Đồ án Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình CNC

V-CNC ( Virtual Computeried Numerical Control Machine)là hệ thống máy cơ khí điều khiển kĩ thuật số ảo hay còn gọi là CNC ảo.

- CNC ảo là một chương trình S/W, nhận mã NC (Mã máy tính kĩ thuật số) giống như hệ máy CNC thật. Các mã NC này sẽ được dịch qua bộ điều khiển ảo để tạo ra các lệnh và sau đó được dịch chuyển tới hệ thống máy ảo để xây dựng mô hình mẫu gia công.

V-CNC gồm 3 cửa sổ. Mỗi cửa sổ hoạt động riêng biệt tuỳ theo vai trò của nó trong hệ thống cùng với các luồng thông tin độc lập và chúng trao đổi tin với nhau như trong hệ CNC.

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2748 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên các yếu tố sau : - Vị trí lập trình - Mức độ tự động hoá đã có - Kiểu của máy tính được sử dụng - Các phương tiện hỗ trợ lập trình đã có - Các phương tiện hỗ trợ điều khiển và kiểm tra a) Lập trình bằng tay - Khi lập trình chi tiết bằng tay, người lập trình hoàn thành chương trình không có sự giúp đỡ của máy tính. Phương tiện hỗ trợ duy nhất đợc sử dụng là bảng số liệu, một máy tính tay, các lệnh lập trình cho một máy công cụ, thiết bị điều khiển cụ thể, một thiết bị chuẩn bị băng và kinh nghiệm b) Lập trình có sự trợ giúp của máy tính - Khi lập trình có sự trợ giúp của máy tính, người lập trình mô tả chi tiết cho máy tính bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được đó là chương trình gốc. Nó có thể được đưa vào theo một trong hai cách: Tách rời: Chương trình gốc được đưa vào máy tính thông qua một bộ phận mang dữ liệu( VD: như thẻ đục lỗ). Dữ liệu được đục ở trên có thể được đọc theo trình tự vào máy tính thông qua một thiết bị không nối trực tiếp với máy tính. - Liên kết dữ liệu được đưa trực tiếp vào máy tính qua một cổng sử dụng một ngôn ngữ lập trình phù hợp. Nhiệm vụ của ngôn ngữ lập trình là giúp đỡ việc mô tả chi tiết nghĩa là chuyển động giữa dao và phôi để đạt được hình dạng yêu cầu trên máy NCđược trang bị cho công việc đó. c)Sự kết hợp với hệ thống thiết kế có sự trợ giúp của máy tính (CAD) . Ngày nay cùng với sự phát triển của các lĩnh vực tự động hoá, người ta đã tiến hành kết hợp việc lập trình bộ phận NC với hệ thống CAD với CAM. Nhưng do giá trị đầu tư còn quá cao nên các hệ thống kết hợp kiểu này còn rất hiếm tuy nhiên trong các lĩnh vực chuyên môn hoá cao, chẳng hạn như việc thiết kế và chế tạo các bảng mạch in thì kiểu liên kết này đang được sử dụng ngày càng nhiều. d) Điều khiển đầu vào dữ liệu bằng tay - Việc điều khiển dữ liệu bằng tay không khó khăn đối với các thiết bị điều khiển hiện đại chúng được cung cấp một cách thuận tiện để tạo nên một kiểu đối thoại thân thiện giữa người sử dụng với máy thông qua các phím dành riêng và các chu trình, chơng trình con được lưu giữ. Nhờ các thiết bị hiển thị lỗi đầu vào và việc tính toán dữ liệu hành trình cắt cục bộ trong máy CNC, số lượng các dữ liệu vào cần thiết lúc này nhỏ hơn nhiều so với khi lập trình được làm bằng tay trong phòng kĩ thuật. 