Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ bitexco

Mục lục

 

CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa khoa học – thực tiễn 3

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

2.1 Mục đích của việc xử lý nước thải 4

2.2 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 4

2.3 Thành phần tính chất của nước thải 6

2.4 Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 8

2.4.1 Phương pháp xử lý cơ học 9

2.4.2 Xử lý hoá học 14

2.4.3 Phương pháp hoá lý 15

2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 15

2.4.5 Cở sở lý thuyết của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 18

2.5 Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam 18

 

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO

3.1 Giới thiệu chung 21

3.2 Giới thiệu về trung tâm thương mại BITEXCO 23

3.2.1 Vị trí địa lý 25

3.2.2 Điều kiện khí hậu thuỷ văn 25

3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất khu vực 26

3.2.4 Nguồn gốc nước thải và khả năng gây ô nhiễm của nước thải 26

3.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xử lý 28

3.3 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt. 30

 

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO

4.1 Đề xuất phương án xử lý nước thải 33

4.1.1 Nhận xét, đánh giá trạm xử lý hiện hữu 33

4.1.2 Đề xuất phương án xử lý mới 37

4.1.3 Lựa chọn phương án xử lý 38

4.2 Qui trình xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO 39

4.3 Cơ sở tính toán thiết kế 42

4.4 Tính toán thiết kế công trình đơn vị 45

4.4.1 Song chắn rác 45

4.4.2 Hố thu 49

4.4.3 Bể điều hoà 50

4.4.4 Bể lắng I 54

4.4.5 Bể Aerotank 59

4.4.6 Bể lắng II 71

4.4.7 Bể chứa bùn 75

4.4.8 Bể khử trùng 77

4.5 Tính toán kinh tế 78

4.5.1 Diện tích mặt bằng xây dựng 78

4.5.3 Chi phí quản lý và vận hành 81

4.5.4 Tổng chi phí xử lý cho 1m3 nước thải 83

 

Kết Luận Và Kiến Nghị 85

 

 

 

 

 

