Giải pháp thực hiện Kế hoạch kinh doanh ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari giai đoạn 2006 - 2010

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 3

I-Sự cần thiết khách quan của Kế hoạch kinh doanh trong Doanh nghiệp 3

1- Quan niệm về Kế hoạch và Kế hoạch kinh doanh. 3

1.1- Quan niệm về Kế hoạch. 3

1.2- Quan niệm về Kế hoạch kinh doanh. 3

2- Nội dung của Kế hoạch kinh doanh. 4

3- Sự cần thiết của Kế hoạch kinh doanh đối với Doanh nghiệp. 7

II- Kế hoạch kinh doanh trong Doanh nghiệp. 8

1- Kế hoạch Marketing. 8

1.1- Vai trò và chức năng của Kế hoạch Marketing trong Doanh nghiệp. 8

1.2 Nội dung của Kế hoạch Marketing. 9

1.2.1- Dự báo nhu cầu và khả năng tiêu thụ sản phẩm. 9

1.2.2- Các Kế hoạch Marketing hàng năm. 10

1.2.3- Ngân sách Marketing. 11

2- Kế hoạch sản xuất và dự trữ 11

2.1-Vai trò và chức năng của Kế hoạch sản xuất và dự trữ trong Doanh nghiệp 11

2.2 Nội dung của Kế hoạch sản xuất và dự trữ. 11

2.2.1- Kế hoạch năng lực sản xuất. 11

2.2.2- Kế hoạch các nguồn sản xuất. 12

2.2.3- Kế hoạch dự trữ. 13

3- Kế hoạch tài chính. 14

3.1- Vai trò và chức năng của Kế hoạch tài chính trong Doanh nghiệp. 14

3.2- Nội dung của Kế hoạch tài chính. 14

3.2.1- Phân tích tài chính Doanh nghiệp. 14

3.2.2- Các kế hoạch tài chính 16

3.2.3- Kế hoạch ngân sách. 16

 4- Kế hoạch nhân sự. 18

4.1- Vai trò và chức năng của Kế hoạch nhân sự trong Doanh nghiệp. 18

4.2- Nội dung của Kế hoạch nhân sự. 19

4.2.1- Dự báo nhu cầu về nhân sự trong Doanh nghiệp. 19

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thực hiện Kế hoạch kinh doanh ở Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 1: Vốn và nguồn vốn kinh doanh. Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Tổng TS 77631 79184 80768 82384 84175 -TSLĐ&ĐTNH 60273 62816 61187 61566 61259 -TSCĐ&ĐTDH 17358 16368 19581 20818 22016 Tổng NV 77631 79184 80768 82384 84175 -Nợ phải trả 56984 57367 57430 57443 58339 -NVCSH 20647 21817 23338 24941 Nguồn: Công ty VIHEM c) Về nguyên vật liệu. Do đặc thù công việc, Công ty sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu và do nhiều nguồn cung cấp, bao gồm: thép phôi, thép trục, tôn cuốn, tôn lá, bối dây đồng, kẽm, cực nam châm, các hoá chất, sơn, xăng dầu,trong đó có nhiều loại trong nước chưa sản xuất được, còn phải ngoại nhập. Giá cả một số loại nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng cũng thường xuyên biến động nhất là trong mấy năm gần đây, gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch kinh doanh. Đây là khâu rất khó quản lý. Tuy nhiên Công ty cũng đã chủ động tìm mọi biện pháp phòng ngừa như dự trữ một số nguyên vật liệu, khắc phục tạm thời tình trạng mất điện thường xảy ra ở địa phương, tự chế được một số bán thành phẩm, xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấpNhờ đó, mặc dù giá cả một số nguyên vật liệu đã tăng trong thời gian qua nhưng không ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Công ty. d) Về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Cho tới nay, có thể nói Công ty có một năng lực về công nghệ tương đối mạnh so với khả năng công nghệ trong nước và hoàn toàn tự chủ được về công nghệ trong lĩnh vực chế tạo động cơ điện. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật đã lớn mạnh và có bề dày kinh nghiệm lại được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của lãnh đạo Công ty. Nếu ngày đầu thành lập Công ty, toàn bộ quá trình công nghệ kèm theo dây truyền máy móc thiết bị do Hungari cung cấp thì tới nay đã làm chủ được công nghệ sản xuất và còn phát triển thêm rất nhiều sản phẩm mới ( hơn 200 chủng loại sản phẩm). Công ty đã hoàn thành nhiều đề tài cấp Bộ như: nghiên cứu thiết kế và chế tạo động cơ điện 1 pha, chủ trì đề tài KC 40-93 cấp Nhà nước; nghiên cứu thiết kế và chế tạo động cơ 3 pha roto dây quấn điện áp 6000v