Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 năm 2014

I. Mục tiêu:

 Giúp HS:

 - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài

 - Chỉ rõ được ba phần của bài văn “Nắng trưa” (Mục III).

 * Biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ ghi sẵn:

 + Nội dung phần ghi nhớ.

 + Cấu tạo của bài “Nắng trưa”.

 - Vở bài tập Tiếng Việt và SGK

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 1 năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho. - Tương tự như trên đối với các chú ý 2, 3, 4 trong SGK. Khoa học: SỰ SINH SẢN I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng: - Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống bố, mẹ của mình. * Quan tâm đến GDKNS II. Đồ dùng dạy học: - Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” - Hình trang 4,5 SGK III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của GV Hoạt động 1:Trò chơi “Bé là con ai?” Lưu ý: - Khi vẽ các em phải chọn một đặc điểm nào đó để vẽ sao cho mọi người nhìn vào hai hình có thể nhận ra đó là hai mẹ con hoặc hai bố con. - Giáo viên thu tất cả các phiếu đã vẽ hình và tráo đều lên để cho HS chơi. Cách tiến hành: B1: Giáo viên phổ biến cách chơi - Tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc Hoạt động 2: Làm việc với SGK - GV hướng dẫn - Theo dõi HS làm việc Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Hoạt động 3:Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Cả lớp nghe GV phổ biến luật chơi - Học sinh chơi như hướng dẫn trên Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, học sinh trả lời câu hỏi: + Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé? + Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? - HS rút ra kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. - HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời đối thoại giữa các nhân vật trong hình. - Liên hệ với gia đình mình. - Làm việc theo cặp - Học sinh trình bày - 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước cả lớp. - HS thảo luận để tìm ra được ý nghĩa của sự sinh sản thông qua các câu hỏi: + Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ? + Điều gì có thể xẩy ra nếu con người không có khả năng sinh sản? - HS nhắc lại kiến thức vừa học Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2014 Toán: ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tính chất cơ bản của phân số. - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa, vở bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số - GV kết luận HĐ2: Thực hành Bài tập1: * Lưu ý: + Rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. + Phải rút gọn phân số cho đến khi không thể rút gọn được nữa ( phân số tối giản). Bài tập 2: - GV chốt đáp án Bài tập 3: - GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu - GV nhận xét, chốt đáp án. HĐ3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học . - Dặn dò về nhà ôn lại cách quy đồng mẫu số và cách so sánh hai phân số. - HS làm vào giấy nháp: Điền vào chỗ chấm: = = + Nêu tính chất cơ bản của phân số? - Nối tiếp HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 1 HS nêu cách rút gọn phân số - HS làm bài cá nhân - Nối tiếp trình bày, lớp nhận xét - 1 HS khá giỏi trả lời câu hỏi: + Có nhiều cách rút gọn phân số, hãy nêu cách nhanh nhất để rút gọn phân số? - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm vào giấy nháp: Quy đồng mẫu số các phân số: và + Nêu quy tắc quy đồng mẫu số các phân số? - HS làm bài tập 2 vào vở. - HS trình bày nối tiếp - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài theo nhóm - Các nhóm trình bày cách làm. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Luyện từ và câu: TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn. - Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2; đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập1. - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Tìm hiểu phần “Nhận xét và ghi nhớ” Bài tập 1: - GV chốt kiến thức. Bài tập 2: - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Đổi vị trí từ “kiến thiết” và từ “xây dựng” cho nhau có được không? Vì sao? + Đổi vị trí từ “vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm” cho nhau có được không? Vì sao? - GV nhận xét và nêu kết luận. Bài tập 3: - GV nhận xét, khen ngợi. HĐ3:Luyện tập - GV chấm và chữa bài. HĐ5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, cả lớp đọc thầm. + So sánh nghĩa của từ “xây dựng” và từ “kiến thiết” + So sánh nghĩa của từ “vàng hoe” với từ “vàng lịm, vàng xuộm”? - HS trình bày - Cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài và trình bày bài theo nhóm đôi - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - HS đặt được câu với 2, 3 cặp từ đồng nghĩa tìm được. - Lần lượt từng HS nêu câu mình vừa đặt. HS khác nhận xét - HS đọc ghi nhớ SGK và tìm thêm ví dụ. - HS đọc thuộc nội dung phần ghi nhớ. - HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài theo nhóm đôi sau đó thực hiện vào vở bài tập - Các nhóm trình bày bài làm, nhóm khác nhận xét - Đọc thuộc phần ghi nhớ và tìm các từ đồng nghĩa. Khoa học: NAM HAY NỮ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. II. Đồ dùng dạy học - Hình trang 6,7 SGK - Các tấm phiếu: Nam Cả nam và nữ Nữ - Vở bài tập Khoa học III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, ghi điểm. HĐ2: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng, cả lớp theo dõi. HĐ3:Thảo luận - GV kết luận HĐ4: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?’’ - Tổ chức và hướng dẫn. GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi - GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc. HĐ5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? + Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào? - Làm việc theo nhóm 4 (nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK). - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Một số HS: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? - HS thực hiện trò chơi theo nhóm + Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây: + Lần lượt các nhóm giải thích tại sao lại xếp như vậy.Các nhóm khác có thể chất vấn. Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra nhóm nào thắng cuộc. - Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích cách làm. Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi. Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (TIẾT 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết học sinh lớp Năm là học sinh của lớp lớn nhất trường, có 1 vị thế mới so với học sinh các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em học sinh lớp dưới noi theo. - Cảm thấy vui và tự hào vì mình là lớp Năm. - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp Năm. - Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình. - Nhận biết được trách nhiệm của mình: có kĩ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình. - Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ các tình huống SGK. - Sách giáo khoa - Phiếu bài tập cho HĐ2. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. HĐ2: Tìm hiểu vị thế của học sinh lớp Năm - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm - GV nhận xét, chốt kiến thức. HĐ3: Nêu lên niềm tự hào “Em là học sinh lớp Năm” - GV nhận xét. HĐ4: Trò chơi “ MC và học sinh lớp Năm” - GV chia lớp làm 3 nhóm và hướng dẫn HS cách chơi. HĐ5: Hướng dẫn thực hành - GV yêu cầu - HS quan sát bức tranh thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi gợi ý của GV: + Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? + Bức tranh thứ hai vẽ gì? Cô giáo đã nói gì với các bạn? Em thấy các bạn có thái độ như thế nào? + Bức tranh thứ ba vẽ gì? Bố của bạn HS đã nói gì với bạn? Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen? + Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? - HS thảo luận nhóm 2 và hoàn thành phiếu học tập (Mẫu phiếu theo thiết kế Đạo đức). - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS làm việc cá nhân: + Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? + Hãy nêu những điểm em thấy mình còn phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp Năm? - HS nối tiếptrình bày, HS khác bổ sung - Các nhóm thực hiện trò chơi. - 1 HS làm MC dẫn chương trình cho cả lớp cùng chơi. - HS đọc ghi nhớ SGK. - HS về nhà thực hiện: + Lập kế hoạch phấn đấu cho bản thân trong năm học này. + Sưu tầm các câu chuyện các tấm gương về HS lớp Năm gương mẫu. + Về nhà vẽ tranh theo chủ đề “ Trường em”. Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014 Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Biết cách cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. - Biết cách xếp 3 phân số theo thứ tự. * Biết so sánh hai phân số có cùng tử số. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2. Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. 3.Các hoạt động: HĐ1: Ôn tập cách so sánh 2 phân số a. So sánh hai phân số cùng mẫu số: - GV nêu 2 phân số và . - GV nhận xét và chốt kiến thức. b. So sánh các phân số khác mẫu số: - GV nêu hai phân số: và . - GV nhận xét và chốt kiến thức. HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - GV chấm và chữa bài. * Khuyến khích HS làm thêm BT3, 4. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS nêu lại các tính chất cơ bản của phân số - HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với nhau cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và so sánh hai phân số trên - Từng nhóm trao đổi trước lơp - HS khác nhận xét. - HS làm việc như câu a - HS lần lượt nêu yêu cầu của các bài tập, cùng nhau trao đổi nhóm đôi và hoàn thành vào vở, 1 số HS làm vào bảng phụ và trình bày - Cả lớp nhận xét - Nhắc lại kiến thức vừa ôn tập Kể chuyện: LÝ TỰ TRỌNG I. Mục tiêu: - Biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu; kể được từng đoạn câu chuyện. - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện - GV kể chuyện lần 1. - GV kể chuyện lần 2 (sử dụng tranh) - Giải nghĩa từ: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, Quốc tế ca. - GV nhận xét, tuyên dương HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét, ghi ý nghĩa câu chuyện lên bảng. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà tập luyện kể trôi chảy câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - HS lắng nghe, theo dõi để nắm bắt nội dung câu chuyện - HS thảo luận nhóm 2 tìm câu thuyết minh cho mỗi bức tranh. - HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét. - GV treo lời thuyết minh tranh lên bảng. - HS kể từng đoạn. - HS thi kể cả câu chuyện và thi kể theo lời của nhân vật. *HS khá, giỏi kể được câu chuyện một cách sinh động - HS tự suy nghĩ để hiểu ý nghĩa câu chuyện: + Vì sao những người coi ngục gọi Trọng là “ Ông nhỏ”? + Vì sao thực dân Pháp vẫn xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi thành niên? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Tập đọc: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. - Hiểu được nội dung chính của bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp * HS khá, giỏi: Đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng trong bài đọc. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh về sinh hoạt ở làng quê vào ngày mùa. - Bảng phụ ghi một đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu và ghi đề bài lên bảng. 3. Các hoạt động HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc - GV hướng dẫn đọc và chia đoạn. - GV nhận xét - GV đọc bài. HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài - GV hướng dẫn HS tự đọc và tìm hiểu nội dung bài qua hệ thống câu hỏi - GV nhận xét và chốt nội dung của bài, ghi nội dung bài lên bảng HĐ3: Đọc diễn cảm - GV đính bảng phụ ghi đoạn văn thứ hai lên bảng để hướng dẫn HS đọc. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt. 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - 2 HS đọc bài và nêu nội dung chính của bài đọc - Cả lớp nhận xét - 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, GV kết hợp sửa lỗi và giúp HS đọc đúng các từ khó trong bài: sương sa, vàng xuộm, vàng hoe, xoã xuống, vàng xọng. - HS đọc nối tiếp lần 2 và kết hợp giải nghĩa từ trong SGK. - 2 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc bài văn. - HS nghiên cứu SGK , trao đổi nhóm đôi để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài + Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? + Nhận xét cách dùng 1 số từ chỉ màu vàng để thấy tác giả quan sát tinh và dùng từ rất gợi cảm? + Những chi tiết nào nói về thời tiết của làng quê ngày mùa? + Những chi tiết nào nói về con người trong cảnh ngày mùa? + Các chi tiết trên làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động như thế nào? + Vì sao có thể nói bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương? - HS trình bày, HS khác nhận xét. - Nối tiếp HS nêu nội dung bài học - HS đọc nối tiếp ba đoạn trong bài - HS luyện đọc sau đó thi đọc diễn cảm đoạn 2 * Khuyến khích HS khá giỏi đọc diễn cảm được toàn bài - HS nêu lại nội dung bài học Thứ năm ngày 11 tháng 9 năm 2014 Tập làm văn: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài - Chỉ rõ được ba phần của bài văn “Nắng trưa” (Mục III). * Biết phân tích cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh cụ thể. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn: + Nội dung phần ghi nhớ. + Cấu tạo của bài “Nắng trưa”. - Vở bài tập Tiếng Việt và SGK III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng HĐ2: Tìm hiểu phần “Nhận xét” và “Ghi nhớ” Bài tập 1: - GV nhận xét, chốt kiến thức. Bài tập 2: - GV theo dõi HS làm việc - GV chốt kiến thức. HĐ4: Hướng dẫn luyện tập - GV hướng dẫn để HS làm, theo dõi giúp đỡ HS yếu - GV nhận xét, đính bảng phụ ghi cấu tạo bài “Nắng trưa” HĐ5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc thầm bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” - Cả lớp làm việc nhóm đôi, trao đổi để chia đoạn, xác định nội dung chính của mỗi đoạn và hoàn thành bài tập trong VBT - Các nhóm trình bày kết quả, HS khác nhận xét. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc thầm bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”. + Tìm ra sự giống và khác nhau về thứ tự miêu tả của hai bài văn? - Rút ra nhận xết về cấu tạo của bài văn tả cảnh? - HS trình bày, cả lớp nhận xét. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. - HS nhắc lại kết luận đã rút ra khi so sánh 2 bài văn. - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt. - HS nối tiếp trình bày kết quả, HS khác nhận xét. - 3 HS nối tiếp đọc lại cấu tạo bài văn “Nắng trưa” - HS nhắc lại lại cấu tạo bài văn tả cảnh Toán: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (TIẾP THEO) I. Mục tiêu: Giúp HS nắm vững: - So sánh phân số với đơn vị. - So sánh hai phân số cùng tử số. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét và cho điểm. HĐ2: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học. HĐ3: Hướng dẫn ôn tập Bài tập1: - GV chốt đáp án Bài tập 2: - Hướng dẫn HS làm bài - GV chốt kiến thức Bài tập 3: - GV theo dõi HS làm và chấm nhanh một số bài - GV nhận xét bài làm của HS trong vở và trên bảng. * Bài tập 4. Khuyến khích HS làm thêm. - GV chữa bài HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS chữa bài tập 3, 4 trong VBT Toán. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài. - HS trình bày bài, cả lớp nhận xét. - HS nêu: + Đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1? + Không cần quy đồng mẫu số, hãy so sánh: và - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm việc nhóm đôi để cùng tìm cách so sánh các phân số - Nối tiếp các nhóm trình bày miệng - HS nêu cách so sánh 2 phân số có cùng tử số? - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - 3 HS làm bài trên bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - HS làm bài theo nhóm 4 - Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2) - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài học. - Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3). * HS khá, giỏi: đặt câu được với 2, 3 từ tìm được ở BT1. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu phô tô nội dung bài tập 1 và bài tập 3. - 1 vài trang từ điển được phô tô. - Vở bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét. HĐ2: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV nhận xét và chốt kiến thức. Bài tập 2: - GV nhận xét, ghi điểm Bài tập 3: - GV hướng dẫn HS làm bài - GV nhận xét. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là từ đồng nghĩa? + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? + Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - HS làm lại bài tập 2. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi - HS làm bài tập theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm đính phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày. - HS nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân - 1 vài HS đọc câu mình vừa đặt được. * HS khá, giỏi đặt câu với 2, 3 từ vừa tìm được. - 1HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm bài văn - HS trao đổi nhóm đôi để cùng lựa chọn từ thích hợp và hoàn chỉnh bài văn vào vở bài tập. - HS đọc bài văn đã hoàn chỉnh. - 2 HS tìm một số từ đồng nghĩa Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2014 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài “Buổi sớm trên cánh đồng”. - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2). * Hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong 1 bài văn tả cảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ cho HS làm BT2 - Tranh ảnh cánh đồng vào buổi sớm và một số tranh ảnh phục vụ BT2. - Vở bài tập Tiếng Việt III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, ghi điểm. HĐ2: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học, chép đề bài lên bảng. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - GV hướng dẫn, gợi ý các em cách thảo luận - GV nhận xét, chốt ý. Bài tập 2: - GV hướng dẫn HS quan sát một số tranh ảnh phục vụ nội dung bài tập - GV nhận xét. HĐ4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Nêu nội dung cần nhớ về cấu tạo bài văn tả cảnh ở tiết Tập làm văn trước. - HS nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm (3 HS đọc nối tiếp 3 câu hỏi a, b, c) - HS thảo luận nhóm 2 theo 3 câu hỏi a, b, c: + Tìm trong đoạn trích những sự vật được tác giả tả trong buổi sớm mùa thu? + Chỉ rõ tác giả đã dùng giác quan nào để miêu tả? + Tìm chi tiết nào trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế? - Đại diện các nhóm trình bày bài làm, các nhóm khác nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở, 3 em làm vào bảng phụ. - HS trình bày (đính 3 bảng phụ lên bảng) Lịch sử: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được thời kỳ đầu Thực dân pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống pháp ở Nam Kỳ: + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định. + Triều đình ký hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. + Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp. - Biết các đường phố, trường học,ở địa phương mang tên Trương Định. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Phiếu học tập nhóm (Mẫu phiếu theo thiết kế dạy Lịch sử trang 7) - SGK và vở bài tập Lịch sử. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu nhiệm vụ học tập. HĐ2: Tìm hiểu tình hình đất nước ta khi thực dân Pháp xâm lược - GV dùng bản đồ để chốt ý. HĐ3: Tìm hiểu “Lòng quyết tâm chống giặc xâm lược của Trương Định và nhân dân ta” - GV nhận xét và chốt kiến thức. HĐ4: Tìm hiểu: Lòng biết ơn của nhân dân ta với “Bình Tây đại nguyên soái”. - GV nhận xét, chốt kiến thức. HĐ5: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - HS đọc SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta? + Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? - Các nhóm trình bày kết quả, nhóm HS khác nhận xét. - HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành phiếu học tập (Mẫu phiếu theo thiết kế dạy Lịch sử trang 7). - Lớp trưởng điều khiển cả lớp toạ đàm dựa vào những câu hỏi trong phiếu. - HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu cảm nghĩ của em về “ Bình Tây đại nguyên soái” Trương Định? + Hãy kể thêm 1 vài mẫu chuyện về ông mà em biết? + Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông? - Nối tiếp HS trình bày, HS khác nhận xét. - Về nhà kể lại cho người thân nghe những câu chuyện đã được nghe ở lớp Toán: PHÂN SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết thế nào là phân số thập phân. - Biết cách đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, ghi điểm HĐ2: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài lên bảng. HĐ3: Giới thiệu phân số thập phân - GV viết lên bảng các phân số: ; ; - GV giới thiệu: Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000 được gọi là các phân số thập phân. - GV chốt kiến thức. HĐ4: Luyện tập Bài tập1: - GV viết các phân số thập phân lên bảng - GV nhận xét, chốt đáp án. Bài tập 2,3,4: - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu - GV chấm và chữa bài. * Khuyến khích HS làm thêm phần b của BT 4. HĐ5: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - HS chữa bài tập đã giao ở tiết trước. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS đọc các phân số trên. + Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên? - HS tìm phân số thập phân từ các phân số: ; ; . - HS nêu cách làm, HS khác nhận xét. - HS nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi. - HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân. Cả lớp nhận xét - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để cùng hoàn thành các bài tập, sau đó làm cá nhân vào vở, 3 HS làm vào bảng phụ và trình bày - Cả lớp nhận xét, bổ sung Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 1 - Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 2 II. Các hoạt động lên lớp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Đánh giá, nhận xét tuần 1 - GV nhận xét: + Tuần học đầu tiên của năm học mới, các em đã đi học đúng giờ, đầy đủ, nề nếp tốt; sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ + Tồn tại: Một số em chưa tập trung, còn nói chuyện nhiều + Vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường. + Tổ chức thành công Lễ khai giảng 2. Kế hoạch tuần 2 - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức rèn chữ viết. - Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập - Chuẩn bị tốt nội dung các bài học - Khắc phục tồn tại ở tuần 1 3. Tổng kết, dặn dò - Lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp - Tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung. Địa lí: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Mô tả được vị trí địa lí và giới hạn của nước ta trên bản đồ và quả Địa cầu. - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330.000 km2 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ và nêu được tên 1 số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. * HS khá, giỏi: Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại; biết phần đât liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S * Quan tâm đến giáo dục KNS; giáo dục BVTN và MT biển đảo II. Đồ dùng dạy học: - Quả Địa cầu, bản đồ Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDoc1.doc
Tài liệu liên quan