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5912 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải trung tâm thương mại căn hộ bitexco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
èng phương tiên khác, rau và đầu động vật thực vật sẽ được giữ lại bởi các xi phông. Cho phép các loại nước tẩy rửa thường được sử dụng trong các hộ gia đình Việt Nam. Tính chất đặc trưng và khả năng gây ô nhiễm Nước thải sinh hoạt thải ra từ toà nhà là nước thải khi sử dụng nhu cầu sinh hoạt ăn uống, tắm giặt, vệ sinh… từ các căn hộ, khu vực công cộng. Thành phần nước thải sinh hoạt trong khu chung cư cũng giống như các đô thị khác có chứa các chất cặn bã các chất hữu cơ hoà tan (thông số chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng Nitơ Phôtpho và vi trùng. Chất lượng nước thải này vượt quá tiêu chuẩn quy định hiện hành và khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan (DO) vốn rất quan trọng đối với thuỷ sinh vật tại nguồn tiếp nhận. 3.2.4.2 Aûnh hưởng của nước thải đối với môi trường và con người Aûnh hưởng của nước thải đối với nguồn nước Nước thải với tính chất đặc trưng và các thành phần quan trọng như trên nếu cho chảy vào ao hồ, đầm phá, sông ngòi sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước như sau: Làm thay đổi tính chất hoá lý, độ trong, màu mùi vị, pH, hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại có độc tính, chất nổi, chất lắng cặn. Làm giảm oxy hoà tan do tiêu hao trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ. Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi khuẩn gây bệnh, làm chết các vi sinh vật nước (trong đó có cả là tôm cá, và các thuỷ sinh vật có ích) Kết quả nguồn nước không thể sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, cho tưới tiêu thuỷ lợi và nuôi trồng thuỷ sản. Nước thải chảy vào các nguồn làm ô nhiễm và người ta thường chia các nguồn nước này thành ba loại: Nước bẩn nhẹ hay hơi bẩn: hàm lượng các chất hữu cơ thấp, amon và Clo, đó là do nhiễm bẩn nước chảy tràn và nước thải sinh hoạt chảy xuống. Nước này dùng nuôi thuỷ sản bình thường nhưng không dùng làm nước cấp được (nếu dùng vào mục đích này phải xử lý thích đáng). Nước bẩn vừa (bẩn trung bình): nước sông hồ đã bị thay đổi các tính chất tự nhiên do nước thải chảy vào. Nước này không dùng nuôi thuỷ sản,cấp nước sinh hoạt hay bơi lội, mà chỉ dùng cho tưới tiêu hay giao thông đường thuỷ. Nước bẩn và rất bẩn: nước hoàn toàn mất tính chất tự nhiên do nước thải vào thuỷ vực quá nhiều. Trời ấm và nóng nước bốc mùi hôi thối khó chịu, do nước có hàm lượng hydrosunphat H2S – các sản phẩm phân huỷ có mùi hôi, trong nước nhiều CO2 và cạn kiệt oxy hoà tan. Dùng hạn chế trong việc tưới tiêu, vì có nhiều loại cây được tưới nước này sẽ bị chết. Aûnh hưởng của nước thải đối với con người Nước thải làm ô nhiễm nước như trên đã đề cập sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người. Nếu ô nhiễm nhẹ là các nguyên nhân gây bệnh về đường ruột có thể gây tử vong cho con người. Ô nhiễm nặng là nguồn nước đen hoá làm cho nước sạch ngày càng cạn kiệt, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến sự sống của con người và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Như vậy, nước thải ảnh hưởng rất xấu đến đời sống con người. Nhìn chung, nước thải nếu không được xử lý triệt để sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sự sống của con người cũng như các động vật, thực vật kể cả sinh vật nước. 3.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình xử lý nước thải Tiếng ồn Trạm xử lý nước thải nằm trong khu vực với các mặt tiếp giáp với vách tường của toà nhà và thiết bị thổi khí dùng trong quá trình xử lý hiếu khí và các thiết bị còn lại đều sinh ra tiếng ồn. Tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng từ trạm xử lý nước thải. Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầu chóng mặt, tăng cường sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thính giác của con người. Khi tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn cũng gây nên thương tổn hệ tim mạch và làm tăng bệnh đường tiêu hoá. Tiếng ồn chủ yếu do các thiết bị thổi khí dùng trong quá trình xử lý hiếu khí nhưng các thiết bị này đặt chìm nên tiếng ồn sinh ra tương đối nhỏ và các thiết bị còn lại không tiếng ồn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Khắc phục ồn bắng cách: xung quanh khu vực xử lý được xây dựng tường cách âm để hạn chế tiếng ồn lan truyền ra môi trường xung quanh. Đối với công nhân thì được trang bị nút tai chống ồn. Nhiệt Độ Nhiệt độ sinh ra trong các thiết bị chủ yếu là sự toả nhiệt của các động cơ điện trong quá trình hoạt động của trạm. Nhiệt độ môi trường lao động cao gây thiệt hại đến sức khoẻ của người lao động. Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm gió mùa nên nhiệt độ thường cao. Do đó dễ xuất hiện những tai biến nguy hiểm cho con người khi tiếp xúc nhiệt độ ở quá ngưỡng cho phép sẽ gây ra các chứng như: rối loạn điều hoà nhiệt, say nóng, mất nước và mất muối khoáng…. Trong cơ thể con người sự chống đỡ với nhiệt chủ yếu bằng cách mất nhiệt qua da khi tiếp xúc với khí mát, nếu nhiệt độ bên ngoài bằng nhiệt độ cơ thể thì sự mất mát bằng bức xạ và đối lưu giảm dần đến cơ thể chống đỡ bằng cách ra mồ hôi và xung huyết ngoại biên. Sự giảm ngoài mạch biên có thể làm tụt áp, thiếu máu não. Ra mồ hôi nhiều gây khát dữ dội nếu uống nước mà không có thêm muối thì gây giảm clo trong huyết tương. Lượng muối mất cao nếu không bù đắp sẽ gây các tai biến do giảm clo như: nhức đầu, mệt mỏi, nôn và đặc biệt là co rút cơ ngoài ý muốn. Nếu làm việc lâu dài sẽ đau đầu kinh niên. Nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của trạm xử lý như sau: Chất thải rắn là các loại rau, băng vệ sinh, khăn giấy, sinh ra từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của từng căn hộ. Các chất thải rắn này mang tính chất là các chất hữu cơ khó phân huỷ nên ít gây tắc nghẽn đến môi trường. Các chất rắn này sẽ được giữ lại tại song chắn, có thể thu gom tại đó để vận chuyển về bãi chôn lấp. 3.3. THÀNH PHẦN – TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT Nước thải sinh hoạt là nước sau khi được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, của các khu dân cư, cơ sở dịch vụ. Như vậy, nước thải được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng hữu cơ rất lớn (từ 50 – 55% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hoá chất bẩn trong nước. Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước điều kiện trang thiết bị vệ sinh và được đặc trưng theo bảng 3.1 sau đây: Bảng 3.1: Thành phần nước thải của khu dân cư. Chỉ tiêu Đơn vị Trong khoảng Trung bình Tổng chất rắn (TS) mg/l 350 – 1200 720 Chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 250 – 850 500 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 100 – 380 220 BOD5 mg/l 110 – 400 220 Tổng nitơ mg/l 20 – 85 40 Nitơ hữu cơ mg/l 8 – 35 15 Nitơ Amoni mg/l 12 – 52 25 Clorua mg/l 30 – 200 50 Độ kiềm MgCaCO3/l 50 – 200 100 Tổng chất béo mg/l 50 – 150 100 Tổng Phospho mg/l - 8 (Nguồn:Wastewater Engineering Treatmen, Disposal, Reuse Third Editon - Metcalf And Eddy 1991) Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là nguồn để các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh. Trong nước thải sinh hoạt có tổng Coliform từ 106–109 MNP/100ml, Fecal Coliform từ 104 – 10 7 MNP/100ml (theo Hoàng Huệ, 1996). Tính chất của nước thải được xác định bằng việc phân tích hoá học các thành phần nhiễm bẩn vì việc làm đó gặp nhiều khó khăn và phức tạp, nên