Đồ án Xây dựng chương trình đóng gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM

Mục lục

Chương 0 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1.Tầm quan trọng trong việc xây dựng nên công cụ tạo gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM trong e-learning 5

2.Tình hình thực tế. 5

3.Nhiệm vụ của đề tài. 5

Chương I 7

SỰ RA ĐỜI CỦA CHUẨN SCORM 7

1.1.Mở đầu. 7

1.1.Mở đầu. 8

1.2.Phương pháp đào tạo truyền thống. 8

1.3. Ưu điểm của phương pháp giảng dạy có ứng dụng khoa học và công nghệ. 9

1.4.E-Learning là gì ? 9

1.5 Sự ra đời của các đặc tả trong e-Learning. 12

1.6.Đặc tả thông dụng trong e-Learning -Chuẩn SCORM. 13

1.7.Chuẩn SCORM. 15

1.8.Sự phát triển của SCORM qua các phiên bản. 17

1.9.Kết chương. 17

Chương II 17

CHUẨN SCORM 17

2.1.Tổng quan. 18

2.2.Các thành phần chính trong phiên bản SCORM 2004. 19

2.3.Tìm hiểu về XML. 20

2.3.1.Các hạn chế của HTML. 20

2.3.2.XML là gì ? 21

2.3.3.DTD. 22

2.3.4.XML Schema. 23

2.4.Mô hình đóng gói nội dung (Content Aggregation Model). 26

2.4.1.Mô hình tích hợp. 26

2.4.2.Các thành phần chính trong mô hình tích hợp nội dung SCORM 26

2.4.2.1.Asset. 27

2.4.2.2.SCO (Sharable Content Object). 27

2.4.2.3.Tổ chức nội dung (Content Organization) 29

2.4.3.Các thành phần siêu dữ liệu của gói nội dung. 30

2.5. Đóng gói nội dung trong SCORM 31

2.5.1.Sơ lược. 31

2.5.2.Các thành phần của một gói nội dung 32

2.5.3.Các thành phần của một Manifest. 33

2.5.4.Xây dựng gói (Building Content Packaging). 36

2.6.SCORM Metadata. 37

2.6.1.Sơ lược 37

2.6.2. Tạo SCORM meta-data. 37

2.6.3.Mở rộng Meta-data. 38

2.6.4. Các profile ứng dụng của SCORM Meta-data . 39

2.7.SCORM Sequencing & Navigation trong gói nội dung. 39

2.7.1.Sơ lược. 39

2.7.2.Các khái niệm cơ bản. 40

2.7.2.1. Content Structure và Acitivity Tree. 40

2.7.2.2.Learning Activity. 43

2.7.2.3. Bắt đầu và kết thúc phiên xác định thứ tự 43

2.7.2.4. Theo dõi trạng thái của activity. 44

2.7.3.Sequencing và Navigation trong gói nội dung. 44

2.8.Kết chương 46

Chương 3 47

TẠO GÓI NỘI DUNG TUÂN THỦ CHUẨN SCORM 47

3.1.Sơ lược. 47

3.1.Sơ lược. 48

3.2.Các phương pháp dẫn dắt nội dung. 48

3.3.Các yêu cầu đặt ra cho xây dựng gói bài giảng E-Course. 49

3.4.Các yêu cầu đối một công cụ tổ chức và đóng gói nội dung học tuân thủ SCORM . 50

3.5.Lựa chọn công nghệ triển khai. 52

3.5.1.Ngôn ngữ triển khai. 52

3.5.2.Công nghệ Java. 53

3.5.3. Các dự án mã nguồn mở tạo công cụ đóng gói. 55

3.5.4.Có thể tận dụng được gì từ cộng đồng mã nguồn mở 56

Chương 4 57

PHÂN TÍCH THIẾT KÊ VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH ĐÓNG GÓI NỘI DUNG TUÂN THEO CHUẨN SCORM 2004. 57

