Đồ án Tìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống callcenter trên nền Asterisk

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

DANH MỤC HÌNH VẼ 16

LỜI MỞ ĐẦU 18

LỜI CẢM ƠN 19

CHƯƠNG 1 20

TỔNG QUAN VỀ VOIP 20

1.1. Giới thiệu 20

1.2. Cấu trúc mạng VoIP 21

1.3. Đặc điểm dịch vụ VoIP 23

1.4. Chất lượng dịch vụ trong mạng VoIP 24

1.5. Các giao thức truyền thông thời gian thực 27

1.5.1. Giao thức RTP 27

1.5.2. Giao thức RTCP 28

CHƯƠNG 2 30

CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU 30

2.1. Giao thức H323 30

2.1.1. Giới thiệu 30

2.1.2. Các thành phần cơ bản của hệ thống H323 30

2.1.3. Tập giao thức H323 33

2.1.4. Quá trình thiết lập cuộc gọi H323 35

2.2. Giao thức khởi tạo phiên SIP 36

2.2.1. Giới thiệu 36

2.2.2. Tính năng của SIP 37

2.2.3. Các thành phần trong hệ thống SIP 37

2.2.4. Các bản tin của SIP 39

2.2.5. Quá trình thiết lập cuộc gọi 41

2.3. So sánh với H.323 44

CHƯƠNG 3 46

MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN 46

3.1. Sự hình thành mạng NGN 46

3.2. Các đặc điểm của NGN 47

3.3. Những vấn đề mà mạng thế hệ mới cần giải quyết 47

3.4. Công nghệ chuyển mạch mềm – Softswitch 48

3.4.1. Những hạn chế của tổng đài chuyển mạch kênh 48

3.4.2. Định nghĩa chuyển mạch mềm (Softswitch) 49

3.4.3. Những lợi ích của Softswitch 50

3.5. Kiến trúc của mạng NGN 52

3.5.1. Lớp truyền tải 53

3.5.2. Lớp điều khiển và báo hiệu cuộc gọi 54

3.5.3. Lớp ứng dụng và dịch vụ 54

3.5.4. Lớp quản lý 54

3.6. Các phần tử trong mạng NGN 55

3.7. Các dịch vụ chính trong mạng NGN 56

CHƯƠNG 4 57

TÌM HIỂU ASTERISK 57

4.1. Giới thiệu 57

4.2. Kiến trúc Asterisk 58

4.3. Một số tính năng cơ bản 60

4.4. Các ngữ cảnh ứng dụng 62

4.5. Tổ chức thư mục của Asterisk 66

4.6. Một số lệnh thao tác trên hệ thống asterisk 69

4.7. Cách thức cấu hình trên các tập tin cơ bản 70

4.8. Cách thức hoạt động của tập tin cấu hình 70

4.9. Giới thiệu dialplan 72

CHƯƠNG 5 76

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CALLCENTER TRÊN NỀN ASTERISK 76