thông thường người ta chỉ xác định một số chỉ tiêu đặc trưng nhất về chất lượng và sử dụng để thiết kế các công trình xử lý. Các chỉ tiêu đó là: nhiệt độ, màu sắc, mùi vị, đô trong, pH, chất tro và chất không tro, hàm lượng chất lơ lửng, chất lắng đọng, BOD, hàm lượng các chất liên kết khác nhau của nitơ, phôtpho, sunfat, DO, chất nhiễm bẩn hữu cơ. Hàm lượng chất lơ lửng là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước thải. Căn cứ theo chỉ tiêu này, người ta tiến hành tính toán và xác định số lượng cặn lắng. Hàm lượng BOD là chỉ tiêu dùng để tính toán công trình xử lý sinh học. Với các nguồn nước thải khác nhau, thậm chí cùng một nguồn nước nhưng ở những thời điểm khác chỉ số BOD có những giá trị khác nhau. Thời gian cần thiết để thực hiện quá trình sinh học phụ thuộc vào nồng độ nhiễm bẩn, có thể từ 1, 2, 3,… 20 ngày hay lâu hơn nữa. Theo số liệu thực nghiệm thời gian 15 – 20 ngày hầu như lượng oxy trong quá trình sinh hoá đã chi phí đầy đủ 99%. Hiện tượng oxy hoá xảy ra không đồng đều theo thời gian, bước đầu quá trình xảy ra với cường độ mạnh, sau đó giảm dần. Hàm lượng liên kết của nitơ và phôtpho trong nước thải là thành phần dinh dưỡng cơ bản cho các vi sinh vật xử lý nước thải. Lượng oxy hoà tan là 1 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chung nước thải đã được xử lý. Để có được sự hoạt động bình thường của hồ tự nhiên, lượng oxy hoà tan không nhỏ hơn 4mg/l, trong nước thải thông thường không có oxy hoà tan. Nước thải chứa một lượng lớn các vi khuẩn, virút, nấm… để đánh giá mức độ nhiễm bẩn bởi vi khuẩn người ta đánh giá một loạt vi khuẩn đường ruột điển hình – Coli. Coli được coi như một vi khuẩn có hại sống trong ruột người, động vật. Coli phát triển mạnh trong môi trường có chứa Glucozo 0,5% dùng làm năng lượng và nguồn cacbon, clorua amon 1% dùng làm nguồn nitơ và một số nguyên tố dưới dạng vô cơ. Loại có hại là virut, mọi virut đều sống ký sinh trong tế bào bình thường khi bị phân giải mỗi con coli giải phóng 180 con vi rút. Trong thực tế tồn tại hai đại lượng để tính lượng coli là coli endex và trị số coli. CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4.1 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 4.1.1 Nhận xét, đánh giá trạm xử lý hiện hữu Hố thu Bể điều hoà (2 ngăn) kỵ khíø Bể aerotank Bể lắng Bể khử trùng Vả đầu ra NƯỚC RA NƯỚC RA Thải bùn Bồn clorin Sơ đồ công nghệ trạm xử lý hiện hữu Nguyên tắc hoạt động của trạm xử lý hiện hữu Nước thải vào chưa xử lý được thu gom từ hệ thống ống vệ sinh và đi vào trạm xử lý nước thải tại tầng hầm. Đầu tiên, khi đi vào hố gom (qua giỏ chắn rác), một phần chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ được giữ lại để phân huỷ trong điều kiện kỵ khí. Sau đó dòng nước thải đi tiếp vào bể điều hoà lưu lượng và nồng độ, giảm chất ô nhiễm hữu cơ. Bể này được chia làm hai ngăn, một phân huỷ kỵ khí và một cho hố bơm. Hố bơm được lắp đặt hai bộ bơm chìm, hoạt động tự động và luân phiên thông qua các phao và timer để hoạt động trong thời gian dài hơn. Sau đó, nước thải sẽ được bơm vào bể sục khí với lưu lượng ổn định 27m3 /h. Tại đây nước thải sẽ được khuấy trộn hoàn toàn với bùn hoạt tính nhờ các bơm thổi khí chìm đặt đều nhau ở đáy bể hoạt động với mức độ cao – khuyếch tán các bọt khí mịn vào hỗn hợp. Dạng khuyếch tán này sẽ ít gây ra tiếng ồn. Các máy sục khí sẽ được lắp đặt 6 bộ, có thể hoạt động tự động luân phiên nhờ timer (3 chạy/3 chờ). Sau khi trải qua giai đoạn xử lý sinh học, trong bể sục khí, hỗn dịch gồm nước và bùn hoạt tính sẽ chảy vào trong bể lắng mà tại đây, chúng sẽ được tách ra do có lưu tốc khác nhau. Bùn hoạt tính trong vùng làm trong sẽ được bơm về bể sục khí cho việc tuần hoàn bùn hoặc về hố gom làm bùn dư. Dòng nước trong ra khỏi bể lắng sẽ chảy