5) Lựa chọn hệ thống lập trình. a. Sự da dạng của các chi tiết liên quan. - Sự phức tạp của hình dáng chi tiết - Hình dạng phôi - Nỗ lực cần thiết để quyết định các số liệu công nghệ - Độ giống nhau của phôi b. Các máy NC - Số các máy NC đã có - Sự đa dạng của các kiểu máy NC đang sử dụng - Qui trình chế tạo đang dùng - Phạm vi của các thiết bị NC đang sử dụng c. Các thông số về nhịp sản xuất - Số các chương trình chi tiết NC mới yêu cầu hàng năm - Số các chương trình chi tiết NC đã lưu trữ - Tần số lặp lại của chi tiết - Loạt sản xuất d. Các thông tin bối cảnh - Khả năng tính toán hiện có - Năng lực của đội ngũ nhân viên - Kinh nghiệm về NC của những người vận hành và lập trình 6) Các ưu điểm của việc lập trình bằng máy - Việc sử dụng các thiết bị tính toán hay các thiết bị lập trình có sự trợ giúp của máy tính đã giảm đáng kể khối lượng công việc cho người lập trình chi tiết. Máy tính nhận và phân tích số liệu riêng kiểm tra các lỗi đầu vào, tiến hành tất cả các tính toán cần thiết, sắp xếp các kết quả theo một hình thức tối ưu và giữ các dữ liệu theo một chuỗi lôgíc tất cả đều không có sự can thiệp của con người, lập trình chi tiết phải tính toán vấn đề gia công và sau đó lập trình trong một ngôn ngữ tượng trưng gần với người sử dụng. - Các ưu điểm do khuynh hướng này tạo ra là: - Dùng một ngôn ngữ tượng trưng tương đối dễ như là một bàn phím các kí tự để đưa ra số liệu hình học và công nghệ. - Tiết kiệm thời gian đáng kể khi mô tả chi tiết và quá trình gia công cần thiết. - Số lượng các lỗi giảm xuống khi lập trình chi tiết do giảm số lượng dữ liệu đầu vào không có hay có rất ít việc tính toán bên ngoài máy lính, việc kiểm tra tính đúng đắn nhờ máy tính. - Giảm đáng kể về thời gian và giá thành so với phương pháp chuẩn bị sản xuất thông thường. - Sử dụng một ngôn ngữ lập trình thông dụng. II. Các hình thức tổ chức lập trình 1 ) Lập trình trong chuẩn bị sản xuất. Còn gọi là hình thức tổ chức lập trình ngoại tuyến Phân ra làm: Lập trình bằng tay Lập trình bằng máy 2) Lập trình phân xưởng. Khi lập trình phân xưởng người ta vận hành máy lập chương trình gia công tại máy NC. Để giảm thời gian dừng máy cho lập trình và điều chỉnh máy cần phải cung cấp cho người vận hành máy phải có trình độ nghề nghiệp cao . III. Cách viết một chương trình cho máy điều khiển số 1 . Mã hoá dữ liệu và thiết lập ngôn ngữ lập trình. - Từ lệnh (địa chỉ / cú pháp ). Để lập chương trình gia công trên máy CNC có rất nhiều phương pháp - Các phương pháp lập trình + Lập trình trực tiếp trên máy CNC: là quá trình tìm ra thông số điều khiển nhập chúng vào hệ điều khiển trực tiếp trên máy thông qua bảng điều khiển. + Lập chương trình bằng tay là quá trình thu thập sắp xếp xử lí các dữ liệu cần thiết cho công việc gia công trên máy CNC không có sự trợ giúp của các loại máy tính đó là bước quá độ bằng tay sang lập trình bằng máy. Lập trình với sự trợ giúp của máy tính làm giảm đáng kể công sức của người lập trình. Máy tính phân tích xử lí các dữ liệu kiểm tra lỗi, làm các tính toán cần thiết tạo ra dữ liệu hình học và công nghệ cho hệ điều khiển. Quá trình tự động hoá trong gia công CNC để từ lập trình bằng tay đến lập trình có sự trợ giúp của máy tính và tiến tới toàn lập trình tự động bằng máy tính. 2) Cấu trúc một chương trình gia công. Cấu