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình đóng gói nội dung tuân theo chuẩn SCORM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhiệm dịch các thông tin xác định thứ tự mô tả trong Content Organization và áp dụng các hành vi xác định thứ tự (sequencing behavior – chúng ta sẽ giải thích kĩ hơn trong phần Sequencing & Navigation) để kiểm soát thứ tự thực tế của các tài nguyên học tập (learning resources) lúc chạy. Hãy nhớ lại trước khi có SCORM và sự nhận thức chuyển đổi sang các chiến lược phát triển có thể sử dụng lại thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Ở thời kì CBT (computer-based training) thì các công cụ tạo bài giảng thường được gắn với các thông tin xác đinh thứ tự và duyệt (sequencing and navigation information) với nhiệm vụ kiểm soát xem phần nào của cua học sẽ đưa cho sinh viên xem theo một định dạng riêng. Chính vì vậy, rất khó khăn để chia sẻ các nội dung giữa các môi trường tạo nội dung khác nhau và khó có thể sử dụng lại nội dung trong các ngữ cảnh khác nhau có các yêu cầu về xác định thứ tự khác nhau. Với SCORM, chúng ta sẽ thấy ở các phần sau, thông tin về xác định thứ tự định nghĩa trên các activities được biểu diễn trong Content Organization và được đặt ở ngoài các tài nguyên học tập gắn liền với các activities. LMS sẽ có trách nhiệm tìm kiếm và hiển thị các tài nguyên học tập gắn liền với các activities dựa theo các thông tin xác định thứ tự được quy định trước. Đây là một ý tưởng rất quan trọng bởi vì khả năng sử dụng lại tài nguyên học tập sẽ bị hạn chế nếu một tài nguyên học tập được gắn liền với các thông tin xác định thứ tự phụ thuộc ngữ cảnh cụ thể của cua học. Ví dụ, nếu một tài nguyên học tập chứa một rẽ nhánh “chặt” tới một tài nguyên học tập khác dưới một điều kiện cụ thể thì nó không thể dùng lại trong một cua học khác khi tài nguyên học tập thứ hai không thể áp dụng được hoặc không có. Tuy nhiên, SCORM cũng biết rằng một vài tài nguyên học tập có thể chứa tính logic riêng bên trong nó. Một tài nguyên học tập như vậy có thể rẽ nhánh bên trong nó phụ thuộc các tương tác của người dùng. Những rẽ nhánh đó trong suốt đối với LMS và hợp lý cho các tài nguyên học tập nào đó. Hình X.Cấu trúc nội dung 2.4.3.Các thành phần siêu dữ liệu của gói nội dung. Siêu dữ liệu ở đây miêu tả cách ánh xạ các thành phần siêu dữ liệu của đối tượng nội dung học trong chuẩn IEEE Learning Technology Standards Committee (LTSC) Learning Object Metadata (LOM) đối với cho mỗi thành phần của SCORM Content Model.Nói chung, meta-data sẽ được sử dụng cho Assets, SCOs, Activities, và Content Organizations để mô tả chúng theo một cách có quy trình sao cho các thành phần trên có thể được xác định, phân loại, tìm kiếm trên các hệ thống khác nhau để tăng cường tính sử dụng lại và chia sẻ (reuse and shared).Các chính sách quy định sự áp dụng meta-data cho các thành phần của Content Aggregation Model phải được định nghĩa trong các tổ chức mong muốn sử dụng lại dựa trên các yêu cầu của các tổ chức đó. SCORM không có ý định áp đặt các yêu cầu liên quan tới quy mô sử dụng các thẻ(tag) của các thành phần Content Model mà chỉ cung cấp các hướng dẫn thực tế, dựa trên chuẩn cho các tổ chức muốn sử dụng lại và chia sẻ nội dung học tập. Siêu dữ liệu của tích hợp nội dung : Là siêu dữ liệu phục vụ cho mục đích tích hợp nội dung.Mục tiêu là làm cho việc tích hợp nội dung được thực hiện nội tại bên trong gói nội dung,cung cấp các thông tin cần thiết. Siêu dữ liệu SCO : Là thông tin mô tả về SCO.Các thông tin mô tả này làm đơn giản việc tái sử dụng và tìm kiếm tài nguyên học trong kho lưu trữ trực tuyến . Do