Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10 năm 2014

Kể chuyện:

ÔN TẬP (TIẾT 4)

I. Mục tiêu:

 - Kiểm tra lấy điểm đọc (yêu cầu như tiết 1)

 - Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhân vật, phân vai diễn lại vở kịch.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

 

doc16 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 10 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2014 Tập đọc: ÔN TẬP (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn thơ dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK. - Khuyến khích HS khá giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn. *Quan tâm đến GD KNS II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tên các bài đọc cho HS bốc thăm - Bảng phụ ghi bài tập 1. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Hãy nêu tên các bài tập đọc trong tuần 9 vừa qua mà em đã học. 2. Hướng dẫn ôn tập HĐ1: Giới thiệu bài. - Nêu mục tiêu, ghi đầu bài lên bảng. HĐ2: Kiểm tra đọc và học thuộc lòng. - Đặt các phiếu bốc thăm ghi tên bài tập đọc và học thuộc lòng cho HS bốc thăm bài và đọc sau đó GV đặt câu hỏi để HS trả lời cho bài vừa đọc phù hợp với nội dung bài. - GV nhận xét, ghi điểm HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập: - Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 - Phát bảng phụ cho HS để hoàn thành bài tập, sau đó trình bày lên bảng lớp. - Nhận xét, đánh giá 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà đọc các bài tập đọc còn lại nhiều lần - Hai HS nêu tên các bài tập đọc - HS lắng nghe - Lần lượt lên bốc thăm theo yêu cầu của GV sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi cho từng bài. - Cả lớp nhận xét cách đọc và trả lời câu hỏi của bạn - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS hoạt động theo nhóm 4 - Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Làm bài vào phiếu do GV phát. - Trình bày bài lên bảng - Nhận xét bài trên bảng Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Biết - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến “ Rút về đơn vị”, hoặc “tìm tỉ số” II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Hướng dẫn HS làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng phụ. - Nhận xét, chốt đáp án Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm đôi đối đáp với bạn để tìm ra kết quả - Giáo viên nhận xét. Bài 3. - GV lưu ý HS cách chuyển số đo theo 2 bước như đã học. - Nhận xét, chốt đáp án. Bài 4: - Khuyến khích hs có thể giải bằng nhiều cách. - Nhận xét, ghi điểm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con 7km2= ... m2 ; 4ha= .... m2; 8,5 ha= .... m2 - HS nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu - Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS hoạt động theo nhóm đôi, 1 người hỏi, 1 người trả lời. Sau đó trình bày kết quả trước lớp - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung + HS so sánh ba kết quả vừa tìm được - HS nêu yêu cầu. - HS làm vào bảng con. - Từng cặp 2 HS hỏi đáp trình bày cách làm trước lớp - Cả lớp nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS hỏi đáp nhau trước lớp để phân tích đề và tìm cách giải - 1 HS tóm tắt - HS làm vào bảng phụ và trình bày - Cả lớp nhận xét - Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài, đo diện tích Khoa học: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. * Quan tâm đến giáo dục KNS II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh trong sgk. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới HĐ1. Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn giao thông HĐ2. Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó. HĐ3. Những việc làm để thực hiện an toàn giao thông. HĐ4. HS thực hành đi bộ an toàn 3. Củng cố, dặn dò : - GV hệ thống lại nội dung bài, giáo dục HS - Nhận xét tiết học - 3 HS trả lời + Khi có nguy cơ bị xâm hại em sẽ làm gì? + Tại sao khi bị xâm hại, chúng ta cần tìm người tin cậy để chia sẻ, tâm sự? - HS kể các nguyên nhân gây tai nạn giao thông mà các em biết. - HS thảo luận theo nhóm 4. HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 40 để thảo luận: + Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông. + Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó? + Hậu quả của vi phạm đó là gì? + Qua những vi phạm về giao thông em có nhận xét gì? - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS thảo luận theo nhóm 2 + HS quan sát hình vẽ minh hoạ trang 41SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2014 Toán: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. Mục tiêu: - Kiểm tra lại cách đọc, viết các số thập phân. - Viết các số đo dưới dạng số thập phân. - Giải bài toán về tỉ số. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ cho HS làm bài tập. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Chữa bài tập 3, 4 ở Vở bài tập Toán - GV nhận xét, ghi điểm 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài tập 1: Đọc các số thập phân sau: 238,109; 1,009; 0,075; 0,001 - GV nhận xét Bài tập 2: Viết các phân số sau thành số thập phân: ; ; ; Bài tập 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 4,105km =.....m ; 2,14ha =....... m2 456g =....kg ; 0,36tấn =.....kg Bài tập 4: Năm nay mẹ gấp 3 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người, biết mẹ hơn con 28 tuổi - GV chấm một số bài 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Cộng hai số thập phân. - 2 HS thực hiện - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS lần lượt đọc các số thập phân và nêu các hàng của từng chữ số trong số đó. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS tự làm vào vở, 1 HS làm trên bảng phụ và trình bày. = 0,1; = 1,6; = 0,8; = 0,38 - HS làm việc nhóm đôi, đối đáp với bạn tìm kết quả sau đó trình bày trước lớp. - HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng để giải vào vở - HS chữa bài Chính tả: ÔN TẬP (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 - Nghe – viết đúng đoạn văn “Nỗi niềm giữ nước giữ rừng” II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Thực hiện như tiết 1) 3. Nghe – viết chính tả: - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: cầm trịch, canh cánh, cơ man - GV đọc cho HS viết chính tả - GV chấm một số bài, nhận xét những lỗi các em còn mắc phải. + Em hiểu đoạn văn trên nói lên điều gì? 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc nhở những HS còn viết sai lỗi chính tả về nhà viết lại - HS viết các tên riêng (Đà, Hồng), các từ ngữ dễ viết sai chính tả: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ trước khi viết chính tả. - HS viết - 2 em ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau. + Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước. Luyện từ và câu: ÔN TẬP (TIẾT 3) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). * HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu, mục đích tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (Thực hiện như tiết 1) 3. Hướng dẫn ôn tập: (Bài tập 2) + Trong bài tập đọc đã học, bài nào là văn miêu tả? - Yêu cầu HS đọc thầm bài đọc mình chọn, tìm những chi tiết mình thích để trình bày - Khuyến khích các em tìm được nhiều chi tiết. - GV tuyên dương 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục tìm những chi tiết mình thích trong các bài văn miêu tả. - HS lần lượt bốc thăm, đọc bài và trả lời các câu hỏi + Quang cảnh làng mạc ngày mùa + Một chuyên gia máy xúc. + Kì diệu rừng xanh. + Đất Cà Mau. - Chọn bài văn mà các em thích, ghi lại những chi tiết mình thích thú nhất trong bài và giải thích vì sao mình thích chi tiết đó - Cả lớp theo dõi, khen ngợi những bạn tìm được chi tiết hay và giải thích tốt * HS khá giỏi cảm nhận được về sự thích thú nhất trong bài. Thứ tư ngày12 tháng 11 năm 2014 Toán: CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân. - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu yêu cầu tiết học, ghi đầu bài. HĐ2: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng hai số thập phân. - GV nêu bài toán dưới dạng ví dụ. 1,84 +2,45 = ? (m) - Giáo viên theo dõi ở bảng lớp nêu những trường hợp xếp sai vị trí số thập phân và những trường hợp xếp đúng. - Giáo viên giới thiệu ví dụ 2. 