Giáo án các môn khối 5 - Tuần 2

HDTH:

TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở MIỀN ĐỒNG BẰNG

I . Mục tiêu:

- Giúp HS nắm vững các hoạt động sản xuất của người dân ở ba vùng đồng bằng lớn : Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng duyên hải miền Trung

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

 

doc10 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2013 Luyện Toán: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng thực hiện 4 phép tính về phân số. - Áp dụng để tìm thành phần chưa biết trong phép tính và giải toán . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép hệ thống bài tập II. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt kiến thức ôn tập 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : Tính a) + b) c) 4 - d) 2 : Bài 2 : Tìm x a) - x = b) : x = Bài 3 : (HSKG) Một quãng đường cần phải sửa. Ngày đầu đã sửa được quãng đường, ngày thứ 2 sửa bằng so với ngày đầu. Hỏi sau 2 ngày sửa thì còn lại bao nhiêu phần quãng đường chưa sửa ? 3. Củng cố, dặn dò: - GV chấm nhanh một số bài - HS làm việc nhóm đôi, nói cho nhau nghe về cách cộng, trừ, nhân, chia phân số. - Từng nhóm HS hỏi đáp nhau trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - 3HS nối tiếp nêu yêu cầu bài tập - Trao đổi nhóm đôi để cùng nhau tìm cách thực hiện các bài tập - HS làm bài cá nhân theo khả năng của mình vào vở, 3 HS làm bài vào bảng phụ - Cả lớp cùng GV chữa bài - HS chữa bài Khoa học: CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu: - Biết được cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 10, 11 SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Sự hình thành cơ thể người. - GV nêu câu hỏi: + Cơ quan nào trong cơ thể người quyết định giới tính của mỗi người? + Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì? + Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì? + Bào thai được hình thành từ đâu? + Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai em bé mới được sinh ra? - GV chốt đáp án. - GV giảng cho các em hiểu thế nào là thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. HĐ2: Làm việc với SGK - GV nhận xét, chốt ý đúng. - GV chốt ý. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò các em chuẩn bị bài “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh” - 1 vài HS trả lời câu hỏi: + Nêu sự khác nhau về mặt sinh học của nam và nữ? + Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - HS hỏi đáp theo nhóm đôi các câu hỏi mà GV cung cấp - Lần lượt từng nhóm hai HS trình bày, cả lớp nhận xét. - HS quan sát hình 1 trong SGK và đọc kĩ phần chú thích, tìm xem phần chú thích phù hợp với hình nào. - 1 số HS trình bày kết quả làm việc - HS làm việc nhóm 4, thảo luận, quan sát hình 2, 3, 4, 5/11 SGK, tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng. - Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. HDTH: TÌM HIỂU VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI I. Mục tiêu: - HS nắm vững được các nhóm chất dinh dưỡng có trong các loại thức ăn và đồ uống. - Năm được vai trò của từng loại chất dinh dưỡng và sử dụng các chất đó một cách hợp lí II. Đồ dùng dạy học: - Lọ hoa có chuẩn bị các bông hoa ghi các câu hỏi III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Củng cố kiến thức - GV nhận xét 2. Trò chơi “Hái hoa dân chủ Câu hỏi 1: Những loại thức ăn sau, loại nào chứa nhiều chất bột đường : *Gạo, ngô, bánh quy, khoai lang *Thịt, trứng, cá * Su hào, rau cải, cà chua Câu hỏi 2 : “Chất đạm giúp tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy loại” – đúng hay sai? Câu hỏi 3: Chất béo giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min nào? Câu hỏi 4: Kể tên các loại thức ăn chứa nhiều chất khoáng? Câu hỏi 5 : Vì sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? Câu 6: Nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ dễ mắc bệnh gì? 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc nhở HS về nhà có chế độ dinh dưỡng hợp lí để có sức khỏe tốt - HS nối tiếp nhau nhắc lại các nhóm chất dinh dưỡng mà em đã học : + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất vi-ta-min, chất khoáng. - Lần lượt từng HS lên lựa chọn một bông hoa trên lọ hoa, cùng đọc to câu hỏi và trả lời. Mỗi HS trả lời đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa điểm 10, trả lời sai dành quyền trả lời cho bạn khác Câu 1: gạo, ngô, bánh quy, khoai lang Câu 2: Đúng Câu 3: A,D,E,K Câu 4: Tôm, cua, cá Câu 5: Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 6: huyết áp cao, béo phì, tim mạch HĐGDNGLL: THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: LẮNG NGHE VÀ NGHE THẤY Đã soạn ở tuần 1 Thứ tư ngày 17 tháng 9 năm 2013 