và động cơ phanh từ có giải công suất từ 0,75 kw đến 7,5 kw hoạt động trên nhiều lĩnh vực như cán thép, mía đường, xi măng, thuỷ lợi,Công ty cũng đã thử nghiệm thành công một số công nghệ sản xuất tiên tiến khác để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Số cán bộ khoa học kỹ thuật của VIHEM đến cuối năm 2004 là 56 người, trong đó có 02 thạc sỹ, 46 đại học và 08 cao đẳng. e) Về hệ thống quản lý chất lượng. Lãnh đạo Công ty xác định hệ thống quản lý chất lượng là công cụ sắc bén để nâng cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện điều đó, Công ty được sự giúp đỡ của Trung tâm năng suất Việt Nam(VPC), từ tháng 06/1999 đã bắt tay vào xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002-1994. Đến ngày 01/04/2000, VIHEM chính thức được Tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002-1994. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thoả mãn yêu cầu của khách hàng, từ tháng 06/2001, lãnh đạo Công ty đã quyết định nghiên cứu và cập nhật phiên bản mới ISO 9001-2000 và cho đến tháng 12/2001 đã hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn mới. Tháng 02/2002, VIHEM được Tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng động cơ điện và balat điện. 3.4.2- Tổ chức hoạt động kinh doanh. a) Tổ chức sản xuất ở Công ty. - Một nét chung nhất, quá trình sản xuất của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Mô tả quá trình sản xuất kinh doanh. ( Trang bên) Yêu cầu của KH Xem xét Hợp đồng đặt hàng SP truyền thống Thiết kế SP đặc biệt Thiết kế SP mới cải tiến Chế thử KH sản xuất Mua NVL Sản xuất Gia công ( cơ khí) Gia công (điện) Lắp ráp Nhập kho Giao hàng Dịch vụ sau bán hàng Nguồn: Công ty VIHEM. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari là Doanh nghiệp cơ khí chế tạo. Căn cứ đặc điểm quy trình sản xuất chế tạo sản phẩm cho phép công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng. Công ty có 2 phân xưởng sản xuất là phân xưởng cơ khí và phân xưởng điện và 1 bộ phận sửa chữa, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ khác nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. Nhiệm vụ chính của mỗi phân xưởng như sau: - Xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ sản xuất khuôn mẫu, gá lắp, gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm như rôto, stato, trục động cơ, nắp mở, cánh gió,lõi thép, balatvà thực hiện các dịch vụ khác cho bên ngoài. - Xưởng điện: Có nhiệm vụ thực hiện các chi tiết và thực hiện tiếp một số bước công nghệ ở xưởng cơ khí chuyển sang và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm như: lồng, đấu, tẩm sấy,..lắp ráp động cơ. Sản phẩm hoàn thành phải qua bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra sau đó mới đem nhập kho thành phẩm. - Bộ phận sửa chữa: Nhiệm vụ chính là thực hiện sửa chữa các máy móc thiết bị hỏng, những sản phẩm có thể phục hồi mà khâu kiểm ttra đánh giá là không đạt yêu cầu. Ngoài ra thực hiện một số dịch vụ cho khách hàng. - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là quy trình công nghệ kiểu liên tục, tổ chức sản xuất chế biến nhiều công đoạn với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ và liên tục. Cùng một quy trình công nghệ sản xuất nhưng kết quả là một nhóm sản phẩm cùng loại có công suất khác nhau, sử dụng điện áp khác nhau, khối lượng và kích cỡ khác nhauSản phẩm chính của Công ty vẫn là động cơ điện và balat đèn ống. Động cơ điện được chia thành 2 nhóm là 1 pha và 3 pha và trong mỗi nhóm như vậy lại chia thành nhiều loại công suất, tốc độ, vòng quay và điện áp khác nhau; còn sản phẩm balat được chia thành balat 20v và balat 40v. Việc sản xuất động cơ điện và balat đều được thực hiện ở 2 phân xưởng chính. Quy trình sản xuất chế tạo sản phẩm của Công ty tương đối phức tạp, theo nhiều bước công việc tuần tự liên hoàn và xen kẽ, thực hiện nhiều thao tác: pha cắt, tiện, phay, mài, đúc, tẩm sấy, lắp ráp, bao gói, nhập kho và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, lao động và thời gian. Như vậy về mặt tổ chức Công ty cần nghiên cứu bố trí từng bộ phận, các tổ lao động chuyên môn hoá một cách hợp lý cả về mặt bằng không gian làm việc trong các xưởng và cả về thời gian sao cho các bộ phận có thể phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả nhất.Về mặt tài chính, do quy trình sản xuất sử dụng nhiều nguyên vật liệu nên Công ty cần phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu cần thiết và lượng sản phẩm dở dang trên các công đoạn là nhiều. Do đó vốn ứ đọng ở khâu sản xuất là lớn và không thể tránh khỏi. Công ty chỉ có thể tiết kiện vốn bằng cách tăng năng suất lao động, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm. b)Tổ chức bộ máy quản lý. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty như sau: Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty VIHEM ( Trang bên) Chủ tịch C T Giám đốc Đ D lãnh đạo về chất lượng Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc hành chính P. QLCL P. Tài chính P. Kinh doanh P. Thiết kế PT P. Kỹ thuật CN P. thiết bị P. bảo vệ P. TCHCvà LĐ Chi nhánh Xưởng cơ khí Xưởng điện Bộ phận sửa chữa Quan hệ quản lý chung Quan hệ quản lý hệ thống CL Chỉ phạm vi ngoài hệ thông quản lý chất lượng Nguồn: Công ty VIHEM Là một đợn vị hạch toán kinh doanh độc lập với đặc điểm về chủ sở hữu của Công ty là TNHH một thành viên, để quản lý điều hành hoạt động kinh doanh Công ty cần phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm của nghành nghề, địa bàn kinh doanh, của thị trường tiêu thụ và các yếu tố đầu vào, nhất là theo hệ thống quản lý chất lượng mà Công ty đang theo đuổi; sao cho phục vụ sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý của mình theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó các phòng ban, bộ phận vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo chuyên môn được giao vừa tham mưu cho ban giám đốc để quản lý chung các bộ phận trong Công ty. Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh và đặc thù riêng của Công ty đang hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, đứng đầu phòng ban là các trưởng phòng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc. Các phòng ban của Công ty bao gồm: + Phòng kinh doanh: Có chức năng, nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng kinh tế; xây dựng kế hoạch dài hạn và ngằn hạn về sản xuất, kỹ thuật, tài chính, xuất nhập khẩu theo mục tiêu của Công ty; thông báo kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các phòng ban chức năng, điều phối hoạt động của các đơn vị bảo đảm cân đối và đồng bộ; Xây dựng kế hoạch kinh doanh căn cứ khả năng và nhu cầu của thị trường; tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Phòng có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phối hợp với các phòng ban khác để quản lý và giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + Phòng kỹ thuật nay tách thành hai phòng: • Phòng thiết kế phát triển: Có chức năng nghiên cứu, ứng dụng sản phẩm mới,tính toán, lập hồ sơ thiết kế sản phẩm, nghiên cứu phát triển và đổi mới kỹ thuật-công nghệ, chỉ đạo kỹ thuật chế tạo sản phẩm mới, sử dụng nguyên vật liệu mới và đề xuất chiến lược đầu tư phát triển. Và nhiệm vụ của phòng là phối hợp các đơn vị khảo sát, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, thiết kế sản phẩm mới, triển khai thực hiện các khuyến nghị của khách hàng, xây dựng các phương án hợp tác khoa học kỹ thuật, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu sản phẩm mới, dự án đầu tư, soạn thảo ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm, nghiên cứu sử dụng các vật tư mới, đào tạo nâng bậc cho công nhân, tham gia hội đồng sáng kiến và lưu trữ cấp phát hồ sơ. • Phòng Kỹ thuật công