Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2015

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1:Sự cần thiết tăng cường hoạt động xuất khẩu chè đối với các công ty chè ở Việt Nam 3

1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu: 3

1.1.1.Khái niệm. 3

1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chè. 4

1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 4

1.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác 5

1.1.2.3. Xuất khẩu hàng đổi hàng 7

1.1.2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ 7

1.1.3. Nội dung 7

1.1.3.1.Lựa chọn thị trường 7

1.1.3.2.Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 8

1.1.3.3.Lựa chọn khách hàng 10

1.1.3.4.Lựa chọn phương thức giao dịch. 11

1.1.3.5.Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu. 11

1.1.3.6.Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán. 13

1.2. Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu chè. 14

1.2.1.Đối với nền kinh tế quốc dân. 14

1.2.2.Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè. 19

Chương 2:Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam 21

2.1. Khái quát về Tổng công ty chè Việt Nam. 21

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 21

2.1.1.1. Quá trình hình thành. 21

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ. 25

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty. 25

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 26

2.1.3. Cơ cấu tổ chức. 31

2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. 34

2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian vừa qua. 35

2.2.1. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam. 35

2.2.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. 35

2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43

2.2.1.3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. 45

2.2.2. Đánh giá chung về sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng công ty trong thời gian vừa qua. 47

2.2.2.1. Những thành tựu đã đạt được. 47

2.2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 49

2.2.2.3. Nguyên nhân 51

Chương 3Phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động 55

xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian tới 55

3.1. Cơ hội và thách thức đối với TCT chè Việt Nam trong thời gian tới 55

3.1.1. Cơ hội 55

3.1.2. Thách thức 57

3.2. Định hướng phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2015 58

3.2.1. Định hướng. 58

3.2.2. Mục tiêu. 60

3.3. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam. 64

3.3.1. Về phía Tổng công ty. 64

3.3.2. Về phía Nhà nước. 71

KẾT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãnh đạo các phòng ban trong cơ quan công ty mẹ hoạt động bình thường. Thực hiện quản lý, tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và tài sản của cơ quan văn phòng công ty mẹ. Khối văn phòng TCT thực hiện quản lý, cập nhật và phát triển trang web của Tổng công ty, giới thiệu hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của TCT trên internet. Tiến hành quản lý mạng LAN trong TCT, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị ngoại vi và máy tính của văn phòng TCT. Các phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh số 1: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường Iraq, Gordani, Lyban, Angeri và một số khách hàng tại các thị trường Trung đông; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh số 2: Thực hiện xuất khẩu chè vào thị trường: SNG, Đức, Pakistan, Thổ Nhĩ kỳ, Iran, Châu phi, Châu mỹ và các nước khác; khai thác kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng trên cơ sở các phương án kinh doanh có hiệu quả. Phòng kinh doanh số 3: Chịu trách nhiệm quản lý các loại bao bì, nhãn mác sản phẩm chè hiện có và nghiên cứu phát triển các loại sản phẩm chè của công ty mẹ quản lý mã vạch sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp và chịu trách nhiệm đăng ký bản quyền sở hữu công nghiệp đối với các sản phẩm chè của Tổng công ty. Thực hiện kinh doanh chè và nông sản thực phẩm tại thị trường nội địa, tổ chức và thực hiện việc xúc tiến thương mại trong nước. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức theo không gian. VINATEA có một cơ cấu tổ chức vững mạnh, các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty nằm trải dài khắp dọc lãnh thổ Việt Nam, với các vùng nguyên liệu chè trù phú có chất lượng cao ở Việt Nam. Các công ty trực thuộc công ty mẹ : - Xí nghiệp tinh chế chè Kim Anh - Công ty Chè Việt Cường - Công ty Chè Sài Gòn - Công ty Thương Mại Hương Trà. - Trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp Đồ Sơn. - Xí nghiệp cơ khí Mai Đình - Công ty thương mai và du lịch Hồng Trà. - Chi nhánh Xuất khẩu chè Hải Phòng. - Công ty kinh doanh thương mại tổng hợp Nam Sơn. Các công ty con : Công ty con CT TNHHNN một thành viên CT TNHH một thành viên chè Sông Cầu CT TNHH một thành viên chè Long Phú CT TNHH một thành viên chè Mộc Châu CT Cổ phần 51% vốn trở lên CT 100% vốn tại nước ngoài CT Cổ phần chè Trần Phú CT Cổ phần chè Nghĩa Lộ CT Cổ phần chè Liên Sơn CT chè Ba Đình- Liên bang Nga Sơ đồ 2.1 : Các công ty con Các công ty liên kết : Sơ đồ 2.2 : Các công ty liên kết Công ty con Công ty con Công ty con CT cổ phần chè Quân Chu CT cổ phần chè Bắc Sơn CT cổ phần xây lắp VT KT CT cổ phần CK Biển Việt CT cổ phần chè Hà Tĩnh CT cổ phần chè TN CT cổ phần cơ khí chè CT cổ phần kinh doanh TBD CT cổ phần chè Kim Anh CT liên doanh chè Phú Đa Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Cơ cấu bộ máy quản trị. Bộ máy quản trị của tổng công ty được tổ chức theo kiểu mẹ - con và theo chiều ngang, cơ cấu công ty mẹ có hội Đồng Quản Trị (HĐQT) cấp cao nhất, dưới HĐQT là Tổng Giám Đốc (TGĐ), bộ phận tham mưu của TGĐ là Ban kiểm soát, dưới TGĐ là các phó tổng giám đốc (PTGĐ), dưới PTGĐ là các phòng ban. Bộ phận chức năng, đứng đầu các phòng ban, bộ phận là các trưởng phòng (bộ phận); Dưới công ty mẹ là các công ty con và các công ty liên kết. 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. - Trồng trọt, sản xuất chè, chăn nuôi gia súc và các nông , lâm sản khác: hiện nay công ty có tới 120.000 ha đất trồng chè; trước năm 1987 tổng công ty có 110 đàn gia súc, nay chỉ còn 2 nông trường chăn nuôi bò và lợn. - Công nghiệp chế biến thực phẩm: Các sản phẩm chè, sản xuất các loại đồ uống, nước giải khát - Kinh doanh vật liệu xây dựng: Tổng công ty đã xây dựng 80km đường sắt từ Bắc vào Nam - Sản xuất phân bón các loại phục vụ vùng nguyên liệu - Sản xuất bao bì các loại - Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng. - Dịch vụ kỹ thuật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và khu vực chế biến chè. - Xây dựng cơ bản và tư vấn đầu tư, xây lắp phát triển ngành chè, xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, nông nghiệp, đường giao thông. - Kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà ở bất động sản. - Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống. - Kinh doanh và dịch vụ các ngành nghề khác theo pháp luật Nhà nước. - Xuất khẩu các sản phẩm chè (chè xanh, chè đen...) và các mặt hàng nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ... - Nhập khẩu: nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và hàng tiêu dùng. 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam trong thời gian vừa qua. 2.2.1. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam. 2.2.