xuyên qua góc V vào trong bể khử trùng. Trong bể khử trùng, dung dịch Calcium hypoclorite (CaCl2O) được châm vào và rút ra khỏi dòng chảy sao cho thời gian tiếp xúc tối thiểu là 45 phút. Cuối cùng, nước thải đã được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải sẽ được bơm ra ngoài vào hệ thống dẫn nước mưa. Nhận xét Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu áp dụng công nghệ sinh học xử lý nước thải sau bể tự hoại và các loại khác, nước sinh hoạt của căn hộ (tắm, giặt…). Hệ thống được thiết kế dựa trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm, thành phần nước thải, cấu trúc địa chất, mặt bằng của khu vực bố trí trạm xử lý. - Mặt bằng: tiết kiệm diện tích, tận dụng được không gian trong tầng hầm của toà nhà. Hệ thống nằm trong tầng hầm nên nước mưa có ống dẫn riêng không ảnh hưởng đến hệ thống xử lý. Mặt bằng nằm trong tầng hầm cũng không có nước chảy tràn. Như vậy, lưu lượng hàng ngày phải xử lý chủ yếu là nước sinh hoạt thải ra từ toà nhà này. Nước thải trước xử lý: nước thải sinh hoạt và nước sau bể tự hoại. Nước thải sau xử lý: đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN (5945 – 1995). Nguồn nước cấp: sử dụng nước sạch trong quá trình pha hoá chất của hệ thống Trong quá trình xử lý: không sử dụng hoá chất độc hại và không sinh ra các hoá chất độc hại. Vận hành: vận hành tự động, yêu cầu kiểm soát thông số (pH, SS, COD…) của nước thải, qua ít các bước xây dựng quá trình xử lý chỉ tập trung ở bể Aerotank. Hệ thống hoạt động an toàn, có độ tin cậy cao, vận hành đơn giản. Toàn bộ hệ thống được thiết kế lắp đặt để không ảnh hưởng đến các công trình khác. Chế độ hoạt động của hệ thống: vận hành tự động hoàn toàn, hệ thống điều khiển tự động nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, tăng tuổi thọ các thiết bị và giảm chi phí vận hành Nguồn cung cấp thiết bị: các thiết bị chính được nhập khẩu từ Pháp, Hàn Quốc, Đức, một số thiết bị khác mua tại thị trường Việt Nam. Tất cả các thiết bị đều phù hợp với hệ thống xử lý nước thải và điều kiện môi trường nước ta. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải này sẽ làm tăng thêm công trình tiện ích cho khu dân cư tại địa bàn quận Bình Thạnh và Tp.HCM, đáp ứng nhu cầu về đầu tư xây dựng khu dân cư tập trung. Hình thành khu dân cư khang trang tiện nghi và môi trường trong lành, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân trong và ngoài khu chung cư. Do nguồn nước thải đã được xử lý tốt trước khi thải chung vào hệ thống thoát nước mưa rồi thải ra hệ thống thoát nước chung của quận. Tận dụng mặt bằng trong tầng hầm của toà nhà hạn hẹp về không gian, hạn chế về thiết kế công nghệ, khi sảy ra sự cố về máy móc thiết bị khó sửa chữa hơn. Nước thải sau các công đoạn xử lý đều thu được kết quả cao. Ở công đoạn xử lý sinh học hàm lượng BOD5, COD, SS giảm đáng kể. Tuy nhiên, SS tăng lên do màng vi sinh vật chết đi theo nước thải. SS trong nước thải còn lại sau quá trính lắng và màng vi sinh vật chết đi sau quá trình xử lý qua bể lắng. Nước thải đầu ra có hàm lượng SS cao do bể lắng hoạt động chưa tối ưu. Như kết quả đã phân tích trong bảng sau: Bảng 4.2: Kết quả phân tích thành phần nước thải tại trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO STT Thông số Đơn vị Đầu vào Đầu ra TCVN (5945-1995) M1 M2 M3 M1 M2 M3 1 pH - 7,73 7,64 8,02 6,98 7,27 7,15 5,5- 9 2 SS mg/l 200 499 150 140 115 70 100 3 COD mg/l 240 345 220 95 116 99 100 (Nguồn: Phân tích nước thải trung tâm thương mại căn hộ BITEXCO 6/2006, phòng thí nghiệm trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM) So sánh kết quả khảo sát, phân tích chất lượng nước với TCVN (5945 – 1995) cho thấy nước thải trạm xử lý nước thải tập trung COD đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra nguồn loại B theo 5945 – 1995 còn hàm lượng SS không đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên đây là kết quả thu được với lượng nước thải tiếp nhận khoảng hơn một trăm hộ trên hơn bốn trăm hộ. Với hiện trạng một bể lắng sau bể Aerotank khó có thể đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu khi công trình hoạt động đúng công suất. Như vậy, nước thải đầu ra khó đạt tiêu chuẩn đối với tất cả các chỉ tiêu nhất là vào ngày cuối tuần lưu lượng tăng đột ngột, các gian hàng ở lầu 1 đi vào hoạt động thì khả năng thải các chất hữu cơ lại càng cao hơn, nước thải đầu ra lại có mùi hôi. Với hiệu suất của hệ thống hiện hữu này thì khả năng xử lý đạt yêu cầu là rất khó, chúng ta cần xem xét lại hệ thống hiện hữu. 4.1.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỚI Cơ sở để đưa ra phương án xử lý Thành phần tính chất nước thải Yêu cầu mức độ xả thải Tính khả thi của công trình, khi xây dựng cũng như công trình đang hoạt động Diện tích mặt bằng Phương Aùn 1 Ta có thể kết hợp giữa biện pháp xử lý cơ học (song chắn rác, bể lắng), xử lý sinh học (xử lý hiếu khí bể Aerotank) để loại bỏ các chất có kích thước lớn phân huỷ các chất ô nhiểm hữu cơ và sau đó sử dụng phương pháp khử trùng nhằm loại bỏ hết vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nước thải. Nước Thải à Song Chắn Rác à Hố Gom à Bể Điều Hoà à Bể Lắng I à Bể Aerotank à Bể Lắng II à Bể Khử Trùng à Nguồn Tiếp Nhận Phương pháp xử lý bằng Aerotank có ưu điểm là hiệu suất xử lý đạt 85 – 95% là COD, vốn đầu tư ban đầu nhỏ. Phương pháp này hạn chế chính là khó vận hành do cần phải khống chế một lượng bùn cần thiết nhất định trong bể, bể Aerotank cần nhiều năng lượng hơn cho việc thoáng gió trong bể. Phương Aùn 2 Hầu hết dựa theo công nghệ phương án 1. Tuy nhiên có sự thay đổi bể Arotank bằng mương oxy hoá (có đặc tính giống bể Aerotank). Công trình xử lý sinh học là mương oxy hoá (MOT). Mương oxy hoá có cấu tạo tương đối phức tạp, mặt cắt nước của mương có cấu tạo là hình thang cân, hình chữ nhật, chiều dài mương chiếm dụng lớn. Với mương oxy hoá ta có thể làm tăng khả năng làm thoáng nhằm loại bỏ tốt chất ô nhiễm. 4.1.3 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ Lựa chọn công nghệ của trạm xử lý nước thải sinh hoạt phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường (loại B theo TCVN 5945 – 1995). Đảm bảo mức độ an toàn cao khi có sự thay đổi về lưu lượng và nồng độ. Đảm bảo tính đơn giản dễ vận hành, ổn định, vốn đầu tư, chi phí vận hành thấp. Phù hợp với điều kiện Việt Nam mang tính hiện đại và lâu dài Qua ưu nhược điểm của các phương án xử lý nước thải và thực tế tại trung tâm. Dựa vào vị trí, địa điểm diện tích thực tế của trung tâm cùng với kết quả các chỉ số đã phân tích và lưu lượng nước thải tại chung cư thải ra hàng ngày, em xét thấy phương pháp xử lý bằng bể Aerotank có những ưu điểm như: khả năng xử lý triệt để hơn đối với COD từ 70 – 90%, đồng thời sau xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và bể có cấu tạo đơn giản hình dạng là hình chữ nhật dễ dàng đạt trong tầng hầm hơn. Mương oxy hoá có hiệu quả xử lý BOD5, nitơ, photpho cao, quản lý đơn giản, thể tích lớn, ít bị ảnh hưởng bởi sự giao động lớn về chất lượng và lưu lượng của nước xử lý. Nên áp dụng để xử lý nước thải ở những nơi ngoài việc xử lý BOD còn cần phải xử lý Nitơ và photpho và có hiện tượng dao động lớn về lưu lượng và chất lượng giữa các giờ trong ngày. Mặt khác mương oxy hoá đòi hỏi diện tích lớn nên chỉ thích hợp ở những nơi đất rộng. Với diện tích mặt bằng tầng hầm của toà nhà em chọn phương án 1 (bể Aerotank) cho tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải của BITEXCO. 