5.1. Giới thiệu 76

5.2. Mục đích Yêu cầu 76

5.3. Phân tích thiết kế 77

5.3.1. Kịch bản cho hệ thống 77

5.3.2. Biểu đồ phân rã chức năng 84

5.3.3. Biểu đồ ngữ cảnh 85

5.3.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 87

5.3.5. Cơ sở dữ liệu 88

5.4. Triển khai hệ thống 90

5.4.1. Mô hình hệ thống 90

5.4.2. Cài đặt các gói phần mềm 91

5.4.3. Cấu hình hệ thống Asterisk 93

5.4.4. Lập trình cho hệ thống 97

5.5. Kết quả thực nghiệm 104

5.6. Đánh giá hệ thống 106

5.7. Hướng phát triển 107

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống callcenter trên nền Asterisk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g công nghệ Điện tử – Tin học – Viễn thông. Tuy nhiên, các công nghệ cơ bản liên quan đến các tổng đài chuyển mạch kênh hiện nay đã phát triển quá chậm so với tốc độ thay đổi và tốc độ chấp nhận liên quan đến công nghiệp máy tính. Chuyển mạch kênh là các phần tử có độ tin cậy cao trong kiến trúc PSTN. Tuy nhiên, chúng không bao giờ là tối ưu đối với chuyển mạch gói. Khi lưu lượng của mạng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng thì hiển nhiên phải có một công nghệ, giải pháp mới cho thiết kế chuyển mạch của mạng tương lai, đó là xét về mặt kỹ thuật. Còn khi xem xét ở khía cạnh kinh doanh thu lợi nhuận thì : Các Giải pháp mới sẽ mang lại những dịch vụ mới hấp dẫn với khách hàng Do thời gian phát triển nhanh và chi phí vận hành cũng như bảo dưỡng các mạng chuyển mạch gói thấp hơn nhiều so với chuyển mạch kênh, nên các nhà điều hành mạng ngày nay tập trung chú ý đến công nghệ chuyển mạch gói IP. Do vậy, khi càng ngày càng nhiều lưu lượng dữ liệu chảy vào mạng qua Internet, thì cần phải có một giải pháp mới, đặt trọng tâm vào dữ liệu, cho việc thiết kế chuyển mạch của tương lai dựa trên công nghệ gói để chuyển tải chung cả thoại và dữ liệu. Như một sự lựa chọn, các nhà cung cấp dịch vụ đã và đang cố gắng hướng tới việc xây dựng một mạng thế hệ mới Next Generation Network - NGN trên đó hội tụ các dịch vụ thoại, số liệu, đa phương tiện trên một mạng duy nhất - sử dụng công nghệ chuyển mạch gói trên mạng xương sống (Backbone Network). Đây là mạng của các ứng dụng mới và các khả năng mang lại lợi nhuận mà chỉ đòi hỏi giá thành thấp. Và đó không chỉ là mạng phục vụ thông tin thoại, cũng không chỉ là mạng phục vụ truyền số liệu mà đó là một mạng thống nhất, mạng hội tụ đem lại ngày càng nhiều các dịch vụ tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày một tăng, và khắt khe hơn từ phía khách hàng. Mạng thế hệ mới NGN không phải là một cuộc cách mạng về mặt công nghệ mà nó là một bước phát triển, một xu hướng tất yếu. Hạ tầng cơ sở mạng của thế kỷ 20 không thể được thay thế trong một sớm một chiều, vì thế NGN phải tương thích tốt với môi trường mạng sẵn có và phải kết nối hiệu quả với mạng PSTN. Các đặc điểm của NGN Mạng NGN có bốn đặc điểm chính: Nền tảng là hệ thống mạng mở. Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng lưới. Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất. Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu. Những vấn đề mà mạng thế hệ mới cần giải quyết Vấn đề báo hiệu và điều khiển trên nhiều loại giao thức khác nhau cho hội tụ thông tin thoại, fax, số liệu, đa phương tiện. Vấn đề kết nối với mạng chuyển mạch kênh hiện hữu, đặc biệt là kết nối phần báo hiệu (mạng SS7). Vấn đề phát triển dịch vụ. Giải pháp cốt lõi trong mạng NGN chính là công nghệ Softswitch- công nghệ chuyển mạch mềm. Hình 14 : Topo mạng NGN Công nghệ chuyển mạch mềm – Softswitch Những hạn chế của tổng đài chuyển mạch kênh Hiện nay cơ sở hạ tầng chuyển mạch viễn thông công cộng bao gồm rất nhiều mạng, công nghệ và các hệ thống khác nhau, trong đó hệ thống chuyển mạch kênh sử dụng công