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. - Giai đoạn từ năm 1997 cho đến nay tổng công ty chè Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, đôi lúc có chững lại, song sau thời gian ngắn lại tiếp tục trở lại ổn định và tăng tiếp. Có thể nói rằng sự tăng trưởng của giá trị mang lại cho công ty là không đều, bấp bênh, luôn tiềm ẩn nguy cơ, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn và mang lại nhiều thành tựu đáng kể (Những vấn đề đó được thể hiện cụ thể qua bảng 1). Trước khi đi vào phân tích mức sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chúng ta phân tích qua tình hình sản xuất của Tổng công ty chè Việt Nam. Sau năm 2007, diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120.000 ha, tăng 159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9% / năm; năng suất tăng 176%, mức tăng 17,6% / năm. Như vậy mức tăng năng suất cao hơn mức tăng diện tích và đã đạt mức trung bình quốc tế. Bảng 2.1: Các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2008) Chỉ tiêu Năm Diện tích (1.000ha) Sản lượng (tấn khô) Xuất khẩu (1.000 tấn) Tổng Kim ngạch (triệu USD) NăngSuất Kg khô / ha TD trong nước g/ng/năm 1997 78,6 52,2 32,3 47,997 740 270 1998 79,2 56,6 33,2 50,497 780 290 1999 84,8 65,0 36,4 45,145 90 330 2000 87,7 69,9 57,7 69,605 955 330 2001 95,6 82,6 68,2 78,406 962 330 2002 108,0 88,0 74,8 82,523 1040 330 2003 116,3 106,9 59,8 59,848 1150 350 2004 118,7 108,36 99,3 95,55 1200 370 2005 118,4 118,71 87,92 96,93 1260 390 2006 125,0 125,75 105,63 110,43 1270 410 2007 127,0 135,95 106,0 115,0 1310 410 2008 131,5 160,0 104,0 147,0 1541 420 Nguồn: Nguyễn Tấn Phong- Tổng thư ký VITAS- hà nội 12/2008 Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích chè đạt 131.500 ha, diện tích chè kinh doanh 115.600 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 15,900 ha. Năng suất : 6,5 tấn/ ha. Sản lượng 751.000 tấn búp tươi. Một số vùng ở trong nước có năng suất cao hơn mức bình quân của cả nước như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng. Đặc biệt vùng chè Mộc Châu có mức năng suất cao hơn bình quân cả nước tới ba lần. Vùng Bắc Trung Bộ có gió Tây khô nóng nhưng năng suất vào loại cao nhất cả nước (năm 2005, năng suất bình quân cả nước đạt 5,65 tấn búp tươi/ ha, riêng năng suất ở Nghệ An đạt 7 tấn và ở Hà Tĩnh đạt 7,3 tấn so với các mức 6,9 tấn ở Thái Nguyên; 6,6 tấn ở Sơn La; 6,4 tấn ở Tuyên Quang và Yên Bái; 6,2 tấn ở Phú Thọ và Lâm Đồng). Mức năng suất cao này đều rơi vào các tỉnh trọng điểm chè của Việt Nam, có khá nhiều vùng tập trung chuyên canh đã được xây dựng từ cuối thập niên 50 và phát triển trong các thập niên 70, đầu 80 theo hướng công nghiệp hóa. Công nghiệp chế biến chè Việt Nam phát triển vào loại sớm nhất so với các loại nông sản chế biến khác cũng như trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đã bắt đầu hình thành hơn 50 năm trước đây ( 1958 ) tại trung tâm công nghiệp chè Việt Nam ( Phú Thọ ).Với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Việt Nam đã hình thành hạ tầng cơ sở cơ bản và công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam. Trên các vùng chè được xây dựng theo hướng tập trung – chuyên canh, chúng ta đã phát triển công nghiệp chế biến song song, nhờ đó đã hình thành trung tâm kinh tế - xã hội ở trung du miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên các địa phương có chè, mở mang dân trí, phân bổ lại lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và cho đến nay, nhiều người lao động đã tiến tới làm giàu từ cây chè. Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu thiên niên kỷ III, chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác (tới hơn 85%). Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu của thế kỷ 21, chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác ( tới hơn 85%). Cho đến nay, theo thống kê chính thức, cả nước có hơn 400 ngàn hộ gia đình trồng chè. Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ và số liệu điều tra chỉ mới đến năm 2003, có khoảng 184 cơ sở chế biến chè có qui mô công nghiệp ( công suất từ 1 – 4 tấn tươi / ngày trở lên ), tổng công suất thiết kế 2299,5 tấn/ ngày; tổng năng lượng chế biến 68955 tấn / năm. So với năm 1999 ( là năm chính phủ ban hành Quyết định số 43/TTg về kế hoạch phát triển chè đến năm 2010 và cũng là Văn Bản pháp quy đầu tiên công bố những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển chè của Việt Nam trung hạn), số cơ sở chế biến công nghiệp đã tăng 2,8 lần; tổng công suất chế biến tăng 2,01 lần. Vào cùng thời điểm(2003), các vùng/tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhất là Phú Thọ (41 cơ sở, 553 tấn công suất, năng lực chế biến 16950 tấn/ năm); Yên Bái (các số liệu tương ứng là: 35; 378,5 và 11335); Thái Nguyên (26; 393,5; 11805). Chỉ tính riêng 3 tỉnh này số cơ sở chế biến đã lên tới 102; tổng công suất chế biến 1325 tấn/ngày (cao hơn tổng năng lực chế biến của cả nước năm 1999 là 1142 tấn) với tổng năng lực chế biến 39750 tấn sản phẩm/năm, chiếm 37% tổng năng lực chế biến của cả nước. Ngoài ra các địa phương trọng điểm chè, còn có hàng trăm ngàn cơ sở chế biến thủ công, quy mô nhỏ đến rất nhỏ của các hộ gia đình (riêng Phú Thọ đã có trên 55000 cơ sở chế biến thủ công như vậy vào năm 2005). Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong ngành chè bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký (diện tích 0.5-1ha; công suất chế biến 0.5-1 tấn khô/ngày; số lượng sản phẩm 15-90 tấn/năm; Tuy nhiên các hộ này khai thác thêm nguyên liệu ở các vùng phụ cận để sản xuất thêm từ 45 – 270 tấn sản phẩm / năm, bằng phương thức sàng phân loại và đấu trộn thủ công ). Loại hình thứ hai là loại hình mà gắn kết các trang trại chè với kinh doanh vườn - đồi - rừng - chăn nuôi tổng hợp. Loại hình thứ 3 là các HTX, tuy nhiên loại hình này đã giảm đáng kể và hiện nay hoạt động tương tự các công ty cổ phần, do xã viên góp vốn, nhiệm vụ chính là sản xuất chế biến chè sơ chế với quy mô sản xuất 40 - 345 tấn chè khô/năm ( điều tra 16 HTX ở phía bắc Lâm Đồng năm 2004) loại hình thứ tư là các nông trường chè với số lượng giảm đáng kể, phần lớn là các nông trường quốc doanh được thành lập trước năm 1990 (điều tra 14 tỉnh phía Bắc năm 2004 chỉ còn 16 nông trường). Loại hình thứ 5 là loại hình quốc doanh trung ương và địa phương với thời gian hoạt động từ 30 – 40 năm. Các doanh nghiệp nhà nước này tiền thân là các nông trường quốc doanh hoặc xí nghiệp nông công nghiệp chè, khép kín hai khâu canh tác và chế biến. Nói chung loại hình này không thay đổi nhiều lắm về chức năng hoạt động, ngoài khâu tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp, qua trung gian môi giới hoặc hợp tác với bên thứ 3). Loại hình thứ 6 là các công ty cổ phần. Đây là các đơn vị sản xuất mới theo chương trình cổ phần hóa của nhà nước ( trong 9 công ty cổ phần hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh có 7 công ty là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, có kinh nghiệm sản xuất trên 40 năm, theo kết quả điều tra năm 2004). Loại hình thứ 7 là các công ty tư nhân, công ty TNHH. Phần lớn đây là các công ty thương mại, là một chủ thể mới, góp phần quan trọng vào thị phần phát triển chè Việt Nam ( năm 2004 có 46 công ty thuộc loại hình này là thành viên Hiệp hội chè Việt Nam). Loại hình thứ 8 là các liên doanh, hiện có hơn 10 liên doanh như vậy với các đối tác nước ngoài bao gồm Iraq, Vương Quốc Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, trong đó có liên doanh lớn nhất về quy mô với hơn 40% vốn nước ngoài (Iraq) là công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn- Phú Thọ) với năng lực chế biến 4000-5000 tấn thành phẩm/ năm. Loại hình thứ 9 là công ty 100% vốn nước ngoài (1 đơn vị, Vương Quốc Bỉ, tên gọi : Công ty chè Phú Bền, Thanh Ba- Phú Thọ, năng lực chế biến 5000 tấn /năm lớn nhất Việt Nam hiện nay và cũng vào loại lớn nhất khu vực Châu Á với trang thiết bị vào loại hiện đại nhất thế giới). Như chúng ta đã biết, chè từng là mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nước ta có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu, đất đai, các yêu tố nguồn nhân lực... với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta, chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài ra cũng có một tỷ lệ không nhỏ với các nước khu vực II ( ngoài xã hội chủ nghĩa ). Sau chính biến 19/8 năm 1991, xuất khẩu chè Việt Nam mất 66% thị phần tại Liên Xô và Đông Âu. Những năm từ 1992 đến năm 1996 