Đồ án Tốt nghiệp- Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 6

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6

2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD FOCUS 7

2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD FOCUS 7

2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE 9

2.2.1. Hệ thống khởi động 9

2.2.1.1. Công dụng 9

2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động điện 9

2.2.1.3. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động 12

2.2.2. Hệ thống đánh lửa 13

2.2.3. Hệ thống làm mát 14

2.2.4. Hệ thống nhiên liệu 15

2.2.5. Hệ thống treo 16

2.2.5.1. Hệ thống treo trước 16

2.2.5.2. Hệ thống treo sau 16

2.2.6. Hệ thống lái 17

2.2.6.1. Tổng quan 17

2.2.6.2. Cụm bơm lái 18

2.2.7. Hệ thống phanh 18

3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS 19

3.1. TỔNG QUAN 19

3.2. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 20

3.2.1. Ăcquy 21

3.2.1.1 Cấu tạo của ăcquy 21

3.2.1.2. Một số đặc tính cơ bản của ăcquy 24

3.2.2. Máy phát điện xoay chiều 26

3.2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý sinh điện của máy phát xoay chiều 3 pha 26

3.2.2.2. Đặc tính tải - tốc độ của máy phát xoay chiều kích thích điện từ 29

3.2.2.3. Bộ chỉnh lưu 30

3.2.3. Bộ điều chỉnh điện 31

3.2.3.1. Công dụng, phân loại bộ điều chỉnh điện 31

3.2.3.2. Nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn (IC) 32

3.2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Ford focus 33

3.3. HỆ THỐNG THÔNG TIN 34

3.3.1. Tổng quan 34

3.3.2. Hệ thống mạng CAN (Controller Area Network) 34

3.3.3. Hệ thống đường truyền dữ liệu trên xe Focus 2004 – 75 36

3.3.3.1. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 37

3.3.3.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 37

3.4. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA 38

3.4.1. Cấu tạo màn hình huỳnh quang chân không (VFD) 39

3.4.2. Đồng hồ báo tốc độ động cơ 40

3.4.2.1. Loại đồng hồ tốc độ chỉ thị bằng kim 40

3.4.2.2. Loại đồng hồ tốc độ chỉ thị bằng số 41

3.4.3. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe 42

3.4.3.1. Đồng hồ tốc độ xe kiểu cáp mềm 42

3.4.3.2. Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim 43

3.4.3.3. Đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị bằng số 45

3.4.4. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu 46

3.4.5. Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu 48

3.4.5.1. Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim 48

3.4.5.2. Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập 50

3.4.5.3. Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số 52

3.4.6. Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát 53

3.4.6.1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ thập 53

3.4.6.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số 54

3.4.7. Đồng hồ Ampere 55

3.4.8. Các mạch đèn cảnh báo 56

3.4.8.1. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ 56

3.4.8.2. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ 57

3.5. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 58

3.5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 58

3.5.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 58

3.5.2.1. Thông số cơ bản 58

3.5.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng 59

3.5.3. Cấu tạo của bóng đèn 59

3.5.4. Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Focus 62

3.5.4.1. Đèn pha, cốt (Head lamps) 62

3.5.4.2. Đèn vị trí và đèn đậu xe (Position and parking lamps) 63

3.5.4.3. Đèn sương mù (Fog lamps) 64

3.5.4.4. Đèn trong xe (interior light) 65

3.5.4.5. Đèn bảng số (Licence plate lllumination) 67

3.6. HỆ THỐNG TÍN HIỆU 67

3.6.1. Sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên xe Ford Focus 69

3.6.1.1. Sơ đồ mạch điện của đèn xinhan (Turn Signal Lamps) 69

3.6.1.2. Sơ đồ mạch điện của đèn phanh (Stop lamps) 71

3.6.2. Hệ thống còi 71

3.7. CÁC HỆ THỐNG PHỤ 73

3.7.1. Hệ thống gạt nước rửa kính 73

3.7.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính 73

3.7.1.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước rửa kính 75

3.7.2. Hệ thống nâng hạ kính 77

3.7.3. Hệ thống khóa cửa 78

3.7.3.1. Đặc điểm của hệ thống khóa cửa trang bị trên xe Ford Focus 78

3.7.3.2. Một số bộ phận chính trong hệ thống khóa cửa 78

3.7.3.3. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa trung tâm 79

3.7.4. Hệ thống sấy kính 81

3.8. HỆ THỐNG AN TOÀN 81

3.8.1. Hệ thống túi khí an toàn 81

3.8.1.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống túi khí 82

3.8.1.2. Hoạt động của hệ thống túi khí 84

3.8.2. Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS 86

3.8.2.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống ABS 87

3.8.2.2. Sơ đồ mạch điện và mạch điều khiển ABS 88

4. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT 91

4.1. SƠ ĐỒ CÁC TẢI CÔNG SUẤT ĐIỆN TRÊN Ô TÔ 91

4.2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TIÊU THỤ THEO CÁC CHẾ ĐỘ TẢI 93

5. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT 95

5.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP 95

5.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 95

5.1.2. Ăcquy yếu, hết điện 96

5.1.3. Ăcquy bị nạp quá mức 96

5.1.4. Tiếng ồn khác thường 96

5.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 96

5.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG TÍN HIỆU 97

6. KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 11287 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tốt nghiệp- Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 6 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 6 2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD FOCUS 7 2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD FOCUS 7 2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE 9 2.2.1. Hệ thống khởi động 9 2.2.1.1. Công dụng 9 2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động điện 9 2.2.1.3. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động 12 2.2.2. Hệ thống đánh lửa 13 2.2.3. Hệ thống làm mát 14 2.2.4. Hệ thống nhiên liệu 15 2.2.5. Hệ thống treo 16 2.2.5.1. Hệ thống treo trước 16 2.2.5.2. Hệ thống treo sau 16 2.2.6. Hệ thống lái 17 2.2.6.1. Tổng quan 17 2.2.6.2. Cụm bơm lái 18 2.2.7. Hệ thống phanh 18 3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS 19 3.1. TỔNG QUAN 19 3.2. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN 20 3.2.1. Ăcquy 21 3.2.1.1 Cấu tạo của ăcquy 21 3.2.1.2. Một số đặc tính cơ bản của ăcquy 24 3.2.2. Máy phát điện xoay chiều 26 3.2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý sinh điện của máy phát xoay chiều 3 pha 26 3.2.2.2. Đặc tính tải - tốc độ của máy phát xoay chiều kích thích điện từ 29 3.2.2.3. Bộ chỉnh lưu 30 3.2.3. Bộ điều chỉnh điện 31 3.2.3.1. Công dụng, phân loại bộ điều chỉnh điện 31 3.2.3.2. Nguyên lý hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp bán dẫn (IC) 32 3.2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống cung cấp điện trên xe Ford focus 33 3.3. HỆ THỐNG THÔNG TIN 34 3.3.1. Tổng quan 34 3.3.2. Hệ thống mạng CAN (Controller Area Network) 34 3.3.3. Hệ thống đường truyền dữ liệu trên xe Focus 2004 – 75 36 3.3.3.1. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ cao (HS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 37 3.3.3.2. Những tín hiệu vào đường truyền dữ liệu tốc độ trung bình (MS-CAN) trong mạng kết nối bộ điều khiển táp lô 37 3.4. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA 38 3.4.1. Cấu tạo màn hình huỳnh quang chân không (VFD) 39 3.4.2. Đồng hồ báo tốc độ động cơ 40 3.4.2.1. Loại đồng hồ tốc độ chỉ thị bằng kim 40 3.4.2.2. Loại đồng hồ tốc độ chỉ thị bằng số 41 3.4.3. Đồng hồ và cảm biến báo tốc độ xe 42 3.4.3.1. Đồng hồ tốc độ xe kiểu cáp mềm 42 3.4.3.2. Đồng hồ tốc độ xe loại điện tử chỉ thị bằng kim 43 3.4.3.3. Đồng hồ tốc độ xe loại hiển thị bằng số 45 3.4.4. Đồng hồ và cảm biến báo áp suất dầu 46 3.4.5. Đồng hồ và cảm biến báo nhiên liệu 48 3.4.5.1. Đồng hồ nhiên liệu kiểu điện trở lưỡng kim 48 3.4.5.2. Đồng hồ nhiên liệu kiểu cuộn dây chữ thập 50 3.4.5.3. Đồng hồ nhiên liệu kiểu hiển thị bằng số 52 3.4.6. Đồng hồ và cảm biến báo nhiệt độ nước làm mát 53 3.4.6.1. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu điện trở lưỡng kim và kiểu cuộn dây chữ thập 53 3.4.6.2. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát kiểu hiển thị số 54 3.4.7. Đồng hồ Ampere 55 3.4.8. Các mạch đèn cảnh báo 56 3.4.8.1. Cơ cấu báo nguy áp suất nhớt động cơ 56 3.4.8.2. Cơ cấu báo nguy nhiệt độ nước làm mát động cơ 57 3.5. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 58 3.5.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chiếu sáng 58 3.5.2. Thông số cơ bản và các chức năng của hệ thống chiếu sáng 58 3.5.2.1. Thông số cơ bản 58 3.5.2.2. Các chức năng của hệ thống chiếu sáng 59 3.5.3. Cấu tạo của bóng đèn 59 3.5.4. Các sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng trên xe Ford Focus 62 3.5.4.1. Đèn pha, cốt (Head lamps) 62 3.5.4.2. Đèn vị trí và đèn đậu xe (Position and parking lamps) 63 3.5.4.3. Đèn sương mù (Fog lamps) 64 3.5.4.4. Đèn trong xe (interior light) 65 3.5.4.5. Đèn bảng số (Licence plate lllumination) 67 3.6. HỆ THỐNG TÍN HIỆU 67 3.6.1. Sơ đồ mạch điện của hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên xe Ford Focus 69 3.6.1.1. Sơ đồ mạch điện của đèn xinhan (Turn Signal Lamps) 69 3.6.1.2. Sơ đồ mạch điện của đèn phanh (Stop lamps) 71 3.6.2. Hệ thống còi 71 3.7. CÁC HỆ THỐNG PHỤ 73 3.7.1. Hệ thống gạt nước rửa kính 73 3.7.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính 73 3.7.1.2. Sơ đồ mạch điện của hệ thống gạt nước rửa kính 75 3.7.2. Hệ thống nâng hạ kính 77 3.7.3. Hệ thống khóa cửa 78 3.7.3.1. Đặc điểm của hệ thống khóa cửa trang bị trên xe Ford Focus 78 3.7.3.2. Một số bộ phận chính trong hệ thống khóa cửa 78 3.7.3.3. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khóa cửa trung tâm 79 3.7.4. Hệ thống sấy kính 81 3.8. HỆ THỐNG AN TOÀN 81 3.8.1. Hệ thống túi khí an toàn 81 3.8.1.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống túi khí 82 3.8.1.2. Hoạt động của hệ thống túi khí 84 3.8.2. Hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS 86 3.8.2.1. Cấu tạo của một số bộ phận trong hệ thống ABS 87 3.8.2.2. Sơ đồ mạch điện và mạch điều khiển ABS 88 4. TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT 91 4.1. SƠ ĐỒ CÁC TẢI CÔNG SUẤT ĐIỆN TRÊN Ô TÔ 91 4.2. TÍNH TOÁN CÔNG SUẤT TIÊU THỤ THEO CÁC CHẾ ĐỘ TẢI 93 5. CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG VÀ KHẮC PHỤC MỘT SỐ CHI TIẾT 95 5.1. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CUNG CẤP 95 5.1.1. Đèn báo nạp hoạt động không bình thường 95 5.1.2. Ăcquy yếu, hết điện 96 5.1.3. Ăcquy bị nạp quá mức 96 5.1.4. Tiếng ồn khác thường 96 5.2. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 96 5.3. CÁC HƯ HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC TRONG HỆ THỐNG TÍN HIỆU 97 6. KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Các kí hiệu và viết tắt CKP - Cảm biến vị trí trục khuỷu. CMP - Cảm biến vị trí trục cam. Vss - Cảm biến tốc độ bánh xe. ECT - Cảm biến nhiệt độ nước làm mát. GEM - Bộ điều khiển động cơ. TCM - Bộ điều khiển số. RCM - Bộ điều khiển túi khí. EATC - Bộ điều khiển điều hòa. VFD - Màn hình huỳnh quang chân không. MPX - Các phương thức truyền dữ liệu. CAN (Cotroller Area Network) - Điều khiển dữ liệu theo vùng. HS-CAN - Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao. MS-CAN - Đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ trung bình PCM (Powertran Control Module) - Bộ điều khiển động cơ. IAC (Idle Air Control) - Van điều khiển không tải. ABS (Anti-lock Brake System) - Bộ chống hãm cứng bánh xe khi phanh. ESP (Stability control) - Bộ điều khiển cân bằng xe. SRS (Supplemental Restraint System) - Hệ thống túi khí an toàn. IC - Intergrated Circuit. LỜI NÓI ĐẦU Ngành ô tô thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ với việc ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu công nghệ thông tin vào sản xuất và lắp đặt các linh kiện ô tô. Hiện nay thì vấn đề “điện và điện tử” trang bị trên ô tô là tiêu chí chính để đánh giá một chiếc xe hơi cao cấp. Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp em có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô & MCT và các bạn sinh viên, em đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để em dễ dàng hơn trong công việc sau này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy PHẠM QUỐC THÁI và các thầy giáo trong khoa Cơ khí Giao thông đã giúp em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Đà Nẵng, ngày 26 tháng 05 năm 2009. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Thanh 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bảo thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Ngược trở lại những năm 1950 và sớm hơn nữa, xe hơi chỉ được trang bị ăcquy 6V và bộ sạc điện áp 7V. Dĩ nhiên, những chiếc xe cổ này cũng không cần nhiều điện năng ngoài việc đánh lửa hay vài bóng đèn thắp sáng. Giữa thập kỷ 50, việc chuyển sang hệ thống điện 12V mang lại giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô lên rất cao và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất. Để có được những chiếc xe hiện đại và tiện nghi như vậy cần rất nhiều các thiết bị điều khiển, những thiết bị này có thể đã được lập trình sẵn hoặc không. Tuy nhiên chúng cùng có một đặc điểm chung là phải sử dụng nguồn điện trên ô tô, nguồn điện này được cung cấp bởi ăcquy và máy phát. Với những ý nghĩa tốt đẹp đó em quyết định chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus ”, em cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu chung nhất cho công việc sửa chữa các hệ thống điện nói chung và hệ thống điện thân xe nói riêng. Trong đề tài này em tập trung vào tìm hiểu các kết cấu, nguyên lý làm việc và tìm hiểu các sơ đồ mạch điện của các hệ thống điện bố trí trên xe. Từ đó phân tích, chẩn đoán các dạng hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục hư hỏng. 2. GIỚI THIỆU VỀ XE FORD FOCUS 2.1. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE FORD FOCUS Dòng xe Ford Focus 2004.75 có ba kiểu xe dựa vào số cửa trên xe: Loại xe 3 cửa, loại xe 5 cửa và loại xe 4 cửa. Mặc dù khác nhau về số cửa nhưng các trang thiết bị trên xe gần giống nhau, dưới đây là thông số về loại xe 4 cửa.  Bảng 2-1. Thông số kỹ thuật của xe Ford Focus KÍCH THƯỚC XE [1]   STT  Thành phần  Đơn vị  Số liệu   1  Chiều dài toàn bộ (A)  mm  4488   2  Chiều rộng toàn bộ (B)  mm  1991   3  Chiều cao toàn bộ (C)  mm  1495   4  Chiều dài cơ sở (D)  mm  2640   5  Chiều rộng cơ sở (E)  mm  1535   6  Sức chở  Người  4   THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ [1]   7  Loại động cơ   1.6L BZ (Z6)   8  Mã động cơ   G9   9  Thứ tự nổ   1-3-4-2   10  Đường kính xy lanh  mm  78   11  Hành trình pision  mm  83,6   12  Dung tích xy lanh  cm3  1598   13  Hệ thống nhiên liệu (Xăng)   PFI (Theo trình tự)   14  Công suất động cơ  KW/rpm  77/6000   15  Mômen xoắn  Nm/rpm  145/4000   16  Tốc độ tối đa  rpm  6500   17  Hệ thống đánh lửa   Bô bin đặt trên bugi   18  Hộp số tự động:   Điều khiển điện tử    Ly hợp biến mô đóng ở   Số 3 và 4    Tỷ số truyền các số tiến  Số 1  2,816:1     Số 2  1,497:1     Số 3  1,0:1     Số 4  0,725:1    Tỷ số truyền số lùi   2,648:1    Tỷ số truyền bán trục   4,416:1   2.2. GIỚI THIỆU CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE 2.2.1. Hệ thống khởi động 2.2.1.1. Công dụng Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp một nguồn năng lượng bên ngoài, quay động cơ đến một tốc độ tối thiểu nào đó để đảm bảo nhiên liệu đưa vào động cơ có thể đốt cháy được và sau đó động cơ có thể tự làm việc được. Tốc độ tối thiểu đó gọi là tốc độ khởi động của động cơ (nkd). Đối với động cơ xăng tốc độ khởi động thường nằm trong khoảng 35÷50 (v/ph). Trong khi đó, động cơ Diezel cần tốc độ khởi động lớn hơn, vào khoảng 100÷200 (v/ph). 