SCO được xây dựng thành các đơn vị học độc lập và chỉ được kích hoạt bởi hệ quản trị do vậy ỹ nghĩa của siêu dữ liệu của SCO rất quan trọng cho phép sử dụng SCO không chỉ cho một gói nội dung mà có thể được sử dụng trong nhiều gói nội dung học khác nhau. Siêu dữ liệu Asset : Là thông tin mô tả về Assets đó. Các thông tin mô tả này làm đơn giản việc tái sử dụng và tìm kiếm tài nguyên học trong kho lưu trữ trực tuyến. Áp dụng siêu dữ liệu : Cơ chế để ràng buộc các thành phần Content Model để phù hợp với Meta-data application profile là Content Package. Hiện tại có 5 nơi mà meta-data có thể áp dụng trong gói nội dung (content package): Manifest: Meta-data tại mức manifest level (Content Aggregation Meta-data) phải tuân theo quy định bởi IEEE LTSC LOM nhưng không có ràng buộc bổ sung ở phía SCORM. Organization: Meta-data tại mức tổ chức mô tả toàn bộ Content Organization. Nó có thể là một cua học, một bài, hoặc bất kỳ một đơn vị giảng dạy nào có cấu trúc. Item: Meta-data ở mức item mô tả mô tả hệ thống phân cấp của các activities theo phương thức phụ thuộc ngữ cảnh. Resource: Meta-data tại mức này mô tả tài nguyên theo kiểu SCO hoặc asset. File: Meta-data tại mức này mô tả một asset theo cách thức không phụ thuộc ngữ cảnh. 2.5. Đóng gói nội dung trong SCORM 2.5.1.Sơ lược. Phần đóng gói nội dung chủ yếu dựa trên IMS Content Packaging(CP) Specification Mục đích là cung cấp một cách chuẩn hoá trao đổi nội dung học tập giữa các hệ thống (các hệ quản trị khác nhau) hoặc công cụ khác nhau (các công cụ biên soạn và đóng gói nội dung). Ngoài ra đóng gói nội dung cũng cung cấp các mô tả về cấu trúc và thứ tự xác định của các nội dung học tập. Đóng gói nội dung được mong chờ để sử dụng di chuyển nội dung học hay tập hợp các nội dung học giữa các hệ quản trị (LMS),giữa các công cụ phát triển và các kho nội dung.IMS Content Packaging Specification cung cấp một định dạng chuẩn chung Input/Output cái mà bất cứ hệ thống nào cũng đều hỗ trợ.Sắp tới ta sẽ trình bầy các phần sau đây : Content Package Components : định nghĩa các khái niệm cơ bản trong một gói nội dung (Content Package). Chúng ta sẽ cần phải hiểu khái niệm này trước khi chuyển sang tìm hiểu các phần sau nó. Components of a Manifest : định nghĩa các thành phần của một manifest. Manifest được xem như thành phần cốt yếu của một gói nội dung. Nó dùng để mô tả các thành phần của một gói nội dung. Building Content Packages : định nghĩa quá trình xây dựng một gói nội dung. Phần này tập trung vào việc tạo ra một gói nội dung và tệp manifest. SCORM Content Package Application Profiles : định nghĩa việc tạo các gói tương thích với SCORM chứa các Assets, SCOs, và Content Organizations. Phần này mô tả hai profile và các yêu cầu đi liền với các profile này. Best Pratices and Practical GuideLines : định nghĩa một loạt các chỉ dẫn và các lời khuyên khi triển khai thật sự việc xây dựng hoặc xử lý các gói nội dung. 2.5.2.Các thành phần của một gói nội dung Phần này mô tả tổng quan về các gói nội dung. IMS Content Packaging Specification mô tả cấu trúc dữ liệu được dùng để đảm bảo tính khả chuyển nội dung dựa trên môi trường Internet tạo ra bởi các công cụ soạn bài giảng, LMS và môi trường thực thi khác nhau. Quy mô của IMS Content Packing Specification là tập trung vào tính khả chuyển giữa các hệ thống mà muốn nhập, xuất, tổng hợp và phân tách các gói nội dung.Một IMS Content Package chứa hai thành phần chính là: Một tài liệu đặc biệt mô tả cấu trúc nội dung và các tài nguyên đi kèm với gói gọi là manifest file, cụ thể là trong gói sẽ là file imsmanifest.xml. File này yêu cầu phải có tại gốc