nghệ ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM-Time Division Multiplex ) đã phát triển khá toàn diện về dung lượng, chất lượng và quy mô mạng lưới. Mạng PSTN ngày nay nói chung đáp ứng được rất tốt nhu cầu dịch vụ thoại của khách hàng. Tuy nhiên trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thoại còn có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thực sự thoả đáng, chưa nói đến những dịch vụ mới khác. Hiện nay, tất cả các dịch vụ thoại nội hạt đều được cung cấp thông qua các tổng đài nội hạt theo công nghệ chuyển mạch kênh, đơn giản bởi vì chẳng có giải pháp nào khác. Chính điều này là cản trở đối với sự phát triển của dịch vụ, bởi những nguyên nhân chính sau đây: Giá thành chuyển mạch của tổng đài nội hạt Không có sự phân biệt dịch vụ Giới hạn trong phát triển mạng Hình 15 : Cấu trúc mạng và báo hiệu PSTN Định nghĩa chuyển mạch mềm (Softswitch) Chuyển mạch mềm có thể được định nghĩa như là tập hợp các sản phẩm, giao thức, và các ứng dụng cho phép bất kỳ thiết bị nào truy cập các dịch vụ truyền thông qua mạng xây dựng trên nền công nghệ chuyển mạch gói IP. Những dịch vụ đó bao gồm thoại, fax, video, dữ liệu và các dịch vụ mới có thể được phát triển trong tương lai. Những thiết bị đầu cuối truy nhập bao gồm điện thoại truyền thống, điện thoại IP, máy tính, PDAs, máy nhắn tin (pager)...Một sản phẩm Softswitch có thể bao gồm một hoặc nhiều phần chức năng, các chức năng có thể cùng nằm trên một hệ thống hoặc phân tán trên những hệ thống thiết bị khác nhau. Softswitch nhìn trung cung cấp các chức năng giống như các chức năng của hệ thống chuyển mạch kênh, nó chỉ khác là được thiết kế cho mạng chuyển mạch gói và có khả năng liên kết với mạng PSTN. Các tính chất khác biệt của một hệ thống chuyển mạch mềm bao gồm: Là hệ thống có khả năng lập trình để xử lý cuộc gọi và hỗ trợ các giao thức của mạng PSTN, ATM, và IP. Hoạt động trên nền các máy tính và các hệ điều hành thương mại. Điều khiển các Gateway trung kế ngoài (External Trunking Gateway), Gateway truy nhập(Access Gateway) và các Server truy nhập từ xa RAS(Remote Access Server). Nó tái sử dụng các dịch vụ IN thông qua giao diện danh bạ mở, mềm dẻo. Cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng mở API cho các nhμ phát triển thứ 3 nhằm tạo ra các dịch vụ thế hệ sau. Nó có chức năng lập trình cho các hệ thống Back office. Có hệ thống quản lý tiên tiến trên cơ sở máy chủ (policy-Server-based) cho tất các module phần mềm. Một đặc điểm nữa của Softswitch là Softswitch không phải làm nhiệm vụ cung cấp kênh kết nối như tổng đài vì liên kết thông tin đã được cơ sở hạ tầng mạng NGN thực hiện theo các công nghệ chuyển mạch gói. Tức là công nghệ Chuyển mạch mềm không thực hiện bất cứ “chuyển mạch” gì. Tất cả các công việc của Softswitch được thực hiện với một hệ thống các mô đun phần mềm điều khiển và giao tiếp với các phần khác của mạng NGN, chạy trên một hệ thống máy chủ có hiệu năng, độ tin cậy và độ sẵn sàng ở cấp độ nhà cung cấp dịch vụ (Carrier -Class). Những lợi ích của Softswitch Mạng thế hệ sau có khả năng cho ra đời những dịch vụ giá trị gia tăng hoàn toàn mới hội tụ ứng dụng thoại, số liệu và video. Các dịch vụ này hứa hẹn đem lại doanh thu cao hơn nhiều so với các dịch vụ truyền thống. Do các dịch vụ của NGN được viết trên các phần mềm . Do đó việc triển khai, nâng cấp, cũng như việc cung cấp các dịch vụ mới cũng trở nên dễ dàng. Khả năng thu hút khách hàng của mạng NGN rất cao, từ sự tiện dụng hội tụ cả thoại dữ liệu, video đến hàng loạt các dịch vụ khác mà nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp cho khách hàng, thêm nữa họ có khả năng kiểm soát các dịch vụ thông tin của mình điều này làm cho khách hàng luôn luôn thoả mãn và lệ thuộc hơn vào nhà cung cấp dịch vụ, cơ hội kinh doanh của như cung cấp sẽ lớn hơn, và ổn định hơn. Giảm chi phí xây dựng mạng: Khi xây dựng một mạng hoàn toàn mới cũng như mở rộng mạng có sẵn , thì mạng chuyển mạch mềm có chỉ phí ít tốn kém hơn nhiều so với mạng chuyển mạch kênh. Điều này làm cho trở ngại khi tham gia thị trường của những nhà khai thác dịch vụ mới không còn lớn như trước nữa. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các nhà khai thác dịch vụ chính là những dịch vụ gì mà họ có thể cung cấp cho khách hàng, và độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng những dịch vụ đó, nên hầu hết các nhà khai thác đều tập trung đầu tư vào việc viết phần mềm phát triển dịch vụ. Giảm chi phí vận hành bảo dưỡng và quản lý mạng hiệu quả hơn. Softswitch không còn các tổng đài lớn tập trung, tiêu tốn năng lượng và nhân lực điều hành, chuyển mạch giờ đây sẽ là các máy chủ đặt phân tán trong mạng, được điều khiển bởi các giao diện thân thiện người sử dụng (GUI) do đó chi phí điều hành và hoạt động của mạng được giảm đáng kể. Sử dụng băng thông có hiệu quả hơn: Do mạng truyền vận của NGN là mạng chuyển mạch gói cho nên với cùng một cơ sở hạ tầng truyền dẫn thì hiệu suất sử dụng băng thông của nó cao hơn nhiều so với mạng chuyển mạch kênh. Thêm nữa, theo như thống kê đối với thoại thì 60% thời gian cuộc gọi là khoảng lặng, mạng thế hệ mới có cơ chế triệt khoảng lặng nên làm tăng hiệu suất sử dụng băng thông một mức đáng kể. Dưới đây là một số so sánh giữa công nghệ Chuyển mạch mềm và Tổng đài chuyển mạch kênh. So sánh Mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch mềm Hình 16 So sánh chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm Kiến trúc của mạng NGN Xét về kiến trúc NGN có thể được chia làm 4 lớp chức năng sau: Hình 17 : Kiến trúc NGN Lớp truyền tải Chức năng cơ bản của lớp truyền tải là xử lý, chuyển vận gói tin. Lớp này bao gồm các thiết bị đảm nhiệm đóng mở gói, định tuyến, chuyển gói tin dưới sự điều khiển của lớp Điều khiển và báo hiệu cuộc gọi (Call Control and Signaling Plane). Lớp truyền tải được phân chia làm ba miền con: Miền truyền tải thông tin theo giao thức IP Miền này bao gồm: Mạng truyền dẫn backbone. Các thiết bị mạng như : Router, Switch. Các thiết bị cung cấp cơ chế QoS. Miền liên kết mạng Miền liên kết mạng với nhiệm vụ chính nhận các dữ liệu đến, chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu cho phù hợp để thông tin có thể truyền thông một cách trong suốt trên toàn bộ mạng. Trong miền này là tập hợp các Gateway như Signaling Gateway, Media Gateway, trong đó, Signaling Gateway thực hiện chức năng cầu nối giữa mạng PSTN và mạng IP và tiến hành phiên dịch thông tin báo hiệu giữa hai mạng này. Media Gateway thực hiện quá trình chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu giữa các môi trường truyền thông khác nhau. Miền truy nhập không dựa trên giao thức IP Trong miền này bao gồm các thiết bị truy cập cung cấp các cổng kết nối cho thiết bị đầu cuối thuê bao. cung cấp các dịch vụ nh− POTS, IP, VoIP, ATM FR, xDSL, X25, IP-VPN. Lớp điều khiển và báo hiệu cuộc gọi Đây là lớp trung tâm của hệ thống thực thi quá trình điều khiển, giám sát và xử lý cuộc gọi nhằm cung cấp các dịch vụ thông suốt từ đầu cuối đến đầu cuối (end-toend) với bất cứ loại giao thức và báo hiệu nào. Thực thi quá trình giám sát các kết nối cuộc gọi giữa các thuê bao thông qua việc điều khiển các thành phần của lớp truyền tải -Transport Plane. Quá trình xử lý và báo hiệu cuộc gọi về bản chất có nghĩa là xử lý các yêu cầu của thuê bao về việc thiết lập và huỷ bỏ cuộc gọi thông qua các bản tin báo hiệu. Lớp này còn có chức năng kết nối cuộc gọi thuê bao với lớp ứng dụng và dịch vụ - Service and Application