Đồ án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc đã tiến hành đào tạo đối với hầu hết cán bộ của các cơ quan, trong đó có một số là lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh, lãnh đạo, chuyên viên của Văn phòng HĐND, UBND tỉnh và một số cán bộ của các sở, ban, ngành, huyện thị thuộc tỉnh. Tổng số tham gia đào tạo khoảng hơn 1.000 lượt người [53]. Hầu hết cán bộ và chuyên viên đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau.

Tuy có số lượt người được đào tạo về CNTT đáng kể như trên, nhưng trên thực tế lực lượng này vẫn còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về việc ứng dụng CNTT trong công tác QLHCNN của địa phương. Số cán bộ, công chức biết sử dụng và khai thác mạng LAN và mạng Internet còn quá ít và còn nhiều hạn chế về kiến thức. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tổ chức được các loại hình đào tạo cũng như các chương trình đào tạo phù hợp, chưa có một Trung tâm đào tạo CNTT đủ mạnh, được đầu tư, trang bị đủ năng lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy cần có chiến lược đầu tư thống nhất, hợp lý về con người và trang thiết bị kỹ thuật từ cấp tỉnh đến cấp xã

 

doc105 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo đội ngũ cán bộ, công chức của các đơn vị từ cơ bản đến nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính trong công tác văn phòng, sử dụng và khai thác các phần mềm, CSDL hiện có trên mạng phục vụ công tác nghiệp vụ, chuyên môn và quản lý điều hành. Về phát triển hạ tầng CNTT Hệ thống các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc có 12 mạng cục bộ của các đơn vị. Đó là Sở Xây dựng, Sở Địa chính, Sở KHCN và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Chính - Vật Giá, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Cục Thuế, Cục Thống kê, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại. Theo điều tra, có 12 đơn vị có kết nối và sử dụng Internet và 15 đơn vị có nối vào mạng Chính phủ (CPNet). Tổng số máy chủ là 20 chiếc, chủ yếu chạy trên nền Windows NT/2000; có 337 máy trạm trong đó số máy có cấu hình yếu (thấp hơn 486) chiếm 40% [53]. Bảng 2.6: Chi tiết trang thiết bị của các cơ quan QLHCNN tỉnh Vĩnh Phúc Tên cơ quan Tên mạng LAN Sl. máy chủ Kết nối CPNet Kết nối Internet <486 >=486 Tổng số máy trạm Số cán bộ cần được đào tạo Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Win NT 3 32 10 2 40 42 35 Đài PTTH tỉnh Chưa có 1 1 30 Trung tâm Hội nghị Chưa có 2 1 3 12 Bưu điện Chưa có 5 10 15 30 Ban Tổ chức chính quyền tỉnh WinNT 1 1 1 3 7 10 20 Cục Thống kê WinNT 1 1 4 6 10 20 Ban quản lý Đầu tư XD Chưa có 2 0 0 2 2 5 Ủy ban dân số GĐ&TE Chưa có 0 4 3 7 20 Toà án Chưa có 1 1 1 2 30 Sở Địa chính WinNT 1 1 6 8 14 30 Sở Công nghiệp Chưa có 2 2 4 20 Sở Giáo dục đào tạo Win2000 1 2 2 10 8 18 30 Sở Kế hoạch và Đầu tư WinNT 1 4 1 2 10 12 30 Sở KHCN và MT WinNT 1 1 13 13 20 Sở Lao động TBXH Chưa có 0 0 10 2 12 30 Sở Nông nghiệp và PTNT Chưa có 1 3 2 5 30 Sở Tư pháp Chưa có 1 3 2 5 30 Sở Tài chính - Vật giá WinNT 1 1 0 26 26 25 Kiểm lâm Chưa có 1 1 2 20 Sở Thương mại - Du lịch Chưa có 1 1 2 2 4 20 Sở Văn hoá Thông tin Chưa có 1 1 1 2 30 Sở Xây dựng WinNT 1 5 4 9 30 Sở Y tế Chưa có 1 2 2 10 Thanh tra tỉnh Chưa có 1 2 1 3 20 Viện kiểm sát ND tỉnh Chưa có 1 1 2 30 Cục Thuế WinNT 3 1 4 20 24 40 Ngân hàng Nhà nước WinNT 1 3 5 8 20 Kho bạc Nhà nước WinNT 3 6 12 18 30 Công An Chưa có 0 0 35 5 40 250 UBND thị xã Vĩnh Yên Chưa có 2 2 4 15 UBND huyện Mê Linh Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Bình Xuyên Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Yên Lạc Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện VĩnhTường Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Tam Dương Chưa có 1 2 1 3 15 UBND huyện Lập Thạch Chưa có 1 2 1 3 15 