của gói nội dung. Các file vật lý tạo nên gói, gồm các nội dung ,kiểm tra muốn trình bày tới học viên cùng tệp XML Schema cho mô tả loại dữ liệu. Hình X .Sơ đồ khái niệm gói nội dung. Gói nội dung (Content Package) : Gói biểu diễn một đơn vị học tập. Nó có thể là một phần của cua học, một cua học, hoặc tập hợp nhiều cua học khác nhau và được phân phối một cách độc lập.Một gói phải có khả năng tồn tại một mình tức là nó phải chứa các thông tin cần thiết để sử dụng nội dung được đóng gói phục vụ cho việc học tập khi được mở. Manifest : Nếu gói nội dung được dự định để phân phối tới học viên, thì manifest chứa thông tin về nội dung học được tổ chức như thế nào. Manifest phải tuân theo các yêu cầu sau đây : Manifest file phải có tên là imsmanifest.xml. Imsmanifest.xml và các file điều khiển khác (DTD, XSD) phải đặt tại gốc của gói nội dung. Nếu mở rộng được bổ sung thêm bằng các tệp thì các tệp này cũng phải đặt tại gốc của gói. Tất cả các yêu cầu được đặt trong IMS Content Packaging XML Binding Specification. Package Interchange File (PIF) : là việc biểu diễn các thành phần gói nội dung thành một file nén. PIF chứa imsmanifest.xml, tất cả các file điều khiển, và các tài nguyên được tham chiếu từ trong gói nội dung. SCORM khuyến cáo là các gói nội dung được tạo như là PIF. SCORM cũng khuyến cáo thêm là PIF tuân theo RFC 1951.Định dạng .zip tuân thủ tới RFC 1951. 2.5.3.Các thành phần của một Manifest. File manifest biểu diễn các thông tin cần thiết để mô tả các nội dung của gói. Các thành phần của nó được mô tả như hình dưới đây: Hình X.Các thành phần của Manifest Manifest gồm 4 thành phần chính sau đây : Meta-data : dữ liệu mô tả tổng thể gói nội dung Organizations : mô tả cấu trúc nội gói dung hoặc tổ chức các tài nguyên học tập tạo nên một đơn vị đứng độc lập hoăc các đơn vị giảng dạy cũng như chuỗi các qui tắc xác định nên trình tự duyệt gói nội dung. Resources : định nghĩa các tài nguyên học tập được gộp vào trong gói nội dung. (sub)Manifest : mô tả bất kỳ các đơn vị giảng dạy được phân cấp nhỏ hơn (có thể xem như các đơn vị độc lập). Biểu diễn cấu trúc nội dung : Việc tổ chức nội dung SCORM chứa các thành phần mà được dự định đinh nghĩa trong các khía cạnh khác nhau của tổ chức nội dung : Phân cấp nội dung (Content Hierarchy): Đây là biểu diễn dựa trên hình dạng kiểu cây, giống như mục lục, biểu diễn tổ chức logic của các tài nguyên học tập hoặc các activities sử dụng các tài nguyên học tập. Trong nhiều trường hợp, cây phân cấp này có thể được duyệt theo một thứ tự được định trước mà người phát triển nội dung dự định.Ví dụ như viêc chia khóa học thành các module và mỗi module gồm các bài học có thể xen lẫn các bài kiểm tra hoặc học hết các bài kiểm tra sau đó chuyển sang các bài học. Meta-data: Tuỳ chọn, dữ liệu mô tả phụ thuộc ngữ cảnh về activity định nghĩa trong content organization. Meta-data như vậy có thể được sử dụng để mô tả một tài nguyên học tập cụ thể được dùng trong một tổ chức nội dung cụ thể như thế nào. Sequencing, Adaptive Sequencing và Navigation: Các quy định tuỳ chọn có thể được nhúng vào trong tổ chức nội dung nếu người phát triển nội dung muốn kiểm soát các tài nguyên nào được đưa đến cho học viên khi học viên duyệt nội dung. Sắp thứ tự đơn giản nhất là tuần tự qua các đơn vị bài học,phức tạp hơn thì dựa vào các tài nguyên học đã được hoàn thành trước đó của học viên để xác định việc học tiếp theo cho phù hợp tùy theo yêu cầu của người biên soạn. Meta-data Một khi tài nguyên học tập được tạo với mục đích sử dụng lại, tốt nhất là có mô tả các tài nguyên học tập với meta-data. Meta-data cho phép tài