Plane. Các chức năng này sẽ được thực thi thông qua các thiết bị như Media Gateway Controller ( hay Call Agent hay Call Controller ), các SIP Server hay Gatekeeper. Lớp ứng dụng và dịch vụ Lớp ứng dụng và dịch vụ là lớp cung cấp các ứng dụng và dịch vụ như mạng thông minh IN - Intelligent Networks, các dịch vụ giá trị gia tăng.... Lớp này liên kết với lớp điều khiển và báo hiệu thông qua các giao diện lập trình mở API – Application Programing Interface. Cũng chính nhờ đó mà việc cập nhật, tạo mới và triển khai ứng dụng, dịch vụ mạng trở nên vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Trên lớp này sử dụng các thiết bị như Application Server, Feature Server. Lớp này cũng có thể thực thi việc điều khiển những thành phần đặc biệt như Media Server, một thiết bị được biết đến với tập các chức năng như conferencing, IVR, xử lý tone .... Lớp quản lý Lớp quản lý mạng có nhiệm vụ cung cấp các chức năng như giám sát các dịch vụ và khách hàng, tính cước và các tác vụ quản lý mạng khác. Nó có thể tương tác với bất kỳ hoặc cả ba lớp còn lại thông qua các chuẩn công nghiệp ví dụ như SNMP hoặc các chuẩn riêng và các APIs – giao diện lập trình mở. Dựa vào mô hình mạng NGN ở trên, Chuyển mạch mềm Softswitch phải thực hiện các chức năng sau : Trung tâm báo hiệu và điều khiển cuộc gọi trong toàn mạng, quản lí và điều khiển các loại gateway truy nhập mạng, hoạt động theo tất cả các loại giao thức báo hiệu từ H323, SIP đến MGCP/MEGACO. Giao tiếp với báo hiệu của mạng PSTN (chủ yếu là kết nối với mạng báo hiệu SS7) và liên kết với hệ thống Softswitch khác. Tạo ra các môi trường lập trình mở để cho phép các hãng thứ ba dễ dàng tích hợp và phát triển ứng dụng (trên nền IP) và kết nối với các môi trường cung cấp dịch vụ đã có sẵn (ví dụ IN). Các phần tử trong mạng NGN Các phần tử của mạng NGN được thể hiện ở hình dưới đây, bao gồm: Softswitch: là phần tử có chức năng điều khiển cuộc gọi, mà thành phần tương tác chính của nó là các Media Gateway, và các Access Gateway thông qua các giao thức điều khiển gateway truyền thông như MGCP/H248 MEGACO. Mặt khác nó cũng có khả năng tương tác với mạng H323, và SIP cho phép người sử dụng thực hiện các cuộc gọi, PC to Phone, PC to PC, Phone to PC. SIP Server: Có vai trò chức năng định tuyến các bản tin báo hiệu SIP giữa các SIP client. Nếu trong mạng chỉ có một SIP server thì, nó vừa đóng vai trò là Proxy Server, Redirect Server, Location Sever. Gatekeeper: cho phép các thuê bao H323 đăng ký , nhận thực, đồng thời giám sát các kết nối Multimedia giữa các đầu cuối H323. Signalling Gateway: thực hiện chức năng Gateway báo hiệu Media Sever: Nó cho phép sự tương tác giữa thuê bao và các ứng dụng thông qua thiết bị điện thoại, Ví dụ như nó có thể trả lời cuộc gọi, đưa ra một lời thông báo, đọc thư điện tử, thực hiện chức năng của IVR. MediaGateway: là thiết bị truyền thông kết nối với mạng chuyển mạch kênh hiện tại và mạng NGN. Nó cung cấp các cổng kết nối trực tiếp với đường trung kế của mạng PSTN và mạng di động và biến đổi các luồng TDM đó thành những gói IP và ngược lại. Các Gateway này hoạt động đơn thuần như một thiết bị kết nối trung gian, được điều khiển bởi Softswitch. Access Gateway: là Gateway truy cập có thể cung cấp truy cập đa dịch vụ như xDSL, VoDSL, POTS/ISDN..... IP client: là các thiết bị đầu cuối IP hỗ trợ các giao thức H323, SIP. các đầu cuối này có thể thực hiện những cuộc gọi Multimedia trong mạng của nó hay gọi thoại ra mạng PSTN thông qua softswitch. Các đầu cuối này có thể là IP phone, PBX trên nền IP..... Hình 18 : Mô hình mạng NGN Các dịch vụ chính trong mạng NGN Ứng dụng làm SS7, PRI Gateway ( giảm tải Internet ). Trung kế ảo - tổng đài chuyển mạch gói chuyển tiếp. Tổng đài chuyển mạch nội hạt Thoại trên băng thông rộng. TÌM HIỂU ASTERISK Giới thiệu Asterisk là hệ thống chuyển mạch mềm, là phần mềm nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ C chạy trên hệ điều hành linux thực hiện tất cả các tính năng của tổng đài PBX và hơn thế nữa. Asterisk ra đời vào năm 1999 bởi một sinh năm 1977 tên là Mark Spencer, Anh ta viết phần mềm này ban đầu không ngoài mục đích hỗ trợ cho công ty của mình trong việc liên lạc đàm thoại hỗ trợ cộng đồng người sử dụng và phát triển Linux. Asterisk là một PBX và nhiều hơn thế. Asterisk là một phần mềm mang tính cách mạng, tin cậy, mã nguồn mở và miễn phí mà biến một PC rẻ tiền thông thường chạy Linux thành một hệ thống điện thoại doanh nghiệp mạnh mẽ. Asterisk là một bộ công cụ mã nguồn mở cho các ứng dụng thoại và là một server xử lý cuộc gọi đầy đủ chức năng. Asterisk là một nền tảng tích hợp điện thoại vi tính hoá kiến trúc mở. Nhiều hệ thống Asterisk đã được cài đặt thành công trên khắp thế giới. Công nghệ Asterisk đang phục vụ cho nhiều doanh nghiệp. Hiện nay Asterisk trên đà phát triển nhanh được rất nhiều doanh nghiệp triển khai ứng dụng cho công ty của mình. Đây là xu thế tất yếu của người sử dụng điện thoại, vì các công ty đều có mạng máy tính và cần liên lạc với nhau trong công việc giữa các phòng ban hoặc chi nhánh và cần một chi phí thấp thậm chí không phải tốn chi phí khi thực hiện các cuộc gọi trên mạng nội bộ của công ty. Không gói gọn thông tin liên lạc trong công ty mà các ứng dụng giao tiếp với mạng PSTN hoặc mạng VOIP (như voice777) cho phép gọi ra bất cứ số điện thoại nào có trên mạng PSTN. Ngoài ra việc tích hợp vào các ứng dụng như CRM và hệ thống Outlook làm cho khả năng ứng dụng của Asterisk linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu cần thiết cho người sử dụng điện thoại. Asterisk thoạt đầu được phát triển trên GNU/Linux nền x86 (Intel), nhưng giờ đây nó cũng có thể biên dịch và chạy trên OpenBSD, FreeBSD và Mac OS X và Microsoft Windows. Hình 19 : Sơ đồ tổng quan Asterisk Asterisk là hệ thống chuyển mạch tích hợp vừa là công nghệ truyền thống TDM vừa là chguyển mạch voip. Hình trên cũng cho thấy khả năng giao tiếp của hệ thống. Giao tiếp với điện thoại analog thông thường, giao tiếp với thiết bị điện thoại voip, ngoài ra còn có thể giao tiếp với mạng PSTN và các nhà cung cấp voip khác. Kiến trúc Asterisk Hình 20 : Kiến trúc Asterisk Về cơ bản kiến trúc của Asterisk là sự kết hộp giữa nền tảng công nghệ điện thoại và ứng dụng điện thoại. công nghệ điện thoại cho VOIP như SIP, H323, IAX, MGCP... các công nghệ điện thoại cho hệ thống chuyển mạch mạch TDM như T1, E1, ISDN và các giao tiếp đường truyền thoại Analog. Các ứng dụng thoại như chuyển mạch cuộc gọi, tương tác thoại, caller ID, voicemail, chuyển cuộc gọi… Asterisk có một số chức năng chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chuyển mạch cuộc gọi. Khi khởi động hệ thống Asterisk thì chức năng Dynamic Module Loader thực hiện nạp driver của thiết bị, nạp các kênh giao tiếp, các format, codec và các ứng dụng liên quan, đồng thời các hàm API cũng được liên kết nạp vào hệ thống. Sau đó hệ thống PBX Switching Core của Asterisk chuyển sang trạng thái sẵn sàng hoạt động chuyển mạch cuộc gọi, các cuộc gọi được chuyển mạch tuỳ vào kế hoạch quay số (Dialplan) được thực hiện cấu hình trong file extension.conf. Chức năng Application Launchar để rung chuông thuê bao, quay số, định hướng cuộc gọi, kết nối với hộp thư thoại… Scheduler and I/O Manager đảm nhiệm các ứng dụng nâng cao, các chức năng được phát triển bởi cộng đồng phát triển asterisk.. Codec Translator xác nhận các kênh nén dữ liệu ứng với các chuẩn khác nhau có thể kết hợp liên lạc được với nhau. Tất cả các cuộc gọi định hướng qua hệ thống Asterisk đều thông qua các giao tiếp như SIP, Zaptel, IAX. Nên hệ thống Asterisk phải đảm trách nhiệm vụ liên kết các giao tiếp khác nhau đó để xử lý cuộc gọi. Hệ thống cũng bao gồm 4 chức năng API chính: Codec translator API : các hàm đảm nhiệm thực thi và giải nén các chuẩn khác nhau như G711, GMS, G729… Asterisk Channel API : Giao tiếp với các kênh liên lạc khác nhau, đây là đầu mối cho việc kết nối các cuộc gọi tương thích với nhiều chuần khác nhau như SIP, IAX, H323. Zaptel… Asterisk file format API : Asterisk tương thích với việc xử lý các loại file có định dạng khác nhau như Mp3, wav, gsm… Asterisk Aplication API : Bao gồm tất cả các ứng dụng được thực thi trong hệ thống Asterisk như voicemail, callerID… Ngoài ra, Asterisk còn có thư viện Asterisk Gateway Interface (AGI, tương tự như CGI) - cơ chế kích hoạt ứng dụng bên ngoài, cho phép viết kịch bản phức tạp với một số ngôn ngữ như PHP hay Perl. Nói chung, khả năng viết các ứng dụng tùy biến rất lớn. Một số tính năng cơ bản Asterisk có rất nhiều tính năng đã được giới thiệu ở trên nhưng để hiểu rõ hết tất cả các tính năng trên thật sự là thách thức đối với chúng ta. Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu một số tính năng với các ứng dụng cụ thể để hiểu hơn về hệ thống asterisk. Voicemail (hộp thư thoại) Đây là tính năng cho phép hệ thống nhận các thông điệp tin nhắn thoại, mỗi máy điện thoại được khai báo trong hệ thống Asterisk cho phép khai báo thêm chức năng hộp thư thoại. Mỗi khi số điện thoại bận hay ngoài “vùng phủ sóng” thì hệ thống asterisk định hướng trực tiếp các cuộc gọi đến hộp thư thoại tương ứng đã khai báo trước. Voicemail cung cấp cho người sử dụng nhiều tính năng lựa chọn như : password xác nhận khi truy cập vào hộp thư thoại, gửi mail báo khi có thông điệp mới. Call Forwarding(chuyển cuộc gọi) Khi không ở nhà, hoặc đi công tác mà người sử dụng không muốn bỏ lỡ tất cả các cuộc gọi đến thì hãy nghĩ ngay đến tính năng chuyển cuộc gọi. Đây là tính năng thường được sử dụng trong hệ thống Asterisk. Chức năng cho phép chuyển một cuộc gọi đến một hay nhiều số máy điện thoại được định trước. Một số trường hợp cần chuyển cuộc gọi như : Chuyển cuộc gọi khi bận, chuyển cuộc gọi khi không trả lời, chuyển cuộc gọi tức thời, chuyển cuộc gọi với thời gian định trước. Caller ID (hiển thị số gọi) Chức năng này rất hữu dụng khi một ai đó gọi đến và ta muốn biết chính xác là gọi từ đâu và trong một số trường hợp biết chắc họ là ai. Ngoài ra Caller ID còn là chức năng cho phép chúng ta xác nhận số thuê bao gọi đến có nghĩa là dựa vào caller ID chúng ta có tiếp nhận hay không tiếp nhận cuộc gọi từ phía hệ thống Asterisk. Ngăn một số cuộc gọi ngoài ý muốn. Automated attendant (chức năng IVR) Chức năng tương tác thoại có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, khi gọi điện thoại đến một cơ quan hay xí nghiệp thuê bao thường nghe thông điệp như “Xin chào mừng bạn đã gọi đến công ty chúng Tôi hãy nhấn phím 1 để gặp phòng kinh doanh, phím 2 gặp phòng kỹ thuật…” sau đó tuỳ vào sự tương tác của thuê bao gọi đến, hệ thống Asteisk sẽ định hướng cuộc gọi theo mong muốn. Khi muốn xem điểm thi, muốn biết tiền cước điện thoại của thuê bao, muốn biết tỉ giá Đôla hiện nay như thế nào, hay kết quả sổ số … tất các những mong muốn trên đều có thể thực hiện qua chức năng tương tác thoại. Time and Date Vào từng thời gian cụ thể cuộc gọi sẽ định hướng đến một số điện thoại hay một chức năng cụ thể khác, ví dụ trong công ty giám đốc muốn chỉ cho phép nhân viên sử dụng máy điện thoại trong giờ hành chánh còn ngoài giờ thì sẽ hạn chế hay không cho phép gọi ra bên ngoài. Call Parking Đây là chức năng chuyển cuộc gọi có quản lý. Có một số điện thoại trung gian và hai thuê bao