Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 23

I. Mục tiêu :

- Củng cố kĩ năng đọc , viết, đếm các số đến 20 ; biết cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 20 ; biết giải bài toán.

- Có ý thức học bộ môn

II.Đồ dùng dạy- học :

 GV: Phấn màu.

 HS: SGK, bảng con , vở ô li

III. Các hoạt động dạy- học :

 

doc18 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 1 năm 2017 - 2018 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2018 Toán (89) VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC I. Mục tiêu : - Biết dùng thước có chia vạch xăng – ti – mét vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm. - Có ý thức học bộ môn II. Đồ dùng dạy- học : GV: Thước kẻ có vạch chia thành từng cm, phấn màu. HS: S HS, vở ôli, thước kẻ có vạch chia thành từng cm III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Gọi học sinh lên bảng tính: a. 10 cm + 3 cm = 15 cm – 2 cm = b. Đưa ra 1 tóm tắt bài toán. Có: 5 con trâu. Và: 12 con bò. Tất cả: Có bao nhiêu con trâu và bò ? Chữa bài, nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu ( Trực tiếp) * HĐ2 : Hướng dẫn học sinh các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. VD vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm thì ta làm như sau: + Đặt thước có chia vạch cm lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 4. + Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước. + Nhấc thước ra, viết A trên điểm đầu, B trên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm. *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài *HĐ3 :Thực hành Bài 1 : Vẽ đoạn thẳng có độ dài : 5cm , 7 cm , 2 cm , 9 cm . - Hướng dẫn để học sinh vẽ được các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm. - Bao quát, giúp đỡ những em lúng túng. Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt: - Gọi học sinh đọc tóm tắt - Phân tích đề bài. - Muốn tìm được độ dài của 2 đoạn thẳng phải chọn tính gì? - Cho học sinh giải vào vở li, 1 học sinh lên bảng giải. - Chữa bài. - Ai có cách giải khác? Bài 3 : Vẽ các đoạn thẳng AB , BC có độ dài nêu trong bài 2 . Làm vở - Gọi 1 em đọc yêu cầu. - Có thể có các hình vẽ khác nhau. 3. Củng cố- Dặn dò : - Thi vẽ nhanh đoạn thẳng có độ dài MN = 10 cm; IK = 13 cm; CD = 15 cm - Về nhà tập vẽ thêm các đoạn thẳng có độ dài khác nhau. Học sinh 1: làm phần a Học sinh 2: làm phần b - Lấy giấy nháp, bút thước theo dõi và làm theo mẫu cô hướng dẫn. - Lớp trưởng điều khiển - Vẽ vào vở li các đoạn thẳng có độ dài 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm. 3 học sinh. 2 học sinh. - Muốn tìm được độ dài 2 đoạn ta làm tính cộng. Bài giải: Cả 2 đoạn thẳng dài là: 5 + 3 = 8 (cm) Đáp số: 8 cm - Nhận xét bài của bạn. - Vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bài 2. - Vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm, BC dài 3 cm. A 5 cm B 3 cm C A 5 cm B C 3 cm A 5 cm B 3 cm - 3 học sinh thi đua vẽ mỗi em 1 đoạn thẳng. Tiếng Việt (1+2) VẦN : / IÊM/, / IÊP/,/ ƯƠM/, /ƯƠP/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 186 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2018 Toán (90) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Có kĩ năng đoc, viết, đếm các số đến 20 ; biết cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 20 ; biết giải bài toán. - Có ý thức học bộ môn II. Đồ dùng dạy- học : GV: Phấn màu. HS: SGK, bảng con , vở ô li III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : Đọc số đo các đoạn thẳng: AB: 6 cm ; MN: 15 cm ; CD: 20 cm. - Thu bài, nhận xét. 