trúc một chương trình gia công điều khiển CNC được tiêu chuẩn hóa , một chương trình gia công bao gồm một số lượng các từ lệnh. Mỗi từ lệnh bao gồm các chữ cái, địa chỉ và trình tự các con số. Mỗi từ lệnh cung cấp thông tin nhất định cho hệ điều khiển. Chương trình gia công trên máy phay CNC có cấu trúc câu lệnh tương tự như trên máy tiện CNC và có các dạng như sau: Lệnh đường đi Số câu lệnh Chi tiết gia công Lệnh phụ trợ Số hiệu CN Thông tin đường đi G M FST X Y Z I J K N Từ lệnh N: Dùng để đánh số cho câu lệnh, mỗi câu lệnh thì có số hiệu thứ tự nhất định, nhờ đó mà câu lệnh được tìm ra trong chương trình. - Từ lệnh G: Gồm các địa chỉ G và mã số từ 00-99 với các địa chỉ vẽ đường dịch chuyển. Từ lệnh X,Y,U,W,Q,R, A,B,C, E, dùng để cung cấp cho hệ điều khiển các thông số về vị trí đích của đoạn đường cần dịch chuyển trên từng trục toạ độ hoặc góc xung quang các trục đó. -Từ lệnh X,I,J,K: khi dịch chuyển theo đường cong, các từ lệnh này chỉ dẫn vị trí tâm điểm của đường cong nội suy theo các hướng trục X, Y,Z. - Từ lệnh F: Dùng cho lập trình tốc độ chạy dao đơn vị (mm/ph) - Từ lệnh F: Dùng cho lập trình số vòng quay trục chính (v/ph) - Mỗi câu lệnh phải có câu lệnh riêng lẻ cho nó, nhờ đó có thể tìm ra được chương trình. Trong mỗi chương trình, số đánh dấu cho câu lệnh đã định chỉ cho phép dùng một lần. - Số câu lệnh không ảnh hưởng gì đến thứ tự, theo đó các câu lệnh được hệ điều khiển xử lí đều được hiển thị. Các câu lệnh huy động như một trình tự khi chúng được nạp vào hệ điều khiển. - Trong đa số các hệ CNC, trong khi xử lí chương trình thì số câu lệnh đang xử lí đều được hiển thị. Do đó quá trình vận hành máy được thông báo ở mọi lúc về mức độ xử lí chương trình. - Từ lệnh G (điều kiện đường dịch chuyển). Chữ cái địa chỉ G thông báo hệ điều khiển lệnh chuẩn bị dùng điều khiển các chuyển động của máy, như nội suy GO1 . - Một lệnh có tác dụng chuẩn bị đổi mạch cho hệ điều khiển sang 1 tiến trình tự động xác định. - Lệnh đường dịch chuyển gồm các chữ cái chuẩn bị G và một mã số hai vị trí 00-99 hoặc tuỳ theo từng tiêu chuẩn lập trình. - Có 3 dạng đường dịch chuyển. Những điều khiển đường dịch chuyển nhớ trong hệ điều khiển có tác dụng đối với mọi câu lệnh tiếp theo cho đến khi bị một điều khiển dịch chuyển khác, cùng dạng viết đè hoặc bị xoá bởi lệnh xoá. - Những điều khiển đường dịch chuyển chỉ có tác dụng trong câu lệnh nào mà nó được đưa vào khi lập trình. - Nhưng điều khiển dịch chuyển mà tiêu chuẩn không đặt cho nó một ý nghĩa chắc chắn- một ý nghĩa của mã số trong nhóm này, được xác định bởi nhà chế tạo điều khiển. - Khi đóng mạch cho hệ điều khiển CNC một số điều kiện đường dịch chuyển được đặt vào một cách tự động. Những điều kiện đường dịch chuyển này một phần do các nhà chế tạo hệ điều khiển cài đặt không thay đổi được một phần chúng có thể được người sử dụng máy cài đặt qua dữ liệu điều khiển máy. Mô tả các điều kiện đường dịch chuyển. G00 (chạy dao nhanh, điều khiển theo điểm dụng cụ không tham gia cắt ) Điểm đích đã lập trình được đi tới bảng hành trình chạy dao nhanh. Thông thường trong các hệ điều khiển hiện đại đoạn đường cần dịch chuyển các dữ liệu điều chỉnh