2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động điện Hầu hết trên ô tô đều trang bị hệ thống khởi động bằng động cơ điện một chiều.  Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc máy khởi động ở vị trí Star (13) có dòng điện từ (+) Ăcquy ( Cầu chì (11) ( Rơle (12) ( Vào đồng thời cuộn kéo (7) và cuộn giữ (8). Dòng điện từ ăcquy chạy qua cuộn giữ về mát trực tiếp, đồng thời cũng chạy qua cuộn kéo về mát trong máy khởi động. Cả hai cuộn cùng tạo từ trường mạnh hút lõi thép qua phía phải áp đĩa tiếp điện vào hai tiếp điểm đóng mạch cho dòng điện chạy trực tiếp từ (+) ăcquy vào roto máy khởi động làm quay máy khởi động. Công dụng của cuộn kéo là tạo thêm từ trường đủ mạnh vào lúc đầu để đẩy bánh răng khớp truyền động cài vào vành răng bánh đà, áp đĩa tiếp điện vào hai tiếp điểm. Khi đĩa tiếp điện đã áp vào hai tiếp điểm thì điện (+) ăcquy đặt vào cả hai đầu dây của cuộn kéo nên không có dòng điện qua cuộn này. Cuộn giữ vẫn tiếp tục tạo từ trường duy trì đĩa tiếp điện áp vào hai tiếp điểm đóng mạch cho máy khởi động. Hệ thống khởi động điện bao gồm ba bộ phận chính là: Động cơ điện một chiều; Khớp truyền động và cơ cấu điều khiển. + Động cơ điện: Dùng để biến điện năng của ăcquy thành cơ năng quay trục khuỷu động cơ. Cấu tạo của động cơ điện: Các cuộn dây phần ứng và kích thích của nó thường có tiết diện chữ nhật, kích thước lớn hơn khá nhiều và số vòng dây ít hơn so với các cuộn dây của máy phát. Bởi vì khi khởi động động cơ, máy (động cơ điện) khởi động tiêu thụ một dòng rất lớn, khoảng: 600 ÷ 800 (A). + Khớp truyền động dùng để: - Nối trục của máy khởi động với vành răng bánh đà khi khởi động. - Tách chúng ra ngay sau khi động cơ đã nổ (khởi động). Việc tách trục máy khởi động ra khỏi vành răng bánh đà cần phải được thực hiện tự động để tránh trường hợp máy khởi động bị động cơ nổ kéo theo với số vòng quay lớn gây hư hỏng.  Cụm bánh răng và đầu ly kết một chiều được điều khiển cài và tách răng đối với vành răng bánh đà nhờ cần gạt. Cần gạt được tác động nhờ công tắc từ trường (Solenoid). Khi máy khởi động quay làm cho ống (4) quay theo chiều kim đồng hồ, các viên bi lăn trên ống bị động (bánh răng 7) và ống chủ động rồi bị kẹt ở rãnh nông hơn giữa phần (7) và phần chủ động làm khóa cứng hai phần này với nhau. Dưới tác dụng của lực điện từ nạng gạt sẽ gạt ống (2) và qua lò xo (3) đẩy cả khối ống lót, khớp một chiều và bánh răng vào ăn khớp với vành răng bánh đà. Nếu răng của bánh răng (7) chưa ăn khớp được với răng của vành bánh đà thì bánh răng bị giữ lại, nạng gạt tiếp tục ép lò xo (3) lại, đồng thời đóng tiếp điểm nối mạch điện của máy khởi động làm phần ứng quay, và dưới tác dụng của lò xo bánh răng sẽ vào ăn khớp với vành răng bánh đà. Khi động cơ đã nổ bánh răng (7) và ống bị động quay nhanh hơn rô to và ống chủ động (4) nên các viên bi (6) bị lùi lui về phía lò xo (8), không còn bị kẹt nữa. Lúc này bánh răng (7) quay lồng không trên trục với tốc độ động cơ, trong khi đó ống (4) vẫn quay với tốc độ của máy khởi động, tránh cho máy khởi động bị vượt tốc. Khi công tắc máy khởi động được thả ra dòng điện qua solenoid mất làm