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT : THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. Mục tiêu: - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết “Sau 80 giời... công học tập của các em” - Luyện viết chữ đẹp cho các HS - GD tính thẩm mĩ cho các em II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn luyện viết - GV đọc với tốc độ vừa phải từng câu cho HS viết - GV nhắc HS tư thế ngồi viết - Theo dõi, uốn nắn HS yếu 2. Chấm bài và nhận xét - GV chấm nhanh các bài viết của HS - Nhận xét những lỗi HS mắc phải nhiều - Tuyên dương HS viết đẹp, HS viết tiến bộ - 2 HS đọc đoạn viết - HS tìm từ khó để luyện viết: hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc - 1 HS trung bình đọc các từ khó. Nêu các từ viết hoa :Việt Nam - 1HS nêu cách trình bày bài. - HS nghe viết vào vở - HS đổi vở cho nhau để soát lỗi Kĩ thuật: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Hoàn thành đính khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - Khuy, vải, kéo, kim chỉ. - Bảng phụ ghi quy trình đính khuy hai lỗ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1. 2. Hướng dẫn HS thực hành - GV đính bảng phụ ghi quy trình đính khuy hai lỗ, cho một số HS nhắc lại - GV theo dõi hướng dẫn để cho HS hoàn thành sản phẩm. 3. Đánh giá sản phẩm - GV đánh giá sản phẩm của HS. 4. Củng cố tổng kết: - GV nhận xét chung. - Dặn dò: Chuẩn bị vải, khuy bốn lỗ, kim, chỉ kết. - Nêu cách đính khuy hai lỗ - Một số HS nhắc lại quy trình - HS thực hành hoàn thành sản phẩm - HS trưng bày sản phẩm. - 1 HS nêu tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt. - HS tự đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu sản phẩm. HDTH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở MIỀN ĐỒNG BẰNG I . Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững các hoạt động sản xuất của người dân ở ba vùng đồng bằng lớn : Đồng bằng Bắc Bộ, Đồng bằng Nam Bộ, Đồng bằng duyên hải miền Trung II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt kiến thức 2. Hướng dẫn thực hành - GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm sẽ cùng tìm hiểu về hoạt động sản xuất của một vùng đồng bằng - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 3 HS nối tiếp nhau nêu tên ba đồng bằng lớn nhất ở nước ta - Cả lớp nhận xét, bổ sung + Dãy 1: Đồng bằng Bắc Bộ + Dãy 2: Đồng bằng duyên hải miền Trung + Dãy 3: Đồng bằng Nam Bộ - HS làm việc theo nhóm lớn, cùng nhau thảo luận để trình bày các đặc điểm chính về hoạt động sản xuất của người dân ở mỗi vùng đồng bằng. Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc, mỗi HS tự vạch ra những ý chính, sau đó cả nhóm cùng tổng hợp và hoàn thành vào bảng phụ - Các nhóm trình bày kết quả, đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày trước lớp cho cả lớp và GV cùng nghe. HĐGDNG: GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu: - Giúp HS có thêm những thong tin về luật An toàn giao thông và phòng tránh các tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ em - Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn - Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật An toàn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh, mô hình giao thông, một số biển báo thường gặp - HS chuẩn bị các tiểu phẩm theo đội III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến cho HS chủ đề cuộc giao lưu. Bước 2: Tổ chức cuộc thi - Ổn định lớp, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu Bước 3: Tổng kết, đánh giá - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi - Công bố kết quả cuộc thi - Sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề. - Chuẩn bị tiểu phẩm theo đội - Phân công HS trang trí, sắp xếp bàn ghế - Các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ - Lớp trưởng thông qua chương trình, giới thiệu Ban giám khảo, giới thiệu các đội thi - Các đội thi tự giới thiệu về mình - Từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền - Đội văn nghệ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị. Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2013 Đạo đức: EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Biết học sinh lớp Năm là học sinh của lớp lớn nhất trường, có 1 vị thế mới so với học sinh các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em học sinh lớp dưới noi theo. - Cảm thấy vui và tự hào vì mình là lớp Năm. - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp Năm. - Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình. - Nhận biết được trách nhiệm của mình: có kĩ năng tự nhận thức những mặt mạnh và những mặt yếu cần khắc phục của mình. - Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. * Quan tâm đến GD KNS II. Đồ dùng dạy học: - HS có kế hoạch cá nhân - Các mẩu chuyện về gương học sinh lớp Năm gương mẫu. - Các bài hát, bài thơ về trường lớp. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét. 2. Các hoạt động *HĐ1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu của từng học sinh. + GV nhận xét kết luận: Để xứng đáng là học sinh lớp Năm chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. HĐ2: Kể chuyện về các gương học sinh lớp Năm gương mẫu - GV giáo dục HS HĐ3: Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em. - GV tuyên dương HS làm tốt 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn dò các em học tập và làm theo những tấm gương học sinh lớp Năm gương mẫu. - Đọc ghi nhớ của bài “Em là học sinh lớp Năm”. - Từng HS trình bày kế hoạch phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5. + Từng HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm nhỏ, nhóm trao đổi góp ý kiến + 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét - HS kể về gương các học sinh lớp 5 gương mẫu trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo đài. - Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các gương đó. - HS thực hành và thi theo nhóm lớn Địa lí: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: Phần đất liền của Việt Nam, ¾ diện tích là đồi núi và ¼ diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: Than, sắt, - Chỉ được các dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ: Than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A- pa- tit ở Lào Cai, ... * HS khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi Tây Bắc – Đông Nam, cánh cung. * Quan tâm đến GD BVMT; SDNL tiết kiệm và hiệu quả II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khoáng sản Việt Nam - Phiếu học tập theo mẫu Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A- pa - tit Sắt Bô - xit Dầu mỏ III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài lên bảng. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu về địa hình nước ta. - GV nêu kết luận HĐ3. Hướng dẫn HS tìm hiểu về khoáng sản nước ta. - GV sửa chữa và giúp hoàn thiện các câu hỏi * Chúng ta cần khai thác khoáng sản như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường HĐ4. Thực hành 3. Củng cố, dặn dò: - HS hoàn thành các bài tập ở VBT. - Dặn dò các em về tìm hiểu thêm các khoáng sản của nước ta. - 2 HS trả lời câu hỏi: + Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? + Vị trí nước ta có gì thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khác? - HS quan sát hình 1 trong SGK, thảo luận nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi: + Em hãy chỉ vị trí vùng đồi núi và đồng bàng trên lược đồ hình 1? + Hãy kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta? Trong đó những nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam? Những dãy nào có hình cánh cung? + Hãy kể tên và chỉ trên lược đồ những đồng bằng lớn ở nước ta? + Hãy kể tên một số đặc điểm chính của địa hình nước ta? - Nối tiếp các nhóm hỏi đáp - HS Làm việc theo nhóm 5 + Kể tên một số loại khoáng sản có ở nước ta. + Hoàn thành bảng như mẫu trên - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * HS nêu những điều e tìm hiểu được về tình hình khai thác khoáng sản ở địa phương em. - HS lên bảng chỉ trên bản đồ : Dãy Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, mỏ A- pa- tit... HDTH: TÌM HIỂU VỀ CÁC THỜI KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX I . Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững các sự kiện, nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử Việt Nam. - Giáo dục HS có tinh thần yêu nước. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ sẵn theo mẫu THỜI KỲ SỰ KIỆN TIÊU BIỂU NHÂN VẬT TIÊU BIỂU III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt kiến thức 2. Hướng dẫn thực hành - GV phát phiếu học tập và bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. - Hướng dẫn HS làm việc nhóm: Các nhóm cùng nhớ lại các thời kì để thống kê các nhân vật và sự kiện lịch sử trong mỗi thời kì đó. - Theo dõi các nhóm làm việc để giúp đỡ kịp thời nếu các em gặp khó khăn - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS nối tiếp nhau nhắc lại các thời kì trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX - HS làm việc nhóm 6, mỗi HS được phát một phiếu học tập mẫu tương tự như trong bảng phụ. HS tự làm việc cá nhân để cùng hoàn thành phiếu học tập. Sau đó nhóm trưởng và thư kí sẽ tổng hợp kết quả và ghi vào bảng phụ sau đó trình bày trước lớp. Nhóm nào hoàn thành nhanh, các nội dung trình bày chính xác sẽ dành được phần thắng. - Đại diện các nhóm trình bày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan