Đồ án Tổn thất nông sản sau thu hoạch

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 1

PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2

1.1. Một số khái niệm chính 2

1.1.1. Giai đoạn trước thu hoạch 2

1.1.2. Giai đoạn cận thu hoạch 2

1.1.3. Giai đoạn sau thu hoạch 2

1.2. Tổn thất sau thu hoạch 2

1.2.1. Định nghĩa tổn thất 2

1.2.2. Các dạng tổn thất sau thu hoạch 3

1.2.2.1. Tổn thất số lượng 3

1.2.2.2. Tổn thất về chất lượng nông sản 3

1.2.2.3. Tổn thất về kinh tế 4

1.2.2.4. Tổn thất xã hội 4

1.3. Nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch 4

1.3.1. Các quá trình sinh lý 4

1.3.1.1. Sự hô hấp của nông sản 4

1.3.1.2. Sự chín sau thu hoạch 6

1.3.1.3. Sự nảy mầm 7

1.3.1.4. Sự mất nước 8

1.3.1.5. Hiện tượng đông kết khi bảo quản lạnh: 8

1.3.2. Nguyên nhân bên ngoài 9

1.3.2.1. Độ ẩm tương đối của không khí 9

1.3.2.2. Nhiệt độ không khí 10

1.3.2.3. Sự thông thoáng 11

1.3.2.4. Sinh vật hại 11

1.3.2.5. Tác động của con người 16

1.4. Ảnh hưởng của tổn thất nông sản sau thu hoạch đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội của quốc gia 17

1.4.1. Ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân 17

1.4.2. Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 18

1.4.3. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội 18

 

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

2.1. Tình hình tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam và trên Thế giới 19

2.1.1. Tình hình tổn thất nông sản sau thu hoạch ở trên Thế giới 19

2.1.2. Tình hình tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam 21

2.2. Biện pháp khắc phục tổn thất sau thu hoạch 25

2.2.1. Sơ chế, nâng cao chất lượng nông sản 25

2.2.1.1. Phân loại trước khi tuốt tẽ 25

2.2.1.2. Làm khô 25

2.2.1.3. Làm sạch và phân loại chất lượng 26

2.2.2. Khắc phục tác hại của sinh vật hại 26

2.2.2.1. Phòng sự nhiễm độc bới nấm 26

2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ côn trùng 27

2.2.2.3. Biện pháp phòng trừ chuột 28

2.2.3. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại 29

2.2.3.1. Một số thiết bị làm khô 29

2.2.3.2. P hương tiện bảo quản cải tiến CCT – 02 31

2.2.3.3. Thiết bị gặt đập liên hợp 32

2.2.4. Gắn bảo quản, chế biến nông sản với sản xuất nông nghiệp 33

2.2.4.1. Các biện pháp kỹ thuật trong bảo quản 33

2.2.4.2. Chế biến để bảo quản 37

2.2.5. Tăng cường sự quan tâm của Nhà nước 38

2.2.6. Đào tạo chuyên môn về giai đoạn sau thu hoạch cho người sản xuất và người quản lý 39

2.2.7. Một số biện pháp kỹ thuật bảo quản rau quả tươi 39

2.2.7.1. Biện pháp kỹ thuật bảo quản rau quả tươi 39

2.2.7.2. Bảo quản và chế biến rau, trái cây, củ 40

2.3. Đánh giá sự thất thoát sau thu hoạch trên lúa, nguyên nhân, và biện pháp khắc phục ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2006 42