là giai đoạn tìm kiếm những thị trường mới, từng bước khôi phục và phát triển diện tích, cải biến giá thu mua có lợi cho nông dân và hợp tác trao đổi hàng hóa trong khuôn khổ chương trình trao đổi lương thực của liên hợp quốc và trả nợ của phía Việt Nam với Iraq. Giai đoạn này xuất khẩu chỉ ở mức 15000 – 20000 tấn/ năm. Bước đột phá về Thương mại và xuất khẩu chè Việt Nam bắt đầu từ năm 1997, khi xuất khẩu tăng vọt từ 20,8 lên 32,3 ngàn tấn( như vậy chỉ mất 1 năm để xuất khẩu chè của Việt Nam vượt ngưỡng 3000 tấn, so với 12 năm từ năm 1984 đến năm 1996 để Việt Nam vượt qua mức 1 vạn tấn và vượt ngưỡng 2 vạn tấn). Và như vậy, kể từ năm 1997, xuất khẩu tăng khá đều hầu như không bị đứt quãng với các mốc đột biến như sau (những năm 1999-2000 xuất khẩu từ 36,4 lên 57,7 ngàn tấn; 2000-2001-2002, các mức tương ứng là 57,7; 68,2; 74,8; ngưỡng 2002 đến 2004: 74,8 và 99,3). Năm 2006, xuất khẩu vượt ngưỡng 10 vạn tấn và 100 triệu USD, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta vượt Indonesia về khối lượng, đứng vị trí thứ 5 về xuất khẩu trong cộng đồng chè trên thế giới, chỉ đứng sau các nước xuất khẩu chè rất mạnh là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka và Kenya. Từ chỗ đứng sau Argentina (1997) và hầu như không có tên trên bản đồ Thương mại thế giới, Việt nam đã vươn lên thành một nước xuất khẩu có thứ hạng sau hơn 10 năm phát triển. Trong lịch sử thương mại chè Việt Nam đương đại, từ những năm 1960 ( là thời điểm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu chè ra thế giới ) trở lại đây thì giai đoạn phát triển trong hơn 10 năm qua là giai đoạn phát triển có sự đột biến. Gần 50 năm qua Việt Nam đã đưa chè đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong những năm gần đây Việt Nam xuất khẩu đã đến hơn 50 – 60 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng năm, không chỉ ở Châu Á, Châu Âu mà còn xuất khẩu sang các quốc gia thuộc các châu lục còn lại. Cả nước hiện có từ 220 đến hơn 260 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chè thuộc nhiều ngành rất khác nhau của nền kinh tế quốc dân ( nông sản thực phẩm, dệt may, xây dựng, thương mại, vận tải). Chè là sản phẩm phi hạn ngạch, vì vậy không hạn chế thành phần tham gia. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên. Các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam hiện nay đối với sản phẩm chè, ngoài 4 cường quốc nói trên, còn phải kể đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô xuất khẩu nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn Việt nam từ 8-10 lần, nhưng đã có truyền thống tham gia vào Thương mại quốc tế như là Tanzania, Uganda, Bangladesh, Indonesia, ArgentinaCác quốc gia này thay vì cạnh tranh đối đầu qua giá như Việt Nam hiện nay thì họ có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh riêng (Niche Competition). Đến hết 2007, diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120 000 ha, tăng 159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9%/ năm; năng suất tăng 176%, mức tăng 17,6%/ năm. Đến hết năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 104 ngàn tấn. So với mục tiêu : đạt 90,4%, so với năm 2007 giảm 5,4%. Trị giá ước đạt 147 triệu USD, so mục tiêu đạt 102%, so năm 2007 tăng 18,8%. Tổng số thị trường nhập khẩu là 70, trong đó có 16 thị trường mới đã tiêu thụ gần 930 tấn với trị giá trên 1.666.000 USD, đạt đơn giá bình quân 1.791 USD/ tấn. Biểu đồ 2.1 : Giá trị Kim ngạch xuất khẩu qua các năm. Đơn vị : Triệu USD Kim ngạch XK (triệu USD) Năm Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Khâu chế biến đạt khối lượng chè khô : 160.000 tấn, đã triển khai Dự Khâu chế biến khối lượng chè khô : 160.000 tấn, đã triển khai dự án Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn trên 6 tỉnh lớn. Xây dựng “ Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ sở chế biến chè. Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Biểu đồ 2.2 : Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm. Đơn vị : nghìn tấn Sản lượng XK Năm Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam 2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Tổng công ty xuất khẩu nhiều loại chè, tuy nhiên trong đó chủ yếu vẫn là các loại chè đen, chè xanh. Các sản phẩm chè xuất khẩu có sự biến đổi qua các năm từ 2002 đến 2006, chè đen và chè xanh chiếm một tỷ lệ rất cao trong các loại chè xuất khẩu của Tổng công ty. Năm 2007, sản lượng chè đen sản xuất ra là 14.300 tấn tăng 10,85% , chè xanh là 4.950 tấn, tăng 9,03%. Bàng dưới thể hiện sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn từ 2002 đến năm 2006. Bảng 2.2 : Sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn 2002-2006 . Đơn vị tính : tấn Năm Loại chè 2002 2003 2004 2005 2006 Chè đen OTD 12.715,214 13.166,065 13.679,422 9.706,740 10.774,084 Chè CTC 93,420 279,29 157,520 126,140 127,870 Chè xanh Nhật 101,121 82,631 258.100 164,920 131,670 Chè hộp nhỏ 71,968 56,138 32,561 1.009,089 11,300 Chè xanh 1.379,215 2.261,305 2.268,478 1.992,166 3.050,500 Nguồn : Phòng Kế hoạch – Đầu tư TCT chè Việt Nam Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008 được thể hiện dưới bảng sau : Bảng 2.3 : Các loại chè xuất khẩu chủ yếu năm 2008 Chủng loại Lượng (tấn) Trị giá (USD) Chè đen 61.652 81.864.997 Chè xanh 30.877 45.357.250 Chè nhài 3.833 4.202.826 Loại khác 2.531 4.268.793 Chè lên men 912 3.026.127 Chè ôlong 385 1.614.931 Chè vàng 229 395.957 Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Trong năm 2008, mặt hàng chè đen được xuất khẩu nhiều nhất, đạt trị giá 81.864.997 USD, với lượng xuất 61.652 tấn, tiếp đến là chè xanh với trị giá 45.357.250 USD, với lượng xuất 30.877 tấn, chè nhài xuất được 3.833 tấn với trị giá 4.202.826 USD. 2.2.1.3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu. Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng và xuất khẩu chè chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya. Năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu mới chỉ đạt 104.000 tấn, trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 5,4% về lượng nhưng tăng nhẹ 0,2% về trị giá so với năm 2007. Nguyên nhân sụt giảm lượng xuất khẩu chè năm 2008 do khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột không nhập hàng khiến cho một lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được. Đài Loan, Nhật Bản trở thành những thị trường nhập khẩu nhiều chè Việt Nam trong năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan cả năm đạt 21,4 triệu USD với sản lượng đạt 17.700 tấn, tuy giảm 7,88% về lượng nhưng lại tăng 17,3% về trị giá so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu chè sang Nhật Bản có sự sụt giảm mạnh nhất, giảm 98,31% về lượng và 93,39% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007, chỉ đạt hơn 1 tấn, trị giá 11.000 USD. Một số khách hàng khác cũng ép giá đối với sản phẩm chè của Việt Nam. Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 5% tổng lượng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai  đoạn 1996 - 2006. Khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này năm 2003 là cao nhất, đạt 3,55 nghìn tấn, chiếm gần 6% khối lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xuất khẩu chè sang thị trường này giảm xuống do chè của Việt Nam chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Nhật khó tính. Nhật Bản là nước nhập khẩu chè xanh nhiều nhất của Việt Nam với hơn 50% khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường này là chè xanh. Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm khối lượng nhỏ trong tổng khối lượng chè nhập khẩu của Nhật Bản (năm 2007 tỷ trọng này là 0,6%) và giá chè xuất khẩu của Việt Nam ở mức rất thấp so với giá nhập khẩu của Nhật Bản. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu chè sang Nhật Bản chỉ đạt 374 tấn, trị giá 927.867 USD, tuy giảm đôi chút về số lượng nhưng lại tăng về trị giá. Mục tiêu xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 7,5%/năm, kim ngạch đạt 1,55 triệu USD vào năm 2010 và tăng bình quân 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đạt 2,55 triệu USD vào năm 2015. Năm 2008, xuất khẩu chè của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 624 tấn, trị giá 480.049 USD. Xuất khẩu chè của cả nước sang Liên Bang Nga đạt 1.706 tấn, trị giá 2.102.961 USD. Kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước sang thị trường UAE và Ấn Độ tuy không cao nhưng lại tăng mạnh, với sản lượng lần lượt là 4,7 nghìn tấn và 3,4 nghìn tấn, kim ngạch đạt lần lượt 7,8 triệu USD và 3,4 triệu USD. Với sản lượng và trị giá như vậy, UAE đã đạt mức tăng 81,72% về lượng và 76,14% về trị giá, còn thị trường Ấn Độ  tăng 169,65% về lượng và 126,45% về trị giá so với năm 2007. Giá trị và sản lượng chè xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2008 trên một số thị trường chủ yếu như sau : Bảng 2.4 : Giá trị và sản lượng chè xuất khẩu ở một số thị trường 10 tháng đầu năm 2008 Thị trường Tháng 10/08 So tháng 10/07 10 tháng/08 So 10t/07 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) KN (%) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (%) KN (%) Đài Loan 1.338 1.835.472 3,88 18,56  15.425 18.430.053 -2,05 24,26 Nga 1.488 1.989.408 19,33 46,57  11.284 14.827.086 20,62 52,08 UAE 353    656.277 25,18 26,59     4.412  7.092.562 167,72 166,22 Trung Quốc 573    558.880 -54,20 -61,71     5.573  5.834.497 -61,58 -60,43 Đức 588 1.087.072 83,18 167,09     2.542  4.243.497 44,84 92,89 Arập Xêút 82    191.742 -68,22 -60,80     1.469  3.237.225 80,47 119,98 ấn Độ 545    578.605 1.372,97 747,77     3.090  3.144.973 167,07 135,56 Inđônêxia 416    441.249 96,23 144,11     3.034  2.759.223 -42,34 -20,81 Ba Lan 356  446.539 1,42 13,04     2.098  2.683.098 -23,46 0,03 Mỹ 319 366.570 36,32 108,68     3.149  2.442.868 5,81 23,42 Thổ Nhĩ Kỳ 104    210.694 -46,11 -24,75     1.022  2.028.478 -24,41 -2,61 Philippine 33    102.690 -49,23 -46,29        587  1.860.054 46,75 56,02 Hà Lan 127    232.190 -41,47 -6,45     1.275  1.788.946 -9,12 12,29 Anh 247    421.544 114,78 160,28        863  1.518.889 -21,55 12,46 Malaixia 282    222.210 15,57 84,03     2.266  1.447.825 1,98 22,97 Singapore 101    170.228 12,22 33,27        629  1.143.367 2,78 35,45 Ucraina 66      81.094 -44,54 -32,09        731      846.722 16,40 38,67 Nhật Bản 38      45.856 -52,50 -77,04        332      827.185 12,16 31,75 Thái Lan    29      73.854 -23,68 128,37        140      232.365 -55,13 -0,96 Canada 22      29.700 -72,15 -58,50        237      230.418 -38,60 -29,65 Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam 2.2.2. Đánh giá chung về sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng công ty trong thời gian vừa qua. 2.2.2.1. Những thành tựu đã đạt được. Tổng công ty chè Việt Nam được đánh giá là một đơn vị có tiến độ cổ phần hóa nhanh và thực hiện nghiêm túc lộ trình theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tất cả các công ty thành viên của TCT khi chuyển sang cổ phần đều hoạt động theo luật doanh nghiệp. Vấn đề tài chính được sử dụng và quản lý trong sạch, vững mạnh, bộ máy quản lý được sắp xếp gọn nhẹ, linh hoạt. Một số đơn vị trước khi cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn nhưng nay đã gắn với thị trường. Chè Việt Nam phát triển theo hướng tăng dần cả về số lượng lẫn chất lượng, đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, xây dựng những vùng chè đặc sản phục vụ cho xuất khẩu. Tổng số doanh nghiệp là 262, trong đó có 74 doanh nghiệp mới. Thị trường kinh doanh xuất khẩu càng ngày càng được mở rộng. Nhờ có sự giúp đỡ và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành Trung ương, sự giúp đỡ của các địa phương, TCT đã mở ra thêm được một số thị trường khá lớn (có 16 thị trường mới), đưa tổng số thị trường nhập khẩu lên 70. Số thị trường mới đã tiêu thụ gần 930 tấn với trị giá trên 1.660.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1914.doc
Tài liệu liên quan