Dự án đầu tư xây dựng khách sạn Khách sạn New Star, Đà Nẵng

Hiện tại, Đà Nẵng có 145 khách sạn với tổng cộng 4.383 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 17 khách sạn 3 sao với gần 2.066 phòng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000 du khách đến Đà Nẵng trong cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Quận Hải Châu là trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của Đà Nẵng, do đó là quận có thị phần cao nhất về số phòng khách sạn cũng như số lượng khách sạn. Theo ước tính, từ năm 2010 - 2012, nguồn cung thị trường khách sạn tại Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 45 dự án mới, cung cấp khoảng 7.000 phòng từ khách sạn 3 sao đến 5 sao, trong đó 2/3 số dự án mới nằm ở quận Ngũ Hành Sơn với khoảng 4.300 phòng.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5801 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án đầu tư xây dựng khách sạn Khách sạn New Star, Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Hải Vân. Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là 1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt… Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir, vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí. Sông ngòi Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam: Sông Hàn , Sông Cu Đê , Sông Cổ Cò. Kinh tế xã hội Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt 9.236 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung cả nước. Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%. Công nghiệp Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 1.576 ha, thu hút trên 349 dự án trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn 9.600 tỷ đồng. Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính quyền thành phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng ký lên đến 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp: Khu công nghiệp An Đồn Khu công nghiệp Hòa Khánh Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng Khu công nghiệp Liên Chiểu Khu công nghiệp Hòa Cầm Khu công nghiệp Thọ Quang Khu công nghiệp Công nghệ cao Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng Công viên Phần mềm Đà Nẵng b) Thương mại Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với 24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng văn minh, lịch sự, an toàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex, Đệ Nhất Phan Khang, Nhật Linh, Đại Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn [5]...Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng. Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. c) Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng: Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với 59 chi nhánh cấp 1 của các tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 9 ngân hàng nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính và hơn 200 phòng giao dịch ngân hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn; được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung. Bưu chính - Viễn thông Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính). Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển. Công nghệ Thông tin Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn nhất Đà Nẵng. d) Du lịch Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Năm 2010, tổng doanh thu Du lịch của thành phố ước đạt 3.850 tỷ đồng, tăng 20,1%/năm; tổng lượt khách ước đạt 5,8 triệu người, tăng 17,1%/năm, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,6 triệu người, tăng 9%/năm. Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ. Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (1.291 m). Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm. Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm Hải Vân xuyên qua lòng núi giúp cho giao thông giữa hai miền tiện lợi hơn bao giờ hết. Đường hầm dài nhất Đông Nam Á này đã phần nào đặt dấu chấm hết cho tầm quan trọng của con đèo đã đi vào huyền thoại. Tuy vậy, đường đèo Hải Vân vẫn được khách du lịch ưa thích vì cảnh sắc thiên nhiên rất kỳ thú. Bãi biển: Đà Nẵng nổi tiếng là thiên đường biển với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Bãi biển Nam Ô Bãi biển Xuân Thiều Bãi biển Thanh Bình Bãi biển Bắc Mỹ An Bãi biển Non Nước Bãi biển T20 Bãi Bụt Sơn Trà Di tích lịch sử Thành Điện Hải là nơi để lại dấu tích hào hùng về một thời chống thực dân Pháp của nhân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương. Đây cũng là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố. Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chămpa (thường gọi là Cổ viện Chàm) là nơi lưu giữ cả một nền văn hóa Chăm rực rỡ với những pho tượng cổ, những linh vật của Vương quốc Chăm - pa hùng mạnh một thời. Đây là bảo tàng độc đáo và duy nhất của thế giới về nền văn hóa Chăm. Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, đường Phan Chu Trinh, thuộc Tổ 6, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, là đình cổ nhất tại Đà Nẵng. Trong đình thờ 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam từ năm Tân Mão (1471). Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu trong 1 chuyến tuần du phương Nam đã ghé qua và nghỉ lại ở đình này. Sau này, khi chúa băng hà, người dân trong vùng đã lập bài vị thờ chúa tại đây. Đình được Bộ văn hóa thông tích công nhận là di tích lịch sử vào ngày 12/7/2001. Đình Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905). Ngày 4/1/1999 Đình được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đình Tuý Loan hiện ở tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XVIII, cụ thể là vào năm Thành Thái thứ nhất (1889). Cũng như đình Nại Nam và Bồ Bản, đình Túy Loan thờ Thành hoàng bổn xứ và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng. Ngày xưa, hằng năm nhân dân tổ chức lễ tế Xuân vào 14 - 15 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào 14 - 15 tháng 8 âm lịch tại đình. Hiện nay, đình Túy Loan là ngôi đình duy nhất còn giữ được 15 sắc phong từ thời Minh Mạng đến Bảo Đại. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức vào tháng giêng Âm lịch hàng năm, đây là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của cộng đồng Phật giáo tại Đà Nẵng. Lễ Hội Quan Thế Âm được tổ chức dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, thu hút hàng vạn phật tử và du khách trong cả nước về hành hương, thăm viếng. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 1- HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH SẠN KHU VỰC: Thành phố Đà Nẵng là một điểm dừng chân lý tưởng, du khách có thể thưởng thức những giây phút tuyệt vời trên đỉnh núi, trong rừng sâu hay bên bờ sông, bờ biển; cũng có thể hưởng thụ những dịch vụ với chất lượng quốc tế khi nghỉ ngơi tại các khu du lịch của thành phố. Đà Nẵng, với định hướng là một trung tâm dịch vụ, du lịch của miền Trung, của cả nước và xa hơn nữa là khu vực, quốc tế. Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên nhưng cũng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4☆ - 5☆ như Furama, SliverShore Hoàng Đạt, Olalani, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa... hay những khu du lịch sinh thái trong lành như Bà Nà Hills Mountain Resort, Suối Lương, Sơn Trà, Non Nước... Tính đến giữa năm 2010, trên địa bàn Đà Nẵng có 55 dự án du lịch được UBND TP có chủ trương cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 54 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 38 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 20.000 tỷ đồng và 17 dự án nước ngoài với tổng vốn gần 2 tỷ USD, thu hút nhiều tập đoàn lớn như VinaCapital, Indochina Capital… đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Các cơ sở du lịch lớn mới được đưa vào sử dụng như: Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, SliverShore Hoàng Đạt, Xuân Thiều Resort, Olalani Resort, Khu du lịch bán đảo Sơn Trà, nâng cấp khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18 Hiện tại, Đà Nẵng có 145 khách sạn với tổng cộng 4.383 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 17 khách sạn 3 sao với gần 2.066 phòng, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu trú của hơn 8.000 du khách đến Đà Nẵng trong cùng thời điểm. Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở năm quận: Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Quận Hải Châu là trung tâm hành chính, thương mại và dịch vụ của Đà Nẵng, do đó là quận có thị phần cao nhất về số phòng khách sạn cũng như số lượng khách sạn. Theo ước tính, từ năm 2010 - 2012, nguồn cung thị trường khách sạn tại Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 45 dự án mới, cung cấp khoảng 7.000 phòng từ khách sạn 3 sao đến 5 sao, trong đó 2/3 số dự án mới nằm ở quận Ngũ Hành Sơn với khoảng 4.300 phòng. 2- SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH Như đã phân tích trên, tiềm năng phát triển du lịch của Đà Nẵng rất là lớn, việc đầu tư khách sạn góp phần vào tạo ra một cơ sở hạ tầng xã hội vững chắc cho khu vực, góp phần thúc đẩy các thành phần kinh tế xã hội đến đầu tư, tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho xã hội 3- PHÂN TÍCH DỰ BÁO CUNG CẦU VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DỰ ÁN. ĐỊA ĐIỂM HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH: Vị trí xây dựng lô 34-38 đường Phạm Văn Đồng – Sơn Trà- Đà Nẵng Tên công trình : “Khách sạn New Star” 2.ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH Diện tích đất 40x30 = 1200 m2. Diện tích xây dựng : 40x25 m2. Diện tích sàn : 12 000 m2. Số tầng : 8 tầng. Cấp công trình : Cấp I. Tiêu chuẩn : Khách sạn 2 sao. 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA CHẤT. a. Đặc điểm địa hình : Bằng phẳng b. Đặc điểm địa chất và thủy văn : Đất Á cát, Cát. PHÂN TÍCH KĨ THUẬT DỰ ÁN 1- KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ YẾU TT Nội dung công việc Đ.vị K.lượng Biện pháp thi công 01 San nền m3 924/4061,2 Thủ công và cơ giới 02 Đường, nền trong hàng rào Htg 1 - 03 Cổng – hàng rào m 1236 - 04 Bê tông các loại m3 1091 - 05 Thép các loại Tấn 201 - 06 Hệ thống điện trong nhà Htg 01 - 07 Hệ thống cấp nước trong nhà Htg 01 - 08 Hệ thống thoát nước trong nhà Htg 01 - 09 Hệ thống thông tin liên lạc Htg 01 - 10 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Htg 01 - 11 Hệ thống điện chiếu sáng sân vườn Htg 01 - 12 Hệ thống thoát nước ngoài nhà Htg 01 - 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG 2.1 Tổ chức công trường Căn cứ vào khối lượng xây lắp và dự kiến thời gian thi công là 20 tháng (kể cả xây dựng, lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh), dự trù tổ chức thành 3 đội thi công : + 01 đội thi công kết cấu xây dựng nhà chính. + 01 đội thi công điện nước, phòng cháy, chữa cháy, thông tin liên lạc. + 01 đội thi công xây dựng khu vực ngoài nhà chính ( tường rào, nền…v.v) Ngoài ra còn có các đơn vị phụ trợ phối hợp khác: - Nhà máy gia công phụ trợ thép - Xí nghiệp vận tải cơ giới - Xưởng gia công kết cấu thép. 2.2 Kho bãi, lán trại Căn cứ khối lượng vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình, thời gian thi công, thời gian lưu trữ vật liệu mà diện tích kho bãi, lán trại được tính toán như dưới đây. Kho kín để chứa xi măng, vật liệu. Kho này được xây dựng dưới dạng kết cấu lắp ghép dễ dàng để tháo dỡ : Móng gạch, cột gỗ (hoặc thép), vì kèo gỗ (hoặc hoặc thép), mái lợp tôn (hoặc fibro xi măng), tường bao che bằng ván ép (hoặc cót ép). Trong giai đoạn đầu kho để dùng chứa xi măng, sau đó có thể dùng chứa các vật liệu - thiết bị khác. Kho hở có mái che để chứa ván khuôn, thép móng đã gia công, một phần để sử chữa nhỏ như nắn cốt thép, sửa cốt pha, loại kho này xung quanh không cần có bao che, nền được tôn cao hoặc lát gạch hoặc vữa xi măng. Bãi lộ thiên dùng để cột thép, xe máy và dụng cụ thi công. Diện tích lán trại được tính toán dựa vào số nhân khẩu công trình. Phần lán trại tạm bao gồm : Nhà ở, nhà hành chính, nhà sinh hoạt ...v.v 2.3 Mặt bằng thi công Khách sạn là một công trình có mặt bằng rộng nên sau khi san nền khách sạn được san bằng phẳng theo yêu cầu thiết kế thì toàn bộ nền khách sạn đều có thể sử dụng để làm mặt bằng thi công, bao gồm các khu vực để tập kết vật liệu, máy móc và dụng cụ thi công. 2.4 Điện nước thi công a. Điện thi công : Điện dùng trên công trường bao gồm : Điện dùng cho máy thi công, điện sinh hoạt cho công nhân, điện chiếu sáng nhà kho xưởng và điện chiếu sáng bảo vệ. Sử dụng điện lắp mới do ngành điện đầu tư. b. Nước thi công Nước dùng trên công trường bao gồm nước dùng cho thi công và nước dùng cho sinh hoạt. Nước được sử dụng từ nguồn nước thủy cục do Công ty cấp nước cung cấp. 3- NGUỒN CUNG CẤP VẬT LIỆU - THIẾT BỊ 3.1 Nguồn cung cấp vật liệu - thiết bị Nguồn cung cấp vật tư thiết bị sẽ từ các nhà cung cấp có sẵn trong thành phố. 3.2 Cự ly vận chuyển vật liệu - thiết bị Các vật liệu thiết bị được nhà cung cấp vận chuyển đến công trường bán kính < 5 Km. 4- CÁC PHƯƠNG ÁN XÂY LẮP 4.1 Thi công móng a. Đào, đắp đất Móng gồm nhiều chủng loại móng có kích thước khác nhau, độ sâu khác nhau, nằm xen kẽ với mật độ khá dày nên cần thi công các móng có độ sâu và kích thước lớn trước như móng nhà chính... Các móng này đào bằng máy và hoàn thiện bằng thủ công. Khi đào móng thường xuyên kiểm tra cao độ đáy móng, tránh hiện tượng đào sâu hơn thiết kế làm phá vỡ kết cấu đất nền. Khi đào đến độ sâu thiết kế phải đầm chặc lớp nền bằng đầm cóc, đầm bàn... Các móng nhỏ và nông ... Đào thủ công là chính và tuân thủ theo quy phạm nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-1987. Khi đào hố móng cần phải có biện pháp chống sạt lở, lún và làm biến dạng những công trình lân cận. b. Công tác bê tông cốt thép * Vật liệu : - Xi măng : Loại xi măng sử dụng được sản xuất theo TCVN 2682-92. - Cát : Theo TCVN 1770-86. - Đá, sỏi : Theo TCVN 1771-86. - Nước : Theo TCVN 5294-95. - Cốt thép : Theo TCVN 16514-85. * Công tác thi công : Cân lường vật liệu : Căn cứ vào cấp phối bê tông để cân lường theo trọng lượng. Thi công cốt pha, sàn thao tác : Cốp pha dùng loại cốp pha thép hoặc cốp pha gỗ. Sàn thao tác kê bằng đà gỗ, lót bằng ván định hình tháo lắp được. Thi công cốt thép : Gia công cốt thép tiến hành tại xưởng của công trường, sau đó được vận chuyển đến vị trí tập kết tại chân công trình và đưa vào lắp đặt. Thi công bê tông : Bê tông trong nhà gồm 02 loại đúc sẵn và đổ tại chỗ. Bê tông được trộn bằng máy do các đơn vị chuyên cung cấp bê tông cung cấp. Bảo dưỡng bê tông : Bê tông được bảo dưỡng 7 ngày khi dùng xi măng Portland thông dụng hay 4 ngày khi dùng xi măng đông kết nhanh. 4.2 Lắp dựng cột, kết cấu kim loại a. Sản xuất cấu kiện thép Cấu kiện thép trong nhà chính chủ yếu là cột, dầm, trụ đỡ và giá lắp thiết bị. Các cấu kiện này được gia công tại chỗ sau đó cẩu lên để lắp ráp. b. Lắp dựng cấu kiện thép Kết cấu thép được lắp dựng theo phương pháp cầu leo (vừa lắp vừa dựng) bằng thủ công. Sử dụng pu ly, tời, cẩu ... và hố thế để neo giữ khi lắp dựng. 4.6.3 Công tác san nền Bóc lớp thực vật dày 20 cm nền nhà với diện tích lớn do đó chọn máy ủi để san gạt là chính. Khối lượng đắp đất nền lớn (14061 m3), vì vậy dùng xe tải để vận chuyển đất, xe ủi để san gạt và xe lu để đầm chặt. Đất được đắp từng lớp dày 200 cm và đầm chặt đảm bảo k>0,9. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công. Đất bóc lớp phủ thực vật đổ cách nhà với cự ly 500 m. Công tác san nền tuân thủ theo quy phạm TCVN 4516-1988. 