nguyên học tập có thể tìm thấy khi nó chứa trong một gói dữ liệu hoặc trong một kho chứa. Nó cũng làm cho tài nguyên học tập có thể sử dụng lại được cao hơn bằng cách chỉ kiểm tra meta-data, không phải mở và kiểm tra tài nguyên bên trong. Có hai loại meta-data. Loại thứ nhất không phụ thuộc ngữ cảnh (context-independent), bởi vì nó quyết định mô tả tài nguyên học tập mà không quan tâm đến nơi nó sẽ tìm thấy, độc lập với bất kỳ chiến lược sử dụng tài nguyên học tập cụ thể. Loại thứ hai là phụ thuộc ngữ cảnh (context-dependent), dựa vào một chiến lược học tập cụ thể. Ví dụ, meta-data có thể được gộp vào giải thích tại sao một activity cụ thể được chèn vào một vị trí cụ thể trong thứ tự giảng dạy. Meta-data thường chỉ các meta-data không thay đổi mà mô tả các asset số, các đối tượng nội dung hoặc tập các đối tượng nội dung. Trong khi đó, meta-data phụ thuộc ngữ cảnh thường dùng để chỉ đến metadata mà chỉ phát huy ý nghĩa trong một ngữ cảnh của một tổ chức nội dung cụ thể. Phát triển và ứng dụng meta-data cho các tài nguyên học tập và tập hợp các tài nguyên học tập là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với cộng đồng e-Learning. Hướng dẫn ứng dụng trong thực tế chưa được phát triển. Trong một vài trường hợp, mục đích chính của meta-data là phát hiện và sử dụng lại nội dung. Trong một vài trường hợp khác, meta-data cung cấp cho soạn giả thông tin về thiết kế và dự định của các đối tượng nội dung được mô tả hoặc item trong tổ chức nội dung. Một vài ý kiến khác thì cho rằng meta-data sẽ giúp cho học viên duyệt nội dung dễ dàng hơn.Chưa có ý kiến thống nhất về cách sử dụng chung của meta-data, nhưng meta-data cung cấp trong cuốn sách này để dùng cho các trường hợp khác nhau có thể dùng đến meta-data. Xác định thứ tự, xác định thứ tự thích nghi và duyệt (Sequencing, Adaptive Sequencing and Navigation) Sequencing & Navigation định nghĩa các luật mà LMS phải tuân theo để biểu diễn một learning experience xác định như dự định của người phát triển nội dung. Learning experience này có thể là tự do lựa chọn, hoặc nó có thể được hướng dẫn bởi một thứ tự nhất định thông qua cấu trúc của tổ chức nội dung. Learning experience có thể thích nghi, với các hành vi khác nhau dựa vào kết quả học tập của học viên hoặc các biến khác có thể được theo dõi bởi LMS. SCORM định nghĩa một tập các luật mặc định mà quản lý xác định thứ tự và duyệt cho một tổ chức nội dung cụ thể. Tuy nhiên, luật mặc định là tự do lựa chon các nội dung học tập, không có rằng buộc. Nhiều nhà phát triển nội dung và thiết kế giảng dạy thích sử dụng các chiến lựoc giảng dạy và học tập cụ thể. Trong các trường hợp như vậy, người phát triển nội dung có thể định nghĩa các luật cụ thể quy định trước một LMS sẽ quản lý learning experience ra sao. Tài nguyên (Resources) Thành phần tài nguyên của một manifest có thể mô tả như các tài nguyên ngoài, cũng như các file chứa nội dung trong gói. Các file này có thể là các file media, các file text, các đối tượng đánh giá hoặc các phần dữ liệu khác dưới dạng điện tử như chỉ ra ở hình duới. File vật lý (Physical ) Đây là thành phần các file vật lý đã được tham chiếu trong thành phần nguồn tài nguyên.Các file này có thể chỉ chưa đựng trong gói nội dung hoặc có thể bao gồm các file bên ngoài được tham chiếu thông qua URI. Hình X .Mô tả các nguồn tài nguyên. 2.5.4.Xây dựng gói (Building Content Packaging). Phần này mô tả các yêu cầu để xây dựng lên gói nội dung tuân thủ chuẩn SCORM .Phần này mô tả XML binding for IMS Content Specification áp dụng cho SCORM. Có một vài luật riêng biệt được tạo ra trong XML Binding : XML binding sẽ tuân theo đặc tả XML 1.0 của W3C . XML binding phải duy trì cấu trúc định nghĩa của IMS Content Packaging Information Model. File Manifest : Phần này định nghĩa các yêu cầu cho việc xây dựng một file imsmanifest.xml. Manifest này được cấu trúc để tổ chức nội dung của gói. Nếu gói (package) được dự định để phân phối cho một học viên thì manifest phải chứa thông tin về nội dung được cấu trúc như thế nào.Phần này mô tả yêu cầu cho mỗi thành phần định nghĩa bởi IMS Content Packaging Specification. Thành phần : Thành phần biểu diễn một đơn vị có thể sử dụng được của giảng dạy bao gồm các thông tin về metadata,sự tổ chức, và các tham chiếu đến các tài nguyên.Thành phần này là thành phần gốc của file imsmanifest.xml. Các thành phần khác được dùng để tham chiếu các (sub)manifest khác trong gói.Thành phần này là thành phần cha,thành phần này chứa các thuộc tính và các thành phần con.Để có thể hiểu chi tiết các thành phần này có tham khảo các tài liệu ghi trong phần phụ lục. 2.6.SCORM Metadata. 2.6.1.Sơ lược Cho đến lúc này, chúng ta đã mô tả các khối cơ bản cho việc phát triển nội dung. Một khi các thành phần nội dung đã được xây dựng, rất có ích nếu chúng ta mô tả các thành phần này theo một cách nhất quán. Mô tả các thành phần này với meta-data cho phép tìm kiếm và phát hiện các thành phần trong các hệ thống. Một LMS có thể dùng meta-data để đưa cho học viên thông tin về tổ chức nội dung (cua, bài, module). Meta-data có thể dùng tại thời điểm thực thi để giúp trong việc đưa ra quyết định là thành phần mô hình nội dung gì sẽ phân phối cho học viên. 2.6.2. Tạo SCORM meta-data. Phần dưới đây phác thảo các thành phần meta-data LOM (Learning Object Meta-data) XML. Theo IEEE, mọi thành phần meta-data LOM là tùy chọn. Điều này có nghĩa là khi xây dựng một XML meta-data instance, người phát triển nội dung có thể chọn tùy ý thành phần nào để sử dụng trong nội dung của mình. Để đáp ứng các yêu cầu cao cấp của ADL, SCORM đặt ra thêm một số yêu cầu nữa về các thành phần nào là bắt buộc trong SCORM-conformant Meta-data XML Instances. Các yêu cầu bổ sung này nhằm tăng cường tính khả năng mô tả các đối tượng nội dung này meta-data và khả năng tìm kiếm các đối tượng học tập trong một kho dữ liệu do đó chúng có thể sử dụng lại trong các ngữ cảnh khác. LOM Information Model được chia ra làm 9 loại. Các loại này dựa trên các định nghĩa trong LOM Information Model. 9 loại thành phần meta-data là : Loại General có thể được sử dụng để mô tả các thông tin chung về SCORM Content Model Component. Loại Life Cycle có thể dùng để mô tả các đặc điểm liên quan đến lịch sử và trạng thái hiện tại của SCORM Content Model Component và những đặc điểm khác ảnh hưởng đến thành phần trong quá trình phát triển. Loại Meta-data có thể được sử dụng để mô tả thông tin về bản thân meta-data (không phải là SCORM Content Model Component). Loại Technical có thể được dùng để mô tả các yêu cầu về mặt kĩ thuật và các đặc trưng của SCORM Content Model Components. Loại Educational có thể được sử dụng để mô tả các đặc trưng về sư phạm và giáo dục của SCORM Content Model Component. Loại Rights có thể được sử dụng để mô tả các luật về sở hữu trí tuệ và các điều kiện sử dụng SCORM Content Model Component. Loại Relation có thể được sử dụng để mô tả các đặc điểm định nghĩa các mối quan hệ giữa SCORM Content Model Component và các thành phần hướng tới khác. Loại Annotation có thể được sử dụng để cung cấp các lời giải thích về cách sử dụng cho mục đích giáo dục của SCORM Content Model Component và thông tin về khi nào và ai tạo ra các lời giải thích này. Loại Classfication có thể được sử dụng để mô tả SCORM Content Model Component thuộc vào một hệ thống phân loại cụ thể. Dưới đây, chúng ta giới thiệu một số thành phần mẫu của Meta-data. Để chi tiết hơn xin xem trong cuốn sách SCORM CAM. 2.6.3.Mở rộng Meta-data. Trong một vài tình huống, các tổ chức thấy tập các thành phần cơ bản metadata định nghĩa bởi LOM không đủ để mô tả SCORM Content Model Requirements. Tổ chức có thể đặt ra một tập các mở rộng metadata riêng để mô tả các thành phần trong gói nội dung. Có hai loại mở rộng cho phép trong LOM: Mở rộng thành phần XML. Cơ chế đầu tiên này cho phép mở rộng các thành phần mô hình dữ liệu LOM. Nó cho phép đưa thêm các thành phần vào meta-data instances. Ví dụ, một tổ chức muốn có thêm thông tin bổ sung về các luật sở hữu trí tuệ, thì tổ chức đưa thêm các thành phần mong muốn vào Rights Category. Các mở rộng về vốn từ trong LOM. Một vài thành phần IEEE có một danh sách các từ tương ứng, SCORM khuyến cáo sử dụng các từ này. Tuy nhiên, đây chỉ là một khuyến cáo và các thể hiện meta-data không được yêu cầu là phải sử dụng các từ này. Nếu tổ chức muốn dùng một tập các từ khác, tổ chức có vài lựa chọn. Nếu tổ chức muốn các từ mở rộng được kiểm tra, ADL khuyến cáo dùng cách tiếp cận kiểm tra tính đúng đắn của schema tùy biến. Sau đây là một vài lưu ý khi thực hiện mở rộng : Khi tạo các thành phần mở rộng, không được phép định nghĩa các thành phần chứa cùng một cú pháp như các thành phần định nghĩa trong IEEE LOM. Meta-data chỉ dựa trên các giá trị khuyến cáo sẽ có tính khả chuyển cao nhất. Để đảm bảo tính khả chuyển cao, ADL khuyến cáo nếu mở rộng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của một cộng đồng, thì cộng đồng đó nên nhóm họp để xác định ra một tập các mở rộng cho cộng đồng của mình. 2.6.4. Các profile ứng dụng của SCORM Meta-data . SCORM Meta-data Application Profiles mô tả sư tích hợp của IEEE LOM trong môi trường SCORM. Các profiles này bắt buộc sử dụng các thành phần meta-data khi LOM Meta-data được áp dụng cho SCORM Content Model Components. Trong phạm vi SCORM, meta-data có thể được sử dụng để mô tả các thành phần các SCORM Content Model Components khác nhau. Các profiles ứng dụng được định nghĩa trong phần này phác họa các yêu cầu cho việc xây dựng các thể hiện meta-data của các loại sau: Content Aggregation Meta-data Content Organization Meta-data Activity Meta-data SCO Meta-data Asset Meta-data. Trong SCORM, Meta-data Application Profiles mô tả việc sử dụng và tạo các thể hiện của meta-data như thế nào. SCORM đặt ra các rằng buộc bổ sung vào ứng dụng của chuẩn. Các yêu cầu đó được mô tả như sau: Các thành phần bắt buộc. SCORM mô tả tập các thành phần bắt buộc trong các profile ứng dụng khác nhau. LOM chỉ ra tất cả các thành phần là tùy chọn. Tuy nhiên, nếu không có yêu cầu về các thành phần nào được sử dụng lúc tạo meta-data, thì khả năng tìm và phát hiện trong các kho chứa và các hệ thống khác có thể không thực hiện được. Các yêu cầu bắt buộc của SCORM nhằm giải quyết vấn đề tìm kiếm và phát hiện. Sử dụng vốn từ xác định trước Các lời khuyên khi triển khai. 2.7.SCORM Sequencing & Navigation trong gói nội dung. 2.7.1.Sơ lược. Các qui tắc và trình tự duyệt gói nội dung học tuân thủ chuẩn SCORM giúp tạo ra các chiến lược học tâp được tổ chức ADL phát triển từ IMS Simple Sequencing (SS).Chú ý từ đơn giản (simple) ở đây không phải có nghĩa các đặc tả này đơn giản dễ hiểu mà là sự hạn chế về số lượng các hành vi mà nó mô tả.Phần này định nghĩa các đặc tả của IMS được áp dụng trong môi trường SCORM ra sao. Nó xác định các hành vi cần thiết và các chức năng mà một LMS tương thích với