2.3.1. Đánh giá sự thất thoát sau thu hoạch và nguyên nhân 42

2.3.1.1. Thất thoát do cắt và gom lúa 42

2.3.1.2. Thất thoát do khâu suốt ra hạt 42

2.3.1.3. Thất thoát do khâu phơi lúa 42

2.3.1.4. Thất thoát do khâu tồn trữ (thường sử dụng bồ hay bao để tồn trữ) 42

2.3.1.5. Thất thoát do khâu vận chuyển 42

2.3.1.6. Thất thoát do khâu xay chà 42

2.3.2. Các giải pháp khắc phục 42

2.3.2.1. Phương pháp chi phí thấp 42

2.3.2.2. Phương pháp chi phí cao 43

PHẦN III. KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc48 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tổn thất nông sản sau thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
usculus L) Hình 1.4. Chuột đàn - Tác hại của chuột Hàng năm trên toàn thế giới có tới khoảng 33 triệu tấn lương thực bị chuột phá hại, với số lượng lương thực có thể nuôi đủ 100 triệu người trong một năm. 1.3.2.5. Tác động của con người - Con người là nhân tố trung tâm đóng vai trò quyết định cho mọi hoạt động của sản xuất nông nghiệp, đến chất lượng bảo quản cũng như tổn thất sau thu hoạch nông sản. Sẽ không có những tổn thất lớn sau thu hoạch nếu con người có đủ trình độ, khả năng, công nghệ tốt. - Thông qua các yếu tố công nghệ, các phương tiện bảo quản, con người có thể quản lý được các yếu tố dẫn đến tổn thất sau thu hoạch.Có thể nêu một vài nguyên nhân như sau: + Trình độ tay nghề kém, thiếu công nghệ, kỹ thuật trong thu hoạch và sơ chế sản phẩm. + Các thiết bị vận chuyển và bảo quản nông sản chưa đảm bảo chất lượng. + Trong quá trình canh tác của người nông dân đã tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát lớn khi thu hoạch như việc: chọn giống, chăm sóc, bón phân… + Sự thiếu hiểu biết, kém ý thức trách nhiệm sẽ dẫn đến những tổn thất về số và chất lượng nông sản thực phẩm không lường. 1.4. Ảnh hưởng của tổn thất nông sản sau thu hoạch đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế xã hội của quốc gia [4], [14], [15] 1.4.1. Ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân Sự tổn thất về số lượng hay chất lượng nông sản sau thu hoạch đều ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của mỗi hộ nông dân. Tổn thất sau thu hoạch xảy ra ở nhiều khâu, trong đó có khâu gắn với hoạy động của nông dân. Những tổn thất trong các khâu: thu hoạch, sơ chế (làm sạch, phơi sấy), phân loại, vận chuyển nội bộ, bảo quản tại hộ gia đình,… sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế hộ nông dân. Tổn thất ở các khâu khác trong giai đoạn sau thu hoạch như: bảo quản tại kho tập trung, vận chuyển ngoài vùng, chế biến thì liên quan đến nhà sản xuất hay doanh nghiệp. Theo đánh giá của Hội VAC (Vườn - Ao - Chuồng) - Tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên tổn thất về số lượng rau quả trong thu hái, vận chuyển và bảo quản là 10÷15%, nhưng tổn thất về giá trị kinh tế do tổn thất về chất lượng còn cao hơn, nhiều nơi lên đến 20÷30 %. Việc nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản, giảm tổn thất sau thu hoạch còn có tác động lớn đến kinh tế hộ nông dân thông qua những kiến thức đầy đủ về các khâu sau thu hoạch trong đó có vấn đề về quản lý chất lượng và tiếp thị hàng hóa (Maketing), người nông dân sử dụng có hiệu quả hơn nông sản mình sản xuất ra, giảm giá thành nông sản để tăng sức cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho mình. 1.4.2. Ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm luôn đòi hỏi loại nguyên liệu là các nông sản có chất lượng tốt, ổn định và hạ giá thành. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm cần hoạt động quanh năm chính vì vậy việc phát triển công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch có liên quan chặt chẽ tới sự hình thành và phát triển các xưởng sơ chế và xưởng chế biến quy mô nhỏ của nông dân. 1.4.3. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội a. Ảnh hưởng đến kinh tế Tổn thất sau thu hoạch ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Theo kết quả của Tổng Cục thống kê và Viện Công nghệ sau thu hoạch năm 1994 tổn thất lúa gạo của Việt Nam là 13÷16%, sau 7÷8 năm cải tiến công nghệ sau thu hoạch chỉ còn 10÷14% đã giảm 2,5%. Với kết quả này đã tiết kiệm được 900.000 tấn thóc. Hiện nay chúng ta vẫn phải mất đi khoảng 3.000 tỷ đồng, tổn thất sau thu hoạch qua các công đoạn. Nếu xét về giá trị kinh tế thì đó là một mất mát quá lớn. Thất thoát sau thu hoạch làm cho nông sản đạt chất lượng không tốt, ảnh hưởng đến uy tín Việt Nam trong thị trường trong nước và thế giới. Các doanh nghiệp không có thị trường ổn định, chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, như đầu tư cho vùng nguyên liệu, chiến lược phát triển thị trường trong và ngoài nước. Tình trạng trên làm cho sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam đang rất thấp. b. Ảnh hưởng xã hội Tổn thất về số lượng ở các khâu thu hoạch làm mất mát một khối lượng lớn nông sản, làm giảm thu nhập của người nông dân. Khi ta bảo quản nông sản không tốt trong thời gian dài sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng, giảm vitamin và khoáng chất nên không đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, làm giảm chất lượng đời sống nhân dân. PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình tổn thất nông sản sau thu hoạch ở Việt Nam và trên Thế giới [1], [3], [11] 2.1.1. Tình hình tổn thất nông sản sau thu hoạch ở trên Thế giới Trong thập kỷ 70÷80, cuộc “Cách mạng xanh” đã nâng cao năng suất một số cây trồng chính lên gấp đôi. Ngày nay với cuộc “Cách mang xanh Double” (Double Green Revolution), với mong muốn năng suất cao, kết hợp được với quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên. Mặt khác người ta thấy rằng: để nâng cao được 10% năng suất cây trồng, cần đầu tư rất lớn về của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên. Nhưng để tổn thất 10%, thậm chí 20% trong giai đoạn sau thu hoạch lại rất dễ dàng, ít được chú ý đến. Bảng 2.1. Tổn thất trong bảo quản ở một số nước năm 1970 (Theo số liệu của Chrisman Sititonga, Indonexia. Tạp chí Change in Post Haverst Handling of Grain 1994) Nước Loại nông sản Tỷ lệ tổn thất (%) Thời gian bảo quản (tháng) Nigeria Lúa nước 34 24 Ấn Độ Ngũ cốc 20 12 Malaxia Gạo 17 9 Indonexia Lúa 12÷21 12 Thái Lan Gạo 10 9 Pakistan Lúa 8,8 6 Bảng 2.2. Tổn thất trong bảo quản lương thực những năm 90 Nước Loại nông sản Tỷ lệ tổn thất (%) Nguồn tài liệu Nigeria Ngũ cốc 2,1÷6,7 A.Radnadan 1992 Trung Quốc Ngũ cốc 3,6 Ren Jong 1992 Indonexia Lúa, Ngô 5,0 J.S. Davis 1994 Thái Lan Lúa, Ngô 5,0 J.S. Davis 1994 Pakistan Lúa, Ngô 3,5÷5,2 V.K. Baloch 1994 Việt Nam Lúa 3,2÷3,7 Lê Doãn Diên 1994 Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm trung bình thiệt hại của Thế giới về Lương thực chiếm 15÷20% tính ra tới 130 tỷ USD đủ nuôi được 200 triệu người trong một năm. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết hàng năm thiệt hại tới 300 triệu USD. Còn ở các nước khác như Đức hàng năm thiệt hại tới 80 triệu Mac, ở Nhật là 30 triệu Yên, thời kỳ Nga hoàng thiệt hại tới 25 triệu USD hàng năm. Theo tài liệu điều tra của FAO (tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) hàng năm trên thế giới có tới 6÷10% số lượng lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất riêng các nước có trình độ bảo quản thấp và khí hậu nhiệt đới sự thiệt hại lên tới 20%. Tổn thất sau thu hoạch ở các nước, các vùng sai khác nhau rất nhiều. Những nước có nền kinh tế chậm phát triển, thường có mức độ tổn thất cao hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế phát triển hơn. Ấn Độ là quốc gia đã quan tâm cải thiện tình hình giai đoạn sau thu hoạch, đầu tư nghiên cứu và trang bị phương tiện cho quá trình bảo quản và sơ chế. Nhưng mức độ tổn thất còn khá cao. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Lương thực - thực phẩm Mysore, Ấn Độ, tổn thất sau thu hoạch của nước này là 230 tỷ Rupi, tương đương 5,75 tỷ USD. Bảng 2.3. Tổn thất sau thu hoạch một số loại rau quả ở Ấn Độ (Số liệu A. Ramesh, Viện CFTRI, 2001) Loại quả Tổn thất (%) Chuối 12÷14 Xoài 17÷37 Cam 10÷31 Táo 10÷25 Nho 23÷30 Hành 15÷30 Khoai tây 15÷20 Cà chua 10÷20 Bắp cải 10÷15 Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển vượt bậc trong 20 năm qua. Để giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất lúa, gạo, mỳ ngô, trong những năm 80, Trung Quốc đã xây dựng hàng trăm nghìn máy sấy dạng vỉ ngang, nâng tỷ lệ sấy bằng máy từ 5% (1980) lên 40% (1990), xây dựng hơn 60.000 kho bảo quản lương thực với tích lượng 1,6 tỷ tấn, trong đó 78 % là các xilo hiện đại bằng thép hoặc bêtông cốt thép với hệ thống điều khiển nhiệt - ẩm hiện đại. Với điều kiện như vậy tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất hạt ngũ cốc của Trung Quốc đã giảm từ 12÷15% (1970) còn 5÷10% (1995). Sự giảm tổn thất sau thu hoạch đã tiết kiệm 20 tấn hạt, đủ nuôi 30÷40 triệu người. Trung Quốc đã đặt kế hoạch đến năm 2005, với sản lượng 500 triệu tấn hạt ngũ cốc, tổn thất sau thu hoạch chỉ còn dưới 5%, đến năm 2010 tổn thất còn dưới 3%. Trái với tình hình của các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế phát triển cao như: Nhật, Mỹ, Pháp, Đức,….tổn thất sau thu hoạch là rất thấp, tổn thất về số lượng từ 2÷5%, tổn thất về chất lượng không đáng kể. 2.1.2. Tình hình tổn thất sau thu hoạch ở Việt Nam Ở Việt Nam sản xuất nông nghiệp thực phẩm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngoài việc đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của hơn 80 triệu người, nông sản còn là nguồn xuất khẩu chủ yếu chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu. Ở nước ta sự thiệt hại trong quá trình bảo quản, cất giữ cũng là một số đáng kể. Tính trung bình đối với các loại hạt tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với các loại củ là 10÷20%, rau quả 10÷30%. Hàng năm trung bình thiệt hại 15% tính ra hàng vạn tấn lương thực bỏ đi, đủ nuôi sống hàng triệu người. Năm 1995 sản lượng lúa ước chừng 22 triệu 858 tấn thì số hao hụt tới 10% cũng chiếm tới 2,3 triệu tấn tương đương với 350÷360 triệu USD.Với các cây có củ mức hao hụt là 20 % sản lượng, với sản lượng 2,005 triệu tấn khoai, 722.000 tấn khoai tây và 3,112 triệu tấn sắn, hàng năm chúng ta mất đi khoảng 1,15 triệu tấn tương đương với 80 triệu USD. Đối với ngô, số hao hụt hàng năm có thể lên đến 100.000 tấn tương đương với 13÷14 triệu USD. Đó là chưa tính đến những hao hụt mất mát của các loại rau quả, đậu đỗ, cũng như các loại nông sản khác. Theo Cục chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối - tổn thất sau thu hoạch đối với lúa gạo ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất ở châu Á, dao động trong khoảng 9÷17%, thậm chí 20÷30% tùy từng khu vực và mùa vụ. Với tỷ lệ tổn thất này chúng ta mất đi khoảng 3000 tỷ đồng mỗi năm. Còn với rau quả tổn thất khoảng 25% đối với các loại quả và hơn 30% đối với các loại rau vì sản phẩm không được bảo quản, sơ chế, tiêu thụ kịp thời. Trong khi đó tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch ở các nước châu Á như Ấn Độ 3÷3,5 %, Bangladesh 7%, Pakistan 2÷10%, Indonexia 6÷17%, Nepan 4÷22%. Thất thoát về các loại hàng nông sản dạng hạt nói chung của ta bình quân khoảng 18%, dạng quả và củ trên 