Tổng cộng 20 50 22 135 202 337 1052 (Nguồn: Đề án tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phát triển ứng dụng các phần mềm Ngoài CSDL văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và CSDL văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Vĩnh Phúc được ứng dụng xử lý trên mạng diện rộng của tỉnh, các sở, ban, ngành trong tỉnh hầu như chưa có chương trình ứng dụng nào đáng kể, nếu có chỉ là những ứng dụng hoạt động độc lập hoặc hoạt động trong mạng nội bộ của đơn vị mà ít có sự liên thông với HĐND và UBND tỉnh hay các sở, ban, ngành khác, thậm chí đối với ngành dọc cũng chỉ là báo cáo kết xuất dạng file gửi qua đĩa mềm hoặc e-mail. Đại đa số các máy đều sử dụng phần mềm văn phòng (Word, Excel) cho việc báo cáo, tính toán. Phần mềm ứng dụng tại HĐND và UBND tỉnh chủ yếu được viết trên ngôn ngữ Access, Visual Foxpro, Visual Basic, Lotus Notes. Các thông tin cập nhật trên mạng của HĐND và UBND tỉnh chủ yếu là các văn bản pháp quy của Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội cung cấp; hệ thống văn bản qui phạm pháp luật tỉnh; công văn đi và đến, quản lý khiếu nại tố cáo, quản lý lưu trữ,... Ngoài ra, có một số phần mềm ứng dụng như Kế toán hành chính sự nghiệp,... chỉ hoạt động mang tính cục bộ phục vụ báo cáo lãnh đạo cơ quan. Các báo cáo kết xuất trình lãnh đạo vẫn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Việc trao đổi thông tin trong bộ máy QLHCNN tỉnh vẫn qua đường công văn là chủ yếu. Bảng 2.7: Các ứng dụng và cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành Tên cơ quan Tên ứng dụng (năm sử dụng) Văn phòng HĐND và UBND tỉnh Công báo Chính phủ (1997); công báo Vĩnh Phúc (1998); khiếu nại tố cáo (1997); công văn đi đến (1997); thư điện tử (1997); quản lý lưu trữ (1999); Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Chương trình nghiệp vụ Bưu điện Quản lý cước di động; quản lý cước cố định; trả lời 108 Bộ chỉ huy quân sự Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Nội vụ Công báo Chính phủ (1998); công báo Vĩnh Phúc (1998); kế toán Misa (1999); thư điện tử (1998) Cục Thống kê Điều tra dân số Sở Địa chính Map Info; GIS; hồ sơ địa chính; nắn chuyển; FORMIC Sở Công nghiệp Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo Thi tốt nghiệp (1997); tuyển sinh lớp 10 (2000); tuyển sinh cao đẳng, đại học (1997); kế toán Misa (2000) Sở Kế hoạch và Đầu tư Thu thập dữ liệu để XD kế hoạch phát triển KT-XH (2001); quản lý nhân sự (2001); quản lý văn bản (2000); kế toán Misa (1998) Sở KHCN và MT Kế toán Misa (1999) Sở Lao động Thương binh và XH Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Tư pháp Kế toán Misa (2001) Sở Tài chính - Vật giá Quản lý ngân sách (1997); quản lý Công sản (1999); quản lý hạn mức (1999); quản lý kinh phí (1999) Sở Thương mại và Du lịch Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Sở Xây dựng Thiết kế, dự toán Thanh tra tỉnh Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Cục Thuế Quản lý mã số thuế (1998); quản lý cán bộ (1999); quản lý ấn chỉ (1999; tra cứu văn bản pháp quy (1999) Ngân hàng Nhà nước Quản lý nghiệp vụ ngân hàng Kho bạc Nhà nước tỉnh Quản lý nghiệp vụ kho bạc Công an tỉnh Quản lý nghiệp vụ công an Văn phòng HĐND và UBND huyện Mê Linh Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Bình Xuyên Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Yên Lạc Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Vĩnh Tường Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Tam Dương Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử Văn phòng HĐND và UBND huyện Lập Thạch Công báo Chính phủ; công báo Vĩnh Phúc; thư điện tử (Nguồn: Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 tỉnh Vĩnh Phúc). Về phát triển nhân lực CNTT Vĩnh Phúc đã tiến hành đào tạo đối với hầu