15,9 + 8,75 = ? - Giáo viên nhận xét chốt lại ghi nhớ. HĐ3: Thực hành Bài 1: - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Bài 2: - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3: Tóm tắt. Nam cân nặng: 32,6 kg Tiến cân nặng hơn Nam: 4,8kg Tiến cân nặng: kg ? - Giáo viên nhận xét, chốt đáp án 3. Củng cố, dặn dò: + Muốn cộng hai số thập phân ta cộng như thế nào ? - Nhận xét tiết học . - 2 HS lên bảng thực hiện: 2km76m = km; 45 tấn 2 kg = tấn Lớp nhận xét. Học sinh thực hiện. - HS nhận xét kết quả 4,29 m từ đó nêu cách cộng hai số thập phân. - Học sinh nêu cách cộng. - Lớp nhận xét. - Học sinh làm bài. - HS nhận xét. - HS sửa bài và nêu từng bước làm. - HS rút ra ghi nhớ Bài 1. Tính. - Gọi hs đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng phụ - Cả lớp nhận xét, bổ sung Bài 2. Đặt tính rồi tính. - Gọi hs đọc yêu cầu. - HS làm bài vào vở, gọi 3 em làm vào bảng con - Cả lớp sửa bài Bài 3. - Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề - 2 HS hỏi đáp trước lớp để phân tích đề và tìm cách giải - Cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ sau đó trình bày - HS nhận xét, bổ sung. - Một vài HS nhắc lại Kể chuyện: ÔN TẬP (TIẾT 4) I. Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm đọc (yêu cầu như tiết 1) - Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch “Lòng dân”; thể hiện đúng tính cách nhân vật, phân vai diễn lại vở kịch. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài. - GV nêu mục tiêu tiết học. 2. Bài mới: HĐ1: Kiểm tra lấy điểm đọc - GV tiến hành (tương tự tiết 1) HĐ2 : Xác định tính cách của nhân vật. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm vở kịch “Lòng dân” - Cho HS xác định tính cách của từng nhân vật - GV chốt lại tính cách của từng nhân vật. - Gv theo dõi 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo - Hs lần lượt bốc thăm đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi. - HS nêu yêu cầu, đọc vở kịch. Nối tiếp nhau nêu tích cách của nhân vật. + Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ. + An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. +Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. + Lính : hống hách. + Cai : xảo quyệt, vòi vĩnh. - HS phân vai trong nhóm đóng kịch, sau đó đại diện các nhóm thi diễn kịch trước lớp. - Cho lớp tham gia bình chọn nhóm diễn hay nhất. Tập đọc: ÔN TẬP (TIẾT 5) I. Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu và bút dạ cho hai bài tập III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu bài học, ghi đầu bài 2. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: + Nêu các chủ điểm đã học? + Bảng từ ngữ được phân loại theo yêu cầu nào? - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm việc theo nhóm Hoạt động các nhóm bàn trao đổi, thảo luận viết vào giấy khổ to rồi gắn lên bảng. - Đại diện nhóm nêu. Nhóm khác nhận xét – có ý kiến. 1, 2 học sinh đọc lại bảng từ. Việt Nam Tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với thiên nhiên DT đất nước, tổ quốc,.. hòa bình, trái đất, cuộc sống, bầu trời, biển cả, sông ngòi,.. ĐT TT tươi đẹp, bảo vệ, kiến thiết, hợp tác, bình yên, chinh phục, bao la, lao động, TN TN yêu nước thương nòi, quê cha đất tổ, Bốn biển một nhà, vui như mở hội, nắng tốt dưa, mưa tốt lúa, Bài 2: - GV nêu yêu cầu - Tìm ít nhất 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ đã cho. - Cho hs thảo luận theo cặp, đại diện mỗi cặp nêu 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa. - HS nêu lại khái niệm từ đồng nghĩa ,từ trái nghĩa. HS làm bài vào vở Lần lượt học sinh nêu bài làm, các bạn nhận xét . Lần lượt học sinh đọc lại bảng từ. bảo vệ bình yên đoàn kết bạn bè mênh mông Từ đồng nghĩa giữ gìn (gìn giữ) bình an, yên bình, kết đoàn, liên kết, bạn hữu, bầu bạn, .. bao la, bát ngát, .. Từ trái nghĩa phá hoại, tàn phá, bất ổn, náo động, chia rẽ, phân tán, thù địch, kẻ thù, chật chội, chật hẹp,. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn hs hoàn chỉnh bảng bài tập 2 - Nhận xét tiết học. - HS nêu lại khái niệm danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, Thứ năm ngày 13 tháng 11 năm 2014 Tập làm văn: ÔN TẬP (TIẾT 6) I. Mục tiêu: - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 - Đặt câu để phân biệt từ đồng âm, từ trái nghĩa II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài 2. Luyện tập Bài 1: + Vì sao cần thay những từ in đậm bằng từ đồng nghĩa khác? - GV phát phiếu cho một số em. - GV chốt lại kết quả. Bài 2: - GV treo bảng phụ lên bảng - GV chữa bài Bài 3: - Gọi HS đặt câu - GV nhận xét. Bài 4: 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS đọc nội dung bài tập + Vì các từ đó được dùng chưa chính xác. - HS làm bài, dán kết quả lên bảng - Lớp nhận xét bê = bưng ; bảo = mời ; vò = xoa ; thực hành = làm. - 1 em nêu yêu cầu bài tập - 2 em làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở HS thi đọc thuộc các câu tục ngữ sau khi đã điền đúng các từ trái nghĩa. - HS làm việc cá nhân - HS tiếp nối nhau đặt câu phân biệt từ đồng âm giá (giá tiền), giá (giá để đồ vật) - HS đọc yêu cầu bài tập - HS đặt câu, cả lớp nhận xét Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cộng các số thập phân. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Giải bài toán có nội dung hình học II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: + 23,45 + 4,235 ; 125,98 + 29,095 - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Luyện tập Bài 1: - GV nêu giá trị của a, b ở từng cột. - GV chốt lại Bài 2: Thực hiện phép cộng rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại. Bài 3 - Gọi HS nêu kết quả Bài 4 - GV chữa bài - Kiểm tra kết quả HS làm 3. Củng cố - dặn dò - Muốn cộng hai STP ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học - Cả lớp làm bảng con, sau đó một số em trình bày bài làm của mình. - Cả lớp nhận xét, bổ sung - HS tính giá trị của a + b và b + a. - HS so sánh các giá trị. - HS nêu nhận xét ở SGK a + b = b + a - HS nêu yêu cầu bài tập - HS tự làm bài rồi chữa bài. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài nhóm đôi và trình bày - Kết quả - HS đọc đề toán - 2 HS hỏi đáp trước lớp để phân tích đề và tìm cách giải - HS làm vào vở, 1 em giải vào bảng phụ - HS nhắc lại Luyện từ và câu: ÔN TẬP (TIẾT 7) I. Mục tiêu: - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng học kì I (nêu ở tiết 1- ôn tập). II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu bốc thăm ghi tên các bài đọc. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Kiểm tra đọc - Cho HS lên gắp thăm và đọc bài - Nêu câu hỏi sau mỗi lần HS đọc HĐ2: Bài luyện tập - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài: mầm non - GV chấm chữa bài HĐ3: Củng cố, dặn dò: - Công bố điểm cho cả lớp - Nhận xét tuyên dương - Lần lượt HS lên bảng bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi sau mỗi bài - HS đọc bài “mầm non”. - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng - Cả lớp làm vào vở BT in, sau đó trình bày - Cả lớp nhận xét Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2014 Tập làm văn: ÔN TẬP (TIẾT 8) I. Mục tiêu : - Nghe - viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi) - Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài. II. Đồ dùng dạy học : Đề bài, giấy kiểm tra III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài : Nêu MT tiết học. 2. Chính tả (Nghe - viết) - Một chuyên gia máy xúc: Viết đoạn: “Chiếc máy xúc giản dị, thân mật”. 3. Tập làm văn: - Em hãy tả cảnh thanh bình ở một vùng quê - HS làm bài, thời gian 45 phút Lịch sử: BÁC HỒ ĐỌC BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. Mục tiêu: - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: + Ngày 02/9 nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc. - Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại: khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/ 9 là ngày Quốc Khánh của nước ta. II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh về Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học, ghi đầu bài lên bảng. HĐ2: Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. - Giáo viên gọi 3, 4 em nêu. - Giáo viên nhận xét, chốt ý, giới thiệu ảnh “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”. - Cho hs thảo luận theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi sau: + Trình bày nội dung