máy có thể xác định trước xem liệu có cần chạy nhanh tới vận tốc tối đa trên từng toạ độ có đoạn dịch chuyển dài hơn hoặc có cần thích ứng tốc độ dịch chuyển tính ra với tốc độ cho phép tối đa. - Độ lớn của tốc độ chạy dao nhanh thường không cần phải lập trình. Nó được nhớ trong hệ điều khiển như một hằng số máy. - Có một vài hệ điều khiển xử lí G00 theo kiểu đồng thời dịch chuyển với tốc độ nhanh tối đa cho phép). - Độ lớn của tốc độ chạy dao nhanh thường không cần phải lập trình. Nó được nhớ trong hệ điều khiển như một hằng số máy. - Có một vài hệ điều khiển xử lí G00 theo kiểu đồng thời dịch chuyển với tốc độ nhanh tối đa trên tất cả các trục. - GO1 ( chạy dao gia công theo đường thẳng ). Từ lệnh GO1, nội suy đường thẳng . Hệ điều khiển cho phép chạy dao gia công theo đường thẳng với tốc độ gắn bởi địa chỉ F. Trong trường hợp đặc biệt của nội suy tuyến tính giữa một chuyển động tuyến tính và một chuyển động quay tròn, chuyển động tổng hợp của điểm chuẩn dao là một đường xoắn Helix. - G 02, G03. Nội suy vòng. G02 sản sinh một chuyển động cong giữa điểm khởi xuất và điểm đích theo chiều kim đồng hồ, với G03 thì ngược chiều kim đồng hồ.Đường cong được đi qua với tốc độ chạy dao đã lập trình. Xác định chiều thuận G02 hay chiều ngược G03 theo chiều kim đồng hồ là dựa vào quan sát các trục toạ độ theo chiều từ dương đến âm trên mỗi trục. Để giúp hệ điều khiển sản sinh ra biến dạng cong mong muốn, ngoài điều kiện đường dịch chuyển G02 hay G03 nó còn cần các dữ liệu về toạ độ điểm đích, vị trí của tăm đường cong nội suy hoặc độ lớn của bán kính đường cong nội suy. Toạ độ của tâm đường cong nội suy được lập trình theo địa chỉ I,J,K tương ứng với các trục toạ độ X, Y,Z. G11 bán kính lượn, cạnh vát. G14 Nhảy và nhắc lại một số câu lệnh của chương trình. VD:G14 J2 N1 =4 N2= 1 6 J2: Số lần nhắc lại. N1 =: Số thứ tự câu lệnh đầu tiên. N2=: Số thứ tự câu lệnh cuối cùng. G1 7,G18,G19: Chọn mặt phẳng toạ độ. Với chức năng này ta chọn được mặt phẳng tạo bởi hai trục toạ độ hoặc là một mặt phẳng song song với mặt phẳng toạ độ này, trên đó lệnh nội suy vòng và giá trị chỉnh lí bán kính đầu dao cần có hiệu lực tác dụng. G22: Gọi chương trình con. G41- G44: Chỉnh lí dao.Điều kiện chuẩn bị này đặt hệ điều khiển vào khả năng: Nếu biết được đường kính dao hiện tại hoặc bán kính đầu dao hiện thời trên các dao tiện, có thể tính toán được một biên dạng phỏng theo biên dạng đã lập trình với khoảng cách bằng bán kính hiện thời. G41 : Bù bán kính dao ở bên trái mặt gia công. G42: Bù bán kính dao ở bên phải. G43: Bù bán kính dao phay, dao áp sát. G44: Bù bán kính dao khi dao vượt quá mặt gia công. G40:Lệnh huỷ bỏ các lệnh chỉnh lý dao G41, G42, G43,G44. G54 - G59 lệnh dịch chuyển điểm 0. Với chức năng này cho phép gọi ra trong chương trình giá trị dịch chuyển toạ độ của điểm gốc đã được truy nhập trước đây và hệ điều khiển. W -M - Xê dịch điểm 0. Điều chỉnh G54. Huỷ bỏ G53. Xê dịch điểm 0 lập trình. W - W1 W- W2 Xê dịch điểm 0 tuyệt đối. W- W1-W2 Xê dịch điểm 0 tơng đối. Để huỷ bỏ G54 dùng G53. G60, G61 : Dừng chính xác. Với điều kiện này có thể đạt được một sự thực hiện chính xác các chuyển tiếp biên dạng không liên tục. Việc bắt đầu thực hiện câu lệnh tiếp theo sẽ bị hãm lại cho đến khi khoảng cách lân cận điểm đích của câu lệnh đang thực hiện được thực hiện nốt bằng một giá trị tính trước nhờ các dữ liệu điều chỉnh máy. G64:Dao cắt chạy trên biến dạng quá độ phụ thuộc vào tốc độ cắt. G81 đến G89: Các chu trình gia công. Với các lệnh này, những chu kỳ công tác khác nhau sẽ được xác định . Một chu trình công tác, theo nghĩa của điều kiện chuẩn bị này là một trình tự các chuyển động trên một trục với các số vòng quay tương ứng của trục công tác ấy. Trong câu lệnh lập trình có các từ lệnh cho chu trình công tác, những công nghệ gia công mong muốn được xác định bởi những điều kiện đường tương ứng từ G81 đến G89. G79: Gọi chu trình đến vị trí gia công. VD G79 X6O X5O ZO Gọi chu trình G77. G77 X60 Y50 Z0 R40 I30 J6 K270 R4O:Toạ độ tâm vòng tròn. I30: Góc lỗ đầu tiên(30). K270: Góc lỗ cuối cùng(270). G78: Khai báo toạ độ các điểm đích gia công. - Các lỗ - khoan - khoét - doa. N1 . . N4 G78 X30 Y100 Z0 P1 N5 X6O P2 N6 . . N9 . . Nl3 X12O P10 Nl4 G81 Nl5 G79 Pl...P10 N 16 G86 Nl7 G79 Pl...P10 Nl8 49 N19 G85 N20 G79 P1...P10 G83: Chương trình khoan lỗ sâu. VD: G83 Y2 Z-70 B20 I3 K20 F S M I3 : Lượng giảm chiều sâu cắt. K20: Chiều sâu cắt lần khoan đầu tiên. G84: Chương trình Ta rô G84. VD: G84 X Y Z B10 J1,5 S M J1,5: Bước ren 1 ,5 thấp. G85: Chương trình doa. G86: Chương trình mở rộng lỗ . G87: Chương trình phay hốc hình chữ nhật. G87 X80 Y60 Z-10 B2 (I70) J1 R12 F S M G89: Chương trình phay rãnh then. G73: Chức năng đối xứng. G73 X-1 Y-1 X-1 Y-1 G72: Huỷ bỏ chức năng đối xứng G73. G73A4= : Chức năng phóng to thu nhỏ. A4= Là hệ số phóng to VD: G73A4=0,5 G73A4=2 G90: Các số liệu đo kiểu tuyệt đối. Các tọa độ của điểm đích được đưa vào ở dạng các giá trị tuyệt đối, có nghĩa là góc đo bằng điểm gốc 0 của chi tiết. - Chọn dao phay rãnh chuyên dùng f14 T02 . P0 (X-50,Y-50,Z-50 ). %9001 N1 G90 T02 M06 N2 G17 S450 N3 G00 X40 Y70 M03 M08 N4 G01 Z-5 F50 N5 X50 Y110 F100 N6 X120 Y50 N7 G00 Z50 N8 X-50 Y-50 M05 M09 N9 M30 G91: Lập trình theo kích thước tuyệt đối. Các chỉ dẫn tọa độ XYZ tính từ vị trí tương đối xuất phát dao đến điểm đích. G92: Dịch chuyển điểm 0. Điểm 0 của chương trình hay điểm 0 của chi tiết có thể được xác định bất kì nội trong vùng làm việc của điều khiển. Khi lập trình, các tính toán toạ độ sẽ đơn giản hơn hoặc thậm chí có thể bỏ qua, nếu điểm gốc của hệ toạ độ được lựa chọn ở những vị trí thuận lợi. Nhờ điều kiện đường G92, điểm gốc 0 được chuyển dịch đi với các giá đã cho viết địa chỉ X, Y,Z. Các bàn máy không dịch chuyển với lệnh này. Lệnhh dịch chuyển gốc 0 sẽ kéo dài tác dụng cho đến khi nó bị thay đổi bởi một lệnhh dịch chuyển gốc 0 khác. Địa chỉ chạy dao F. Tốc độ bàn máy cần dịch chuyển được lập trình trực tiếp trong các hệ điều khiển CNC với địa chỉ F có đơn vị đo là mm/ ph hoặc inch/ min. + Địa chỉ dao T Các khối dụng cụ cắt là lệnh trực tiếp, lệnh gọi dụng cụ bắt đầu đổi dụng cụ M06. Trong một số máy, lệnh đổi dụng cụ đồng thời là lệnh mở đầu kẹp. - Địa chỉ số vòng quay của trục chính S tuỳ theo cấu tạo của hệ điều khiển mà số vòng quay trục chính được lập trình