hết cán bộ của các cơ quan, trong đó có một số là lãnh đạo HĐND và UBND tỉnh, lãnh đạo, chuyên viên của Văn phòng HĐND, UBND tỉnh và một số cán bộ của các sở, ban, ngành, huyện thị thuộc tỉnh. Tổng số tham gia đào tạo khoảng hơn 1.000 lượt người [53]. Hầu hết cán bộ và chuyên viên đã sử dụng được máy tính ở các mức độ khác nhau. Tuy có số lượt người được đào tạo về CNTT đáng kể như trên, nhưng trên thực tế lực lượng này vẫn còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về việc ứng dụng CNTT trong công tác QLHCNN của địa phương. Số cán bộ, công chức biết sử dụng và khai thác mạng LAN và mạng Internet còn quá ít và còn nhiều hạn chế về kiến thức. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tổ chức được các loại hình đào tạo cũng như các chương trình đào tạo phù hợp, chưa có một Trung tâm đào tạo CNTT đủ mạnh, được đầu tư, trang bị đủ năng lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Do vậy cần có chiến lược đầu tư thống nhất, hợp lý về con người và trang thiết bị kỹ thuật từ cấp tỉnh đến cấp xã. 2.2.1.3. Đánh giá chung về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn trước năm 2001 Trong giai đoạn này, các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự quan tâm thích đáng đến việc ứng dụng CNTT; nhiều chủ trương chính sách ra đời và được triển khai tích cực; đã hình thành lực lượng cán bộ được bổ sung có khả năng tiếp cận nhanh về CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã có tác dụng rõ rệt mang lại hiệu quả quản lý thuyết phục. Năng suất lao động trong lãnh đạo và QLHCNN đã tăng lên rõ rệt. Tốc độ xử lý thông tin và độ chính xác của truyền tin đã tăng lên nhiều lần so với thời kỳ chưa phát triển ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT đã tạo nền móng cho sự phát triển CNTT trong các cơ quan quản lý, lãnh đạo của tỉnh, huyện… Tuy nhiên, nhận thức về vai trò của CNTT một số cá nhân cán bộ lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ, do đó trong thực tế nhiều nơi chưa chú trọng đến ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành; nhận thức của một bộ phận cán bộ nhận thức về CNTT còn hạn chế. Nhìn chung, những ngành như tài chính, ngân hàng, bưu điện, giáo dục đào tạo có mức ứng dụng khá cao, triển khai nhanh và có hiệu quả rõ rệt, còn lại các cơ quan khác hầu như không có cán bộ chuyên trách về CNTT, do đó kết quả ứng dụng thấp. Nhìn chung, trình độ ứng dụng CNTT của lãnh đạo, cán bộ, công chức chưa cao. Hạ tầng CNTT còn lạc hậu, không đồng bộ. Phần lớn máy tính hoạt động riêng lẻ, hầu hết các cơ quan chưa có mạng nội bộ, tỉnh chưa có cổng Internet tốc độ cao, chưa bảo đảm sự liên thông, kết nối giữa các cơ quan. Ngoài ra, chưa có sự quan tâm đúng mức đến nội dung bảo đảm thông tin khi sử dụng CNTT nên có hiện tượng: đã thiết lập mạng và đường truyền nhưng không có nội dung để trao đổi hoặc nội dung nghèo nàn, đơn điệu; việc khai thác các nguồn dữ liệu sẵn có từ mạng Chính phủ, Internet, các CSDL quốc gia chưa được chú trọng. Chưa hình thành thói quen chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, việc tạo nguồn và chuẩn hóa thông tin chưa được quan tâm. 2.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 2.2.2.1. Các chủ trương, chính sách của tỉnh Trên cơ sở các văn bản của Đảng và Nhà nước về CNTT, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII và Chiến lược phát triển triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010 đã xác định rằng ứng dụng và phát triển CNTT có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành các quyết định số 305-QĐ/TU ngày 18/3/2002 thành lập Ban chỉ đạo CNTT Tỉnh ủy giai đoạn 2001-2005 và các giai đoạn tiếp theo; số 274-QĐ/TU ngày 02/12/2002 phê duyệt Đề án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tại Tỉnh ủy giai đoạn 2001-2005, số 56-QĐ/TU ngày 20/01/2006, phê duyệt Dự án bổ sung và điều chỉnh Dự án Tin học hóa hoạt động cơ quan Đảng tại Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giai đoạn 2003-2005. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các quyết định số 662/QĐ-UB ngày 06/3/2002 thành lập Ban chỉ đạo CNTT tỉnh; số 1899/QĐ-UB ngày 24/5/2002 phê duyệt Đề án Tin học hóa QLHCNN giai đoạn 2001-2005; số 2728/QĐ-UB ngày 09/8/2004, thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông. Nhiều sở, ngành cũng đã thành lập ban quản lý, ban điều hành CNTT với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT. Trong Đề án Tin học hóa hoạt động các cơ quan Đảng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005, đã nêu rõ hai mục tiêu sau. - Nâng cao tiềm lực CNTT trong các cơ quan Tỉnh ủy (nâng cao nhận thức và khả năng sử dụng CNTT, đào tạo chuyên viên kỹ thuật và nhân viên tác nghiệp CNTT); xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng hệ thống thông tin và CSDL; nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT. - Các dự án trong Đề án bao gồm: xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Đảng; đào tạo tin học; hệ chương trình quản lý hồ sơ công việc phục vụ quản lý, điều hành của lãnh đạo; hệ chương trình tổng hợp thông tin báo cáo; hệ quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo; trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, điều hành; xây dựng các CSDL phục vụ quản lý của mỗi đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy; xây dựng các CSDL quản lý đảng viên [46, tr.5]. Trong Đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005 cũng nêu rõ sáu mục tiêu sau. - Xây dựng các hệ thống tin học hoá QLHCNN, phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, điều hành trong hệ thống các cơ quan QLHCNN; hoàn thiện và thống nhất áp dụng các chương trình ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành: quản lý hồ sơ công việc, thư tín điện tử, gửi nhận văn bản điện tử, quản lý cán bộ... - Tổ chức xây dựng và tích hợp các CSDL chuyên ngành, trước hết là ở những sở, ban, ngành trọng điểm như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, KHCN và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Thống kê,... để sử dụng chung; - Tin học hoá, thực hiện điểm một số dịch vụ công nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan QLHCNN trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng gắn với việc cải tiến thủ tục hành chính; - Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về CNTT có đủ năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực để đáp ứng nhiệm vụ triển khai dự án. Phổ cập CNTT cho cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và cán bộ nghiệp vụ của các cơ quan hành chính cấp xã trở lên để có đủ khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính trong xử lý công việc thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; - Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực QLHCNN, cải cách bộ máy tổ chức và lề lối làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền của HĐND và UBND tỉnh; - Đề án xây dựng 21 dự án ứng dụng CNTT trong QLHCNN. Các dự án được phân công các đơn vị làm chủ đầu tư như sau: i) Văn phòng HĐND và UBND tỉnh: chương trình quản lý hồ sơ công việc phục vụ quản lý, điều hành; ii) CSDL tổng hợp thông tin báo cáo; iii) CSDL quy phạm pháp luật tỉnh Vĩnh Phúc; iv) CSDL quản lý thi đua khen thưởng; v) CSDL thông tin KT-XH tổng hợp; vi) CSDL quản lý công tác hồ sơ lưu trữ; vii) hệ thư tín điện tử trong hệ thống QLHCNN tỉnh; viii) trang thông tin điện tử phục vụ quản lý, điều hành; trang thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc; ix) Sở Tài chính - Vật giá: ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính; x) Thanh