chính của bản: “Tuyên ngôn độc lập”? - + Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện ngày 2/9/1945 ? - Giáo viên nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 2 HS nêu: + Tại sao nước ta chọn ngày 19/8 làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8/ 1945? + Nêu ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? - Học sinh đọc SGK và nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình. - Học sinh thảo luận theo nhóm 4, nêu được các ý: - Gồm 2 nội dung chính. + Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN. + Dân tộc VN quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - Ngày 2/9/1945 trở thành ngày lễ Quốc khánh của dân tộc ta, đánh dấu thời điểm VN trở thành 1 nước độc lập, khai sinh ra chế độ mới.. + Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong lễ Tuyên ngôn độc lập Toán: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: HS biết : - Tính tổng của nhiều số thập phân. - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. * BT cần làm : Bài 1 (a,b) ; Bài 2 ; Bài 3 (a,c). Khá giỏi làm thêm bài 1 (c,d) ; bài 3(b,d) II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: Đặt tính và tính: 12,09 + 4,56; 136,76 + 76,87. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài : - Nêu mục tiêu tiết học. HĐ2: Hướng dẫn học sinh tự tính tổng của nhiều số thập phân a) Giáo viên nêu ví dụ (SGK) 27,5 + 36,75 + 14 = ? (l) + Em có nhận xét gì về phép cộng trên với phép cộng hai số thập phân ? - Gợi ý cho HS đặt tính và cộng như với cộng hai số thập phân - Quan sát và kiểm tra HS làm bài + Vậy muốn cộng nhiều số thập phân ta làm như thế nào? - Giáo viên chốt lại. b) Bài toán - Nhận xét và mời HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân HĐ3: Thực hành Bài 1(a,b): (c,d) dành cho khá giỏi làm - Giáo viên theo dõi cách xếp và tính. - Giáo viên nhận xét, chốt kết quả. Bài 2: - Giáo viên theo dõi HS làm bài + Muốn cộng tổng hai số thập phân với số thập phân thứ ba ta làm như thế nào ? - GV chốt lại :a + (b + c) = (a + b) + c Bài 3: - Nhắc nhở HS cách trình bày bài tập. - Giáo viên chốt lại: 3. Củng cố - dặn dò: . + Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân, tính chất giao hoán, kết hợp - Nhận xét tiết học. - Học thuộc tính chất của phép cộng. - Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài. - Thực hiện yêu cầu - Có nhiều số hạng - HS đặt tính và tính, sau đó trình bày - Cả lớp nhận xét + Ta đặt tính và cộng như với cộng hai số thập phân - 1 em nêu bài toán, tóm tắt - HS làm bài theo nhóm đôi sau đó trình bày - Cả lớp nhận xét. - Học sinh tự đặt tính và tính vào bảng con. - Một số HS trình bày - Cả lớp nhận xét- nêu - 1 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm việc nhóm đôi, sau đó các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. - Muốn cộng tổng hai số thập phân với một số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. - HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng. - Yêu cầu HS đọc đề - HS làm 2 câu a,c; câu b, d dành cho khá giỏi - Cả lớp làm vở, 2 HS làm vào bảng phụ sau đó trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung - Học sinh nêu tên của tính chất: tính chất kết hợp. Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 10 - Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 11. II. Các hoạt động lên lớp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Đánh giá, nhận xét tuần 10 - GV nhận xét: + Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, ngoan hơn, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn. + Tồn tại: Còn có em lười học: một số em chữ còn xấu, học chưa tập trung + Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường. 2. Kế hoạch tuần 11. - Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè - Học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Nâng cao ý thức rèn chữ viết. - Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập - Chuẩn bị tốt nội dung các bài học - Khắc phục tồn tại ở tuần 10. - Lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp - Tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDoc1.doc
Tài liệu liên quan