational: Các đặc điểm mang tính giáo dục và tính sư phạm về tài nguyên. - Right: Quyền sở hữu tri thức và các điều kiện sử dụng tài nguyên - Relation: Thông tin về mối quan hệ giữa tài nguyên học này với tài nguyên học đích khác. - Annotatation: Các chú thích về việc sử dụng có tính sư phạm các tài nguyên học cũng như thông tin về thời điểm tạo, người tạo ra các chú thích đó. - Classification : Nhóm các thông tin mô tả nơi mà các tài nguyên học bắt đầu trong một hệ thống phân loại cụ thể. 2.4 Đóng gói nội dung(Content Packaging) Phần đóng gói nội dung chủ yếu dựa trên IMS Content Packaging Specification. Mục đích là cung cấp một cách chuẩn hoá trao đổi nội dung học tập giữa các hệ thống hoặc công cụ khác nhau. Nó cũng cung cấp cách để mô tả cấu trúc và thứ tự xác đinh của các nội dung học tập. 2.4.1 Các thành phần của gói nội dung Phần này mô tả tổng quan về các gói nội dung. IMS Content Packaging Specification mô tả cấu trúc dữ liệu được dùng để đảm bảo tính khả chuyển nội dung dựa trên môi trường Internet tạo ra bởi các công cụ soạn bài giảng, LMS và môi trường thực thi khác nhau. Quy mô của IMS Content Packing Specification là tập trung vào tính khả chuyển giữa các hệ thống mà muốn nhập, xuất, tổng hợp và phân tách các gói nội dung. Một IMS Content Package chứa hai thành phần chính là: - File XML mô tả cấu trúc nội dung và kết hợp với các tài nguyên của gói nội dung gọi là Manifest (imsmanifest.xml). Manifest phải đặt gốc của gói nội dung. - Các file vật lý tạo nên gói nội dung, gồm các nội dung muốn trình bày cho học viên. Hình 2.5: Minh hoạ các thành phần của một gói nội dung 2.4.1.1 Gói nội dung (Package) Gói biểu diễn một đơn vị học tập. Nó có thể là một phần của cua học, một cua học, hoặc tập hợp nhiều cua học khác nhau và được phân phối một cách độc lập.Một gói phải có khả năng tồn tại một mình; tức là, nó phải chứa các thông tin cần thiết để sử dụng nội dung được đóng gói phục vụ cho việc học tập khi được mở. 2.4.1.2 Manifest Manifest được viết trên ngôn ngữ XML, nó liệt kê cấu trúc của gói nội dung. Nếu gói nội dung muốn gửi tới máy người dùng, Manifest phải chứa thông tin cho biết nội dung được tổ chức như thế nào. Phạm vi của Manifest không cố định. Manifest có thể mô tả một phần khóa học, toàn bộ khóa học hay tập hợp nhiều khóa học, hay đơn giản là tập hợp nội dung gửi từ hệ thống này tới hệ thống khác. Hiện nay chưa có sự thống nhất hay tiêu chuẩn nào để xuất bản số lượng rất lớn các gói nội dung phức tạp trong LMS vì các hệ thống LMS khác nhau, các kho nội dung khác nhau lại dùng những phương pháp khác nhau để biểu diễn và lưu giữ nội dung. Qui tắc chung là gói nội dung phải luôn chứa một Manifest ở mức trên và Manifest này có thể chứa một hay nhiều Manifest con. Manifest trên cùng luôn mô tả gói nội dung. Manifest con nào mô tả nội dung ở mức tương ứng với Manifest đó. Manifest phải tuân thủ những yêu cầu sau: - Manifest phải được lưu thành file có tên imsmanifest.xml. - Imsmanifest.xml và mọi file hỗ trợ khác cho nó (DTD, XSD) phải đặt tại gốc của gói nội dung. Nếu các file mở rộng dùng để mô tả các đặc trưng có tính tổ chức mà đặc trưng này lại biểu diễn bằng XML, thì các file mở rộng đó cũng phải đặt tại gốc của gói. - Tuân theo mọi yêu cầu đặt ra bởi IMS Content Packaging XML Binding Specification và mọi yêu cầu khác theo SCORM. 2.4.1.3 Package Interchange File (PIF) File PIF là file nén, nó được tạo thành từ nhiều gói nội dung. Nếu đóng gói theo PIF thì PIF chứa imsmanifest.xml, mọi file điều khiển và tài nguyên mà gói nội dung tham chiếu tới. PIF cung cấp định dạng truyền tải qua Web có thể dùng để truyền gói nội dung đi giữa các hệ thống. Nếu PIF được dùng để đóng gói, PIF phải tuân theo chuẩn RFC 195. 