4.6.4 Công tác xây trát Vữa xây dựng Vữa xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 4459-87 và TCVN 3121-79. Mác vữa sử dụng là giới hạn bền nén ở tuổi 28 ngày đêm, dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn. Cát dùng cho vữa xây dựng áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 1770-1986, riêng mô đun độ nhỏ ủa cát cho phép 0,7. Chất kết dính có thể dùng xi măng poóc lăng theo TCVN 2682-1992 hoặc các chất kết dính khác theo tiêu chuẩn hiện hành. Gạch xây dựng Gạch xây dựng được áp dụng theo TCVN 1450-1986 và TCVN 1451-1986. Sai lệch cho phép của kích thước viên gạch không vượt quá : Theo chiều dài : ± 7 mm. Theo chiều rộng : ± 5 mm. Theo chiều dày : ± 3 mm. Độ hút nước của viên gạch phải lớn hơn 8% và nhỏ hơn 18%. Công tác xây Độ lệch tâm theo phương thẳng đứng của tường không vượt quá 0,5%, độ lệch tâm theo phương ngang không vượt quá 0,2%. Mạch vữa xây phải đều, chặt và kín hết bề mặt tiếp xúc, không trùng mạch, gạch phải tưới nước trước lúc xây. Vữa xây phải theo cường độ chỉ định của thiết kế và qui phạm QPXD-32-68. Vật liệu phải được cân đong đúng tiên lượng (bằng hộc đong), trộn đều, nhuyễn dẻo. Vữa trộn phải dùng hết trước lúc đông cứng, tuyệt đối không dùng vữa để qua ngày khác dùng lại. Công tác trát Trước khi tô trát, bề mặt công trình phải được làm sạch và tưới nước cho ẩm. Khi tô trát, bề dày mỗi lớp trát không móng hơn 5mm và không dày hơn 8 mm. 4.5 Công tác lắp đặt thiết bị điện, hệ thống thông tin viễn thông a. Thiết bị lớn Phương án vận chuyển : Hợp đồng với đơn vị vận chuyển chuyên ngành để vận chuyển máy biến áp vào đến tận bệ móng. Lắp đặt : Trước khi lắp đặt cần kiểm tra sơ bộ thiết bị ... Dùng tời, puly, cáp, gỗ kê, thanh lăn ... để lắp đặt các thiết bị điều hòa, hệ thống PCCC. b. Thiết bị ngoài trời Trước khi lắp đặt cần kiểm tra thiết bị. Dùng tời, puly, cáp để lắp đặt thiết bị vào giá đỡ. c. Thiết bị trong nhà Thi công thủ công sau khi đã hoàn thiện phần xây dựng. 4.6 Công tác lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điều hoà, thông gió, chiếu sáng, phòng cháy, chữa cháy. a. Hệ thống cấp nước Nước từ thủy cục. b. Hệ thống thoát nước Các ống thoát nước từ mương cáp, bể dầu và các hố thu nước được thi công đồng bộ với phần ngầm của các hạng mục khác. c. Hệ thống chiếu sáng và thông gió Dây điện chiếu sáng, điều hoà, thông gió nhà điều khiển phân phối được chôn trong tường và trên trần nhà Cáp từ tủ AC đến bảng điện được đi trong mương cáp, qua phòng phân phối sau đó qua ống đặt sẵn chui qua tường nhà lên bảng. Việc nối cáp và dây điện tuyệt đối không được nối giữa chừng, chỉ được thực hiện nối tại các vị trí có các thiết bị : Bảng điện, hộp điện, các công tắc, ổ cắm, đèn điện ...v.v. Các đèn huỳnh quang, đèn trần, quạt được lắp sát lên trần nhà. d. Hệ thống phòng cháy chữa cháy Cần phải có phương án PCCC tại chỗ. Để chống cháy nổ, trong nhà cần phải thực hiện các biện pháp sau đây : - Vật liệu không được dùng vật liệu dễ cháy. - Phòng thiết bị trung tâm trang bị các đèn chiếu sáng có độ an toàn cao để phòng chống cháy nổ. - Trang bị các bình chữa cháy CO2, bố trí dọc hành lang và vị trí thuận lợi ở nhà điều khiển. - Trên sân nhà bố trí các dụng cụ chữa cháy tạm thời như thùng chứa cát, xẻng, bao bố tẩm nước theo đúng quy định PCCC khu vực ngoài trời. - Liên hệ chặt chẽ với các đơn vị phòng cháy chữa cháy của địa phương. - Xây dựng hố thu dầu sự cố để gom dầu, tránh dầu MBA chảy lan ra ngoài khi có sự cố. - Lắp đặt các bảng tín hiệu, dụng cụ chữa cháy tất cả các tầng…v.v 4.7 Biện pháp an toàn trong thi công Trong quá trình thi công các đơn vị thi công phải tuân thủ các qui định về kỹ thuật an toàn trong xây dựng đường dây dẫn điện trên không CT/DT 01.75 và các quy định hiện hành về an toàn lao động khác của nhà nước. - Phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ thường xuyên cho công nhân làm việc trên cao. - Kiểm tra kỹ dụng cụ lao động trước khi trèo cao, dụng cụ mang theo phải gọn nhẹ, dễ thao tác. - Không được làm việc trên cao khi trời sắp tối, trời có sương mù, hoặc khi có gió cấp IV trở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án đầu tư xây dựng khách sạn.doc
Tài liệu liên quan