nghệ: Có chức năng lập và giám sát quy trình công nghệ sản xuất, thiết kế khuôn, giá sản phẩm và kiểm định kỳ khuôn giá. Và có nhiệm vụ lập và theo dõi phương án công nghệ sản phẩm mới, xây dựng các định mức kỹ thuật, giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, kiểm kê định kỳ khuôn, giá, lập kế hoạch chế tạo khuôn giá hàng năm, nghiên cứu các thiết bị chuyên dung nhằm tăng hiệu quả sử dụng, phối hợp với phòng kinh doanh xây dựng hệ thống định mức lao động, quản lý hồ sơ, cấp phát tài liệu, tham gia hội đồng sáng kiến của Công ty. + Phòng thiết bị: Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý các quá trình thiết bị, giám sát tình hình tài sản, vật tư và tham gia xây dựng kế hoạch. Có chức năng điều phối thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, theo dõi quá trình tạo khuôn giá sản phẩm; tham gia các cuộc họp cấp Công ty, và thông báo các văn bản tới phòng ban chức năng; giám sát quá trình sản xuất của Công ty; nghiên cứu các phương án nhằm thực hiện có hiệu quả năng suất của các thiết bị sản xuất. + Phòng tài chính: Có nhiệm vụ ghi chép một cách chính xác, kịp thời, lien tục và có hệ thống số hiện có và sự biến động của tài sản, vật tư, tiền vốn. Tính toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lãi lỗ, các khoản nộp ngân sách theo đúng chế độ kế toán, thống kê và thông tin kinh tế hiện hành của Nhà nước và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty. Thu thập số liệu tổng hợp về tình hình sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ công tác lập và thực hiện kế hoạch, tổ chức huy động vốn, vay vốn đáp ứng đầy đủ kịp thời cho kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng tốt các quỹ của Công ty, thực hiện các nghiệp vụ phân tích tài chính và tham mưu cho Ban giám đốc cũng như các phòng ban khác. + Phòng tổ chức hành chính và lao động: Xắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động; nghiên cứu, xây dựng các phương án nhằm thực hiện việc trả lương, tiền thưởng hợp lý trình giám đốc; tổ chức các hình thức khen thưởng kỷ luật và làm các công tác hành chính phục vụ; tham gia đóng góp vào các kế hoạch kinh doanh. + Phòng quản lý chất lượng: Mục tiêu hình thành là quản lý chất lượng sản phẩm nên phòng có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ quá trình sản xuất, tham gia vào quá trình lập kế hoạch kinh doanh, tham mưu cho giám đốc các phương án tăng chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí; nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và thế giới để áp dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất sản phẩm của Công ty; nắm bắt thông số kỹ thuật và kinh tế của sản phẩm. + Phòng bảo vệ: Có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nội bộ Công ty, giữ gìn bảo vệ các vật tư tài sản, an ninh cho các phòng ban, và thực hiện các lệnh về quốc phòng, hậu cần địa phương, tuyển quân. + Các chi nhánh: Gồm hai chi nhánh TP.Đà Nẵng và chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, quản lý mạng lưới đại lý, cửa hàng của Công ty tại địa bàn được giao. Các chi nhánh phải tiếp nhận mọi thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm, về dịch vụ và báo cáo lại cho Công ty, thực hiện nghĩa vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương trên địa bàn trú đóng. Định kỳ, các chi nhánh báo cáo tình hình kinh doanh, tài chính của mình theo quy định của Công ty. - Các xưởng sản xuất : Gồm xưởng cơ khí, xưởng điện và bộ phận sửa chữa.Công tác quản lý sản xuất trực tiếp ở xưởng được giao cho các xưởng. Đứng đầu các xưởng là các Giám đốc xưởng có nhiệm vụ phân công, đôn đốc, chỉ đạo sản xuất, giúp Ban giám đốc nắm tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó còn có các đoàn thể như Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên cùng giúp sức quản lý Công ty. II- Tình hình thực hiện Kế hoạch kinh doanh ở Công ty thời kỳ kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. 1- Kế hoạch kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005. Để chuẩn bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại cần thiết, VIHEM,.Co.Ltd đã lên Kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn 2001-2005 trên tất cả các lĩnh vực. Kế hoạch kinh doanh này được xây dựng trên cơ sơ phân tích thực hiện Kế hoạch 5 năm 1996-2000, nghiên cứu tình hình kinh tế-xã hội và điều chỉnh cho phù hợp mục tiêu giai đoạn 2001-2005. Các Kế hoạch kinh doanh giai đoạn này được cụ thể hoá như sau: 1.1- Kế hoạch Marketing. - Kế hoạch bán hàng: Dựa trên kết quả đã đạt được giai đoạn 1996-2000 và dự đoạn những biến động về sản lượng, giá cả và nhu cầu sản phẩm VIHEM,.Co.Ltd đã đặt kế hoạch như sau: Bảng 2: Kế hoạch bán hàng giai đoạn 2001-2005. Đơn vị: chiếc. Sản phẩm Động cơ điện balat quạt SP khác Số lượng 208360 2455700 5210 149 Nguồn: Công ty VIHEM. Việc bán hàng giai đoạn này được VIHEM,.Co.Ltd xác định dựa chủ yếu trên các sản phẩm chính là động cơ điện và balat. - Kế hoạch hành động phân phối: Vấn đề đưa sản phẩm hàng hoá từ Công ty đến tay người tiêu dung được phát triển dựa trên mạng lưới kênh phân phối là các chi nhánh và các đại lý trên toàn quốc. Kế hoạch hành động phân phối xác định các kênh phân phối chủ lực là các đại lý. Công ty có Kế hoạch mở thêm 3 đại lý phân phối trên 3 miền đất nước. - Kế hoạch quảng cáo: Quảng cáo là phương tiện để Công ty có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng. Chính vì vậy, Kế hoạch quảng cáo của Công ty đã xác định mục tiêu quảng cáo là thị trường phục vụ sản xuất. Công ty dự định thuê các chương trình quảng cáo trên báo, tạp chí và internet. Ngân sách cho kế hoạch quảng cáo trong giai đoạn này là 550 triệu đồng. - Kế hoạch khuyến mại: Nhân dịp các ngày lễ tết giảm giá cho khách hàng để mang lại lợi ích cho khách hàng nhưng đồng thời thu lại lợi ích to lớn hơn cho Công ty. Kế hoạch này được ngân quỹ hoá là 350 triệu đồng. - Kế hoạch lực lượng bán hàng: Công ty xác định lực lượng bán hàng là lực lượng quan trọng tạo ra lợi nhuận. Vì thế Công ty có kế hoạch đầu tư để mở các chương trình đào tạo các cán bộ tư vấn, nhân viên bán hàng và giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên cùng các tài liệu cần thiết. - Kế hoạch ngân sách Marketing: Ngân sách Marketing thành lập trong giai đoạn 2001-2002 được tuyệt đối hoá là 1000 triệu đồng. 1.2- Kế hoạch sản xuất và dự trữ. Sản xuất và dự trữ là những chức năng truyền thống của Doanh nghiệp, nó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và là nguồn gốc lợi nhuận của Doanh nghiệp. Dựa trên những yếu tố quá khứ trong việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 1996-2000 và những thay đổi của nền kinh tế hiện tại và nhứng dự đoán về tương lai trong giai đoạn 2006-2010, VIHEM,.co.Ltd đã đưa ra kế hoạch sản xuất các sản phẩm chủ yếu theo tiêu chí vật chất như sau: Bảng 3: Kế hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: chiếc Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Động cơ điện 28000 33600 40320 48380 58060 Balat 330000 396000 475200 570200 684300 Quạt CN 700 840 1010 1210 1450 SP khác 20 24 29 35 41 Nguồn: Công ty VIHEM Trên cơ sở xác định các yêu cầu cụ thể về nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị và nhân công cũng như kết cấu kỹ thuật của sản phẩm, phương pháp sản xuất và kỳ hạn; việc đặt tiêu chí sản phẩm trong cả thời kỳ được tổng kết là: Tổng số lượng động cơ điện là 198360 chiếc; tổng số lượng balat các loại là 2455700 chiếc; tổng số quạt CN là 5210 chiếc và tống số các sản phẩm khác là 149 chiếc. Hoạt động dự trữ trong giai đoạn này được Doanh nghiệp chủ động xây dựng trên các kế hoạch dự trữ sản phẩm, dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu sao cho vừa đủ ràng buộc thoả