tra Nhà nước tỉnh Vĩnh Phú: CSDL quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo; xi) Sở KHCN và Môi trường: cụ thể hoá và thể chế hoá các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; xii) Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND tỉnh: xây dựng hệ CSDL quản lý cán bộ, công chức tỉnh Vĩnh Phúc; xiii) Sở Địa chính chủ trì phối hợp với Sở KHCN và Môi trường: CSDL hệ thống thông tin địa lý GIS tỉnh Vĩnh Phúc; xiv) Sở Kế hoạch và Đầu tư: CSDL cấp giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh; xv) quản lý công tác đầu tư và xây dựng; xvi) CSDL quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công an tỉnh: CSDL quản lý nhân khẩu, hộ khẩu; xvii) Sở Địa chính chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã: Quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; xviii) Sở Xây dựng: CSDL quản lý, cấp phép xây dựng; xix) Sở Giao thông - Vận tải: CSDL quản lý, cấp giấy phép điều khiển và cấp phép lưu hành các phương tiện tham gia giao thông; xx) dự án xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật CNTT (xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, đường truyền và mạng LAN tại các sở, ngành và UBND 7 huyện, thị xã); xxi) dự án đào tạo cán bộ, công chức về CNTT [53]. 2.2.2.2.Thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT Về hạ tầng mạng viễn thông và Internet Đến tháng 12/2005, trên địa bàn Vĩnh Phúc có 02 tổng đài trung tâm, 21 tổng đài vệ tinh CSND và 6 tổng đài độc lập với tổng dung lượng trên 93.000 số, hiệu số sử dụng đạt 76,6%. Tất cả các huyện đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì [2]. Trong tỉnh có 3 mạng điện thoại di động Mobifone, Vinaphone và Viettel Mobile. Mobifone có 7 trạm phát sóng, Vinaphone có 16 trạm và Viettel Mobile có 18 trạm. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng và bảo đảm phủ sóng toàn diện tích. Năm 2005, EVN Telecom đang triển khai lắp đặt 06 thiết bị mạng thông tin di động công nghệ CDMA băng tần 450Mhz tại Vĩnh Phúc, dự kiến phủ sóng tất cả các huyện. Đây sẽ là tiến bộ kỹ thuật mới về CNTT và có sức ảnh hưởng rất mạnh đến ứng dụng CNTT [2]. Về mạng Internet và VoIP: có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ là VDC và Viettel. Đến nay đã có gần 250 thuê bao ADSL trên địa bàn tỉnh. Có 41 kênh thuê riêng (leased line) cho các đơn vị [2]. Bảng 2.8: Thống kê các dịch vụ viễn thông và Internet Dịch vụ 2001 2002 2003 2004 2005 Điện thoại cố định 25.148 34.149 46.484 60.246 71.550 Điện thoại di động 17.250 20.108 38.624 Thuê bao Internet 2.000 2.200 ADSL 50 249 (Nguồn: Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc) Dịch vụ điện thoại cố định đã được phổ cập trong toàn tỉnh, 100% số xã và 95% số thôn có máy điện thoại. Dịch vụ điện thoại cố định đã triển khai ở tất cả các trung tâm huyện, nhưng trong tỉnh vẫn còn nhiều khu vực trang bị điện thoại kém. Ví dụ huyện Lập Thạch có mật độ điện thoại /100 dân ở mức 3,1 máy. Truy cập Internet và VoIP đã được cung cấp trong toàn tỉnh. Internet băng rộng sử dụng công nghệ ADSL mới chỉ có ở Vĩnh Yên, Phúc Yên và Mê Linh [2]. Bảng 2.9: Mật độ điện thoại cố định tại các địa phương năm 2005 STT Đơn vị hành chính Số thuê bao cố định Mật độ điện thoại cố định/100 dân 1 Vĩnh Yên 13.906 16,8 2 Phúc Yên 12.409 14,3 3 Tam Đảo 1.944 2,87 4 Mê Linh 8.218 4,5 5 Vĩnh Tường .624 4,97 6 Yên Lạc 8.201 5,6 7 Tam Dương 3.550 3,55 8 Bình Xuyên 6.933 6,5 9 Lập Thạch 6.765 3,1 Toàn tỉnh 71.200 6,1 (Nguồn: Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc) Trong tỉnh, ước có khoảng 24.000 thuê bao điện thoại di động, trong đó có khoảng 5.000 thuê bao trả sau. Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động bình quân năm 2004 và 2005 là 60%/năm. Mật độ điện thoại cố định và di động bình quân năm 2004 đạt 9,42 máy/100 dân. Tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh vào khoảng 2000, đạt mật độ 0,17 thuê bao/100 dân [2]. Phát triển hệ thống máy tính và kết nối Internet Cấp tỉnh, huyện. Đến năm 2005, tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh đã được trang bị 52 máy chủ, 982 máy trạm; 149 máy tính đơn lẻ không kết nối mạng; 12 đơn vị kết nối Internet băng thông rộng ADSL; 5 đơn vị sử dụng đường Internet tốc độ cao leasedline; 29 đơn vị sử dụng Internet qua đường dial-up [2]. Đề án tin học hóa hoạt động các cơ quan đảng tỉnh Vĩnh Phúc đã có những thành công bước đầu thể hiện ở các kết quả chủ yếu sau. Thứ nhất, đã xây dựng được nền móng về cơ sở hạ tầng công nghệ đáp ứng cho nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động của Tỉnh uỷ, huyện uỷ và các đơn vị trực thuộc trước mắt và các năm sau. Đã hình thành một mạng WAN nối mạng LAN cơ quan Tỉnh uỷ với mạng LAN của các huyện, thị uỷ, Đảng uỷ các cơ quan dân chính đảng, đảng uỷ các doanh nghiệp. Đã kết nối mạng Tỉnh uỷ với mạng của Văn phòng Trung ương Đảng, với mạng của UBND tỉnh bằng đường cáp quang, mạng đã hoạt động thông suốt từ Trung ương tới Tỉnh uỷ, các huyện uỷ,... Thứ hai, đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo đối với lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên, từ tỉnh đến huyện, từ chỗ hoàn toàn xa lạ với máy tính điện tử, chưa nói gì đến việc ứng dụng CNTT, thì nay người có khả năng thấp nhất cũng biết sử dụng máy để khai thác được một số thông tin thông thường, còn nhiều người đã biết sử dụng cho việc nhập cơ sở dữ liệu, đưa thông tin vào mạng; thực hành ứng dụng các phần mềm tác nghiệp do Trung ương quy định, qua mạng nội bộ biết khai thác, quản lý, điều hành, phục vụ cho một số hoạt động trong các cơ quan đảng. Thứ ba, đã tích hợp thông tin, đưa các văn bản quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh như nghị quyết, chỉ thị, đề án, chương trình,... vào mạng; đồng thời cập nhật các văn bản mới có tính phổ biến rộng rãi vào mạng; xây dựng kho tư liệu Tỉnh uỷ. Thứ tư, đã thực hiện được một số ứng dụng trên mạng theo quy định và hướng dẫn của Trung ương: đăng ký, quản lý, theo dõi công văn đi, đến và quá trình chu chuyển văn bản xử lý nội bộ; quản lý mục lục hồ sơ lưu trữ; quản lý, sử dụng thư tín điện tử; quản lý hồ sơ theo dõi cấp phát tài chính, tài sản đảng; quản lý theo dõi việc tiếp nhận và phân hướng xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đảng viên, nhân dân gửi đến Tỉnh uỷ; quản lý lịch công tác của cấp uỷ; tiếp nhận và chuyển bản tin Thông tấn xã Việt Nam đến người được phép đọc; ứng dụng trong việc làm thẻ mới, phục vụ cho công tác đổi thẻ cho đảng viên toàn tỉnh, bảo đảm chất lượng, kịp tiến độ thời gian từng đợt do Trung ương quy định; ứng dụng trong việc quản lý sơ yếu cán bộ, quản lý CSDL hồ sơ đảng viên. Cấp xã. Kết quả điều tra khảo sát tại 7 phường, 3 thị trấn và 38 xã trong tỉnh Vĩnh Phúc (trong tổng số 152 phường, xã, thị trấn) cho thấy, trung bình mỗi đơn vị đã có 2 máy tính, trong đó số lượng cao hơn ở các phường, thị trấn. Mức trang bị như vậy về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT [2]. Phát triển các mạng cục bộ Cấp tỉnh, huyện. Theo kết quả thống kê sơ bộ, các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh đã xây dựng được 34 mạng cục bộ (LAN) với 52 máy chủ, 982 máy trạm. Các sở, ban, ngành bắt đầu có những chuyển biến tích cực, chủ động từng bước xây dựng và mở rộng mạng máy tính cục bộ để thực hiện các ứng dụng CNTT phục vụ thiết thực cho công việc của ngành, lĩnh vực mình [2]. Cấp xã. Số liệu điều tra tại 48 đơn vị cấp xã (trong tổng số 152 phường, xã, thị trấn của tỉnh), chưa có đơn vị nào có mạng cục bộ [2]. Phát triển mạng diện rộng của tỉnh Trên địa bàn