có thể gặp nhau khi thuê bao được gọi nhấn vào số điện thoại mà thuê bao chủ gọi đang chờ trên đó và từ đây có thể gặp nhau và đàm thoại. Remote call pickupe Đây là tính năng cho phép chúng ta từ máy điện thoại này có thể nhận cuộc gọi từ máy điện thoại khác đang rung chuông Privacy Manager Khi một người chủ doanh nghiệp triển khai Asterisk cho hệ thống điện thoại của công ty mình nhưng lại không muốn nhân viên trong công ty gọi đi ra ngoài trò chuyện với bạn bè, khi đó Asterisk cung cấp 1 tính năng tiện dụng là chỉ cho phép số điện thoại được lập trình được phép gọi đến những số máy cố định nào đó thôi, còn những số không có trong danh sách định sẵn sẽ không thực hiện cuộc gọi được. Backlist Backlist cũng giống như Privacy Manager nhưng có một sự khác biệt là những máy điện thoại nằm trong danh sách sẽ không gọi được đến máy của mình (sử dụng trong tình trạng hay bị quấy rối điện thoại). Và còn rất nhiều tính năng nữa mà hệ thống asterisk có thể cung cấp cho người sử dụng, trên đây chỉ là một số tính năng thường được sử dụng mà thôi, Để biết nhiều hơn chi tiết hơn các tính năng còn lại có thể tham khảo tại website www.asterisk.org. Các ngữ cảnh ứng dụng Asterisk thực hiện rất nhiều ngữ cảnh ứng dụng khác nhau tuỳ vào nhu cầu sử dụng, dưới dây là những ngữ cảnh ứng dụng thường được sử dụng trong thực tế triển khai hệ thống asterisk. Tổng đài voip IP PBX Hình 21 : IP PBX Đây là hệ thống chuyển mạch voip được xây dựng phục vụ các công ty có nhu cầu thực hiện trên nền tảng mạng nội bộ đã triển khai. Thay vì lắp đặt một hệ thống PBX cho nhu cầu liên lạc nội bộ thì nên lắp đặt hệ thống voip điều này sẽ làm giảm chi phí đáng kể. Hệ thống có thể liên lạc với mạng PSTN qua giao tiếp TDM. Kết nối IP PBX với PBX Một ngữ cảnh đặt ra ở đây là hiện tại Công ty đã trang bị hệ thống PBX bây giờ cần trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu liên lạc trong công ty sao cho với chi phí thấp nhất, giải pháp để thực hiện đó là trang bị hệ thống asterisk và kết nối với hệ thống PBX đang tồn tại qua luồng E1. Ngoài ra để tăng khả năng liên lạc với mạng PSTN và VOIP khác, Công Ty có thể thực hiện kết nối với nhà cung cấp dịch vụ voip. Hình 22 : Kết nối IP PBX với PBX Kết nối giữa các server Asterisk Hình 23 : Kết nối giữa các Server Asterisk Phương pháp trên ứng dụng rất hiệu quả cho các công ty nằm rãi rác ở các vị trị địa lý khác nhau nhằm giảm chi phí đường dài. Ví dụ Công ty Mẹ có trụ sở đặt tại nước Mỹ và các Chi nhánh đặt tại Việt Nam với các địa điểm Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thông qua mạng WAN của Công Ty các cuộc gọi nội bộ giữa các vị trí khác nhau sẽ làm giảm chi phí đáng kể. Ngữ cảnh này về mặt pháp luật không cho cuộc gọi từ Mỹ vào Việt Nam. Các ứng dụng IVR, VoiceMail, Điện Thoại Hội Nghị Hình 24 : Triển khai server IVR, VoiceMail, Hội Thoại Ứng dụng thực hiện các server kết nối với hệ thống PSTN hay tổng đài PBX để triển khai các ứng dụng như tương tác thoại IVR. Một ví dụ cho ứng dụng tương tác thoại đó là cho biết kết quả sổ số hay kiểm tra cước cuộc gọi giống dịch vụ 19001260 vậy. thoại cùng nói chuyện với nhau. Ứng dụng VoiceMail thu nhận những tin nhắn thoại từ phía thuê bao giống như chức năng hộp thư thoại của Bưu Điện Thành phố triển khai. Còn chức năng điện thoại hội nghị thiết lập cho nhiều máy điện. Chức năng Phân phối cuộc gọi tự động ACD ACD (Automatic Call Distribution): Phân phối cuộc gọi tự động. Đây là chức năng ứng dụng cho nhu cầu chăm sóc khách hàng hay nhận phản hổi từ phía khách hàng. Công ty có khả năng tiếp nhận cùng một lúc 10 cuộc gọi như thế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu công nghệ VoIP và xây dựng hệ thống Callcenter trên nền Asterisk.doc
Tài liệu liên quan