22%. Mặt khác, đối với các sản phẩm hạt và quả Việt Nam do khâu bảo quản không tốt nên tỷ lệ các độc tố tồn đọng trong nông sản cao như aflatoxin trong đậu phộng, ngô, điều, ochratoxin trong cà phê, cacao, palutin trong táo, lê, đào,…lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trong các loại rau xanh lên tới 3÷4% ảnh hưởng không ít đến sức khỏe con người. Theo số liệu điều tra của viện công nghệ sau thu hoạch, năm 2003 tổn thất sau thu hoạch trung bình về số lượng trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 12,7%, ở các khu vực còn lại là 11,6% so với sản lượng. Trên thực tế, tổn thất này dao động rất lớn tùy theo từng khu vực và mùa vụ. Cùng với tổn thất về số lượng, những hạn chế về công nghệ sau thu hoạch cũng làm giảm đáng kể chất lượng và tỷ lệ thu hồi. Lúa sau khi thu hoạch, không được làm khô kịp thời thường bị hấp hơi, mọc mầm làm cho hạt biến màu, tỷ lệ tấm cao. Ngược lại, khi làm khô không đúng kỹ thuật, làm khô quá nhanh, ở nhiệt độ quá cao hạt lúa thường bị rạn nứt nên tỷ lệ tấm khi xay xát cũng rất cao… Đối với sản xuất ngô, tổn thất sau thu hoạch cũng rất lớn. Riêng tổn thất về số lượng đã dao động trong khoảng 18÷19%, thậm chí 23÷28% tùy theo vùng và mùa vụ thu hoạch. Ngô thường tổn thất về chất lượng do ngô có hàm lượng protein cao, vỏ mỏng nên dễ bị mốc, nhiễm mọt, nhiễm chất độc aflatoxin… Trong sản xuất lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long mỗi năm 1% sản lượng bị tổn thất sau thu hoạch tương đương với 7 triệu USD. Bảng 2.4.Bảng tổn thất sau thu hoạch ở các khâu sản xuất ở Đồng bằng Sông Cửu Long (năm 2003) Các khâu sản xuất Lúa (%) Ngô (%) Thu hoạch 1,3 – 2,9 // Tách hạt 1,4 – 2,3 3 – 4 Phơi 1,6 – 1,9 5 Bảo quản 2,6 – 2,9 10 Xây xát, chế biến 2,2 – 3,3 2,2 – 3,3 Mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch đối với lúa 9÷10%, đối với ngô 10÷11% (bằng tỷ lệ tổn thất của các nước tiên tiến khu vực Đông Nam Á) Bảng 2.5. Tổn thất trung bình sau thu hoạch của lúa ở Việt Nam (Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Viện Công nghệ sau thu hoạch, Lê Doãn Diên, 1994) Các khâu sản xuất Tổn thất (%) Thu hoạch 1,3÷1,7 Đập, tuốt 1,4÷1,8 Sấy khô, làm sạch 1,9÷2,1 Vận chuyển 1,2÷1,5 Bảo quản 3,2÷3,9 ( Dao động lớn giữa các khu vực) Xay xát 4,5÷5,0 Tổng cộng 13,0÷16,0 Bảng 2.6. Tổn thất sau 6 tháng bảo quản thóc với các phương tiện khác nhau (Theo kết quả điều tra 2001 – 2002 tại Hà Nội) Sinh vật hại Phương tiện bảo quản Tổn thất trung bình Bao gai (8,78 %) Quây cót (1,13%) Thùng phi (34,39%) Thùng tôn (47,6%) Chum vại (8,1%) Sâu mọt 4,0 - 3,2 2,7 1,2 2,8 Bảng 2.7. Tổn thất thóc sau 6 tháng bảo quản thóc với các phương tiện khác nhau (Số liệu điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch tại ngoại thành Hà Nôi 1994 – 1995) Tỷ lệ các PT Sinh vật hại Bao gai (42,0%) Quây cót (23%) Thùng gỗ (15,0%) Thùng sắt (11,5%) Chum vại (8,5%) Tổn thất trung bình (%) Chuột phá 12,2 12,5 0 0 0 9,02 Sâu mọt 11,6 11,8 5,2 2,6 2,5 6,43 Cộng 15,45 Tổn thất sau thu hoạch trung bình ở các tỉnh phía Bắc đối với rau quả là 20÷25%, sắn 21%, khoai lang 18% Bảng 2.8. Trung bình tổn thất sau thu hoạch theo mùa vụ ở An Giang Mùa vụ Cắt + Gom Suốt Phơi Vận chuyển Tồn trữ Xay chà ∑ Thất thoát ĐX HT TĐ 2,26 3,32 3,24 1,71 2,37 2,67 1,36 2,94 1,31 0,37 0,26 0,57 1,64 1,65 1,44 2,29 1,89 2,10 9,62 12,42 11,31 Trung bình 2,94 2,25 1,87 0,40 1,57 2,09 11,12 Sự thiệt hại trong quá trình bảo quản cũng là một con số đáng kể, tính trung bình đối với các loại hạt, tổn thất sau thu hoạch là 10%, đối với cây có củ là 10÷20%, riêng rau quả tổn thất trung bình hàng năm từ 10÷30%, vì vậy công nghệ bảo quản một số loại rau quả nói chung hay các loại rau cao cấp nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nó giúp giảm được hiện tượng mất mùa trong nhà, giảm được hao thất về số lượng cũng như về chất lượng, đồng thời đóng góp tích cực trong việc duy trì và nâng cao chất lượng nông sản. 2.2. Biện pháp khắc phục tổn thất sau thu hoạch [1], [2], [3], [5], [6], [7], [8], [9], [15] 2.2.1. Sơ chế, nâng cao chất lượng nông sản 2.2.1.1. Phân loại trước khi tuốt tẽ a. Mục đích: Nhằm hạn chế sâu hại lây nhiễm từ đồng về nhà. b. Phân loại theo: + Theo giống lai và giống địa phương + Theo mức độ chín (chín non hay chín già). + Theo nông sản (ngô, lúa) đã bị côn trùng xâm nhiễm và phá hại từ ngoài đồng về (chuột cắn, mốc, mọt,…) Tùy theo mức độ hư hỏng và nhiễm côn trùng để quyết định sử dụng hay loại bỏ để tránh lây nhiễm sang các phần nông sản còn tốt. 2.2.1.2. Làm khô a. Mục đích + Đưa thủy phần hạt đến độ ẩm an toàn (<13%) để hạn chế các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra trong nông sản. + Diệt và xua đuổi sâu mọt ra khỏi hạt nông sản, ức chế sâu mọt phát sinh và phát triển trong thời gian bảo quản. Đây là khâu quan trọng vì nó quyết định chất lượng bảo quản nông sản. b. Phương pháp làm khô Phơi nắng: đơn giản, kinh tế, dễ áp dụng rộng rãi nhưng phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Khi phơi cần chú ý: + Không nên phơi quá dày (khoảng 10cm), khoảng 1 giờ đảo xới một lần để tăng nhiệt độ đều ở các vị trí. + Cào thành từng luống để nhiệt bức xạ tiếp xúc được đều. + Sân phơi phải nhẵn, xung quanh không có rơm rạ hoặc các vật dụng khác vì khi phơi nắng sâu mọt có thể bò ra bốn phía và ẩn trong các kẽ. Sấy: Dùng tác nhân nhiệt nhân tạo để làm khô nông sản và diệt sâu hại. Khi sấy phải chú ý: + Nhiệt phải phân bố đều. + Nhiệt độ không cao quá, làm ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. + Nâng nhiệt từ từ, đảm bảo sự lưu thông và thoát ẩm đều đặn. + Nhiệt độ thích hợp để sấy thóc là 45÷500C, sấy ngô là 800C. 2.2.1.3. Làm sạch và phân loại chất lượng a. Mục đích: Làm sạch nhằm nâng cao chất lượng nông sản. Phân loại để tạo ra các hạt nông sản có chất lượng tương đối đồng đều về: + Độ chín khi thu hoạch. + Độ ẩm (thủy phần hạt). + Độ đồng đều về kích cỡ hạt. + Loại nhiễm và không nhiễm sâu mọt. + Tỷ lệ tạp chất, các hạt gãy vỡ. + Phân riêng từng phần nông sản tốt, xấu. Để quá trình làm khô đạt kết quả tốt nhất, ngăn chặn được sâu mọt nhiễm từ đồng về nhà. 2.2.2. Khắc phục tác hại của sinh vật hại 2.2.2.1. Phòng sự nhiễm độc bới nấm a. Phòng ngừa sự lây nhiễm của A.flavus - Làm khô hạt đến thủy phần an toàn: + Hạt có dầu < 8%. + Thóc < 13%. + Ngô < 12%. + Sắn < 12%. - Nông sản trong kho cần phải được thông gió, cào đảo, để tăng nhanh quá trình thoát nhiệt, thoát ẩm, ngăn ngừa tình trạng hạt hút ẩm khiến thủy phần hạt vượt quá ngưỡng an toàn. b. Phòng sự nhiễm độc bởi A.flavus - Thu hoạch nông sản vào những ngày nắng ráo. - Phân loại nông sản sau thu hoạch, chỉ bảo quản dài hạn nông sản không bị mốc, dập, vỡ, nát,… - Chế biến, sử dụng nông sản đã tổn thương càng sớm càng tốt, tránh để lâu. - Trong trường hợp nông sản bị nhiễm A.flavus (có màu vàng lục) thì phải bỏ ngay không dùng làm thức ăn gia súc. - Nhanh chóng sấy khô nông sản đến độ ẩm an toàn. - Bảo quản nông sản trong phương tiện sạch sẽ, đặt nơi cao ráo, thoáng mát, … 2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ côn trùng a. Phòng côn trùng lây nhiễm và phát sinh - Phòng tránh côn trùng lây nhiễm từ đồng về nhà: + Thu hoạch và phân loại riêng, tùy theo mức độ mà sử dụng ngay hoặc hủy để ngăn chặn côn trùng lây lan một cách triệt để. + Làm khô nông sản đến thủy phần an toàn <13% trong thời gian hợp lý nhằm xua đuổi và diệt côn trùng triệt để trước khi đưa nông sản đi bảo quản. + Làm sạch