từ trường triệt tiêu ( máy khởi động ngừng quay, dưới tác dụng của lò xo hồi vị kéo nạng gạt và các cơ cấu về vị trí ban đầu. 2.2.1.3. Sơ đồ mạch điện của hệ thống khởi động  2.2.2. Hệ thống đánh lửa   Động cơ 1.6L BZ sử dụng hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS) : + Không có bộ chia điện, bô bin đặt trên đỉnh bugi . Do đó, gần như không còn dây cao áp và giảm được năng lượng tổn thất. + Cực dương của bugi chế tạo bằng hợp kim “iridium alloy” và cực âm mạ bạch kim. + Bên trong mỗi một bô bin có một transistor điều khiển nguồn. Bộ điều khiển điện tử (PCM) nhận tín hiệu từ các cảm biến: cảm biến vị trí, cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến nhiệt độ nước làm mát,... Từ đó, tính toán và đưa ra tín hiệu điều khiển đánh lửa tối ưu cho từng bobin. 2.2.3. Hệ thống làm mát Đặc điểm chính của hệ thống làm mát động cơ 1.6L BZ là: + Có bình ngưng phụ. + Van hàn nhiệt kiểu giản nở theo nhiệt độ lắp ở đường vào của hệ thống làm mát.  Tốc độ quạt làm mát điều khiển bởi bộ điều khiển quạt thông qua tín hiệu từ PCM. Hệ thống cũng có khả năng làm thay đổi tốc độ quạt phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ để làm giảm tiếng ồn và sự tiêu thụ điện năng. Tín hiệu gửi đến bộ điều khiển quạt từ PCM là dạng tín hiệu chu kỳ điều khiển, dựa trên thông tin từ những cảm biến sau: Cảm biến nhiệt độ nước làm mát (ECT), cảm biến tốc độ xe (Vss), điện thế ăcquy (B+), công tắc ga điều hòa (ON/OFF), công tắc (A/C). 2.2.4. Hệ thống nhiên liệu  Đặc điểm chính của hệ thống nhiên liệu động cơ 1.6L BZ là: + Sử dụng nhiên liệu xăng. + Hệ thống nhiên liệu không có đường xăng hồi từ khoang động cơ trở về thùng. + Nhiệt hấp thụ vào hệ thống nhiên liệu giảm, điều này làm giảm sự bốc hơi của xăng trong thùng nhiên liệu. + Bộ điều tiết áp suất đặt trong thùng xăng. + Đường ống nhiên liệu lắp ghép bằng khớp nối nhanh 2.2.5. Hệ thống treo 2.2.5.1. Hệ thống treo trước Cơ cấu treo trước là loại cơ cấu treo kiểu McPherson (lò xo trụ giảm sóc ống), hai tay đòn đỡ phía dưới có hình chữ ‘L’. Hai tay đòn này được lắp ghép với dầm ngang thông qua hai bạc lót bằng cao su không cần phải bảo dưỡng.  Bộ phận tạo xung cho cảm biến tốc độ bánh xe (Wss) của hệ thống phanh ABS được lắp ghép với vòng bi moay ơ trước. 2.2.5.2. Hệ thống treo sau Cơ cấu treo sau là cơ cấu treo độc lập, gồm bốn tay đòn đỡ với những kích thước khác nhau được bố trí lắp đặt cho hai bánh xe sau. Moay ơ bánh sau là một cụm chi tiết độc lập, lắp ghép với cơ cấu treo sau bằng bốn bu lông. Phần trên của giảm sóc sau lắp ghép với vỏ xe, phần dưới của giảm sóc sau lắp ghép với tay đòn đỡ của cơ cấu treo.  2.2.6. Hệ thống lái 2.2.6.1. Tổng quan Hệ thống lái xe Focus là hệ thống lái điều khiển điện tử sử dụng một mô tơ điện để kéo bơm dầu (bơm lái). Phần trước lái không có gì thay đổi về cấu tạo, vẫn là loại thước lái sử dụng trên các xe có hệ thống lái hỗ trợ thủy lực.  Một bộ điều khiển được lắp trực tiếp trên bơm lái. Tốc độ quay của bơm được điều chỉnh theo chương trình điều khiển nhằm đáp ứng kịp thời lưu lượng dầu cho tất cả các điều kiện vận hành của hệ thống lái. Bộ điều khiển (ECM) luôn luôn giám sát tốc độ của ô tô và tốc độ quay vô lăng thông qua các cảm biến tốc độ. 2.2.6.2. Cụm bơm lái Cụm bơm lái bao gồm: mô tơ điện, bơm thủy lực, bình chứa dầu và bộ điều khiển (ECM).  + Mô tơ điện một chiều kiểu không chổi than nhằm tăng tính tiện nghi và tuổi thọ của mô tơ. Hệ thống mạch trong mô tơ là hệ thống mạch điện tử với sự điều khiển trực tiếp của bộ điều khiển (ECM). + Bơm dầu (bơm lái) là một loại bơm bánh răng, có buồng dập sóng và tiếng ồn đặt trong vỏ bơm. Tốc độ của bơm chỉ tăng khi nào có nhu cầu đòi hỏi về trợ lực lái, điều này sẽ làm giảm sự tiêu thụ điện năng và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trong quá trình hệ thống lái làm việc. Hơn 85% thời gian trong các điều kiện vận hành của hệ thống lái, bơm lái chỉ làm việc trong điều kiện sẵn sàng với dòng điện tiêu thụ 4 Ampe. Nhưng tốc độ của bơm sẽ tăng rất nhanh nếu có sự đòi hỏi về trợ lực lái cao + Một van điều tiết áp suất đặt ở vỏ bơm để giới hạn áp suất lớn nhất cho phép 12000 KPa. 2.2.7. Hệ thống phanh Xe Focus được trang bị hệ thống phanh với cơ cấu phanh bánh trước là cơ cấu phanh đĩa và cơ cấu phanh sau là tang trống. Dẫn động phanh thủy lực với trợ lực chân không. Phanh tay là phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau. Để đảm bảo an toàn và tính ổn định khi phanh trên xe có trang bị hệ thống ABS (Anti Lock Brake Systems). Tín hiệu vào và tín hiệu ra của ABS đưa lên đường truyền dữ liệu mạng CAN tốc độ cao 3. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORD FOCUS 3.1. TỔNG QUAN Công nghiệp ôtô - máy kéo ngày càng phát triển, kết cấu ôtô máy kéo ngày càng hoàn thiện thì mức độ tự động hóa, điện tử hóa của chúng ngày càng cao. Yêu cầu về mặt tiện nghi, về tính an toàn của chuyển động càng lớn thì hệ thống trang thiết bị điện trên ôtô - máy kéo ngày càng phức tạp và hiện đại. Nếu như trên những ôtô - máy kéo đầu tiên các trang thiết bị điện hầu như không có gì ngoài bộ phận để châm lửa hỗn hợp cháy rất thô sơ bằng dây đốt, thì ngày nay trên ôtô - máy kéo, điện năng đã được sử dụng để thực hiện rất nhiều chức năng trên các hệ thống sau: - Hệ thống cung cấp điện (Charging system): Bao gồm ăcquy, máy phát điện, các bộ điều chỉnh điện. - Hệ thống khởi động (Starting system): Bao gồm máy khởi động (động cơ điện), các rơ le điều khiển và các rơ le bảo vệ khởi động. Ngoài ra, đối với động cơ Diesel còn trang bị thêm hệ thống xông máy. - Hệ thống đánh lửa (Ignition system): Bao gồm các bộ phận chính như: biến áp đánh lửa (Bô bin), bộ chia điện, hộp điều khiển đánh lửa, bugi và các dây cao áp. - Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (lighting and signal system): Gồm các đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, còi, các công tắc và các rơle. - Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging system): Bao gồm các đồng hồ trên bảng Taplô (đồng hồ tốc độ động cơ, đồng hồ tốc độ xe, đồng hồ đo nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát) và các đèn báo hiệu. - Hệ thống điều khiển động cơ (Engine control system): Gồm hệ thống điều khiển phun nhiên liệu (IEF), hệ thống điều khiển ga tự động,… - Hệ thống điều khiển ôtô (Vehicle control system): Gồm hệ thống điều khiển phanh chống hãm cứng (ABS), hộp số tự động, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống truyền lực, hệ thống gối đệm. - Hệ thống điều hoà nhiệt độ (Air conditioning system): Bao gồm máy nén, giàn nóng, giàn lạnh, lọc ga, van tiết lưu và các thiết bị điều khiển hỗ trợ khác. - Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước lau kính, nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế… Các hệ thống trên hợp thành một hệ thống nhất, là hệ thống điện trên ôtô máy kéo, với hai phần chính: Nguồn điện (hệ thống cung cấp điện) và các bộ phận tiêu thụ điện (các hệ thống khác). - Nguồn điện trên ôtô: Là nguồn một chiều được cung cấp bởi ăcquy nếu động cơ chưa làm việc (hoặc