Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 34

I. MỤC TIÊU :

 - Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học: độ dài , khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam.

 - Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học .

II. CHUẨN BỊ :

 - Chiếc đồng hồ .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học La Sơn - Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dõi. - Có 6450 lít dầu. - Bán được 1/3 số lít dầu . - Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm ba phần bằng nhau thì bán được một phần. - Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tìm ra số lít dầu đã bán sau đó thực hiện phép trừ 6450 trừ đi số lít dầu đã bán để tìm ra số lít dầu còn lại. - Sau khi tìm được số lít dầu đã bán ta chỉ việc nhân với 2 là tìm được số lít dầu còn lại. - 2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách , cả lớp làm vào vở. - 1 HS đọc yêu cầu. - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp. __________________________________________________________________ Ngày soạn : 30 / 4 / 2015 Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2015 Toán : ÔN TậP Về CáC ĐạI LƯợNG I. MụC TIÊU : - Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học: độ dài , khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam. - Giải toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học . II. CHUẩN Bị : - Chiếc đồng hồ . III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC : A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài 1/172. - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài. 2) Hướng dẫn ôn tập . *Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Bài tập Y/C chúng ta làm gì ? - Y/C HS làm bài. - Câu trả lời nào đúng ? - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? - GV nhận xét . *Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - GV Y/C HS làm bài. - HS đọc bài của mình trước lớp . - GV nhận xét . *Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 2 HS lên bảng quay kim đồng hồ theo đề bài . - NX bài làm của HS. - Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm như thế nào ? *Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài . - HS tự làm bài. - NX bài HS . C. Củng cố, dặn dò . - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệubài. - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS trả lời. - HS làm bài vào vở. - B là câu trả lời đúng. - Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần. - 1 HS đọc đề bài. - HS làm bài vào vở. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp mỗi HS đọc một phần. - 1 HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp vẽ thêm kim phút vào đồng hồ. - Ta thực hiện phép nhân 5 x 3 = 15 phút vì lúc Lan ở nhà đi kim phút ở vạch ghi số 11 và lúc Lan đến trường kim phút ghi vạch số 10, có 3 khoảng mà mỗi khoảng là 5 phút nên ta thực hiện phép nhân 5 x 3. Vậy thời gian Lan đi từ nhà đến trường hết 15 phút. - 1HS đọc. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở . Giải Số tiền Bình có là: 2000 x 2 = 4000 (đồng ) Số tiền Bình còn lại là: 4000 - 2700 = 1300(đồng ) Đáp số : 1300 đồng ______________________________ Thủ công : ôN TậP CHươNG III & CHươNG IV I. MụC TIÊU: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng làm thủ công của học sinh qua sản phẩm. - Học sinh tự chọn một trong các sản phẩm đã học trong năm và làm được trong giờ ôn tập. II. CHUẩN Bị: - Các mẫu sản phẩm đã học trong HK II. - Giấy thủ công, kéo, hồ dán. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC : A. Kiểm tra : - Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh. B. Bài mới: ôn tập. ? Hãy kể tên các sản phẩm thủ công đã thực hành từ đầu năm học đến giờ ? - GV nhận xét . - GV cho học sinh quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học. - Yêu cầu HS nhắc lại các bước thực hiện . - Yêu cầu HS hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học. + Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên đến quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. C. Củng cố & dặn dò: + Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. + Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh. - HS kể . - HS quan sát các sản phẩm thủ công. - HS thực hiện yêu cầu của GV. + Học sinh chọn một trong những sản phẩm thủ công đã học để thực hành. ___________________________________ Chính tả : THì THầM I. MụC TIÊU: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ Thì thầm. - Viết đúng tên một số nước Đông Nam á. - Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn (tr/ch ; dấu hỏi/dấu ngã), giải đúng câu đố. II. Đồ DùNG DạY - HọC: - Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC: A. Kiểm tra bài cũ . - Hs viết bảng con , 2 hs viết bảng lớp 4 từ có tiếng mang âm giữa vần là o hoặc ô. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn viết chính tả. a) Trao đổi nội dung đoạn văn. - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Hỏi : Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện thì thầm với nhau. Đó là những sự vật con vật nào? b) Hướng dẫn cách trình bày. - Những chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào ? - Khi viết bài thơ này để cho đẹp ta nên lùi vào mấy ô ? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. d) Viết chính tả. Gv đọc cho hs viết bài vào vở. e) Soát lỗi. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. g) GV kiểm tra 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày. 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả . *Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc tên riêng 5 nước Đông Nam á . - GV hỏi HS về cách viết các tên riêng trong bài ? *Bài 3b. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét bài viết, chữ viết của HS. - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại. - Gío thì thầm với lá; lá thì thầm với cây; hoa thì thầm với ong bướm; trời thì thầm với sao; sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau. - Những chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - Khi viết bài thơ này để cho đẹp ta nên lùi vào 2 ô. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - HS viết bài vào vở. - HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV. - Các HS còn lại tự kiểm tra bài mình. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Hai, ba HS đọc tên riêng 5 nước Đông Nam á . - Viết hoa các chữ đầu tên của mỗi bộ phận tạo thành tiếng đó. Trừ tên riêng Thái Lan (giống tên riêng Việt Nam vì là tên phiên âm Hán Việt), các tên còn lại có gạch nối giữa các tiếng trong mỗi tên : Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-líp-pin, Xin-ga-po. -1 HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở. _____________________________ Tự nhiên và xã hội: Bề MặT LụC ĐịA (tiếp) I. MụC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng : - Nhận biết được núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên. - Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Các hình trong SGK trang 130, 131. - Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm. III. HOạT ĐộNG DạY HọC : A. Kiểm tra bài cũ . ? Hãy kể tên các châu lục và đại dương trên Trái Đất? - GV nhận xét. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm. Bước 1 : - GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 130 hoặc tranh ảnh sưu tầm, thảo luận và hoàn thành bảng sau : - HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu. Đáp án : Núi Đồi Độ cao Cao Thấp Đỉnh Nhọn Tương đối tròn Sườn Dốc Thoải Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận cả nhóm mình trước lớp. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Kết luận : Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải. 3) Hoạt động 2 : Quan sát tranh theo cặp. Bước 1 : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 trong SGK trang 131 và trả lời theo gợi ý sau : - HS quan sát hình và trả lời theo gợi ý. + So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên. + Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ? Bước 2 : - GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. - HS trả lời câu hỏi trước lớp. Kết luận : Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. 4) Hoạt động 3 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên. Bước 1 : - GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào giấy hoặc vở (chỉ cần vẽ đơn giản sao cho thể hiện được các dạng địa hình đó). - HS vẽ hình theo yêu cầu. Bước 2 : - GV yêu cầu HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn. - HS đổi vở và nhận xét hình vẽ của bạn theo cặp. Bước 3 : - GV trưng bày một số hình vẽ của HS trước lớp. - GV cùng HS nhận xét hình vẽ của bạn. C. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học . ___________________________ Thể dục: GV thể dục dạy __________________________________________________________________ Ngày soạn : 1 / 5 / 2015 Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2015 Tập đọc: MƯA I. MụC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng . - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lũ lượt, lật đật, xỏ kim, lửa reo, bác ếch, - Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động. 2. Đọc hiểu . - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : lũ lượt, lật đật. - Hiểu nội dung bài : Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa ; thể hiện tình yêu của thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả. 3. Học thuộc lòng bài thơ . II. Đồ DùNG DạY – HọC . - Tranh minh hoạ bài thơ. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC: A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng. - GV nhận xét. B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài . 2) Luyện đọc . a) Đọc mẫu. b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Hướng dẫn đọc từng dòng thơ và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn. - GV yêu cầu mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. * Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ khó. - Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, GV theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS. - Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ lũ lượt, lật đật, sau đó đặt câu với từ này. - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 khổ. * Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm. - Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS lần lượt từng HS đọc một khổ trong nhóm. - Gọi HS đọc bài. * Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc bài thơ. 3) Hướng dẫn tìm hiểu bài . * Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. * GV lần lượt nêu câu hỏi cho HS trả lời để hiểu nội dung bài thơ : - HS đọc thầm 3 khổ thơ đầu, tìm những hình ảnh gợi tả con mưa trong bài thơ ? - HS đọc thầm khổ thơ 4, trả lời : Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ? - HS đọc thầm khổ thơ 5, trả lời : + Vì sao mọi người thương bác ếch ? + GV giảng từ phất cờ : ý nói mưa đầu mùa làm cho lúa nhanh phát triển. Người nông dân có kinh nghiệm : Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. + Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ? ( Gợi ý : Ai là người thường phải lặn lội ngoài đồng cả những lúc trời mưa ?) + Hãy nêu nội dung chính của bài thơ ? Kết luận : Bài thơ cho thấy cảnh trời mưa và sinh hoạt gia đình đầm ấm trong ngày mưa. 4) Học thuộc lòng bài thơ . - Một, hai HS đọc lại bài thơ - GV hướng dẫn hs học thuộc lòng bài thơ. - HS đọc thuộc lòng một vài khổ thơ, cả bài thơ . C. Củng cố, dặn dò . - GV hỏi : Hãy nêu nội dung chính của bài thơ ? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc lòng bài thơ . - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi GV đọc mẫu. - Mỗi HS đọc 2 dòng, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. - HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã nêu ở phần Mục tiêu. - Đọc từng khổ thơ trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và cuối mỗi dòng thơ. - HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới và đặt câu : Đoàn người lũ lượt kéo về sân vận động để cổ vũ cho đội bóng nhà./ Bé lật đật bước vào nhà. - HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Mỗi nhóm lần lượt từng HS đọc một khổ trong nhóm. - 2 nhóm đọc tiếp nối. * Đồng thanh đọc bài . * 1HS đọc, cả lớp đọc thầm. * Nghe câu hỏi của GV và trả lời. - Khổ thơ 1 tả trước cơn mưa : mây đen lũ lượt kéo về ; mặt trời chui vào trong mây. Khổ thơ 2, 3 tả trận mưa dông đang xảy ra ; chớp, mưa nặng hạt, cây lá xoè tay hứng làn gió mát ; gió hát giọng trầm giọng cao ; sấm rền, chạy trong mưa rào,... - Cả nhà ngồi bên bếp lửa. Bà xỏ kim khâu, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. + Vì bác lặn lội trong gió mưa để xem từng cụm lúa đã phất cờ lên chưa. + Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến những cô bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. + 1 HS nêu nội dung chính của bài thơ. - Một, hai HS đọc lại bài thơ. - HS học thuộc lòng bài thơ. - HS đọc thuộc lòng. - Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa. ___________________________________ Âm nhạc : ( GV âm nhạc dạy ) ____________________________________ Toán: Ôn tập Về HìNH HọC I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về cách nhận biết góc vuông, trung điểm đoạn thẳng. - Xác định được góc vuông và trung điểm đoạn thẳng . - Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông . II. Đồ dùng dạy học: - Vẽ bài 1 trên bảng phụ. III. Hoạt động dạy học : A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi HS lên bảng làm bài 1, 2, 3 / 91 . - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn ôn tập . *Bài 1 : - Gọi HS đọc Y/C của bài. - Y/C HS làm bài. - Vì sao M lại là trung điểm của đoạn AB ? - Vì sao N lại là trung điểm của đoạn ED? - Xác định trung điểm của đoạn AE bằng cách nào ? - Xác định trung điểm của đoạn MN bằng cách nào ? - GV nhận xét . *Bài 2 : - Gọi HS đọc đề toán. - GV Y/C HS tự làm bài. - Gọi HS chữa bài . - GV nhận xét . *Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - NX bài của HS. *Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài . - HS tự làm bài . - NX bài làm của HS. - Tại sao tính cạnh hình vuông ta lại lấy chu vi hình chữ nhật chia cho 4? C. Củng cố, dặn dò . - GV tổng kết tiết học . - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Vì M nằm giữa A và B và đoạn thẳng AM = MB. - Vì N nằm giữa E và D và đoạn thẳng EN = ND. - Ta lấy điểm H nằm giữa A và E sao cho AH = HE. - Ta lấy điểm I nằm giữa M và N sao cho IM = IN. - 1 HS đọc đề bài. - Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng : Chu vi hình tam giác ABC là : 35 + 26 + 40 = 101 (cm ) Đáp số : 101 cm - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS trả lời. - Làm bài vào vở, 1 HS lên bảng : Chu vi mảnh đất là : (125 + 68) X 2 = 386 (m) Đáp số : 386 m - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở . Chu vi hình chữ nhật là : (60 + 40) X 2 = 200 (m ) Cạnh hình vuông là: 200 : 4 = 50( m) Đáp số: 50 m - Vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật mà chu vi hình vuông bằng số đo một cạnh nhân với 4. LUYệN Từ Và CÂU Mở RộNG VốN Từ : THIÊN NHIÊN . DấU CHấM, DấU PHẩY I. MụC TIÊU: - Mở rộng vốn từ về thiên nhiên: thiên nhiên mang lại cho con người những gì ; con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm. - Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy. II. Đồ DùNG DạY – HọC : - Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2. - Tranh, ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên và những thành quả sáng tạo, tô điểm cho thiên nhiên của con người. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC: A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi 2 HS làm miệng BT2 tiết LTVC tuần 33. - Một HS tìm những hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ 1, 2 của baì Mưa. - GV nhận xét. C. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Yêu cầu hs tự làm bài theo nhóm, 1 nhóm làm bài vào phiếu. - Gọi các nhóm đọc bài. - Cả lớp và GV nhận xét. - GV chữa bài. *Bài tập 2. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm và làm bài vào vở, 1 nhóm làm vào phiếu. - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. - GV lấy bài của nhóm làm phiếu bổ sung từ để hoàn chỉnh bản kết quả. - Cho HS viết vào vở. *Bài tập 3. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS nhớ những từ ngữ vừa học . - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc trước lớp. - HS tự làm bài trong nhóm. - Đọc phần bài làm. - HS chữa bài vào vở. Lời giải a : Trên mặt đất: cây cối, hoa lá, rừng, núi, muông thú, sông ngòi, ao, hồ, biển cả, thực phẩm nuôi sống con người. Lời giải b : Trong lòng đất : mỏ than, mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ sắt, mỏ đồng, kim cương, đá quý,... - 1 HS đọc yêu cầu củabài. - Các nhóm làm bài . - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả. - Cả lớp đọc đồng thanh. - HS viết vào vở. Lời giải : Con người làm cho trái đất thêm giàu, đẹp bằng cách : + Xây dựng nhà cửa, đền thờ, lâu đài, cung điện, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc,... + Xây dựng trường học để dạy dỗ con em thành người có ích. + Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. Ngày soạn : 2 / 5 / 2015 Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2015 Toán : ÔN TậP Về HìNH HọC (tiếp) I. Mục tiêu : Giúp HS : - Ôn luyện về cách tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông . - Ôn luyện về biểu tượng về diện tích và biết cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. - Phát triển tư duy hình học trong cách xếp hình . II. Đồ dùng dạy học . - 8 miếng bìa hình tam giác màu xanh và mầu đỏ III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ . - Gọi HS lên bảng làm bài . - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn ôn tập . *Bài tập 1 . - Gọi HS đọc Y/C của bài. - Y/C HS làm bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. - Em tính diện tích mỗi hình bằng cách nào ? - Em có nhận xét gì về hình A và D ? - GV nhận xét . *Bài 2 : - Gọi HS đọc đề toán. - GV Y/C HS làm bài. - Nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS làm bài vào vở. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp . - Tính diện tích bằng cách đếm số ô vuông. - Hình A và hình D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều do 8 hình vuông có diện tích 1 cm2 ghép lại. - 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở . Chu vi hình chữ nhật là : (12 x 6) x 2 = 36 (cm) Chu vi hình vuông là: 9 x 4 = 36 (cm) Chu vi 2 hình bằng nhau. Đáp số : 36 cm ; 36 cm Diện tích hình chữ nhật là : 12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông là: 9 x 9 = 81 (cm2) Đáp số : 72 cm 2, 81 cm2 - Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - GV nhận xét . *Bài 3. - Gọi HS đọc đề bài . - Diện tích hình H bằng tổng diện tích các hình chữ nhật nào ? - HS tự làm bài . - NX bài làm của HS. *Bài 4: ( KK HS làm) - Gọi HS đọc đề bài . - HS tự quan sát hình trong SGK , Sau đó tự xếp hình . - GV nêu cách xếp đúng và tuyên dương HS. C. Củng cố dặn dò . - GV tổng kết tiết học . - 1 HS trả lời. - 1 HS đọc đề bài. - Bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABEG + CKHE hoặc bằng tổng diện tích hình chữ nhật ABCD + DKHG. - HS làm vào vở, 2 HS lên bảng: Diện tích hình CKHE là : 3 x 3 = 9 (cm2) Diện tích hình ABEG là: 6 x 6 = 36 (cm2) Diện tích hình H là: 9 + 36 = 45 (cm2) Đáp số : 45cm2 - HS tự quan sát hình trong SGK , Sau đó tự xếp hình . _____________________________ Mĩ thuật : GV mĩ thuật dạy ___________________________ Chính tả : DòNG SUốI THứC I. MụC TIÊU : Rèn kỹ năng viết chính tả : - Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu của bài thơ Dòng suối thức. - Làm đúng các bài tập điền tiếng có âm đầu dễ lẫn : ch/tr . II. Đồ DùNG DạY - HọC: - Bài tập 2 viết sẵn vào tờ giấy to . - Bút dạ + 4 tờ giấy khổ A4 để hs làm BT3. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC: A. Kiểm tra bài cũ . - Hai HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con tên 5 nước Đông Nam á theo lời đọc của GV. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung bài viết. - GV đọc đoạn bài thơ 1 lượt. - Hỏi : Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật như thế nào? b) Hướng dẫn cách trình bày. - Bài thơ có mấy khổ thơ ? Được trình bày theo thể như thế nào? - Giữa 2 khổ thơ trình bày như thế nào ? c) Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ tìm được. d) Viết chính tả. - GV đọc cho HS viết bài. e) Soát lỗi. g) GV kiểm tra 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày 3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả . *Bài 2: - Gọi HS yêu cầu của BT2b. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài làm của mình. * Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập - Phát giấy và bút dạ và yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm. - Gọi HS lên bảng dán bài và đọc bài . - Gọi HS chữa bài. - Chốt lại lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò . - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được . - Nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi sau đó 2 HS đọc bài thơ. - Mọi vật đều ngủ : ngôi sao ngủ với bầu trời, em bé ngủ với bà trong tiếng à ơi, gió ngủ ở tận thung xa, con chim ngủ la đà ngọn cây. Tất cả thể hiện cuộc sống bình yên. - Bài thơ có 2 khổ thơ. Được trình bày theo thể thơ lục bát. - 1 HS trả lời. - HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con các từ vừa tìm được. - HS nghe GV đọc và viết vào vở. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc - HS tự làm bài vào vở, một hs lên bảng làm bài. - 2 HS đọc : vũ trụ, tên lửa. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tự làm bài trong nhóm. - HS dán bài, đọc bài. - 1 HS chữa bài. - Làm bài vào vở : trời – trong– trong – chớ – chân – trăng - trăng __________________________________ Tự nhiên và xã hội : Bề MặT LụC ĐịA I. MụC TIÊU : Sau bài học, HS có khả năng : - Mô tả bề mặt lục địa. - Nhận biết được suối, sông, hồ. II. Đồ DùNG DạY HọC: - Các hình trong SGK trang 128, 129. - Tranh ảnh suối, sông, hồ do GV và HS sưu tầm.. III. HOạT ĐộNG DạY HọC : A. Kiểm tra bài cũ . - GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: ? Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi? Giữa đồng bằng và cao nguyên ? - GV nhận xét . B. Bài mới . 1) Giới thiệu bài : 2) Hoạt động 1 : Làm việc theo cặp. Bước 1 : - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và trả lời theo các gợi ý sau : - HS quan sát và trả lời. + Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước. + Mô tả bề mặt lục địa. Bước 2 : - GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp. - GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời. Kết luận : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi, núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có chỗ dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước. 3) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm. Bước 1 : - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 1 tranh 128 trong SGK và trả lời theo các gợi ý sau : - HS làm việc theo nhóm và trả lời theo các gợi ý. + Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ. + Con suối thường bắt nguồn từ đâu ? + Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các con suối, con sông (dựa vào mũi tên trên sơ đồ) + Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu ? Bước 2 : - GV hỏi : Trong 3 hình (hình 2, 3, 4), hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ ? - HS dựa vào vốn hiểu biết, trả lời câu hỏi. Kết luận : Nước theo những khe chảy ra thành suối, thành sông rồi chảy ra biển hoặc đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ. 4) Hoạt động 3 : Làm vịêc cả lớp. Bước 1 : - GV khai thác vốn hiểu biết của HS hoặc yêu cầu HS liên hệ với thực tế ở địa phương để nêu tên một số con suối, sông, hồ. - HS nêu tên một số con suối, sông, hồ ở địa phương. Bước 2 : - GV yêu cầu HS trả lời. - Vài HS trả lời kết hợp với tranh ảnh. Bước 3 : - GV có thể giới thiệu thêm (bằng lời và tranh ảnh) cho HS biết một vài sông, hồ,... nổi tiếng ở nước ta. C. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. __________________________________________________________________ Ngày soạn : 3 / 5 / 2015 Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2015 Tập viết : ÔN CHữ HOA : A, M, N, V (kiểu 2) I. MụC TIÊU: Củng cố cách viết chữ viết hoa V, M, N, A thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng An Dương Vương bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ DùNG DạY - HọC: - Mẫu chữ viết hoa A, M, N, V.. - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC: A. Kiểm tra bài cũ . - Hai, ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : Phú Yên, Yêu trẻ. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài . 2) Hướng dẫn HS viết trên bảng con . a) Hướng dẫn viết chữ hoa. - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng chữ viết hoa A, M, N, V và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - Viết lại mẫu chữ, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết cho HS quan sát. - Yêu cầu HS viết các chữ hoa A, M, N, V vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho HS. b)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT34.doc
Tài liệu liên quan