4.2 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI CĂN HỘ BITEXCO Bùn tuần hoàn Bùn dư Song chắn rác Hố thu Bể điều hoà Bể lắng I Bể Aerotank Bể khử trùng Bể lắng II Đem xử lý Máy thổi khí Bể chứa bùn Đem xử lý Nước vào Hoá chất Nguồn tiếp nhận Ghi chú: Đường nước Đường hoá chất Đường bùn Đường rác Đường khí Thuyết minh qui trình công nghệ Nước thải từ các căn hộ của toà nhà chưa xử lý được thu gom từ hệ thống ống vệ sinh và đi vào trạm xử lý nước thải. Đầu tiên nước thải cho qua song chắn rác được thiết kế với khe hở 16mm, vận tốc qua song chắn bằng 0,8m/s. Tại đây sẽ loại bỏ rác và các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải như vỏ trái cây, bao bì… sẽ được giữ lại và thu gom thủ công. Sau đó công ty môi trường đô thị sẽ thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Nước sau khi chảy qua song chắn rác thì được gom vào hố thu. Sau đó dòng nước thải đi tiếp vào bể điều hoà để điều hoà lưu lượng và nồng độ, giảm chất ô nhiễm hữu cơ, nhằm ổn định dòng chảy giúp cho hoạt động của các công trình phía sau hiệu quả hơn. Bể điều hoà được thiết kế với hệ thống phân phối khí, giúp cho việc xáo trộn nước thải được tốt hơn nhằm tăng cường sự hoà trộn của oxy trong nước thải. Hơn nữa, với việc cấp khí này sẽ giảm được phần nào hàm lượng (BOD5, COD, tổng Nitơ, tổng Phospho…) trong nước thải. Bể điều hoà được thiết kế với thời gian lưu nước là 6h, nước thải từ bể điều hoà được hai bơm hoạt động luân phiên nhau bơm lên bể lắng I. Bể lắng I được thiết kế là bể lắng đứng, có ngăn lắng hình trụ có dạng hình tròn trên bề mặt và đáy có dạng hình nón hay chóp cụt. Nước được phân phối từ ống trung tâm vào vùng lắng, sau khi ra khỏi ống trung tâm nước thải va vào tấm chắn và đổi hướng từ đứng sang ngang rồi dâng lên theo thân bể. Nước đã lắng tràn vào máng thu đặt xung quanh chu vi bể. Cặn lắng được tập chung ở đáy và được bơm ra bể chứa bùn, những chất lơ lửng có tỷ trọng nhỏ hơn sẽ nổi lên mặt nước và được thu lại bằng máng thu đặt xung quanh bể. Bể lắng I được thiết kế với thời gian lưu nước là 90 phút. Dòng nước sau khi qua bể lắng I tiếp tục chảy vào bể Aerotank, còn bùn sinh ra ở bể lắng I được đưa đến bể chứa bùn và sau đó dùng xe tải hút bùn đem đi xử lý đúng nơi qui định. Bể Aerotank có chức năng loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học nhờ vi sinh vật hiếu khí. Tại đây dưới áp lực của hệ thống phân phối khí (được thiết kế dạng đĩa), khí được cấp vào bể liên tục để khuấy trộn nước thải với bùn hoạt tính, cung cấp khí oxy để vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ. Trong điều kiện đó, vi sinh vật tăng trưởng sinh khối và kết thành các bông bùn. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nuớc thải sẽ chảy sang bể lắng II và bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể. Lượng bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng II về bể Aerotank để giữ cho mật độ vi sinh cao, nhằm tạo điều kiện phân huỷ nhanh chất hữu cơ. Bể Aerotank được thiết kế với thời gian lưu nước là 4h. Bể lắng II có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính đã xử lý trong bể Aerotank. Bùn sau khi lắng một phần được bơm trở lại bể Aerotank nhằm đảm bảo lượng bùn trong bể, phần bùn còn lại được đưa sang bể chứa bùn và sau đó được đem đi xử lý đúng nơi qui định. Bể lắng II được thiết kế hình tròn, nước thải được phân phối ở trung tâm bể và được thu ở máng thu đặt xung quanh chu vi bể lắng, thời gian lưu nước trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO_AN_HOAN_CHINH.doc
  • dwgBE AEROTANK (4) ht.dwg
  • dwgBE DIEU HOA (5) HT.dwg
  • dwgBE_KHU_TRUNG (9).dwg
  • dwgBE_LANG_ II (8) HT.dwg
  • dwgCHUA BUN SUA.dwg
  • dwgHO THU (4) HT.dwg
  • dwgLANG I (10) HT.dwg
  • dwgSO DO KHOI DA SUA.dwg
  • dwgSO DO MAT BANG (2) HT.dwg
  • dwgSO_DO_CONG_NGHE 11111.dwg
  • dwgSONG CHAN RAC (8) HT.dwg
Tài liệu liên quan