trực tích dưới dạng địa chỉ S hoặc một mã số. + Các câu lệnh điều khiển trục: Việc dịch chuyển đọc các trục được điều khiển hoặc bằng các lệnh X Y, X kèm theo sau là toạ độ tương ứng trong hệ toạ độ Đềcác.Các giá trị của toạ độ có thể có dấu (-) chỉ hướng dịch chuyển (-). + Các chức năng phụ M: Các chức năng hay còn gọi là chức năng trợ giúp được lập trình với địa chỉ M. Nó bao gồm trước hết các nhiệm vụ công nghệ không lập trình dưới các địa chỉ F,S hoặc T. + Chức năng M chức năng đóng mạch và chức năng phụ M00: Dừng chương trình sau khi kết thúc câu lệnh. M01:Tương tự M00 nhưng chỉ được thực hiện khi có lựa chọn. M02: Kết thúc chương trình sau khi thực hiện tất cả các lệnh. M03:Trục chính quay theo chiều kim đồng hồ. M04:Trục chính quay ngợc chiều kim đồng hồ. M05:Dừng trục chính. M06: Thay đổi dụng cụ cắt. M07: Mở dung dịch trơn nguội. M08:Mở dung lịch trơn nguội M09: Ngắt dung dịch trơn nguội. M10: Kẹp cố định các cơ cấu di động của máy. M11 : Kẹp cố định các cơ cấu di động của máy. M12: Dừng trục chính ở vị trí xác định. M19: Dừng trục chính quay ở vị trí xác định. M30: Kết thúc toàn bộ chương trình. M60: Chạy dao không đổi trên mọi lưỡi cắt, toàn biến dạng. M61 : Chạy dao không đổi trên mọi lưỡi cắt. M62: Chạy dao không đổi trên biên dạng tâm doa phay. M70: Câu lệnh được đọc qua và xử lí sau khi gọi lệnh chỉnh sửa biên dạng. M71 : Dữ liệu góc gia số. M72: Dữ liệu tuyệt đối. M78: Kết thúc khoét biên dạng. M79: Tương tự như M78 nhưng co hồi dao về mặt phẳng hồi dao. M80: Xoá lệnh gia công kiểu đối xứng. M81 : Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước Y và J) M82: Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước Z và K). M83: Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước X, I, Y). M84: Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước X ,I,J) M85: Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước X, Y,Z,K) M86: Gia công kiểu đối xứng (thay đổi dao phía trước Y,J,Z,K). + Các chữ cái theo Maho, tiêu chuẩn của CHLB Đức. A: Chuyển động quay xung quanh trục X. B: Chuyển động quay xung quanh trục Y. C: Chuyển động quay xung quanh trục Z. D: Bộ nhớ hiệu chỉnh dụng cụ cắt. E: Lượng chạy dao thứ hai. F: Lượng chạy dao. G: Điều kiện chuyển động. H: Có thể dịch chuyển tự do. I: Thông số nội suy song song với trục X. J: Thông số nội suy song song với trục Y. K:Thông số nội suy song song với trục Z. L : Có thể sử dụng tự do. M: Chức năng phụ. N:Số thứ tự câu lệnh. O :Có thể sử dụng tự do. P: Chuyển động thứ ba song song với trục X. Q: Chuyển động thứ ba song song với trục Y. R: Chuyển động nhanh theo trục Z hoặc chuyển động thứ ba song song với trục Z. S: Số vòng quay của trục chính. T: Dụng cụ cắt. U: Chuyển động thứ hai song song với trục X. V: Chuyển động thứ hai song song với trục Y. W: Chuyển động thứ hai song song với trục Z. X: Chuyển động theo hướng của trục X. Y: Chuyển động theo hướng của trục Y. Z: Chuyển động theo hướng của trục Z. 3.Các ví dụ về lập trình Lập trình gia công trên máy tiện Chương trình N01 G50 X250 Z200 G96 S500 M03 N02 GOO X50 Z80 N03 G01 F0,2 N04 W1 N05 G00 X50 N06 G01 Z55 N07 G02 X100 Z30 R25 N08 G01 Z0 N09 G00 