và phân loại làm cho nông sản có chất lượng cao, đồng đều tránh hiện tượng tăng ẩm cục bộ hạn chế côn trùng phát sinh và phát triển. - Phòng côn trùng lây nhiễm từ nông sản bảo quản vụ trước sang nông sản bảo quản vụ sau: + Vệ sinh phương tiện bảo quản và các loại bao bì. + Cách ly nông sản đã bị sâu hại xâm hại. + Loại bỏ nông sản đã bị sâu hại nghiêm trọng để sâu hại không thể lây nhiễm sang nông sản mới. + Cách ly nông sản bảo quản với các sản phẩm đã chế biến. + Phòng ngừa côn trùng phát sinh trong quá trình bảo quản: Ø Duy trì thủy phần nông sản <13% Ø Sử dụng các chế phẩm thảo mộc (ví dụ: lá cây xoan, lá cây bạch đàn, lá cây sử quân tử, lá cây trúc đào, lá cây thuốc lá…) là chất hoạt động bề mặt với nông sản ở lớp bề mặt và lớp đáy khoảng 30cm. Ø Không để hiện tượng ngưng tụ hơi nước cục bộ làm gia tăng thủy phần nông sản để ức chế côn trùng và nấm mốc phát sinh và phát triển. b. Biện pháp diệt trừ côn trùng - Diệt trừ bằng biện pháp cơ học: + Dùng sàng để tách sâu hại. + Phơi sấy để xua đuổi và diệt sâu hại bằng nhiệt. Diệt trừ bằng thảo mộc và các chất hoạt động bề mặt, khi có sâu hại trong nông sản dùng các chất hoạt động bề mặt hoặc chế phẩm thảo mộc trộn trong lớp 30cm với nồng độ từ 0,5÷1% có thể xua đuổi và diệt côn trùng trong thời gian 2÷3 tháng thường xuyên cào đảo. + Chế phẩm thảo mộc: Diệt và xua đuổi côn trùng nhờ những hợp chất có nhiều trong các loại thảo mộc: amiloacid, alcaloid, retanoid,… côn trùng ăn, tiếp xúc và kích thích thần kinh, côn trùng ngán ăn chậm di chuyển và chết. + Chất hoạt động bề mặt: Côn trùng tiếp xúc với các chất này làm mất nước ở các mô biểu bì, mô mỡ của côn trùng và bít các lỗ chân lông, hạn chế quá trình hô hấp, mất nước dẫn đến chết. - Diệt trừ bằng các loại thuốc hóa học: + Dùng Attinic, Sumition nồng độ 2% phun dạng sương đều lên bề mặt nông sản với liều lượng 10 lít cho 100m2. Sau khi phun cào đảo một ngày một lần trong vòng một tuần. (Phun kỹ cả tường trần kho và xung quanh bên ngoài kho). + Xông hơi bằng phosphine (PH3). Nồng độ 3g/tấn đối với ngô, sắn khô, đậu lạc, 9 g/tấn đối với thóc. Khi xông hơi phải làm kín hoàn toàn không để PH3 lọt ra ngoài gây nguy hiểm cho người, gia súc và môi trường. 2.2.2.3. Biện pháp phòng trừ chuột a. Biện pháp phòng - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh sạch sẽ xung quanh kho tàng, cống rãnh, để hạn chế nguồn thức ăn của nó. - Khi thiết kế nhà kho phải chú ý đến công tác phòng trừ ngay từ đầu, các cửa sổ, lỗ thông hơi, ống máng phải có lưới chắn để đề phòng chuột làm tổ, phải tích cực tìm, phá hang ổ. - Thường xuyên kiểm tra , theo dõi, phát hiện kịp thời để có biện pháp xử lý. b. Biện pháp diệt chuột - Dùng bẫy: bẫy lồng, bẫy kẹp to, nhỏ, bẫy kiềng, bẫy cung tre. - Sử dụng hóa chất: + Phosphua kẽm (Zn2P3) còn gọi là Foreba 1%, 5%, 20%. Khi chuột ăn phải Zn2P3 dưới tác dụng của HCl trong dịch vị dạ dày sẽ xảy ra phản ứng sau: Zn2P3 + 6HCl = 3ZnCl2 + PH3 PH3 có tác dụng diệt chuột. Dùng Zn3P2 trộn với mồi làm bã độc. Có nhiều cách trộn: Cách 1: Cách 2: * Dùng gạo: 2kg * Củ khoai, sắn: 2kg * Đậu, dầu dừa: 4 thìa canh * Đậu lạc, dầu dừa: 4 thìa canh * Phosphua kẽm :100g. * Phosphua kẽm :100g Thường trộn với tỷ lệ : 1 thuốc : 20 mồi. + BaCO3 BaCO3 + HCl = BaCl2 + H2CO3 BaCl2 là chất độc diệt chuột, loại này trộn với mồi làm bã chuột theo tỷ lệ 20÷25% BaCO3 trong mồi sử dụng Zn3P2. + Naptylthioure: (C11H10N2S) ANTU Loại này có tác dụng mạnh với chuột cống. Liều chí tử đối với chuột cống là 6÷8mg/kg chuột. Loại này ít độc đối với người. Vì những thuốc trên là thuốc độc nên khi đánh bã chuột phải chú ý phòng độc hết sức cẩn thận. Trong thời gian đặt bã chuột phải đậy kín thức ăn, xác chuột chết phải chôn sâu không vứt bừa bãi. 2.2.3. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại Theo Cục Chế biến Nông – lâm sản và Nghề muối, để giảm tổn thất sau thu hoạch cần đưa tỷ lệ cơ giới hóa vào thu hoạch và sản xuất, nâng cấp hệ thống và kho tàng, bảo quản lúa, ngô, cà phê…để giảm tổn thất do nấm, mốc. Ứng dụng thiết bị và công nghệ hiện đại trong sơ chế, bảo quản, phân loại, xử lý, bao gói rau – quả tươi. 2.2.3.1. Một số thiết bị làm khô a. Lều sấy đối lưu BS- 4-6 - Thông số kỹ thuật: + Diện tích phơi 150÷200 m2 + Khối lượng phơi 4÷6 tấn/mẻ + Nhiệt độ trong lều: Mùa hè: 50÷600C; mùa đông: 35÷450C. + Tốc độ giảm ẩm: 1,5÷1,8%/giờ. - Đặc điểm và công dụng: Đây là lều sấy nông sản sử dụng năng lượng mặt trời, hoạt động theo nguyên lý đối lưu tự nhiên. Lều sấy có hiệu ứng nhà kính nên nhiệt độ không khí trong lều lớn hơn ngoài trời vì vậy khả năng thoát ẩm từ vật liệu sấy nhanh. - Ưu điểm: + Khi gặp mưa không cần thu dọn sản phẩm + Giảm tổn thất sản lượng và giá lắp đặt rẻ + Tiết kiệm diện tích sân phơi - Cấu tạo của lều sấy: Gồm có khung lều, mái được che phủ ở trên bằng tấm nilong trong (màng PE). Sàn sấy bằng gạch hoặc tráng xi măng, xung quanh có rãnh thoát nước, có hai cửa ở hai phía đầu hồi để thông gió, thoát ẩm dễ dàng. Hình 2.1. Lều sấy BS -4-6 - Cách sử dụng: Hạt nông sản được trải đều trên nền với bề dày 5÷10cm. Sau khoảng 1giờ phơi thì tiến hành cào đảo để việc thoát ẩm được đồng đều. Trường hợp gặp mưa chỉ cần dùng nilong hoặc cót ép che hai cửa ở hai phía đầu hồi. b. Thiết bị sấy nông sản SH1- 200 -Thông số kỹ thuật: + Năng suất sấy: 200kg thóc/mẻ + Độ giảm ẩm: 0,2÷0,4%/h + Thời gian sấy: tùy theo thời tiết và độ ẩm của nguyên liệu khi sấy + Công suất động cơ: 135W + Lò đốt: bếp than tổ ong + Chất đốt: than tổ ong -Nguyên lý làm việc: Máy sấy SH1-200 là một loại máy sấy tĩnh, thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức, mỗi mẻ sấy được 180÷200kg thóc, 220÷250kg ngô. Máy dựa trên nguyên lý đối lưu. -Ưu điểm: + Gọn nhẹ, đơn giản, làm khô nông sản tại chỗ. + Nhiên liệu sử dụng phong phú (củi, trấu, than tổ ong,…) + Giá rẻ, phù hợp với mọi đối tượng. Cấu tạo: 1. Quạt và động cơ 2. Lò đốt than tổ ong 3. Chụp hút nhiệt 4. Ống hút khí nóng 5. Ống nối 6. Máng thoát liệu 7. Cửa tháo liệu 8. Chóp tản nhiệt Hình 2.1. Thiết bị sấy nông sản SH1-200 9. Khung và lồng lưới ngoài (buồng đốt) 10. Lồng lưới trong (buồng cấp nhiệt) 11. Khung đáy 12. Chân trụ máy 13. Bộ phận trao đổi nhiệt 2.2.3.2. Phương tiện bảo quản cải tiến CCT – 02 CCT – 02 là thiết bị bảo quản nông sản sau thu hoạch chống côn trùng, chống chuột có hình trụ đứng bao gồm 3 phần riêng biệt: phần nắp, phần khay đựng, phần đáy được làm bằng tôn chịu lực. Phần nắp Phần chứa nông sản Phần đáy thiết bị Hình 2.2. Thiết bị CCT -02 Ưu điểm: - Chắc chắn, kín, hạn chế được ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài. - Chống chuột, bọ, sâu mọt. - Nhập, xuất nông sản dễ dàng. - Sức chứa lớn (3 tạ ÷1,5 tấn) - Tốn ít diện tích sử dụng - Giá thành rẻ, phù hợp với mọi đối tượng. 2.2.3.3. Thiết bị gặt đập liên hợp a. Đặc điểm: Máy gặt đập liên hợp thu hoạch nhanh gọn, thời gian thu 8÷10 phút/sào, tiêu hao 0,6 lít dầu, độ sạch >= 95%, tỷ lệ hao hụt <= 3%,có thể thu hoạch được trên ruộng nhỏ, nước và ruộng có độ lún bùn sâu <= 25cm, độ nghiêng của cây lúa <= 250. b. Về kinh tế: Một chiếc máy gặt đập liên hợp loại 54LM, năng suất lao động bằng 40÷50 người. Trước đây thuê mướn nhân công mất 140.000 đ/sào giờ đây thuê máy gặt đập liên hợp chỉ hết 90.000÷100.000đ/sào. Thóc sạch và tỷ lệ thất thoát trong quá trình thu hoạch thấp <= 3%. Hình 2.3. Máy gặt đập liên hợp 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổn thất nông sản sau thu hoạch.doc
Tài liệu liên quan