Giáo án bổ trợ Ngữ văn 6

Tiết 16: TÍNH TỪ- CỤM TÍNH TỪ

I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

_ Có kĩ năng tìm, phát hiện được các cụm tính từ trong văn bản

_ Nắm được đặc điểm của cụm tính từ

II.Thiết kế bài dạy:

1.ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ :

a) Nêu định nghĩa của cụm tính từ?

b) Cụm tính từ trong tiếng Việt có những đặc điểm gì?

I. Lý thuyết

1. Đặc điểm tính từ

- Tớnh từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động trạng thái.

- Vớ dụ:

+ Xanh ngắt /những hàng me

+ Bầu trời/ lại trong xanh

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ

trong câu.

- Tính từ kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. để tạo thành cụm tính từ

- Cú 2 loại tính từ :

+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối(có thể

kết hợp với các từ chỉ mức độ)

 

doc253 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bổ trợ Ngữ văn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấy những tác hại do thuốc lá mang lại: _ Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người; là nguyên nhân của nhiều dịch bệnh và nhièu cái chết khác. _ Huỷ hoại đạo đức lối sống. 6. _ Văn bản “Bài toán dân số” giúp ta nhận thức rõ về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình: + Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. + Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại và là trách nhiệm không chỉ của toàn xã hội mà còn là của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. _ Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là: + Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về vấn đề dân số để mọi người nhận thức rõ hơn hiểm hoạ của việc gia tăng dân số, và mối quan hệ giữa bài toán dân số và bài toán phát triển xã hội. + Mỗi gia đình, mỗi cá nhân cần phải ý thức và hành động theo kế hoạch hoá gia đình để hạn chế sinh đẻ tự nhiên. Bài tập thực hành: _ Bài 10: Câu 6 7 8 9 10 11 12 Đ.A A C B C C B A Câu 13 14 15 16 17 18 19 Đ.A C D B D D C D _ Bài 12: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đ.A A D B D B A A Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A C D C B A B D _ Bài 13: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đ.A A D A A B Â D Câu 8 9 10 11 12 13 14 Đ.A C B D B A D A Ngày dạy: Buổi 15. ôn luyện về dáu câu _ Dấu ngoặc đơn có công dụng gì? _ Dấu hai chấm có những công dụng gì? _ Nêu những công dụng của dấu ngoặc kép? GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở các bài: _ Bài 13 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8):Từ câu 15 đến câu 24 ( Trang 88, 89, 90). _ Bài 14 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8):Từ câu 1 đến câu 13 ( Trang 91, 92, 93, 94). Bài tập 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn trong những câu dưới đây. a. Người ta cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la ). b. Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ). Bài tập 2 : Thêm dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong những trường hợp sau đây: a. Lan bạn tôi rất tự tin khi đứng lên phát biểu trước mọi người. b. Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Bài tập 3: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn? a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: _ Bác trai đã khá rồi chứ? ( Ngô Tất Tố ) b. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi mày đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. ( Nguyên Hồng ) c. Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bẩy năm. ( Ngô Tất Tố ) Bài tập 4: Hãy đặt dấu ngoặc kép, dấu phẩy , dấu hai chấm và dấu chấm lửng vào chỗ thích hợp ( có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết ) cho các câu, đoạn trích sau: a. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. b. Gợi ý. Chú ý vẻ mặt tươi cười giọng nói ngọt ngào cử chỉ thân mật của người cô đối với chú bé Hồng mà tác giả gọi là rất kịch. c. Trường từ vựng mắt có những trường nhỏ sau đây _ Bộ phận của mắt lòng đen lòng trắng con ngươi _ Đặc điểm của mắt đờ đẫn lờ đờ tinh anh toét _ Cảm giác của mắt chói quáng hoa cộm Bài tập 5 : Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp dưới đây: a. “Sông núi nước Nam” và “Bình Ngô đại cáo” được coi là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thời phong kiến. b. Đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. c. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”. Bài tập 6 : Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: _ Con có nhận ra con không? ( Tạ Duy Anh ) b. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ( Thanh Tịnh ) Bài tập 7: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu ngoặc đơn. Bài tập 8: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu hai chấm. Bài tập 9: Viết một đoạn văn ngắn về tác hại của việc hút thuốc lá ( hoặc tác hại của việc dùng bao bì ni lông ) trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho biết công dụng của các dấu đó trong đoạn văn vừa viết. A. Những kiến thức cơ bản. I. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm ). Ví dụ: Tiếng trống của Phìa ( lí trưởng ) thúc gọi nộp thóc rền rĩ. ( Tô Hoài ) -> Đánh dấu phần giải thích. Ví dụ: Trường xuân ( cũng có khi gọi là thường xuân ): một loại cay leo, bám vào tường gạch, lá rụng về mùa đông. ( Chú thích trong NV8, tập một ) -> Đánh dấu phần thuyết minh. Ví dụ: Cô bé nhà bên ( có ai ngờ ) Cũng vào du kích. ( Giang Nam ) -> Đánh dấu phần bổ sung thêm. II. Dấu hai chấm: _ Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. + Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép. Ví dụ: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”. ( Nam Cao ) + Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng với dấu gạch ngang. Ví dụ: Hắn bĩu môi và bảo: _ Lão làm bộ đấy! ( Nam Cao ) _ Dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. Ví dụ: Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó... ( Nam Cao ) -> Đánh dấu phần bổ sung. Ví dụ: Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. ( Huy Cận ) -> Đánh dấu phần giải thích. Ví dụ: Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam. ( Hà ánh Minh ) -> Đánh dấu phần thuyết minh. III. Dấu ngoặc kép: _ Đánh dấu từ ngữ, câu, doạn dẫn trực tiếp. Ví dụ: Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”. ( Mẹ hiền dạy con ) _ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Ví dụ 1: Chủ của chị là một quan phủ già, dâm đãng trong một đêm “tắt đèn” đã mò vào buồng chị. ( Nguyễn Hoành Khung ) -> Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Ví dụ 2: Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. ( Thép Mới ) -> Từ ngữ có hàm ý mỉa mai. _ Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,... được dẫn. Ví dụ: “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đàu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. ( Ngữ văn 6, tập hai ) B. bài tập thực hành. I. Phần BT Trắc nghiệm: _ Bài 13: Câu 15 16 17 18 19 Đ.A C D B B A Câu 20 21 22 23 24 Đ.A D B A C B _ Bài 14: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đ.A D B A C B A D Câu 8 9 10 11 12 13 Đ.A B A D A B D II. Phần BT Tự luận: Bài tập 1 : Công dụng của dấu ngoặc đơn: a. Đánh dấu phần thuyết minh. b. _ Đánh dấu phần bổ sung thêm. _ Đánh dấu phần giải thích. Bài tập 2 : Thêm dấu ngoặc đơn như sau: a. Lan ( bạn tôi ) rất tự tin khi đứng lên phát biểu trước mọi người. b. Văn bản “Trong lòng mẹ” ( trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng ) đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Bài tập 3: Trường hợp (b) và (c) có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn. Bài tập 4 : Đặt các dấu thích hợp như sau: a. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”. b. Gợi ý: Chú ý vẻ mặt “tươi cười”, giọng nói “ngọt ngào”, cử chỉ thân mật của người cô đối với chú bé Hồng mà tác giả gọi là “rất kịch”. c. Trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây: _ Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi,... _ Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, lờ đờ, tinh anh, toét,... _ Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm,... Bài tập 5 : Công dụng của dấu ngoặc kép: a. Đánh dấu tên tác phảm được dẫn. b. Đánh dấu câu dẫn trực tiếp. c. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo ý mỉa mai. Bài tập 6 : a. Dùng để báo trước lời dối thoại. b. Dùng để đánh dấu phần giải thích. Bài tập 7: Ba câu có dấu ngoặc đơn: _ O.Hen-ri ( 1862 – 1910 ) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. _ Tình nương ( từ cổ ) dùng để chỉ người tình là phụ nữ ( nếu người tình là đàn ông thì gọi là tình lang ). _ Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm ( lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay đi ) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Bài tập 8: Ba câu có dấu hai chấm: _ Cá rô kho khế: vừa dừ, vừa thơm. _ Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. _ Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ thích hợp để tạo biện pháp nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ. Bài tập 9: ( HS tự viết đoạn văn ) Bài tập 1: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn trong những câu dưới đây. a. Người ta cấm hút thuốc ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm ( ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la ). b. Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ). Bài tập 2 : Thêm dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong những trường hợp sau đây: a. Lan bạn tôi rất tự tin khi đứng lên phát biểu trước mọi người. b. Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh. Bài tập 3: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc đơn? a. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: _ Bác trai đã khá rồi chứ? ( Ngô Tất Tố ) b. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi mày đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. ( Nguyên Hồng ) c. Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai mươi sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bẩy năm. ( Ngô Tất Tố ) Bài tập 4: Hãy đặt dấu ngoặc kép, dấu phẩy , dấu hai chấm và dấu chấm lửng vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh viết hoa trong trường hợp cần thiết ) cho các câu, đoạn trích sau: a. Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề Một ngày không sử dụng bao bì ni lông. b. Gợi ý. Chú ý vẻ mặt tươi cười giọng nói ngọt ngào cử chỉ thân mật của người cô đối với chú bé Hồng mà tác giả gọi là rất kịch. c. Trường từ vựng mắt có những trường nhỏ sau đây _ Bộ phận của mắt lòng đen lòng trắng con ngươi _ Đặc điểm của mắt đờ đẫn lờ đờ tinh anh toét _ Cảm giác của mắt chói quáng hoa cộm Bài tập 5 : Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp dưới đây: a. “Sông núi nước Nam” và “Bình Ngô đại cáo” được coi là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thời phong kiến. b. Đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”. c. Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại”.. Bài tập 6 : Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong những trường hợp sau: a. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: _ Con có nhận ra con không? ( Tạ Duy Anh ) b. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ( Thanh Tịnh ) Bài tập 7: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu ngoặc đơn. Bài tập 8: Đặt ( hoặc tìm trong các văn bản đã học ) ba câu có sử dụng dấu hai chấm. Bài tập 9: Viết một đoạn văn ngắn về tác hại của việc hút thuốc lá ( hoặc tác hại của việc dùng bao bì ni lông ) trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho biết công dụng của các dấu đó trong đoạn văn vừa viết. Ngày dạy: Buổi 16. ôn tập văn thuyết minh ( Chuẩn bị cho Viết bài TLV số 3 ) _ Thế nào là văn thuyết minh? _ Văn thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì? _ Văn thuyết minh có tính chất gì? _ Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? _ Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần chú ý các bước nào? _ Trình bày các phương pháp thuyết minh? _ Nêu các dạng văn thuyết minh thường gặp? _ Trình bày cách làm bài văn về một thứ đồ dùng? GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở các bài: _ Bài 11 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8):Từ câu 15 đến câu 23 ( Trang 75, 76, 77). _ Bài 12 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8):Từ câu 24 đến câu 28 ( Trang 82, 83). _ Bài 13 (Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8):Từ câu 25 đến câu 26 ( Trang 90). Đề 1: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Đề 2: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. Đề 3: Thuyết minh về cái phích nước. * GV gợi ý: 1. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc phích nước. 2. Thân bài: _ Cấu tạo của phích. _ Hiệu quả giữ nhiệt. _ Bảo quản và cách sử dụng phích. 3. Kết bài: Vai trò của phích nước trong đời sống của người Việt Nam. A. Những kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm văn thuyết minh. Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. 2. Mục đích của văn bản thuyết minh. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng để có thái độ, hành động đúng đắn. 3. Tính chất của văn bản thuyết minh. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích. 4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. 5. Các bước làm bài văn thuyết minh. _ Xác định đối tượng thuyết minh. _ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. _ Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó. _ Lựa chọn phương pháp thuyết minh. _ Tìm bố cục thích hợp cho bài thuyết minh. 6. Các phương pháp thuyết minh: _ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Là phương pháp chỉ ra bản chất của đối tượng thuyết minh, vạch ra phương pháp lô gíc của thuộc tính sự vật bằng lời lẽ rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. Trong phương pháp nêu định nghĩa thường sử dụng từ là. _ Phương pháp liệt kê: Là phương pháp lần lượt chỉ ra đặc điểm, tính chất của đối tượng theo một trật tự nào đó. _ Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp thuyết minh sự vật bằng cách nêu dẫn chứng thực tế. Dùng cách này ta có thể thuyết minh, giải thích rõ ràng hơn, tạo ấn tượng cụ thể cho người đọc. _ Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp dẫn con số cụ thể để thuyết minh về đối tượng. Bài văn thuyết minh càng có thêm tính khoa học chính là nhờ vào phương pháp này. _ Phương pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hoặc hơn hai đối tượng để làm nổi bật bản chất của đối tượng cần thuyết minh. Có thể dùng so sánh cùng loại hoặc so sánh khác loại nhưng điểm đến cuối cùng là nhằm để người đọc hình dung rõ hơn về đối tượng được thuyết minh. _ Phương pháp phân loại, phân tích: Là cách chia đối tượng ra từng loại, từng mặt để thuyết minh. 7. Các dạng văn thuyết minh. Dạng 1: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Ví dụ: + Giới thiệu về chiêc kính. + Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. + Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. + Thuyết minh về cái phích nước. + Thuyết minh về chiếc bút bi. Dạng 2: Thuyết minh về một cách làm. Ví dụ: Giới thiệu cách làm món nộm. Dạng 3: Thuyết minh về một thể loại văn học. Ví dụ: + Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. + Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Dạng 4: Thuyết minh về một tác giả văn học. Ví dụ: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi. Dạng 5: Thuyết minh về một tác phẩm. Ví dụ: Giới thiệu về tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Dạng 6: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Ví dụ: + Giới thiệu về vịnh Hạ Long. + Giới thiệu về chùa Một Cột. + Giới thiệu về đền Hùng. + Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm. + Giới thiệu về động Phong Nha. 8. Cách làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng. Cần làm nổi bật các ý: _ Phân loại đồ vật: có mấy kiểu, mấy loại? _ Đặc điểm bên ngoài của đồ vật đó: + Hình dáng, chiều dài, chiều rộng, chiều cao,... + Chất liệu: nhựa, kim loại,... _ Tác dụng của đồ vật đó. _ Cách sử dụng đồ vật. _ Cách bảo quản món đồ vật. _ Tầm quan trọng của đồ vật đó trong cuộc sống và tình cảm của bản thân đối với đồ vật. B. bài tập thực hành. I. Phần BT Trắc nghiệm: _ Bài 11: Câu 15 16 17 Đáp án D B D Câu 18 19 20 Đáp án B B D Câu 21 22 23 Đáp án B C D _ Bài 12: Câu 24 25 26 27 28 Đ.A D A C D A _ Bài 13: Câu 25 26 Đáp án A D II. Phần BT Tự luận: Đề 1: 1. Mở bài: _ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thường gắn với hình ảnh chiếc nón lá duyên dáng. _ Chiếc nón lá Việt Nam gợi đến vẻ đẹp truyền thống tao nhã, kín đáo và đằm thắm, đoan trang. 2. Thân bài: a. Nón lá là loại nón đội đầu truyền thống của dân tộc Việt Nam, nón lá có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử nhưng nổi tiếng nhất là nón lá bài thơ của xứ Huế. b. Hình dáng của chiếc nón: _ Hình chóp, rộng vành, mái dốc, có quai nón để đeo. _ Màu trắng và rất bóng nhờ được quét quang dầu. c. Nguyên liệu và cách làm nón: _ Lá nón được phơi khô rồi được phơi tiếp vào sương đêm để bớt giòn. _ Lá nón được gia công cho đều, đẹp, phẳng; những chiếc lá đẹp nhất được đặt ở lớp ngoài của nón. _ Lá nón được chằm trên một chiếc khung hình Kim Tự Tháp, mỗi chiếc nón thường có từ 2 đến 3 lớp lá. _ Nón chằm xong được tháo khỏi khung để làm quai đeo và phết dầu. d. Nón lá gắn bó với đời sống lao động và có nhiều tác dụng: _ Nón lá dùng để che mưa che nắng, ứng phó với môi trường tự nhiên. _ Nón lá đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người, tôn thêm vẻ duyên dáng của người phụ nữ trong những ngày đi làm và cả những ngày hội, ngày lễ. _ Là vật trang điểm trong nhà, là quà tặng, là dụng cụ biểu diễn nghệ thuật. _ Nón lá là nguồn cảm hứng của nhiều bài thơ, bản nhạc,... _ Cùng với chiếc áo dài, nón lá là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, cho một nét văn hoá thanh lịch của người Việt Nam. 3. Kết bài: Xã hội ngày càng phát triển, đã có nhiều loại mũ, nón mới ra đời song chiếc nón lá vẫn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp của mình và trở thành niềm tự hào của văn hoá dân tộc. Đề 2: 1. Mở bài: _ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam gắn bó thân thiết với chiếc áo dài. _ Chiếc áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống thể hiện được giá trị văn hoá của người phụ nữ. 2. Thân bài: a. Giới thiệu sơ lược về áo dài: _ áo dài Việt Nam có hai loại ( áo dài dành cho nam và áo dài dành cho nữ ), nhưng loại áo dài dành cho phụ nữ là nổi tiếng hơn cả. _ áo dài Việt Nam là sự hoà hợp trang phục của cả áo và quần; tên gọi áo dài xuất phát từ đặc điểm hình dáng chiếc áo. b. Lịch sử cách tân của áo dài: _ Kiểu sơ khai là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân; áo tứ thân thường chỉ phù hợp với người phụ nữ lao động. _ áo ngũ thân ra đời đã hạn chế bớt những nét dân dã, làm gia tăng dáng vẻ khuê các, lịch lãm của người phụ nữ. _ Chiếc áo dài là kết quả của nhiều lần cách tân chiếc áo ngũ thân. _ Vào thế kỉ XVIII, chiếc áo dài đã được định hình cơ bản trong một sắc dụ của Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát về trang phục cho nhân