Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 7

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

 2. GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần.

- GV nêu bài toán và hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ:

+ Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 2cm (coi đây là 1 phần).

+ Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB, mà đoạn AB là 1 phần thì đoạn CD là 3 phần như thế.

- GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD là: 2 3 = 6 (cm). GV cho HS giải và chữa bài.

- GV hỏi: Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm như thế nào? Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm như thế nào? .

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Nhiều HS nhắc lại.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn học lớp 3 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 11 tên chữ tại lớp. - Cả lớp học thuộc 11 chữ vừa điền. STT Chữ Tên chữ 1 q quy 2 r e – rờ 3 s ét – sì 4 t tê 5 th tê – hát 6 tr tê – e – rờ 7 u u 8 ư ư 9 v vê 10 x ích – xì 11 y i dài - Cả lớp chữa bài tập vào vở. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc (theo đúng thứ tự) toàn bộ 39 tên chữ. Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán gấp một số lên nhiều lần i. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng làm: 7 x 6 + 18 6 x 8 – 18 - Dưới lớp làm ra giấy nháp, sau đó nhận xét bài. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. GV hướng dẫn, tổ chức cho HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - GV nêu bài toán và hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ: + Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 2cm (coi đây là 1 phần). + Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB, mà đoạn AB là 1 phần thì đoạn CD là 3 phần như thế. - GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính tìm độ dài đoạn thẳng CD là: 2 3 = 6 (cm). GV cho HS giải và chữa bài. - GV hỏi: Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm như thế nào? Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm như thế nào? .... - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Nhiều HS nhắc lại. 3. Thực hành: Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài. - HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Năm nay tuổi của chị là: 6 2 = 12 (tuổi). Đáp số : 12 tuổi. Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. GV chữa bài và củng cố kiến thức. Bài tập 3: (dòng 2) HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 3, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 5 đơn vị, nên số cần tìm là : 3 + 5 = 8; số cần tìm gấp 5 lần số đã cho, nên số cần tìm là : 3 5 = 15 ). 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Thể dục ôn đi vượt chướng ngại vật thấp I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi theo 1 – 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. - Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột". Biết cách chơi và chơi đúng luật. II. Địa điểm, phương tiện: Sân bãi, một số chướng ngại vật. III. Hoạt động dạy học 1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp, trưởng ban VN-TD điều hành lớp khởi động. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. 2. Phần cơ bản Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều 1 – 4 hàng dọc. - Mỗi động tác thực hiện 1- 2 lần, riêng đi đều thực hiện khoảng 2 – 3 lần cự li khoảng 20 m. Ôn vượt chướng ngại vật thấp. - Cả lớp thực hiện theo hàng dọc như dòng nước chảy với khoảng cách thích hợp. HS cả lớp đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối. - Sau đó lần lượt thực hành đi. - GV theo dõi, sửa động tác sai: Khi cúi đầu, mất thăng bằng, đặt bàn chân không thẳng hướng, đi lệch ra ngoài đường kẻ sẵn, sợ không dám bước dài và nhảy qua chướng ngại vật. * Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột". - GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơ. Nghe hiệu lệnh HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên và chú ý đảm bảo trật tự, kỉ luật và phòng tránh chấn thương. Đặc biệt không được ngáng chân ngáng tay cản đường chạy của các bạn. 3. Phần kết thúc Đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu. GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc bận I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu, ... - Bước đầu biết đọc bài văn với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu nội dung: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem lại niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; học thuộc lòng một số câu thơ trong bài) * GDKNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ - Một HS kể lại câu chuyện “Trận bóng dưới lòng đường". - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Luyện đọc: a. GV đọc bài thơ: (Giọng hồi tưởng vui, khẩn trương). b. GV hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ: - Đọc từng dòng thơ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ. - Giúp HS hiểu nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù (SGK) và hướng dẫn các em cách nghỉ hơi giữa các dòng thơ, khổ thơ. - Yêu cầu đọc từng khổ thơ trong nhóm. + Cho 3 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 3 khổ thơ. + Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * HS đọc thầm. Khổ 1 và 2 GV hỏi: - Mọi người, mọi vật xung quang bé bận những việc gì? + Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy, xe bận chạy, mẹ bận hát ru , bà bận thổi sáo. - Bé bận những việc gì? (Bé bận bú, bận ngủ, bận nhìn ánh sáng cũng là em đang bận rộn với công việc của mình, góp niềm vui nhỏ của mình vào niềm vui chung của mọi người.) * HS đọc thầm khổ 3 trả lời: - Vì sao mọi người, mọi việc bận mà vui? (Nhiều HS phát biểu) . 4. Hướng dẫn học thuộc lòng. - Giáo viên đọc lại bài thơ, 1HS đọc lại. - Hướng dẫn đọc câu khó và ngắt nghỉ đúng cũng như đọc diễn cảm bài thơ. - GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ, cả bài. 3 HS đọc bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ. - Nhận xét, tuyên dương, tư vấn. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán luyện tập I. Mục tiêu - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán. Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2); bài2 (cột 1, 2, 3); bài 3; 4. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập trong sách luyện tập toán. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Thực hành Bài tập 1: GV cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. - 3 HS lên bảng. Cả lớp làm bài. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - Hỏi: muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào? Bài tập 2 : Học sinh nêu yêu cầu của bài. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài. - Hỏi: khi nhân số có hai chữ số với số có một chữ số có nhớ ở hàng chục ta làm như thế nào? Bài tập 3 : GV cho HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS xác định dạng toán, tự vẽ sơ đồ và giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở. Sau đó chữa bài. Bài giải Số bạn nữ của buổi tập múa là : 6 3 = 18 (bạn) Đáp số : 18 bạn - Hỏi: bài toán thuộc dạng toán nào các em đã được học? Bài tập 4 : GV cho HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm. - Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi đoạn thẳng AB. - Muốn vẽ được đoạn thẳng CD ta phải biết được điều gì? - Tiến hành tương tự với phần c. - Vẽ đoạn thẳng dài 2 cm, đặt tên đoạn thẳng MN. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh và giáo viên cùng hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi sáng) Luyện từ & câu ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh I. Mục tiêu. - Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người (BT1). - Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường và bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2, BT3). * Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm bài tập 3. (Thay bằng BT trắc nghiệm ở phiếu học tập) II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập trong sách BTTV. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp làm vào vở . 4 HS lên bảng làm bài. Câu c: Cây pơ-mu im như người lính canh. .... Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm. - GV hỏi: Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào? - Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào? - GV nhắc HS : Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm cho nó chuyển động. - HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để làm bài. 2HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét, chốt lời giải đúng: Câu a: Các từ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng. Câu b: Chỉ thái độ của Quang khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người. Bài 3: GV treo bảng phụ, HS đọc yêu cầu của đề. Cả lớp đọc thầm. Khoanh tròn chữ cái trước từ chỉ thái độ: A. sợ B. hoảng sợ, C. niềm nở D. say sưa - HS làm bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng và viết vào vở: Khoanh vào A, B, C. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa E, Ê I. Mục tiêu. Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh thuận em hòa .... có phúc (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học Vở tập viết, Mẫu chữ hoa. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. GV đọc HS viết bảng con, 3 em lên bảng viết chữ : Kim Đồng, Dao Nhận xét, củng cố kĩ năng viết chữ hoa. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con: a. Luyện viết chữ hoa: - HS tìm các chữ hoa có trong bài : E, Ê - GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS viết trên bảng con lần 2 - nhận xét uốn nắn sửa chữa. b. Luyện viết từ ứng dụng: - Yêu cầu đọc từ ứng dụng Ê – đê. - Giới thiệu về dân tộc Ê – đê là một dân tộc thiểu số có trên 270.000 người chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Khánh Hòa, Phú Yên của nước ta. - Cho HS tập viết trên bảng con: Ê - đê. c. Luyện viết câu ứng dụng : - Yêu cầu hai học sinh đọc câu ứng dụng: “Em thuận anh hòa là nhà có phúc.” - Hướng dẫn hiểu nội dung câu tục ngữ: Anh em phải thương yêu nhau sống thuận hòa là hạnh phúc lớn của gia đình. -Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Em. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết theo cỡ chữ nhỏ. - Nêu yêu cầu viết chữ E và Ê một dòng cỡ nhỏ. + Viết tên riêng Ê – đê hai dòng cỡ nhỏ. + Viết câu tục ngữ hai lần. - GV theo dõi, tư vấn. 4. Nhận xét, tư vấn cho HS: GV nhận xét 5-7 bài, tuyên dương, tư vấn cách viết. 5. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán Hướng dẫn làm trong sách luyện toán tuần 7 i. Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố kiến thức gấp một số lên nhiều lần thông qua việc hướng dẫn HS làm các bài tập trong sách bài tập Toán và luyện tập toán. - Phân biệt nhiều hơn một số đơn vị với gấp lên một số lần. ii. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập toán; sách luyện tập toán. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Thực hành Bài tập 1: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài: + Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu làm gì? - HS làm bài rồi chữa bài, nhận xét. a, Gấp 6 kg lên 4 lần được: 6 x 4 = 24 (kg) b, Gấp 5 lít lên 8 lần được: 5 x 8 = 40 (lít) c, Gấp 4 giờ lên 2 lần được: 4 x 2 = 8 (giờ) Bài tập 2: GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS lên bảng làm bài, chữa bài. GV chốt lời giải đúng. Bài giải Năm nay tuổi của mẹ Lan là: 7 5 = 35 (tuổi) Đáp số: 35 tuổi Bài tập 3: Yêu cầu HS nêu bài toán. HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở bài tập. - 2HS ngồi cạnh nhau đối chéo vở để kiểm tra. - GV chữa bài và củng cố kiến thức. Bài giải Số bông hoa Lan cắt được là: 5 x 3 = 15 (bông) Đáp số: 15 bông Bài tập 4: HS đọc đề bài và nêu yêu cầu. HS nhận xét mẫu: Chẳng hạn: Số đã cho là 2, số cần tìm nhiều hơn số đã cho 8 đơn vị, nên số cần tìm là: 2 + 8 = 10; số cần tìm gấp 8 lần số đã cho, nên số cần tìm là: 2 8 = 16 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng âm nhạc Ôn tập bài hát: Gà gáy I. Mục tiêu Ôn tập, củng cố, bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Biết hát kết hợp biểu diễn tự nhiên theo giai điệu và đúng lời ca của bài hát dân ca Cống. Giáo dục HS yêu thích các bài hát dân ca. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng phụ và 1 vài động tác vận động phụ họa. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Ôn tập bài hát. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Gà gáy. - GV đệm đàn và hát lại bài hát Gà gáy cho HS nghe. - Cho HS hát kết hợp vừa gõ đệm theo nhịp và theo phách. HS hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV. Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp vận động. - Cho HS nghe 1 bài nhạc thiếu nhi chọn lọc hoặc 1 bài dân ca. Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát. - GV làm mẫu một số động tác phụ họa khi biểu diễn cho HS thấy, HS theo dõi và làm theo. - HS hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV. - Từng tổ đứng tại chỗ trình bày bài hát kết hợp vận động. + GV chọn 1- 2 nhóm từ 2- 4 HS biểu diễn trước lớp. Vừa hát vừa vận động hoặc múa phụ họa. - Cả lớp nhận xét, biểu dương. Hoạt động 3: Nghe nhạc. - GV: Cô cho cả lớp mình nghe một bài hát dân ca. + Dân ca là những bài hát phổ biến làm bằng thơ lục bát, giai điệu của làn dân ca êm ái, mượt mà. - GV giới thiệu tên bài hát, vùng xuất xứ của bài hát: Bài “Trống cơm” dân ca Bắc bộ. - Cho HS nghe bài hát. - Những bài hát được viết dưới làn điệu dân ca em thấy ntn? (ấm ỏi, mượt mà, dễ nghe, được mọi người ưa chuộng) - Như vậy các em cần phải làm gì đối với dân ca? (Yêu quí các làn điệu dân ca) - Nội dung bài hát nói lên điều gì? (Ca ngợi cái trống cơm) - GV giảng thêm: Tống cơm là nhạc cụ gõ quan trọng trong nhạc lễ ở Nam bộ hay trong tuồng, chèo. Trước khi đánh trống người ta lấy cơm nghiền nát trét vào giữa mặt trống để định âm. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện đọc Luyện đọc các bài tập đọc trong tuần 7 I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố kỹ năng đọc đúng, đọc thông thạo, đọc hay cho HS. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Biết đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung trong đoạn đọc. II. Đồ dùng dạy học: SGK, Sách luyện tập TV. IIi. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc - HS nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần. - GV ghi bảng: Trận bóng dưới lòng đường và bài Bận. - HD đọc từng bài. - GV đọc mẫu lại một lượt toàn bài. HS nghe. - Từng cặp HS luyện đọc 3 đoạn văn. Nhắc học sinh chú ý đọc đúng các từ khó, hay nhầm lẫn như: nổi nóng, tán loạn, chệch, khuỵu xuống, xuýt xoa, lén nhìn... - Gọi vài HS đọc trước lớp và trả lời các câu hỏi, chẳng hạn trong bài Trận bóng dưới lòng đường, GV có thể hỏi: + Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu? (Chơi đá bóng dưới lòng đường). + Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? (vì Quang mải đá bóng, suýt tông phải xe gắn máy) Một HS đọc lại đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn dồn dập, nhấn giọng các từ ngữ tả hành động, thái độ của nhân vật. + Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng lại hẳn? (Quang sút bóng đập vào đầu một cụ già, làm cụ ngã khuỵu xuống.) + Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra? (Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy). + 2 HS đọc lại đoạn 3. + Chi tiết nào cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra? * GV: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? HS phát biểu, GV chốt lại ý đúng. - Vài HS thi đọc lại 3 đoạn văn. GV kết hợp nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng kiểu câu cảm, câu gọi (lời gọi ngắt quãng, cảm động). - HS đọc phân vai trong nhóm: mỗi nhóm 4 em tự phân vai (người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, Quang, ...) để đọc toàn bài. - Các nhóm thi đọc trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương, tư vấn thêm cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán bảng chia 7 I. Mục tiêu - Bước đầu HS nắm được cách lập bảng chia 7 và học thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 vào giải toán (về chia thành 7 phần bằng nhau và chia theo nhóm 7). II. Đồ dùng dạy học: vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc bảng chia 7. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Hướng dẫn HS lập bảng chia 7. HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi 7 được lấy 1 lần bằng mấy? Viết phép tính tương ứng? (7 1 = 7). GV hỏi “lấy 7 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm? ( ... 1nhóm), vậy 7 chia 7 được 1, viết bảng 7 : 7 = 1, HS đọc . a. HS lấy 2 tấm bìa có 7 chấm tròn. GV hỏi: 7 lấy 2 lần bằng mấy? (7 lấy 2 lần bằng 14), viết 7 2 = 14. GV hỏi như trên: 14 chia 7 được 2 và viết bảng 14 :7 = 2. Gọi HS đọc phép nhân và phép chia. b. HS lập các công thức còn lại của bảng chia 7. HS hình thành nhóm đôi lập tiếp các công thức tiếp theo rồi đọc kết quả. Đọc các phép chia theo thứ tự và học thuộc bảng chia. 2. Thực hành Bài tập 1: Học sinh nêu yêu cầu. - Một em nêu lại yêu cầu của bài 1. - Cả lớp tự làm bài (Dựa vào bảng chia 7 vừa học điền kết quả vào các phép tính). - Lần lượt từng em nêu miệng kết quả. 28 : 7= 4 ; 49 : 7 = 7 ; 56 : 7 = 8 14 : 7 = 2 ; 70 : 7 = 10 ; 35 : 7 = 5 Bài tập 2: Y/c HS nêu bài toán rồi làm bài. 7 x 5 = 35 ; 7 x 6 = 42 ; 7 x 2 = 14 35 : 7 = 5 ; 42 : 7 = 6 ; 14 : 7 = 2 35 : 5 = 7 ; 42 : 6 = 7 ; 14 : 2 = 7 - GV nhận xét bài làm của học sinh. - GV củng cố mối quan hệ giữa nhân với chia cho HS nhận biết: “Lấy tích chia cho một thừa số được thừa số kia”. Bài tập 3: HS đọc bài toán. - 2HS lên bảng giải bài. Lớp làm vào vở rồi chữa chung. Giải : Số học sinh mỗi hàng là : 56 : 7 = 8 ( học sinh ) Đáp số: 8 học sinh Bài 4: Tương tự bài 3 nhưng có nội dung chia 56 học sinh thành các nhóm mỗi nhóm có 7 học sinh nên đơn vị của thương là “hàng”, khác với đơn vị của số bị chia. Giải : Số hàng lớp xếp được là: 56 : 7 = 8 (hàng) Đáp số: 8 hàng 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội hoạt động thần kinh (tiếp theo) I. Mục tiêu - HS biết vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. - Nêu một ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. * GDKNS: - KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại. - KN làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. - KN ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Các hoạt động . Hoạt động 1: Thảo luận tình huống trong tranh 1: Vai trò của não. Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi. + Khi bất ngờ dẫm vào đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển? + Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không là không vứt đinh ra đường? Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung. - Kết luận: Tủy sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, còn não điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. Hoạt động 2: Thảo luận phân tích ví dụ - GV nêu: Khi viết chính tả những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc? Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó? - GV yêu cầu HS lấy một số ví dụ khác phân tích để thấy vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan cùng hoạt trong một lúc, thảo luận sau đó báo cáo kết quả thảo luận. - Làm việc cả lớp. - GV nêu câu hỏi: + Bộ phận nào giúp ta học và ghi nhớ những điều đã học? - Đại diện các nhóm trả lời: Não bộ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì? - HS trả lời, GV nhận xét, tư vấn. - GV kết luận: Bộ não rất quan trọng, phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan, giúp ta học và ghi nhớ. - HS đọc kết luận trong sách giáo khoa. Hoạt động 3: Trò chơi: Thử trí thông minh - Cho HS nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đồ vạt: quả bóng, cái còi, quả táo, cái cốc, ... - Bịt mắt HS đó, lần lượt cho em đó cầm từng đồ vật, nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì? - HS nào đoán đúng 5 đồ vật sẽ được thưởng, đoán sai 3 đồ vật liên tiếp thì bị loại. - GV nhận xét tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò GV và HS cùng hệ thống lại bài. HS đọc mục bạn cần biết. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe viết) bận I. Mục tiêu. - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần en/oen (BT2); - Làm đúng bài tập 3: phân biệt tiếng bắt đầu bằng tr/ch; vần iên/ iêng. II. Đồ dùng dạy học: SGK, tranh phóng to. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS 2 em lên bảng cả lớp viết nháp các từ: tròn trĩnh, chảo rán, giò chả. GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. a. Hướng dẫn chuẩn bị: - GV đọc khổ thơ 2 và 3; 2HS đọc lại. Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: + Bài thơ viết theo thể thơ gì? (Thơ bốn chữ) + Những chữ nào trong bài được viết hoa? (Các chữ đầu mỗi dòng thơ) + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? (Viết lùi vào 2 ô) HS nhìn vào vở, viết nháp những chữ các em dễ viết sai để ghi nhớ. b. GV đọc, HS viết bài vào vở. Sau khi học sinh viết xong, GV đọc lại để học sinh soát lại lỗi chính tả. c. Nhận xét, đánh giá: GV kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét, chữa lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: Bài tập 2: HS đọc bài và nêu yêu cầu. HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng, sau đó đọc kết quả. Cả lớp nhận xét, GV nhận xét chính tả chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại, chữa bài và ghi nhớ chính tả. Bài tập 3: HS đọc bài và lựa chọn bài 3a. HS làm vào vở. 2 HS lên bảng. Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp chữa bài và ghi nhớ chính tả. trung chung trung thành, trung kiên, kiên trung, trung bình, tập trung, trung hậu, trung dũng,... chung thuỷ, thuỷ chung, chung chung, chung sức, chung lòng, chung sống, của chung, ... trai chai con trai, gái trai, ngọc trai, .... chai sạn, chai tay, chai lọ, cái chai, ... 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn nghe –kể: không nỡ nhìn I. Mục tiêu - HS nghe – kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn. (BT1) - Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm BT2; thay thế bằng củng cố, nâng cao kiến thức ở BT 1. - Bước đầu biết thể hiện giọng kể vai nhân vật. - Biết cùng bạn sắm vai dựng lại câu chuyện vừa kể, có điệu bộ cử chỉ phù hợp nội dung câu chuyện. * GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân; đảm nhận trách nhiệm; tìm kiếm sự hỗ trợ. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ. - HS đọc bài văn Kể lại buổi đầu em đi học. - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập1: HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ truyện, đọc thầm lại 4 câu hỏi gợi ý. GV kể chuyện (giọng vui, khôi hài). GV hỏi HS : + Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt? (Anh ngồi hai tay ôm mặt). + Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì? + Bà cụ hỏi: Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không? + Anh trả lời thế nào? + Anh thanh niên trả lời: Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. - GV kể lần 2. - HS khá kể mẫu. GV nhận xét. - 3 HS thi kể trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn những người kể tốt nhất và hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên. HS phát biểu, GV chốt lại. - Nêu theo ý của bản thân (Anh thanh niên rất ngốc, không hiểu rằng mình phải đứng lên nhường chỗ cho người khác...). * HD học sinh kể theo lời nhân vật, sắm vai dựng lại câu chuyện. - HS làm theo nhóm,GV bao quát chung. - Từng nhóm lên trình bày, các bạn khác nhận xét góp ý cho bạn. - GV tuyên dương, tư vấn thêm. * Liên hệ: Khi tham gia sinh hoạt những nơi công cộng, các em cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường ðường cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật, ... 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn dò H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN7-2014.doc
Tài liệu liên quan