2.4.2 Các thành phần của một Manifest Manifest gồm bốn phần chính: - Meta-data (Siêu dữ liệu) : Dữ liệu mô tả toàn bộ gói nội dung. - Organizations: Chứa cấu trúc nội dung hay tổ chức tài nguyên học để tạo nên các bài giảng độc lập. - Resources: Xác định tài nguyên học dùng trong gói nội dung. - (sub)Manifest(s): Mô tả các bài giảng con (có thể sử dụng độc lập được). 2.4.2.1 Organizations Organizations dùng để mô tả tổ chức của gói nội dung. Nó có thể gồm một hay nhiều Organizations khác và mỗi Organizations sẽ mô tả một cấu trúc nội dung riêng. Phiên bản IMS Content Packaging Specification hiện nay mới chỉ đặc tả một dạng của tổ chức nội dung theo cấu trúc cây hay hệ phân cấp. Cả IMS và SCORM đều không xác định rõ hệ phân cấp biểu diễn các bài giảng theo phân loại bài giảng hay theo tên gọi. Nói cách khác, SCORM không định nghĩa các thuật ngữ để mô tả các mức của cây phân cấp trong tổ chức nội dung. Vì thế, việc lựa chọn tên gọi là dành cho người phát triển nội dung. Tổ chức nội dung mô tả cách nội dung được tổ chức trong gói như thế nào. Tổ chức nội dung giống như bảng liệt kê các tài nguyên đồng thời mô tả cây phân cấp các hoạt động học đi kèm để khai thác tài nguyên. Tổ chức nội dung khác với cấu trúc vật lý của gói nội dung, khác với cấu trúc bản thân Manifest. Ví dụ, các file trong gói nội dung thường được tổ chức theo cây phân cấp các thư mục, nhưng cấu trúc đó không tự nói cho người dùng biết được là sử dụng nội dung trong gói nội dung đó như thế nào. Mục đích của tổ chức nội dung là cho người phát triển nội dung phương tiện để tạo ra các bài giảng liên kết với nhau sử dụng các tài nguyên học. Một bài giảng như thế là một cây phân cấp các hoạt động học, trong đó các hành vi và qui tắc có thể được thực hiện theo cách mà cấu trúc hoạt động này và các hành vi tương ứng có thể làm lại được trên bất cứ môi trường LMS nào tương thích SCORM. Với mỗi hoạt động trong tổ chức nội dung, người phát triển nội dung có thể hoặc không định ra hành vi cũng như qui tắc. Nếu thiếu các qui tắc, tổ chức nội dung chỉ đơn giản là một lược đồ dùng để điều hướng theo ý muốn để chọn các tài nguyên học. Bằngviệc thêm qui tắc và hành vi, tổ chức nội dung có thêm tác dụng hướng dẫn LMS phải quản lý việc học của học viên như thế nào cũng như sử dụng tài nguyên học như thế nào. Một tổ chức nội dung có thể xem như lược đồ có cấu trúc về các tài nguyên học, hay một lược đồ hoạt động có cấu trúc để hướng dẫn học viên qua các cây phân cấp các hoạt động học sử dụng tài nguyên học. Một người xây dựng nội dung có thể chọn để thiết kế tổ chức nội dung thành bảng các nội dung, trong khi một người khác có thể thiết kế tổ chức nội dung thành một đường dẫn giúp học viên học qua các bài giảng. Một người xây dựng nội dung thứ ba có thể tổ chức nội dung với một vài hoạt động tìm kiếm cho phép sử dụng tự do tài nguyên học, và những hoạt động khác thì kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. LMS có thể tự tạo cho mình một cách thể hiện gói nội dung và nội dung của nó. Không nhất thiết LMS phải sử dụng cấu trúc tổ chức tương tự SCORM thì mới có thể đọc được tổ chức nội dung trong SCORM hay lưu trữ được các gói nội dung. Organizations cung cấp khung thông tin dùng để biểu diễn cấu trúc nội dung. Organization cũng có khả năng thêm các thông tin như siêu dữ liệu, qui tắc ứng xử và các luật. Thành phần Organizations còn được gọi là “Tổ chức nội dung”.IMS Content Packaging Specification (đa tổ chức nội dung) chia tài nguyên học theo cách chúng được tổ chức, cho phép một hay nhiều gói sử dụng chung tài nguyên trong nhiều mục đích khác nhau. Để gửi nội dung tới học viên trong LMS, cần có ít nhất một tổ chức nội dung. Trong một số trường hợp, sẽ có lợi nếu dùng nhiều cách khác nhau để sử dụng nội dung trong gói. Mỗi cách dùng đó được thể hiện trên một tổ chức nội dung khác nhau. Nhưng cho dù có nhiều tổ chức nội dung, luôn luôn có một tổ chức được sử dụng ngầm định khi phần tử dùng gói nội dung không quyết định được sẽ chọn tổ chức