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu ( Trực tiếp) * HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập Bài 1 Học sinh tự nêu nhiệm vụ rồi làm bài. Khuyến khích học sinh viết theo thứ tự từ 1 à 20 - Khi chữa bài cho học sinh đọc các số theo thứ tự từ 1 à 20. Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống - Học sinh tự nêu yêu cầu. - Gọi học sinh lên bảng điền - Chữa bài, đọc cách tính theo chiều mũi tên Bài 3 : Giải toán Cho học sinh nêu bài toán, tóm tắt. Cho HS đọc lại bài giải Bài 4 : - Gọi học sinh phân tích đề bài. - Gọi 1 học sinh lên bảng giải. - Chữa bài. Cho học sinh tự giải thích mẫu. VD: 13 + 1 = 14, viết 14 vào ô trống 3. Củng cố- Dặn dò : Cho học sinh nối kết quả với phép tính: 10 14 – 4 17 - 4 13 12 11 19- 6 18 - 7 - Nhận xét Vẽ các đoạn thẳng có số đo cô đưa ra vào giấy. HS lên bảng viết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 - Điền số thích hợp vào ô trống. - Nối tiếp lên bảng điền số Tóm tắt Có: 12 bút xanh Có: 3 bút đỏ. Tất cả có bao nhiêu cái bút? 2 học sinh. - Tự viết bài giải vào vở ô li - Nhận xét bài của bạn. 2 HS lên điền số - 2 học sinh lên bảng thi đua nối. Lắng nghe. Tiếng Việt (3+4) VẦN : / ENG/, / EC/,/ ONG/, /OC/,/ÔNG/, /ÔC/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 189 Tự nhiên và Xã hội (23) CÂY HOA I. Mục tiêu : -Kể được tên và ích lợi của một số cây hoa. - Chỉ được rễ , thân , lá, hoa của hoa - Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cành, hái hoa ở nơi công cộng. -KNS: +Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng. +Kĩ năng tư duy phê phán: Hành vi bẻ cây , hái hoa nơi công cộng. + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa. + Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy- học : GV: Các loại cây hoa. Hình cây hoa phóng to . Phiếu bài tập HS : HS sưu tầm các cây hoa mang đến lớp. III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Vì sao chúng ta nên ăn nhiều rau ? - Khi ăn rau cần chú ý điều gì ? - Nhận xét. 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu Có một loại cây mà ích lợi của nó gắn rất nhiều với cuộc sống, đó là cây hoa. Để hiểu rõ về cây hoa, hôm nay lớp chúng mình cùng học bài “Cây hoa” - GV ghi đầu bài *HĐ2 : Quan sát cây hoa *Mục tiêu : Hs biết chỉ và nói đúng tên các bộ phận cuả cây hoa. Phân biệt được các loại hoa. *Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS quan sát cây hoa (bông hoa) mà mình mang tới lớp và chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ, hoa của cây hoa? Vì sao ai cũng thích ngắm hoa ? * Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động - GV gọi các nhóm lên trình bày + GV kết luận : Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm , hình dáng khác nhau... có loại có màu sắc đẹp, có loài hoa có sắc lại không có hương, có loại vừa có hương thơm vừa có sắc đẹp. *HĐ3 : Làm việc với SGK * Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: *GV chia nhóm 4 HS, HS quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. *Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động * GV gọi một số nhóm : 1 nhóm đọc câu hỏi, 1 nhóm trả lời. - GV hỏi: + Các ảnh và tranh ở trang 48, 