làm việc ở số vòng quay nhỏ), hoặc bởi máy phát nếu động cơ làm việc ở số vòng quay trung bình và lớn. Để tiết kiệm dây dẫn, thuận tiện khi lắp đặt sửa chữa, …, trên đa số các xe người ta sử dụng thân sườn xe làm dây dẫn chung. Vì vậy, đầu âm của nguồn điện được nối trực tiếp ra thân xe. - Các bộ phận tiêu thụ điện (phụ tải điện): Trong các bộ phận tiêu thụ điện thì máy khởi động là bộ phận tiêu thụ điện mạnh nhất (dòng điện cung cấp bởi ăcquy khi khởi động có thể lên đến 400÷600 (A) đối với động cơ xăng, hoặc 2000 (A) đối với động cơ diesel). Phụ tải điện được chia làm các loại cơ bản sau: + Phụ tải làm việc liên tục: Gồm hệ thống đánh lửa, bơm nhiên liệu, kim phun nhiên liệu,… + Phụ tải làm việc không liên tục: Gồm các đèn pha, đèn cốt, đèn kích thước,… + Phụ tải làm việc trong khoảng thời gian ngắn: Gồm các đèn báo rẽ, đèn phanh, mô tơ gạt nước lau kính, còi, máy khởi động, hệ thống xông máy,… - Mạng lưới điện: Là khâu trung gian nối giữa phụ tải và nguồn điện, bao gồm: Các dây dẫn, các bộ chuyển mạch, công tắc, các thiết bị bảo vệ và phân phối khác nhau. Cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật điện tử và điều khiển tự động, các trang thiết bị điện, điện tử trên các ôtô - máy kéo hiện đại hiện nay không tồn tại dưới các bộ phận, các cụm tương đối độc lập về chức năng như trước mà được kết hợp lại thành các vi mạch tích hợp, được xử lý và điều khiển thống nhất bởi một bộ xử lý trung tâm, làm việc theo các chương trình đã được dựng sẵn. 3.2. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN Hệ thống cung cấp điện trên ô tô có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho các phụ tải khi động cơ hoạt động hoặc không. 3.2.1. Ăcquy Để cung cấp điện cho các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ăcqui. Trong ăcqui hóa năng biến thành điện năng. Có nhiều phương pháp để phân loại ăcquy, tuy nhiên trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại chính là ăcquy nước và ăcquy khô, việc sử dụng ăcquy khô trên ô tô có tính ưu việt hơn hẳn so với ăcquy nước. Tuy nhiên nếu so sánh hai ăcquy có cùng dung lượng như nhau thì ăcquy nước có thời gian đề máy và tuổi thọ cao hơn. Theo tính chất dung dịch điện phân, ắcquy nước được chia ra các loại: + Ăc quy axít: dung dich điện phân là axít H2SO4. + Ăc quy kiềm: dung dịch điện phân là KOH hoặc NaOH. So sánh hai loại ăcquy axít và kiềm thì ăcquy axít có suất điện động mỗi ngăn cao hơn (~2V), điện trở trong nhỏ hơn, nên khi phóng với dòng lớn độ sụt thế ít, chất lượng khởi động tốt hơn. Ăcquy kiềm có suất điện động mỗi ngăn khoảng 1,38V, giá thành cao hơn (2÷3 lần) do phải sử dụng các loại vật liệu quý hiếm như bạc, niken, cađimi, điện trở trong lớn hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐồ án tốt nghiệp- Khảo sát hệ thống điện thân xe Ford Focus.doc
  • ppt04C4B_NGUYEN VAN THANH.PPT
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_01 .dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_02.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_03.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_04.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_05.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_06.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_07.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_08.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_09.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_10.dwg
  • dwg04C4B_Nguyen van Thanh_11.dwg
  • docNhiem vu.DOC
  • docTên các bản vẽ Autocad.doc