X250 Z200 N10 M30LF b) Lập trình khoan. Khoan 41ỗ f 10 chiều sâu 10mm. N80 T1 M06 N1 G81 R2 Z-10 F200 S250 M03 N2 G97 X2O Y10 Z- 10 N3 G79 X40 N4 G79 X30 N5 G79 X20 c) Lập trình có tính đến xê dịch điểm chuẩn : Chương trình gia công 6 hốc nói trên được viết và giải thích theo hệ điều khiển của máy phay CNC 432 của hãng MAHO(CHLB Đức) %PM ( Chương trình chi tiết ). N9008 ( Kí hiệu chương trình ). N1 G17 S400 T1 M66 N2 G54 N3 G98 X-10 Y-10 Z-10 I260 J215 K30 N4 G99 X0 Y0 Z-20 I240 J195 K20 N5 G00 X55 Y45 Z2 M03 N6 G01 Z-5 F50 N7 G43 Y55 F100 N8 G42 X 105 N9 Y10 N10 X75 N11 Y30 N12 X35 Nl3 Yl0 N14 Xl5 N15 Y55 N1 6 X55 Nl7 G40 N18 G92 Y55 Nl9 Gl4 N20 G93 X 120 Y130 N21 Gl4 N22 G93 X 145 Y10 B4= 30 N23 G14 N24 G00 Z50 N25 M30 d) Lập trình có tính đến phóng to thu nhỏ. -Hãng MAHO của cộng hoà liên bang Đức giới thiệu phương pháp lập trình có tính đến phóng to thu nhỏ. %PM N9010 N1 G54 N2 G17 S400 T1 M66 N3 G98 X-1 0 Y- 1 0 Z-20 I315 J135 K30 N4 G99 X0 Y0 Z-20 I295 J115 K20 N5 G00 X55 Y45 Z2 M03 N6 G01 Z-5 F50 N7 G43 Y55 F100 N8 G42 X 105 N9 Y10 N10 X75 N11 Y30 N12 X35 Nl3 Yl0 N14 Xl5 N15 Y55 Nl6 X55 N 17 G4O Nl8 G73 X-l Nl9 Gl4 (J1) N1=5 N2=l7 N20 G73 X-1 Y-1 N21 Gl4 (J1) N1=5 N2=l7 N22 G73 X+1 Y-1 N23 G14 N1=5 N2=l7 N24 G72 N25 G00 Z50 N26 M30 e) Lập trìmh khoan, doa, taro cho chi tiết. P(X-50 Y-50 Z50) Trình tự gia công khoan hai lỗ f16 (T01 ). Khoét rộng lỗ đến 19.85(T02) Doa lỗ chính xác 20 (T03), khoan hai lỗ f l3 (T04). Taro 6 lỗ M15 (T05). %PM N90001 Chương trình khoan khoét doa tarô N1 G90 T01 D01 M06 N2 Gl7 N3 G54 N4 G78 X70 Y80 Z0 P1 N5 Y30 P2 N6 X90 Z-70 P3 N7 X 130 P4 N8 X 170 P5 N9 Y80 P6 N10 X130 P7 N11 X90 P8 N12 G83 X2 Z-120 B20 I3 K30 F50 S300 M03 M08 N13 G79 Pl P2 N14 T02 D02 M06 N15 G86 X2 Z-120 B20 Fl00 S250 M03 M08 Nl6 G79 Pl P2 N17 T03 D03 M06 N18 G85 Y2 Z-120 B20 F300 S150 M03 M08 N19 G79 P1 P2 N20 T04 D04 M06 N21 G81 Y2 Z-30 B20 F50 S450 M03 M08 N22 G79 P3 P4 P5 P7 P8 N23 T05 D05 M06 N24 G84 Y5 Z-20 B20 J1,5 S150 M03 M08 N25 G79 P3 P4...P8 N26 G00 X250 Y200 Z50 N27 G53 M30 Chương IV. LậP TRìNH CHO CáC TRUNG TÂM GIA CÔNG CNC 1 .Đặc điểm của mã hoá thông tin trong lập trình cho các trung tâm gia công. -Trên các trung tâm gia công có thể thực hiện được nhiều nguyên công khác nhau, do vậy việc lập trình gia công các chi tiết cũng rất phức tạp. Trong chu trình gia công một chi tiết có thể phải thực hiện các nguyên công : phay, khoan, doa tiện, cắt ren, ...trên các bề mặt khác nhau bằng những dao cụ khác nhau. Như vậy khi lập trình phải trình đến các bước phụ như thay dao dịch chuyển hoặc xoay chi tiết, thay đồ gá vệ tinh, dịch chuyển các phụ phận máy ở vị trí đã định . Do đó chương trình gia công chi tiết có thể có hàng nghìn câu lệnh. Mỗi câu lệnh có thể gồm 30- 40 địa chỉ và trong đó có thể có các địa chỉ giống nhau, đặc biệt là các chức năng G và chức năng phụ M. Các trung tâm gia công được trang bị các bộ vi xử lí hiện đại, chúng cho phép lập trình gia công chi tiết với các chu kì cố định, các chương trình con điển hình và các chương trình con chuẩn. Một số trung tâm gia công cho phép lưu giữ trong bộ nhớ tới 200 chương trình con, phần lớn các chương trình con này được thực hiện theo một, hai câu lệnh của chương trình chính. Để đơn giản hoá lập trình cho các trung tâm gia công người ta đưa vào chương trình chính cái gọi là lặp lại chương trình. Những lặp lại chương trình này có thể được thực hiện bằng số lần nhảy của chương trình con và số lần lặp lại các lệnh của chương trình chính. I. Trung tâm phay tự động. 1. Khái quát về V-CNC. a) Cấu trúc và nguyên tắc của V- CNC. V-CNC ( Virtual Computeried Numerical Control Machine)là hệ thống máy cơ khí điều khiển kĩ thuật số ảo hay còn gọi là CNC ảo. - CNC ảo là một chương trình S/W, nhận mã NC (Mã máy tính kĩ thuật số) giống như hệ máy CNC thật. Các mã NC này sẽ được dịch qua bộ điều khiển ảo để tạo ra các lệnh và sau đó được dịch chuyển tới hệ thống máy ảo để xây dựng mô hình mẫu gia công. V-CNC gồm 3 cửa sổ. Mỗi cửa sổ hoạt động riêng biệt tuỳ theo vai trò của nó trong hệ thống cùng với các luồng thông tin độc lập và chúng trao đổi tin với nhau như trong hệ CNC. b) Môi trường lắp đặt. Môi trường làm Môi trường làm Các yếu tố việc tối thiểu việc phù hợp Các thành phần - CPU Pentium 133 Pentiumpro của phần cứng. - Bộ nhớ Nhiều hơn 32MB Nhiều hơn 64MB - ổ đĩa cứng Nhiều hơn 50MB - Độ phân giải Cao hơn 800x600, Cao hơn màn hình 256 màu 1024x768, đa màu - Màn hình 14 inch màu 17 inch màu - Hệ điều khiển Windows 95/NT c) Phương pháp lắp đặt. - Kết nối hệ thống vào cổng máy in (cổng 11) ở sau máy tính. - Định vị tệp"setup e.xe"ở đĩa cài đặt 1 . Thực hiện các lệnh được hiển thị trên. - Khi chương trình cài đặt đã hoàn thành sẽ tạo ra các thư mục dẫn đường cho chương trình tên là "Program file/cubictek"thư mục có tên "V-CNC2.0" được tạo ra dưới thư mục này. - Thực hiện chương trình cài đặt con trong chương trình V-CNC và tiếp tục cài đặt con trong chương trình V-CNC và tiếp tục khi hệ thống đã công nhận sự kết nối . 2. Chức năng của V-CNC. a) Bộ điều khiển. Thực hiện chức năng cấu hình của màn hình và các chức năng khác. Các chức năng này đều được sử dụng như nhau tại các viện đào tạo và trong các khoá huấn luyện về CNC hệ thống công nghiệp ở Hàn Quốc. Biên dịch ngôn ngữ mã NC và cung cấp tức thời các lệnh cho các máy cơ khí. - Cung cấp một bảng điều khiển giống như tại các máy CNC thực - Là một khối đơn, tự hoạt động, có thể soạn thảo được, có chức năng cho phép chạy thử. - Cho phép chuyển động được tốc độ, có nét chuyển chức năng M. b) Hoạt động của mô hình ảo của máy. - Cho phép thể hiện mô hình 3 chiều giống như hoạt động của máy CNC thực. - Người sử dụng có thể chọn kích cỡ máy. - Cung cấp các chức năng hay đổi tầm nhìn như phóng to thu nhỏ - Chức năng chuông báo cắt bớt quá trình khi gặp trục trặc (như khi bị va chạm quá tải ). - Các dụng cụ và chức năng đơn giản được thiết lập bằng cách sử dụng hộp thoại. - Đường và đường pháp tuyến của nó được hiển thị cùng lúc. c) Chức năng kiểm tra của NC. Chỉ ra các giá trị các giá trị toạ độ và các giá trị độ cong (bán kính R) của chi tiết. - Chức năng hiển thị một khu vực gia công bất kì. - Có thể dùng chuột để sử dụng chức năng xoay động (cho phép nhìn vật cắt dưới dạng nhiều góc độ). -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24766.doc