dân. _ Chiếc áo dài Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần cách tân về kiểu dáng các chi tiết nhưng về cơ bản vãn có hình dáng tương tự như hiện nay. c. Hình dáng chiếc áo dài: _ Phần trên ôm sát thân, có hàng nút chạy chéo từ cổ đến nách rồi chạy dọc một bên sườn ôm lấy thân. _ Hai vạt trước và sau buông dài gần đến chân. _ Chiếc áo dài phụ thuộc vào hình dáng của mỗi người: May đo cho ai thì người ấy mặc. d. ý nghĩa, tác dụng của chiếc áo dài: _ Vừa truyền thống lại vừa hiện đại. _ Được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt của người phụ nữ. 3. Kết bài: _ Chiêc áo dài đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam, là hình ảnh đặc trưng của văn hoá dân tộc. _ Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về loại trang phục độc đáo này của dân tộc. Đề 3: ( HS làm ở nhà ) Ngày dạy: Buổi 17. ôn tập tiếng việt ( Chuẩn bị cho Bài kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt ) 1. Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? 2. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? 3. Thế nào là nói giảm, nói tránh? Các cách nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ minh hoạ? 4. Thế nào là câu ghép? Cách nối các vế trong câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ? 5. Quan hệ các vế trong câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ? Bài tập 1: Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. ( Lí Lan ) Bài tập 2: Các từ sau đây đều nằm trong trường từ vựng “ động vật”. Hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn? gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu, rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lợn, mái, bò, đuôi, hí, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt. Bài tập 3: Tìm biện pháp nói quá trong những câu dưới đây: a. Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. ( Nguyên Hồng ) b. Cai lệ vẫn giọng hầm hè: _ Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! ( Ngô Tất Tố ) c. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn cả những ngón tay tôi. ( Nam Cao ) Bài tập 4: Hát phường vải Nghệ Tĩnh có hai lượt lời như sau: Nữ: Bấy lâu nay anh bận chi nhà Núi Thái Sơn em lở anh đà biết chưa? Nam: Miệng em nói dạ anh đã lừ đừ Ô hô! Núi lở răng dừ rứa em? a. Tìm các từ địa phương tương ứng với từ toàn dân có ở hai lượt lời trên? b. Phát hiện các biện pháp tu từ có trong hai lượt lời trên? Bài tập 5: Dùng các câu đơn sau đây để tạo thành câu ghép ( có sử dụng quan hệ từ cần thiết để nối các vế câu ). a. Bố mẹ thương con nhiều lắm. b. Con cần cố gắng hơn nữa. c. Trời hôm nay mưa to. d. Hằng ngày con thường giúp đỡ mọi người. e. Em nên mặc áo mưa mà di học. g. Gió thổi mạnh. h. Nước sông lên to quá. i. Những cây mới trồng khó mà sống được. Bài tập 6: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của những cau sau? Cho biết câu nào là câu ghép? a. Mèo chạy. b. Mèo chạy làm đổ lọ hoa. c. Mèo chạy, lọ hoa đổ. Bài tập 7: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau: a. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được. c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. A. Lý thuyết: 1. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: + bút chì, bút bi, thước đo độ, thước kẻ, com-pa, ê-ke,... => Trường từ vựng: dụng cụ học tập. + chặt, viết, ném, nắm, cầm,... => Trường từ vựng: hoạt động của tay. 2. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( Hoàng Trung Thông ) 3. Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gay cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. * Các cách nói giảm, nói tránh: _ Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt. Ví dụ: Bà tôi chết rồi. -> Bà tôi tạ thế rồi. _ Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa. Ví dụ: Anh ấy hát dở. -> Anh ấy hát chưa hay. _ Dùng cách nói vòng. Ví dụ: Em học yếu lắm. -> Em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. _ Dùng cách nói trống ( tỉnh lược ). Ví dụ: Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng (...) ra phết chứ chả vừa đâu: lão xin tôi một ít bả chó [...]. 4. * Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V nói trên là một vế câu. Ví dụ: Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nó nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa. ( Nam Cao ) => Câu này gốm 3 cụm C-V ( 3 vế câu ). * Các vế câu trong câu ghép có thể nối với nhau bằng hai cách: _ Dùng từ nối ( một quan hệ từ; một cặp quan hệ từ; một cặp phó từ, đại từ hai chỉ từ). Ví dụ: + Trời nổi gió rồi cơn mưa ập đến. C V C V + Vì trời mưa to nên tôi nghỉ học. _ Không dùng từ nối ( giữa các vế câu có thể đặt một dấu phẩy, một dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm ). Ví d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12433123.doc
Tài liệu liên quan