mãn các yêu cầu sản xuất và bán hàng trong chừng mực tiết kiệm tối đa chi phí. 1.3- Kế hoạch tài chính. Với mục đích xây dựng hệ thống quản lý tài chính hiệu quả để đạt được các mục tiêu chiến lược của Công ty trong giai đoạn 2006-2010, VIHEM,.Co.Ltd đã lập Kế hoạch tài chính như sau: Bảng 4: Kế hoạch tài chính giai đoạn 2001-2005 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng DT tiêu thụ 50000 60000 72000 86400 103680 -DT sản xuất CN 45000 54000 64800 77760 93310 Tổng CP tiêu thụ 49000 58800 70560 84670 101606 Lãi (lỗ) phát sinh 1000 1200 1440 1730 2074 Nộp NSNN 4800 5000 5100 5200 5300 Chi NSNN 750 800 850 900 1000 Tổng TS 76000 77500 79100 81200 83000 -TSLĐ&ĐTNH 60500 61000 61100 62200 62500 -TSCĐ&ĐTDH 15500 16500 18000 19000 20500 Tổng NV 76000 77500 79100 81200 83000 -Nợ phải trả 57500 57800 58000 58200 58500 -NVCSH 18500 19700 21100 23000 24500 Nguồn: Công ty VIHEM Kế hoạch này được đưa ra trên cơ sở phân tích những yếu tố quá khứ giai đoạn 1996-2000 và trên cơ sở phân tích tình hình hiện tại cũng như dự đoán tương lai để đièu chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp. Từ việc phân tích tổng quát tình hình tài chính của Doanh nghiệp để lập kế hoạch tài chính, tài trợ; VIHEM,.Co.Ltd đã xác định và cân đối nhu cầu sử dụng vốn và nguồn cung cấp vốn, đồng thời dự báo các báo cáo tài chính quan trọng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, dự báo lưu chuyển tiền tệ để lập ngân sách của Công ty cho giai đoạn 2006-2010 với luồng tiền ròng lãi suất tăng bình quân năm gần 1,2%/ năm. 1.4- Kế hoạch nhân sự. Nhân sự của Doanh nghiệp là nguồn lực đặc biệt: nguồn lực con người. Kế hoạch nhân sự do vậy cần phải tính đến nhiều yếu tố khác nhau bên trong và bên ngoài, ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch nhân sự phải đảm bảo sự sẵn sang của lực lượng lao động đáp ứng các nhu cầu sử dụng lao động do các kế hoạch khác tạo ra, xét trên một khía cạnh nào đó, nó quyết định sự thành công trong việc thực thi các kế hoạch và chiến lược của Doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2006-2010, VIHEM,.Co.Ltd có kế hoạch nhân sự như sau: Bảng 5: Kế hoạch nhân sự giai đoạn 2001-2005 Năm Chỉ tiêu Đ.vị 2001 2002 2003 2004 2005 ĐH& Trên ĐH người 85 86 88 89 90 CĐ&Trung cấp người 70 71 72 72 72 CNkỹ thuật&LĐphổthông người 380 384 388 392 396 -Trong đó:CN bậc cao người 244 250 256 262 266 Tổng số LĐ người 535 541 548 553 558 -Trong đó: NV quản lý người 118 120 121 121 121 Quỹ lương thực hiện/tháng triệu 909,5 973,8 1041 1078 1172 Thu nhập bình quân/tháng triệu 1,7 1,8 1,9 1,95 2,1 Nguồn: Công ty VIHEM Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở những yếu tố đã có và phân tích tình hình cần thiết trong tương lai và có sự điều chỉnh cho phù hợp. So với tình hình nhân sự của giai đoạn trước, Kế hoạch nhân sự không có sự thay đổi về cơ cấu một cách căn bản nhất là đối với tỷ lệ nhân viên quản lý. Tổng số lao động trong Công ty trong 5 năm này theo kế hoạch chỉ tăng 23 người năm 2005 so với năm 2001. Đây là con số kế hoạch hợp lý vì Công ty đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. 2-Tình hình thực hiện Kế hoạch kinh doanh 5 năm qua. Thực hiện công văn số 6038/BCN-KH ngày 04/11/2005 của Bộ công nghiệp và công văn 236/VEC/CV-VP ngày 17/05/2005 của Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên chế tạo điện Việt Nam-Hungari đã lập báo cáo tổng kết thực hiện Kế hoạch kinh doanh 5 năm qua đã cho biết: Trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm (2001-2005), tình hình kinh tế-xã hội trong nước và thế giới có nhiều biến động theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Giá cả các loại vật tư đầu vào tiếp tục tăng với mức cao, các chi phí vận tải, dịch vụ khác cũng tăng(do ảnh hưởng của giá xăng dầu), chính sách tiền lương mới cũng tăng thêm chi phí BHXH và BHYT. Thêm