SCORM phải thực hiện để xử lý thông tin xác định thứ tự lúc thực thi. Cụ thể hơn, nó mô tả việc rẽ nhánh và luồng của hoạt động học tập (learning activities) thông qua một thuật ngữ là cây hoạt động (Activity Tree), dựa trên các tương tác của học viên với các đối tượng nội dung và chiến lược xác định thứ tự được quy định trước.Việc duyệt trong SCORM với giả định rằng đã tồn tại giao diện người dùng để kích hoạt các sự kiện duyệt.Giao diện người dùng có thể cung cấp bởi LMS hoặc được nhúng trong các đối tượng học tập. Khi học viên kích hoạt giao diện người dùng (chẳng hạn click vào một nút), LMS sẽ dịch sự kiện ra thành yêu cầu duyệt tương ứng với nó, xử lý yêu cầu, và có thể chỉ ra hoạt động học tập (learning activity) tiếp theo để phân phối cho học viên. SN cũng mô tả một mô hình dữ liệu lúc thực thi mà SCO có thể sử dụng để thông báo các yêu cầu duyệt cho LMS. 2.7.2.Các khái niệm cơ bản. 2.7.2.1. Content Structure và Acitivity Tree. Sơ đồ Content Structure là một công cụ rất thông dụng được sử dụng bởi cộng đồng thiết kế bài giảng mô tả mối liên hệ phân cấp của một learning experience (kinh nghiệm học tập - tức là một loạt các đối tượng sắp xếp theo một thứ tự nhất định nhằm thể hiện một mục đích học tập nào đó. IMS SS Specification định nghĩa và sử dụng một khái niệm tương tự gọi là Activity Tree nhằm thể hiện để mô tả cấu trúc của các đơn vị học tập. Activity Tree cho phép mô tả các yêu cầu xử lý và thông tin như là các thuật toán xác định thứ tự và các hành vi theo một cách độc lập.Hình vẽ dưới đây mô tả một Activity Tree : Hình vẽ biểu diễn một Activity Tree. Gốc là “Course” (Cua học) - cũng là một learning activity – mà sau này chúng ta sẽ gọi nó là một cluster. Thường thì các chương trình LMS sẽ thực thi một cấu trúc như Activity Tree để tuân theo Sequencing Definition Model và Sequencing Behavior (sẽ đề cập sau). Xây dựng một cây hoạt động (Activity Tree) từ một Content Package Trong cuốn sách CAM định nghĩa một cấu trúc cung cấp một tổ chức của nội dung học tập. Đây chính là dạng của một Content Organization được biểu diễn trong một gói nội dung (content package) thông qua thành phần . Mỗi item trong cấu trúc phân cấp biểu diễn một đơn vị học tập. Item có thể có các item con trong đó và được gán thêm các nhãn tùy theo ý đồ của người thiết kế. Ví dụ như khóa học, module, đơn vị, bài học…Hãy xem hình vẽ dưới để hiểu cách xây dựng một cây hoạt động (Ativity Tree )từ một Content Package. Hình X.Mối quan hệ giữa Content Organization và Activity Tree. Bây giờ, chúng ta sẽ giải thích cụ thể hình vẽ trên. Một cây hoạt động (AT) biểu diễn một cấu trúc nội dung khái niệm rút ra từ thiết kế nội dung, soạn bài và các quá trình tổng hợp nội dung. Một cây hoạt động (AT) biểu diễn như một Content Organization (có thành phần ) trong gói nội dung SCORM (SCORM Content Package) để đảm bảo tính khả chuyển của thông tin xác định thứ tự. Một LMS tuân thủ theo SCORM sẽ dịch các tổ chức nội dung (Content Organizations) sang một cây hoạt động (AT). Một cây hoạt động (AT) biểu diễn cấu trúc dữ liệu mà LMS sẽ thực thi để phản ánh biểu diễn bên trong, có phân cấp của các learning activties đã được đinh nghĩa bao gồm cả các thông tin trạng thái theo dõi cho mỗi hoạt động (activity) trong cấu trúc phân cấp của mỗi học viên. Khi học viên tương tác với nội dung biểu diễn bởi cây hoạt động(AT), LMS sẽ đánh giá thông tin theo dõi và xác định thứ tự để xác định thứ tự tương đối của các learning activites, cũng như tính thích hợp cho các learning activites được thử bởi học viên dựa trên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24800.doc