49 trong SGk có các loại hoa nào ? + Em còn biết loại hoa nào khác nữa không? + Hoa được dùng để làm gì ? *HĐ4: Trò chơi với phiếu kiểm tra. GV dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng - Gv: hướng dẫn cách chơi. + 10 HS chia làm 2 đội. GV dán 2 phiếu kiểm tra lên bảng. Trong 3phút đội nào được nhiều câu đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc. Phiếu kiểm tra Điền Đ hoặc S 1. Cây hoa là loài thực vật. 2. Cây hoa khác cây su hào. 3. Cây hoa có rễ, thân, lá, hoa. 4. Lá của cây hoa hồng có gai. 5. Thân cây hoa hồng có gai. 6. Cây hoa để trang trí, làm cảnh, nước hoa. 7.Cây hoa đồng tiền có thân cứng. 3- Củng cố- Dặn dò - Hãy cho biết ích lợi của cây hoa? - Cây hoa có rất nhiều lợi ích. Vì vậy chúng ta không nên ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng. - HS trả lời - HS quan sát cây hoa ( bông hoa) mà mình mang tới. - HS trình bày kết quả về cây hoa (bông hoa) của mình HS thảo luận nhóm 4 HS -HS quan sát đọc và trả lời câu hỏi trong SGK - HS làm việc theo nhóm. - HS trả lời các câu hỏi của GV. HS tham gia chơi - HS trả lời Toán* (60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố kĩ năng đọc , viết, đếm các số đến 20 ; biết cộng ( không nhớ) các số trong phạm vi 20 ; biết giải bài toán. - Có ý thức học bộ môn II.Đồ dùng dạy- học : GV: Phấn màu. HS: SGK, bảng con , vở ô li III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2.Dạy bài mới: *HĐ1 : Giới thiệu ( Trực tiếp) * HĐ2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1 Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Khi chữa bài cho học sinh đọc các số theo thứ tự Bài 2 : Điền số thích hợp vào ô trống. - Học sinh tự nêu yêu cầu. - Gọi học sinh lên bảng điền - Chữa bài, đọc cách tính theo chiều mũi tên Bài 3: Giải toán - Cho học sinh nêu bài toán, tóm tắt. -Thu bài , nhận xét -Cho HS đọc lại bài giải Bài 4: Tìm một số, biết rằng lấy số đó cộng với 5 rồi trừ đi 8 thì được kết quả bằng 11. - Chữa bài. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét giờ - Làm bảng con - Lớp đọc đồng thanh - Điền số thích hợp vào ô trống. - HS làm bảng - Nối tiếp đọc số 12 + 2 -3 Tóm tắt Có: 15 quả bóng đỏ Có: 3 quả bóng xanh Tất cả có bao nhiêu quả bóng? - Tự viết bài giải vào vở Bài giải Có tất cả số quả bóng là: 15 + 3 = 18 (quả bóng) Đáp số : 18 quả bóng - Nhận xét bài của bạn. Bài giải 11 ? + 5 - 8 - 5 +8 - Tính ngược lại : - Số cần tìm là : 11 + 8 – 5 = 11 Tiếng Việt *(60) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần eng, ec, ong, oc, ông, ôc - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần eng, ec, ong, oc, ông, ôc - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy- học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy -học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: * Việc 1: Đọc * Ôn lại vần eng, ec, ong, oc, ông, ôc -Phần vần eng, ec, ong, oc, ông, ôcgồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. *Việc 2: Viết - Tập viết chữ hoa P ,eng, ec, ong, oc, ông, ôc, nòng nọc , hồng hộc ,cỡ chữ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài- Nhận xét giờ - HS phân tích vần eng, ec, ong, oc, ông, ôc - HS vẽ ng e mô hình c e ng o c o ng ô c ô HS đọc bài HS viết bảng con, viết vở Tự học (60) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III. Các hoạt động dạy – học : *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành bài làm bài tập sau: Bài 1: Viết các số : 9,8,10,12,15,5, 16,19 a, Theo thứ tự từ bé đến lớn: b, Theo thứ tự từ lớn đến bé: Bài 2: Nhà mai có 13 con gà mái và 6 con gà trống. Hỏi nhà Mai có tất cả bao nhiêu con gà ? *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài vần eng, ec, ong, oc, ông, ôc - HD đọc bài vần ung, uc, ưng, ưc - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài + Hoàn thành bài tập VBT toán, vở ô li - HS làm vở - Cả lớp - HS đọc Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2018 Tiếng Việt (5+6) VẦN : / UNG/, UC/,/ ƯNG/, /ƯC/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 193 Toán (91 ) LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : - Thực hiện được cộng trừ nhẩm , so sánh các số trong phạm vi 20 , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước , biết giải bài toán có nội dung hình học. - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi học toán - Học sinh yêu thích học toán . II.Đồ dùng dạy – học: GV: Bảng phụ HS : SGK, bảng con . III.Các hoạt động dạy – học: 1 . Kiểm tra: - Vẽ đoạn thẳng DG dài 7 cm - Nhận xét 2. Dạy bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài ( trực tiếp) HĐ2: HD học sinh làm lần lượt các bài tập SHS trang 125 . Bài 1: Nêu miệng - Nêu yêu cầu * Khắc sâu: Cách nhẩm , thứ tự thực hiện tính . Bài 2: Bảng lớp - Nêu yêu cầu Bài 3: Bảng lớp - Nêu yêu cầu : Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm. * Khắc sâu: Các bước vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước . Bài 4: Vở - Đọc bài toán - Bài toán cho biết gì , bài toán hỏi gì ? - GV vẽ như SHS và giới thiệu cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng . - Thu bài , nhận xét *Khắc sâu: Giải bài toán có nội dung hình học 3. Củng cố- Dặn dò : - Nội dung bài - Nhận xét giờ học - 1 em lên bảng vẽ - HS tính nhẩm rồi nối tiếp nêu miệng cách tính , kết quả a. 12 + 3 = 15 15 – 3 = 12 b. 11 + 4 +2 = 17 - 2 em lên bảng 1. Khoanh vào số lớn nhất ( 18) 2. Khoanh vào số bé nhất ( 10) - 1 em lên bảng vẽ - Nhận xét - 2 học sinh - Vài em nêu miệng - HS vẽ vào vở ( Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng ) và trình bày bài giải vào vở. Bài giải Đoạn thẳng AC dài là: 3 + 6 = 9 ( cm ) Đáp số : 9 cm Toán *(62) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Thực hiện được cộng trừ nhẩm , so sánh các số trong phạm vi 20 , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước , biết giải bài toán có nội dung hình học. - Rèn tính cẩn thận , chính xác khi học toán . - Học sinh yêu thích học toán . II. Đồ dùng dạy – học : GV: Bảng phụ HS : Vở, bảng con III. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : HĐ1 : Giới thiệu bài (Trực tiếp) HĐ2: HD luyện tập Bài 1: Đoạn thẳng PQ dài 5 cm, đoạn thẳng NM dài 4 cm . a.Vẽ 2 đoạn thẳng trên b. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu cm ? Bài 2 : Cành trên có 4 con chim đậu. Cành dưới có 7 con chim đậu. Có 3 con chim bay từ cành dưới lên cành trên . Hỏi : a.Cành dưới còn lại mấy con chim ? b.Cành trên có tất cả mấy con chim ? Bài 3 : Điền dấu + , - vào ô trống 12 5 3 = 14 14 4 1 = 11 16 3 2 = 17 3. Củng cố - Dặn dò : - Nội dung bài . - Nhận xét giờ học - HS làm vở a, P 5 cm Q N 4 cm M Bài giải a.Cành dưới còn lại số con chimlà: 7 – 3 = 4 ( con) b.Cành trên có tất cả số con chim là: 4 + 3 = 7 ( con ) Đáp số : a, 4 con b, 7 con - HS lên bảng điền 12 + 5 – 3 = 14 14 – 4 + 1 = 11 16 + 3 – 2 = 17 Tiếng Việt *(62) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần ung, uc, ưng, ưc - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần ung, uc, ưng, ưc - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài: * Việc 1: Đọc * Ôn lại vần ung, uc, ưng, ưc -Phần vần ung, uc, ưng, ưc gồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới ? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. nháp, làm *Việc 2: Viết - Tập viết chữ hoa Q ,ung, uc, ưng, ưc sùng sục, hừng hực , cỡ chữ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ - HS phân tích vần ung, uc, ưng, ưc - HS vẽ ng u mô hình c u ng ư c ư - HS đọc bài -HS viết bảng con, viết vở Tự học (62) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu: - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học: - GV : VBT - HS : VBT III.Các hoạt động dạy – học: *HĐ1:HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành làm bài tập sau : Bài 1 : Nam có 14 viên bi, Dũng có 5 viên bi. Hỏi Nam và Dũng có tất cả bao nhêu viên bi ? Bài 2 : Tìm một số , biết rằng lấy số đó cộng với 5 trừ đi 8 thì được kết quả bằng 11. *HĐ2: HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài vần ung, uc, ưng, ưc - HD đọc bài vần iêng, iêc - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài VBT toán, vở ô li - HS làm vở - Cả lớp - HS đọc Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2018 Toán (92) CÁC SỐ TRÒN CHỤC I. Mục tiêu : - Nhận biết các số tròn chục. Biết đọc ,viết, so sánh các số tròn chục. - Có ý thức học bộ môn II. Đồ dùng dạy- học : GV: 9 bó, mỗi bó 1 chục que tính hoặc 9 thẻ 1 chục que tính. HS: SGK, bảng con , vở ô li, bộ đồ dùng toán III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Gọi 2 học sinh lên bảng làm tính: 10 + 4 – 2 = 15 – 3 + 7 = 18 – 5 – 1 = 17 + 2 – 5 = - Đọc cho học sinh dưới lớp bài toán. A 3cm B 5cm C | | | ? cm - Chữa bài. nhận xét 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu các số tròn chục từ 10 à 90 - Hướng dẫn học sinh lấy 1 bó (1 chục) que tính và nói: “Có 1 chục que tính”. Hỏi : + 1 chục còn gọi là bao nhiêu? + Viết số 10 lên bảng. - Hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: “Có 2 chục que tính”. Hỏi: + 2 chục còn gọi là bao nhiêu? + Viết số 20 lên bảng? - Hướng dẫn học sinh lấy 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: “Có 3 chục que tính”. Hỏi : + 3 chục hay còn gọi là bao nhiêu? Ba mươi viết như sau. Viết 3 rồi viết 0. Gọi học sinh đọc số 30. - Hướng dẫn tương tự như trên để học sinh tự nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 40 à 90. *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài *HĐ2: Thực hành Bài 1: Viết( theo mẫu): - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài, đọc mẫu rồi làm bài. - Gọi học sinh lên bảng làm. - Chữa bài. Bài 2:Số tròn chục? - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài - Gọi 2 em lên bảng làm. - Chữa bài, gọi học sinh đọc kết quả bài làm kết hợp giữa “đọc số” và “viết số”. Bài 3: >, < = -Cho học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài vào vở - Thu bài. - Chữa bài (yêu cầu học sinh đọc) + Lưu ý 1 số trường hợp. 40 60 80 > 40 60 < 90 3. Củng cố- Dặn dò: - Cho học sinh nối ô trống với số thích hợp: < 20 ; < 50 ; 60 < 10 70 40 30 - Nhận xét Mỗi học sinh làm 1 cột Giải vào bảng con (viết phép tính) Nhận xét bài làm của bạn. 1 chục còn gọi là 10 2 chục còn gọi là 20 3 chục còn gọi là 30 - 5 học sinh. - Đếm theo chục từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại. - Đọc các số từ 10 à 90 ; 90 à 10 *Nghỉ giữa tiết: Hát 1 bài 2 học sinh. - Làm bài. - 3 học sinh mỗi học sinh làm 1 phần. - Số tròn chục? - Viết số tròn chục vào ô trống. - Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm. - Đọc kết quả bài làm của mình theo từng cột. - 2 học sinh thi đua nối Tiếng Việt (7+ 8) VẦN : / IÊNG/, / IÊC/ Thực hiện như Sách thiết kế Tiếng Việt 1 (tập 2) – Trang 195 Đạo đức (23 ) ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH ( TIẾT 1 ) I. Mục tiêu : - Nêu được một số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương - Nêu đuợc ích lợi của việc đi bộ đúng quy định. - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn cùng thực hiện. - KNS: + Kĩ năng an toàn khi đi bộ. + Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định. II. Đồ dùng dạy- học : GV: - Vở bài tập đạo đức HS : VBT III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra: - Giờ trước các em học bài gì ? - Cư xử tốt với bạn em cần làm gì ? - Cư xử tốt với bạn em có lợi gì ? - Gv: nhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới : HĐ1: Giới thiệu bài (linh hoạt) HĐ2 : Phân tích tranh BT1: + Hướng dẫn HS phân tích lần lượt từng tranh BT1. - GV treo tranh phóng to lên bảng, cho HS phân tích theo gợi ý. Tranh 1: -Hai người đi bộ đang đi ở phần nào? - Khi có đèn tín hiệu giao thông có màu gì? - ở thành phố, thị xã, khi đi bộ qua đường thì theo quy định gì ? Tranh 2: - Đường đi nông thông ở tranh 2 có gì khác so với đường ở thành phố ? - Các bạn đi theo phần đường nào ? + GV kết luận theo từng tranh. - Ở thành phố cần đi bộ trên vỉa hè, khi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng quy định. - Ở nông thôn, đi theo lề đường phía tay phải. HĐ3:Làm bài tập 2 theo cặp: - Yêu cầu các cặp quan sát từng tranh ở bài tập 2 và cho biết. Những ai đi bộ đúng quy định, bạn nào sai ? Vì sao ? như thế có an toàn không ? + GV kết luận theo từng tranh ? Tranh 1: ở nông thôn, 2 bạn HS và 1 người đi bộ đúng vì họ đi đúng phần đường của mình như thế là an toàn. Tranh 2: ở đường phố có 2 bạn đi theo tín hiệu giao thông mầu xanh, theo vạch quy định là đúng. Hai bạn đang dừng lại trên vỉa hè vì có tín hiệu đèn đỏ là đúng, những bạn này đi như vậy mới an toàn, 1 bạn chạy ngang đường là sai, rất nguy hiểm cho bạn thân vì tai nạn có thể xảy ra. Tranh 3: ở đường phố 2 bạn đi bộ theo vạch son khi có tín hiệu đèn xanh đúng là đúng, 2 bạn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ cũng đúng, 1 cô gái đi trên vỉa hè là đúng. Những người nàyđi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn. *HĐ4:Liên hệ thực tế: + Yêu cầu HS tự liên hệ - Hàng ngày, các em thường đi bộ theo đường nào ? đi đâu ? - Đường giao thông đó như thế nào ? có đèn tín hiệu giao thông không ? có vỉa hè không ? -HS em đã thực hiện việc đi bộ ra sao? + GV kết luận: (Tóm tắt lại ND) 3. Củng cố - dặn dò: - Khen ngợi những HS đi bộ đúng quy định. Nhắc nhở các em thực hiện việc đi lại hàng ngày cho đúng luật quy định. - Nhận xét chung giờ học. - Bài: Em và các bạn - HS trả lời - HS quan sát tranh - Đi trên vỉa hè - Màu xanh - Đi theo tín hiệu đèn xanh - Đường không có vỉa hè - Đi theo lề đường phía tay phải - HS chú ý nghe - Từng cặp HS quan sát tranh và trả lời - Theo từng tranh, HS trình bày kết quả, bổ sung ý kiến. - HS chú ý nghe - Đi học trên đường bộ - HS trả lời - Đi đúng theo luật định - HS nghe và ghi nhớ Toán* (62) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Củng cố cho HS nhận biết các số tròn chục. Biết đọc ,viết, so sánh các số tròn chục. - Có ý thức học bộ môn II. Đồ dùng dạy- học : GV:Bảng phụ . HS: SGK, bảng con , vở III. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS 2. Dạy bài mới : *HĐ1 : Giới thiệu ( Trực tiếp) *HĐ2 : HDHS luyện tập Bài 1: Viết( theo mẫu) - Treo bảng phụ - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài, đọc mẫu rồi làm bài. Mẫu: Năm mươi: 50 30: ba mươi - Nối tiếp lên bảng làm Hai mươi: . 60: Chín mươi: 40: Bảy mươi : 80 :.. - Chữa bài. Bài 2: Số tròn chục ? - Treo bảng phụ a,,20;;.;40;;..;70;.; . b, 90;.;70;;.;.;30;.; . - Cho học sinh nêu yêu cầu của bài - Gọi 2 em lên bảng làm - Đọc các số tròn chục Bài 3 : >, < = - Treo bảng phụ 80 70 10.60 80..50 2040 7040 5080 5090 3080 5050 -Cho học sinh nêu yêu - Thu bài, nhận xét - Chữa bài (yêu cầu học sinh đọc) Bài 4 : Nối với số thích hợp: Cho HS thi nối < 20 ; < 50 ; 60 < 70 40 30 10 - Nhận xét 3. Củng cố- Dặn dò : - Nhận xét giờ - Quan sát - Học sinh nêu yêu cầu, đọc mẫu - Viết số tròn chục - Lên bảng viết số - Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm. - HS làm vở toán - 2 HS thu đua lên nối Tiếng Việt *(62) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu : - Luyện đọc vần iêng, iêc - Nhớ, viết được tiếng và từ ứng dụng có chứa vần iêng, iêc - Giáo dục HS lòng yêu Tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy - học : GV: SGK,bảng phụ II. Các hoạt động dạy- học : 1. Kiểm tra : Lồng vào bài học 2. Bài mới : Giới thiệu bài * Việc 1: Đọc * Ôn lại vần iêng, iêc -Phần vần iêng, iêc gồm những âm gì ? - Vẽ mô hình và đưa phần vần vào mô hình ? - Thêm phụ âm đầu tạo tiếng mới? - Thêm các dấu thanh để tạo thành tiếng mới ? - Đọc lại các tiếng mới đó ? - Đọc bài trong SGK. *Việc 2: Viết - Tập viết chữ hoa M,ôm , ôp,ơm ,ơp, xôm, xốp ; cỡ chữ nhỏ (trong vở “Em tập viết” tập 2) - GV thu một số bài, nhận xét 3. Củng cố - Dặn dò : Hệ thống nội dung bài Nhận xét giờ - HS phân tích vần iêng, iêc - HS vẽ ng iê mô hình c iê - HS đọc bài HS viết bảng con, viết vở Tự học (62) HOÀN THÀNH CÁC BÀI TRONG NGÀY I. Mục tiêu : - HS tự hoàn thành các bài trong ngày - Có ý thức tự học II. Đồ dùng dạy – học : - GV : VBT - HS : VBT III. Các hoạt động dạy – học : *HĐ1: HD học sinh hoàn thành các bài trong ngày * Môn : Toán + Tiếng Việt - HD HS hoàn thành các bài học trong ngày - GVgiúp đỡ HS nhận thức chậm hoàn thành bài - HS đã hoàn thành bài làm bài tập sau: Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a, Số tròn chục liền sau số 10 là số:. b, Số tròn chục liền sau số 30 là số:. c, Số tròn chục liền sau số 50 là số:. d, Số tròn chục liền sau số 80 là số:. Bài 2: Điền số tròn chục thích hợp vào ô trống 30¸< < < 60 90 > > > 60 *HĐ2 : HD chuẩn bị bài ngày hôm sau - Đọc bài vần iêng, iêc - HD đọc bài vần uông, uôc,ương, ươc - Chuẩn bị đồ dùng học tập - HS tự hoàn thành các bài VBT toán, vở ô li - HS làm vở - Cả lớp - HS đọc Kí duyệt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an Lan tuan 23.doc
Tài liệu liên quan