nội dung kiểu nào. 2.4.2.2 Siêu dữ liệu Tài nguyên học muốn sử dụng lại được thì cách tốt nhất là mô tả tài nguyên học đó bằng siêu dữ liệu (Meta-data). Siêu dữ liệu giúp cho việc tìm kiếm tài nguyên học thực hiện được khi tài nguyên đó được lưu trong gói nội dung hay trong kho nội dung. Siêu dữ liệu cũng làm cho tài nguyên học dễ sử dụng lại hơn vì chỉ với việc kiểm tra siêu dữ liệu, một người có thể quyết định dùng tài nguyên đó hay không mà không cần thực sử mở cũng như xem xét bản thân tài nguyên học. Những siêu dữ liệu như thế thường không phụ thuộc vào ngữ cảnh vì nó mô tả tài nguyên học mà không quan tâm là tài nguyên đó có thể tìm thấy ở đâu và việc sử dụng tài nguyên thường độc lập một cách tương đối với ngữ cảnh khóa học hay chương trình học nói chung. Ngược lại, siêu dữ liệu dùng trong những chương trình học cụ thể thì được gọi là siêu dữ liệu phụ thuộc ngữ cảnh và siêu dữ liệu kiểu này thường gắn liền với tổ chức nội dung. Ví dụ, siêu dữ liệu có thể mô tả lời giải thích vì sao một hoạt động học lại được thêm vào một vị trí định trước trong chuỗi các bài giảng (chương trình học). Siêu dữ liệu độc lập với ngữ cảnh thường không thay đổi và nó mô tả các Asset, hay các đối tượng nội dung (Content object). Ngược lại, siêu dữ liệu phụ thuộc ngữ cảnh lại thường chỉ được dùng trong những trường hợp cụ thể và có thể thay đổi tùy theo tổ chức nội dung khác nhau (thay đổi ngữ cảnh). Nếu một gói nội dung chỉ dùng để truyền tới học viên, và không cần phải tổ chức lại nó hay tách các thành phần ra khỏi khối liên kết để sử dụng lại chúng trong một tổ chức nội dung khác thì việc thêm các siêu dữ liệu mô tả một cách chi tiết hơn mỗi thành phần trong gói nội dung là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao mặc dù việc đó lại có thể gây tốn kém khi lưu trữ, quản lý hay truyền tải. 2.4.2.3. Sắp xếp và điều hướng Sắp xếp (Sequencing) và điều hướng (Navigation) liên quan tới các qui định mà LMS phải theo để hiển thị nội dung học được định trước bởi người xây dựng nội dung. Một nội dung học có thể hiển thị theo lựa chọn của học viên hoặc cũng có thể hiển thị theo luồng định trước trong cấu trúc nội dung. SCORM có các qui định về sắp xếp và điều hướng nhưng điều này không bắt buộc trong quá trình xây dựng bài giảng, nghĩa là một cách ngầm định thì học viên có thể lựa chọn tùy ý tài nguyên học mà mình muốn. Các qui định về sắp xếp và điều hướng phải kết hợp với các thành phần trong cây tổ chức nội dung và mỗi thành phần này biểu diễn một hoạt động học mà học viên có thể tham gia dưới sự điều khiển của các qui định sắp xếp. Việc sắp xếp thứ tự các nội dung thường áp dụng trong khởi chạy một tài nguyên học hay lựa chọn tài nguyên mà học viên phải học tiếp theo. Chuẩn SCORM về sắp xếp và điều hướng mang lại khả năng sắp xếp hoạt động có tính thích ứng cao. Ví dụ như nó cho phép rẽ nhánh có điều kiện từ hoạt động này sang hoạt động khác theo những phần việc mà học viên đã hoàn thành hay học viên đó đã đạt điểm qua. Thông tin về sắp xếp và điều hướng nhúng trong tổ chức nội dung có thể qui định LMS cho phép học viên sử dụng tài nguyên trong gói nội dung như thế nào. Trước đây, các công cụ xây dựng nội dung CBT thường cung cấp các hiệu ứng sắp xếp và điều hướng với dữ liệu mã hóa riêng. Tuy nhiên, yêu cầu mới nảy sinh đó là cần phải xuất bản và triển khai nội dung trên Web qua những hệ thống LMS khác nhau. Để làm được điều đó, cần phải tách cấu trúc và các tài nguyên học thành những đơn vị nhỏ hơn, độc lập hơn. IMS SS Specification cho phép các hệ thống truyền tải tài nguyên học đi theo phương thức tương đối chắc chắn (tức là dự báo được). IMS SS tăng khả năng tái sử dụng của các tài nguyên học (sử dụng lại được trong nhiều ngữ cảnh khác nhau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAOCAO~2.doc
  • docBao cao tom tat.doc
  • pptBAOCAO.PPT
Tài liệu liên quan