vào đó năm 2005, dịch cúm gia cầm lại bùng phá, hạn hán kéo dài gây nên tình trạng thiếu điện đã tác động trực tiếp tới quá trình đầu tư phát triển của Doanh nghiệp, dân doanh, dẫn tới sức mua của thị trường giảm sút rõ rệt. Song với quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng uỷ, điều hành của Ban giám đốc Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra và kết quả đã đạt được: - Giá trị sản xuất công nghiệp năm sau tăng hơn năm trước. - Tổng doanh thu năm sau / năm trước luôn có giá trị lớn hơn 1. - Lợi nhuận Doanh nghiệp có xu hướng đồng biến với hai biến số trên. Những kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua, trước hết xuất phát từ việc đã nghiêm túc quán triệt và vận dụng đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng. Xác định đúng các chiến lược của ngành là đi lên HĐH-CNH và đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện một cách mạnh dạn sáng tạo các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Xây dựng được mối quan hệ quốc tế và trong nước nagỳ càng mở rộng và thực hiện hợp tác kinh doanh hiệu quả. Công ty đã lập được bộ máy tổ chức tương đối linh động, trình độ CBCNV ổn định và lành nghề. Ngoài ra, Công ty có các chi nhánh và điểm phân phối trên khắp cả nước, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, diện tích sản xuất rộng, nhà xưởng máy móc được cải tạo và mua sắm thêm cung cấp cho các phòng ban hệ cần thiết thống máy tính phục vụ quản lý. Kế hoạch kinh doanh của Công ty đã tạo điều kiện vật chất, đời sống tinh thần của CBCNV tương đối tốt. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ càng hơn tình hình thực hiện ở từng mảng cụ thể. 2.1- Tình hình thực hiện Kế hoạch Marketing. Nếu như trong thập kỷ 80-90, cung sản xuất về các loại động cơ điện và balat còn nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng, các sản phẩm do VIHEM,.Co.Ltd sản xuất ra tiêu thụ dễ dàng trong nội địa thì bước sang giai đoạn 2001-2005 thị trường trong nước đã có rất nhiều nhà cung cấp. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ cho ra đời nhiều sản phẩm mới, quá trình chuyên môn hoá và sản xuất theo dây truyền đã làm cho mức cung tăng nhanh dẫn đến cạnh tranh vô cùng gay gắt. Trước tình hình đó, VIHEM,.Co.Ltd tập trung lắng nghe ý kiến khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, các hoạt Marketing được nâng cao vị thế. VIHEM,.Co.Ltd xác định muốn tồn tại và phát triển phải gắn liền với thị trường. Nhận thức được vai trò của hoạt động Marketing, Công ty đã nỗ lực rất nhiều trong việc thoả mãn các yếu tố 4P của Kế hoạch Marketing. + Đôí với P-sản phẩm(Product): Công ty xác định sản phẩm chủ yếu là động cơ điện, balat đèn huỳnh quang, các thiết bị kỹ thuật điện có chất lượng tốt, màu sắc phù hợp với nhiều loại kích cỡ. Ngoài ra Công ty còn cung cấp các dịch vụ chuyển giao công nghệ, vận chuyển đến tay khách hàngDo các sản phẩm kỹ thuật điện khó vân hành nên Công ty đã có sách hướng dẫn và có bảo hành trong thời gian nhất định. + Đối với P-giá cả(Price): Công ty xác định giá cả phải thoả mãn lợi nhuận trong khi vẫn làm hài lòng khách hàng. Nó được tính toán trên cơ sở phân tích chi phí của Công ty, giá của đối thủ cạnh tranh và giá mua khách hàng chấp nhận. + Đối với P-địa điểm(Place): Do đặc điểm của Công ty là bán buôn, bán lẻ và cung cấp dịch vụ nên Công ty đã lựa chọn các chi nhánh, các nhà phân phối ở những nơi gần khách hàng nhất. + Đối với P-xúc tiến(Promotion): Công ty nhận thức được việc làm sao để sản phẩm của mình được khách hàng biết đến và mua nên các hoạt động xúc tiến được tiến hành khẩn trương. Kết quả của nó được thể hiện ở các mảng cụ thể sau: - Thực hiện Kế hoạch bán hàng: Để chuẩn bị cho các hoạt động thương mại cần thiết, VIHEM,.Co.Ltd đã lên Kế hoạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3067.doc
Tài liệu liên quan