Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 5

 I. MỤC TIÊU

 Giúp HS củng cố bài hát đã học:

 - Biết hát đúng giai điệu, đúng lời và thuộc cả bài hát.

 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

 - Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.

II. CHUẨN BỊ:

 - Bảng phụ; băng nhạc và máy nghe.

 - Nhạc cụ quen dùng.

 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. Kiểm tra bài cũ

 Gọi 2 HS hát lời 1 và 2 của bài hát: Bài ca đi học.

 GV nhận xét, biểu dương.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5: Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán luyện tập I. Mục tiêu - Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ). - Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, đồng hồ bàn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm: 34 x 5 23 x 6 36 x 2 Cả lớp làm vào nháp sau đó chữa chung. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài, phân tích yêu cầu. - GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS lên bảng làm bài . Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm như đã học. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài (đặt tính rồi tính) rồi tự làm bài và chữa bài. Tương tự như bài 1. - HS nêu cách làm. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: GV hỏi HS “Mỗi ngày có bao nhiêu giờ ?” (Mỗi ngày có 24 giờ) . Bài giải Số giờ của 6 ngày là : 24 x 6 = 144 (giờ) Đáp số : 144 giờ. Bài 4 : Cho HS tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm bài và chữa bài.Khi chữa bài, GV yêu cầu HS sử dụng mô hình mặt đồng hồ để quay kim đồng hồ theo nội dung bài tập. Bài 5: HS nêu yêu cầu của đề bài. - GV cho HS trả lời miệng. VD: HS nêu “Hai nhân ba bằng ba nhân hai”, ... - GV viết sẵn bài tập vào bảng phụ rồi cho HS nối mỗi phép tính nhân ở dòng trên với phép tính thích hợp ở dòng dưới. 3. Củng cố, dặn dò - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tự nhiên & xã hội phòng bệnh tim mạch I. Mục tiêu: - Biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em. - Biết nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em. - KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu nội dung phần ghi nhớ của tiết trước. - GV nhận xét khen ngợi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Động não GV yêu cầu mỗi HS kể tên một số bệnh tim mạch mà các em biết. GV giải thích cho các em biết tên một số bệnh và hôm nay chỉ nói đến bệnh tim mạch nguy hiểm với trẻ em, đó là bệnh thấp tim. Hoạt động 2: Đóng vai. Bước 1: Làm việc cá nhân. GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các trang 20 và đọc các lời hỏi và đáp của từng nhân vật trong các hình. Bước 2: Làm việc theo nhóm: Học sinh thảo luận câu hỏi theo nhóm bàn. - ở lứa tuổi nào thường hay bị bệnh thấp tim? - Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì? Bước 3: Làm việc cả lớp. GV gọi một số HS lên trình bày (đóng vai). GV bổ sung. Kết luận: SGK trang 20. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi. HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 21, chỉ vào từng và nói về nội dung và ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc phòng bệnh thấp tim. Bước 2: Làm việc cả lớp: - GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Các hình có cách đề phòng bệnh thấp tim. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Chính tả người lính dũng cảm (nghe-viết) I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi. - Làm bài tập 2 phần a. - Biết điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng và học thuộc. II. Đồ dùng : Vở bài tập Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết: xoay tròn, ngoáy, chuyên cần. GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe – viết. a. Hướng dẫn chuẩn bị: GV đọc đoạn chính tả 1 lượt. - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì? - Nhận xét chính tả: + Đoạn văn trên có mấy câu? (6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn? (dấu hai chấm, dấu phẩy). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó (vườn trường, sững lại. khoác tay) b. Học sinh nghe, viết vào vở. c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: HS làm BT 2a. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài; làm bảng con, 2 HS lên bảng làm. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp làm vào vở bài tập. Bài tập 3: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai nhóm HS lên bảng nối tiếp điền đủ 9 chữ và tên chữ sau đó đọc kết quả. HS làm bài vào vở. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán bảng chia 6 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng chia 6. - Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6) II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng (các chấm tròn) III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng làm: 27 x 4 25 x 6 36 x 3 Cả lớp làm vào nháp sau đó chữa chung. B . Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn lập bảng chia 6 : a. GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa có 6 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa để lập bảng chia 6. b. GV cho HS lấy 2 tấm bìa có 6 chấm tròn. GV hỏi: “6 lấy 2 lần bằng mấy? (6 lấy 2 lần bằng 12), viết 6 x 2 = 12. GV hỏi 12 chấm tròn chia thành các nhóm , mỗi nhóm có 6 chấm tròn thì được mấy nhóm? (2 nhóm); 12 chia 6 được 2 và viết bảng 12 : 6 = 2. Gọi HS đọc phép nhân và phép chia. c. HS lập các công thức còn lại của bảng chia 6. - HS thảo luận theo nhóm đôi lập tiếp bảng chia 6 rồi đọc kết quả. d. Chú ý: HS nhận xét các cột của bảng chia 6 và GV giúp HS ghi nhớ bảng chia 6. HS tự lập và học thuộc bảng chia 6. - Đọc các phép chia theo thứ tự và học thuộc bảng chia. 3. Thực hành Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài, GV ghi bảng: 42 : 6 = 24 : 6 = 48 : 6 = 30 : 6 = 54 : 6 = 36 : 6 = 18 : 6 = 30 : 5 = 12 : 6 = 6 : 6 = 60 : 6 = 30 : 3 = - GV hướng dẫn HS lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia như cho HS nhận biết: “Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia”. Bài tập 3 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải. - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài giải Mỗi đoạn dây dài là: 48 : 6 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Mĩ thuật Thực hành nặn tạo dáng: Nặn quả I. Mục tiêu - HS nhận biết hình khối của một số quả. - Nặn được một vài quả gần giống với mẫu. - Giáo dục HS yêu thích nghệ thuật. II. Chuẩn bị. GV: - Sưu tầm tranh, ảnh một số quả có màu sắc đẹp. - Một vài quả thực: cam, chuối, xoài, đu đủ... HS: Đất nặn, màu vẽ các loại quả. III. Hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ. Nêu lại các bước nặn tạo dáng đã được học. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. GV giới thiệu vài loại quả, HS nhận xét: - Nêu tên quả? - Hình dáng của quả như thế nào? Quả có màu gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn cách nặn. GV vừa thao tác vừa nêu các bước nặn. + Nhào bóp đất. + Nắn, gọt cho giống quả. + Nặn thành khối có dáng của quả. + Sửa, hoàn chỉnh quả. Hoạt động 3: Thực hành. - GV đặt một số quả ở vị trí thích hợp HS chọn để vẽ. - Trong khi HS thực hành GV quan sát hướng dẫn thêm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - HS trưng bày một số sản phẩm của mình,cả lớp quan sát,nhận xét. - GV nhận xét chung và tuyên dương những em nặn đẹp,đúng mẫu. 3. Củng cố,dặn dò Chuẩn bị màu cho bài vẽ sau. Tiết 3: Tập đọc cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: chú lính, lấm tấm, lắc đầu ... - Biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu,đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dâu chấm nói riêng và câu nói chung. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: 4 HS đọc 4 đoạn của bài Người lính dũng cảm. GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện đọc a. GV đọc bài văn cho học sinh nghe. b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng câu văn. (Mỗi HS tiếp nối đọc 1 câu) - Đọc từng đoạn trước lớp. + HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài, GV nhắc nhở ngắt nghỉ đúng. + GV nhắc HS đọc đúng kiểu câu hỏi câu cảm. - Đọc từng đoạn trong nhóm. GV kiểm tra 2 - 3 HS đại diện các nhóm đọc. - 1 HS đọc toàn bài. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * HS đọc thành tiếng đoạn 1. GV hỏi : - Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu câu nên đã viết những câu rất kì quặc). * HS đọc to Đoạn 2, cả lớp đọc thầm theo, trả lời: - Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi định đánh dấu chấm). d. Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn văn. Hướng dẫn cách đọc đúng đoạn văn. 4 HS tự phân vai thi đọc cả bài. - Bốn HS đọc diễn cảm cả bài. Bình chọn bạn đọc đúng, đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (Nâng cao) luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố nâng cao phép nhân. chia đã học. - Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập. Bài tập 34 và 39: Tình nhẩm.(tr8) GV hướng dẫn HS làm trong sách toán nâng cao rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Cả lớp nhận xét. Bài tập 38: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * GV chữa chung: 13 tuần lễ có số ngày là: 13 x 7 = 91(ngày) Đ/s: 91 ngày Bài tập 42 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Số cam ở 6 đĩa là: 6 x 4 = 24 (quả) Số cam có tất cả là: 16 + 24 = 40 (quả) Đ/s: 40 quả Bài tập 36, 37. HS tự làm rồi chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau Tiết 2: Âm nhạc Ôn bài hát: Bài ca đi học I. Mục tiêu Giúp HS củng cố bài hát đã học: - Biết hát đúng giai điệu, đúng lời và thuộc cả bài hát. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục tình cảm gắn bó với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý bạn bè. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ; băng nhạc và máy nghe. - Nhạc cụ quen dùng. - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS hát lời 1 và 2 của bài hát: Bài ca đi học. GV nhận xét, biểu dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài học Hoạt động1: Dạy hát lời 2, ôn luyện cả bài - Cho HS nghe lại băng nhạc bài hát. + Nội dung bài hát nói về điều gì? ( ... tâm trạng vui tươi, phấn khởi của bạn nhỏ lhi đến trường) - Hướng dẫn ôn bài hát: - Chia lớp thành các nhóm lần lượt ôn luyện lời 1, 2 bài hát. - Ôn cả bài: GV chia nhóm HS, hát luân phiên sau đó hát cá nhân. HS vừa hát vừa gõ đệm. - Cho HS hát lời 1 nối tiếp sang lời 2. - GV bao quát chung. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ. - HS tìm động tác phụ hoạ thích hợp. -Từng nhóm 5-6 em tập biểu diễn trước lớp. - Sau mỗi lần hát GV nhận xét chung và biểu dương HS. 3. Củng cố, dặn dò GV nhân xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Luyện từ và câu (nâng cao) ôn: so sánh I. Mục tiêu. - Nắm được một kiểu so sánh hơn kém. - Nêu được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém. - Biết cách thêm các từ so sánh vào các câu chưa có từ so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao + BT nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học 2 Hướng dẫn làm bài tập (Tuần 5) Bài1: HS đọc yêu cầu. Đọc thầm từng khổ thơ, làm bài ra nháp. - Gọi 3 HS lên bảng. Cả lớp chốt lời giải đúng. GV giúp HS phân biết 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. Lời giải: * Các hình ảnh so sánh là: a, Năm tháng bay như cánh chim qua cửa. b) Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm. Bà nhìn như hạt cau phơi. c) Hoa lựu đỏ như đốm lửa. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. HS tìm những từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn chỉnh hình ảnh so sánh trong các câu sau. 2HS lên bảng. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: VD: Mùa đông, lá bàng mới nảy trông như những ngọn nến xanh. Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại các câu văn để tìm hình ảnh so sánh. VD: Mặt trời mới mọc đỏ như quả cầu lửa. Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài và đọc mẫu. - HS tìm nhiều từ so sánh cùng nghĩa có thể thay cho dấu gạch nối. - HS làm vào vở và 2 HS lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: như, giống, giống như, như là, tựa, là. 3. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (ôn) bảng chia 6 I. Mục tiêu: - Củng cố, luyện tập bảng chia 6, HS học thuộc lòng bảng chia 6. - Thực hành phép chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập toán tr29. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập. Bài tập 1 và 2: Tình nhẩm. GV hướng dẫn HS làm trong sách bài tập rồi lần lượt nối tiếp nhau đọc kết quả của các phép tính. Cả lớp nhận xét. Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán rồi làm bài. * GV chữa chung: Sồ kg muối mỗi túi có là: 30 : 6 = 5 (kg) Đ/s: 5 kg Bài tập 4 : HS đọc bài toán. GV tóm tắt đề bài lên bảng. - Hướng dẫn học sinh giải: - Gọi HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài ra giấy nháp, GV chữa bài. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Sồ túi muối có tất cả là: 30 : 6 = 5 (túi) Đ/s: 5 túi Bài tập 5. HS đọc đề bài rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. GV chốt ý: Khoanh vào chữ trước phép tính 12 : 6 là đúng. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Kĩ năng sống Chủ đề 1: Kĩ năng tự phục vụ (tiếp) I. Mục tiêu: - Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh. - Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học. - Bài tập cần làm: Bài 3 và bài 4. II. Đồ dùng dạy học - Tranh trong SGK. - 1chiếc áo để thực hành ở hoạt động 1. - Phiếu bài tập cho hoạt động 2. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình? - Em đã thực hiện việc đó như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét biểu dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Bài học * Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3: Em hãy đánh số vào các bức tranh theo đúng thứ tự các bước gập áo. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV hướng dẫn HS làm. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: HS thảo luận tìm các bước gập áo. - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lớp nhận xét, đưa ra các bước gập áo đúng: + Bước 1- hình 3. + Bước 2- hình 1. + Bước 3- hình 2. - GV cho HS thực hành gập áo theo các bước vừa tìm. * Liên hệ + ở nhà em có tự gập quần áo không? + Em gập như thế nào? * Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của bản thân trong cuộc sống. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống: - Gọi HS đọc tình huống ở bài tập 4. - HS đọc tình huống: Em được mẹ giao chuẩn bị ba lô đồ dùng cá nhân cho 2 ngày đi nghỉ hè ở biển . Mẹ nói cả gia đình sẽ ở khách sạn. + Tình huống yêu cầu gì? - GV cùng HS thảo luận tình huống đó. - Cho HS làm trên phiếu bài tập: Em sẽ chọn những đồ vật nào để mang theo? (Hãy đánh dấu + vào những tên đồ vật mà em chọn) Bàn chải đánh răng Kem đánh răng áo, mũ, kính bơi áo khoắc ấm Khăn tắm Mũ rộng vành Xà phòng tắm, gội Truyện Chăn màn 5kg táo Thuốc nhỏ mắt, mũi - Gọi HS nêu ý kiến trước lớp. - GV nhận xét đưa ra kết quả đúng. - HS tự liên hệ: + Em đã bao giờ đi du lịch chưa? + Khi đi thường chuẩn bị những gì? + Em là người chuẩn bị hay bố mẹ em chuẩn bị? * Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho bản thân. 3. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Luyện chữ cuộc họp của chữ viết I. Mục tiêu - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Cuộc họp của chữ viết. - Làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III . Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng viết: nước xoáy, ngắc ngoải, ngoắc tay. GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết a. Hướng dẫn chuẩn bị viết bài. - GV đọc đoạn chính tả 1 lượt: Từ “Thưa các bạn... lấm tấm mồ hôi” - HS đọc lại đoạn văn của bài. - Đoạn văn này kể chuyện gì ? + Đoạn văn trên có mấy câu ? ( 6 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? (Chữ đầu câu, tên riêng). + Những dấu nào được dùng trong đoạn văn ? ( dấu chấm dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu ngoặc kép). - Học sinh tự viết chữ ghi tiếng khó ( Hoàng, giày da, ) b. Học sinh nghe, viết vào vở. c. Chấm chữa bài: Chấm tại lớp 5 - 7 bài, nhận xét. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: HS làm trong vở trắc nghiệm. - Cả lớp đọc thầm bài, GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. HS làm bài. GV chữa bài và chốt lại lời giải đúng. Cả lớp chữa vào vở bài tập. Bài tập 2: GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - Hai HS lên bảng làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở. Chốt lại lời giải đúng. - xồm xoàm - ngồm ngoàm - sâu hoắm - oái oăm 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán (nâng cao) Dãy số dạng 1: tìm quy luật và điền số còn thiếu vào dãy số I. Mục tiêu: - HS biết tìm quy luật và viết thêm số số hạng vào dãy số. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách toán bồi dưỡng. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (tr9) Bài 32: HS đọc đề bài. Sau đó làm bài: a, Dãy các số chẵn: 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, ... b, Dãy các số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, ... c, Dãy các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, ... Bài 32: HS đọc đề bài. GV chép lên bảng: a, 1, 4, 7, 10, .... b, 45, 40, 35, 30, .... c, 1, 2, 4, 8, 16, .... - HS làm rồi chữa. Bài 125: (tr19 - Các dạng toán cơ bản) - HS đọc đề bài, xác định đề bài. - 3 em lần lượt lên bảng làm, lớp làm vào vở. - GV chữa chung. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Tập làm văn (nâng cao) Giới thiệu về trường lớp I. Mục tiêu - HS viết được đoạn văn giới thiệu về trường mình cho một bạn ở trường khác biết. - Rèn kĩ năng viết văn mạch lạc rõ ràng cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục, đích yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài. Đề 3: TV nâng cao - tuần 5. Đề bài: Hãy giới thiệu về trường mình cho một bạn ở trường khác biết rồi ghi lại lời giới thiệu đó. - HS đọc đề bài, xác định đề bài. - GV gợi ý: + Trường con là trường nào, ở đâu? + Trường có đặc điểm gì nổi bật, dễ nhận ra? + Em tự hào về điều gì ở trường mình? + Trường có những hoạt động gì? + Tình cảm của em đối với trường như thế nào? - HS trao đổi nhóm, trình bày trước lớp. - HS viết lại vào vở, GV bao quát chung. - Một số em đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, sửa từ ngữ, câu văn. 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3: An toàn giao thông bài 5: Con đường an toàn đến trường I. Mục tiêu: - HS biết tên đường, phố xung quanh đường. Biết sắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn. - HS biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường đi. - HS biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất. - Có thói quen chỉ đi trên con đường an toàn. II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ. - Phiếu đánh giá các điều kiện của con đường. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. *Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn: - GV chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu HS nêu tên một số đường phố mà em biết, miêu tả 1 số đặc điểm chính. - Theo em đường đó là an toàn hay nguy hiểm? Tại sao? - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết tên một đường phố và thảo luận các đặc điểm, sau đó rút ra nhận xét đường phố nào là an toàn, không an toàn. - Các nhóm trình bày ý kiến của mình. - GV nhận xét, nhấn mạnh đặc điểm của đường an toàn và bổ sung những đặc điểm đường không an toàn như: đường hẹp, đường đang sửa, đường đào bới nhiều chỗ, để vật liệu xây dựng trên lòng đường.... * Hoạt động 2: Luyện tập tìm con đường an toàn: - Gv cho HS xem sơ đồ tìm con đường an toàn nhất: Cả lớp thảo luận phần luyện tập trong SGK (nêu lý do an toàn và kém an toàn). - HS trình bày bảng, giải thích vì sao chọn đường đó. - GV kết luận: Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường, con đường ngắn có thể là con đường không an toàn nhất. * Hoạt động 3: Lựa chọn con đường an toàn khi đi học. - Yêu cầu 2 đến 3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV phân tích ý đúng, chưa đúng của HS khi các em nêu tình huống cụ thể. - GV nhắc lại: Con đường an toàn có những đặc điểm gì? Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì? (căn cứ đặc điểm của địa phương) 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS lựa chọn con đường đến trường an toàn. * Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét các mặt tuần 5: - Sách vở, đồ dùng học tập: - Vệ sinh trong, ngoài lớp: - Học bài và làm bài: - Nề nếp học tập, chuyên cần.... - Nề nếp xếp hàng ra, vào lớp... 2. Triển khai công tác tuần 6: - Chỉnh đốn nề nếp xếp hàng đầu giờ, cuối giờ, múa hát, thể dục giữa giờ. - Củng cố nề nếp truy bài đầu giờ, nhắc HS chuẩn bị bài ở nhà cho tốt. - Phát động phong trào thi đua học tập. Ký duyệt: ........................................................................ ........................................................................ ........................................................................ .......................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN5- buoi2.doc