tỉnh, chưa triển khai xây dựng được mạng dùng riêng. Trên thực tế, các đơn vị có thể truy cập vào Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh để thực hiện một số dịch vụ cơ bản. Do nhu cầu công tác chuyên ngành, hiện nay một số đơn vị đã thực hiện kết nối với mạng của các cơ quan quản lý ngành dọc của Trung ương. Như vậy, bước đầu đã có sử dụng mạng diện rộng và mạng quản lý ngành phục vụ quản lý. Bảng 2.10: Một số đơn vị có kết nối mạng với cơ quan trung ương Đơn vị Mạng kết nối Văn phòng Tỉnh ủy Hệ thống mạng của Văn phòng TW Đảng Văn phòng UBND tỉnh Mạng của Văn phòng Chính phủ Sở KHCN VISTA của Trung tâm thông tin tư liệu Quốc gia Sở Tài chính Mạng của Bộ Tài chính Sở Tài nguyên và Môi trường Mạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh Mạng của Ủy ban Dân số, Gia đình và và Trẻ em Việt Nam Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc Mạng của Bộ Tài chính Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Vĩnh Phúc Mạng của Quỹ hỗ trợ phát triển Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh Hệ thống mạng của các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh Trung ương Cục thuế Mạng của Tổng cục Thuế Bưu điện tỉnh Mạng của Tổng công ty BCVT (VNPT) Điện lực Vĩnh Phúc Công ty Điện lực I Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc Cục Hải quan thành phố Hà Nội (Nguồn: Sở Bưu chính, Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc). Sử dụng các phần mềm Đã có một số phần mềm được đưa vào ứng dụng và đạt hiệu quả như các chương trình: văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ, Quốc hội, của HĐND, UBND tỉnh; cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc; trang thông tin điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy; CSDL về các văn kiện của Đảng bộ tỉnh, quản lý hồ sơ đảng viên; phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, các phần mềm chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê... Theo kết quả tổng hợp chưa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh có gần 150 phần mềm ứng dụng các loại [2]. Thông qua những phần mềm ứng dụng này, các đơn vị đã thực hiện việc truyền, nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định kỳ, đột xuất và thư tín điện tử,... bảo đảm nhanh chóng, an toàn, phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan của Đảng, QLHCNN và phục vụ thiết thực cho sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp... 2.2.2.3. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh Theo thống kê năm 2005, tại các cơ quan cấp tỉnh, huyện, hiện có 73 cán bộ, công chức có trình độ về tin học từ cao đẳng trở lên, 1.101 cán bộ, công chức có chứng chỉ tin học trình độ A trở lên (khoảng 90%), 406 cán bộ, công chức thường xuyên truy cập, khai thác sử dụng Internet, 365 cán bộ, công chức có hộp thư điện tử, 32 cán bộ quản trị mạng tại các sở, ngành, đơn vị; 22 đơn vị có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT. Theo số liệu điều tra tại 7/12 phường, 4/6 thị trấn, có khoảng 27% số cán bộ phường biết dùng máy tính và khoảng 5% biết sử dụng Internet; tại 46/134 xã, số cán bộ UBND xã biết dùng máy tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 18% và dưới 2% biết sử dụng Internet; chưa có cán bộ chuyên môn về CNTT. Theo số liệu điều tra năm 2005, tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh, tỷ lệ cán bộ được đào tạo chính quy và đào tạo tại chỗ dài hạn về CNTT còn rất thấp, khoảng 3,5%. Phần lớn cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước biết sử dụng các ứng dụng CNTT do được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn. Tỷ lệ cán bộ UBND phường được đào tạo, bồi dưỡng về CNTT là khoảng 11%. Khoảng 15% cán bộ UBND thị trấn và 9% cán bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan