Giáo án các môn khối 5 - Tuần 3

Luyện Tiếng Việt:

LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ CẢNH

I. Mục tiêu:

- HS nắm vững cấu tạo của bài văn tả cảnh ; viết được đoạn văn tả cảnh bình minh ở quê em đúng trình tự, dùng từ đặt câu hợp lí với ngữ cảnh

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc11 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ ba ngày 23 tháng 9 năm 2014 Luyện Toán: LUYỆN TẬP VỀ HỖN SỐ I. Mục tiêu: - HS nắm vững được các thành phần của hỗn số là phần nguyên và phần phân số. - Làm được các bài tập liên quan đến hỗn số II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép hệ thống bài tập II. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV chốt kiến thức ôn tập 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : chuyển các hỗn số sau thành phân số a) ; b) ; c) Bài 2 : Viết các số đo độ dài thành hỗn số a) 3m 6dm ; b) 7m 42cm ; c) 5m 26cm Bài 3 : So sánh các hỗn số a) và ; b) và Bài 4 : Tìm x a) x + = ; b) x x = - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu 3. Củng cố, dặn dò: - GV chấm nhanh một số bài - HS làm việc nhóm đôi, nói cho nhau nghe về cách chuyển các hỗn số thành phân số - Từng nhóm HS hỏi đáp nhau trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - 4HS nối tiếp nêu yêu cầu bài tập - Trao đổi nhóm đôi để cùng nhau tìm cách thực hiện các bài tập - HS làm bài cá nhân theo khả năng của mình vào vở, 4 HS làm bài vào bảng phụ - Cả lớp cùng GV chữa bài Khoa học: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết: - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. - Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin từ trang 14, 15 SGK - HS sưu tầm ảnh của bản thân lúc còn nhỏ ảnh chụp của trẻ em qua các lứa tuổi khác nhau. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Thảo luận cả lớp HĐ2: Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”? - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - Cho HS làm xong GV ghi nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau . Đợi tất cả cùng xong GV mới yêu cầu các em giơ đáp án. - GV tuyên dương nhóm nào thắng cuộc. HĐ3: Thực hành - GV kết luận. HĐ4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn về chuẩn bị bài sau “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già” - HS đưa ảnh đã sưu tầm được giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: + Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì? - Các nhóm tổ chức trò chơi theo sự hướng dẫn của GV. - HS làm việc cá nhân : đọc các thông tin trong SGK trang 15 và trả lời các câu hỏi: + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cuộc đời của mỗi con người? HDTH: KỂ CHUYỆN GƯƠNG TỐT CỦA HỌC SINH LỚP NĂM I. Mục tiêu: - HS kể được những tấm gương người tốt việc tốt của những học sinh lớp Năm trong lớp, trong trường hoặc những bạn học lớp Năm mà em biết. - Qua những câu chuyện đó, HS biết làm các việc làm phù hợp, xứng đáng là đàn anh, đàn chị trong trường II. Đồ dùng dạy học: - HS chuẩn bị các mẩu chuyện III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của GV 1. Củng cố kiến thức - GV nhận xét 2. Hướng dẫn thực hành - GV nêu yêu cầu hoạt động 3. Liên hệ - Nối tiếp 3 HS nhắc lại ghi nhớ trong bài “Em là học sinh lớp Năm” - HS làm việc theo nhóm 4, dựa vào những mẩu chuyện về tấm gương người tốt việc tốt của học sinh lớp Năm đã chuẩn bị ở nhà, HS cùng kể cho nhau nghe theo nhóm ; cùng nhau rút ra bài học sau mỗi câu chuyện.Sau đó, mỗi nhóm lựa chọn một câu chuyện hay nhất, có những bài học tốt nhất để kể cho cả lớp cùng nghe - Các nhóm lần lượt kể, rút ra bài học - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS tự xung phong phát biểu về những việc mình đã làm được để thể hiện mình là học sinh lớp Năm gương mẫu HĐGDNGLL: THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG: AI CŨNG YÊU QUÝ EM (T1) I. Mục tiêu: - Bài học giúp em thấu hiểu người khác hơn - Nhận được tình cảm của người khác trong giao tiếp II. Đồ dùng dạy học: - Vở thực hành KNS III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Đồng hành a. Tìm hiểu tầm quan trọng của đồng hành - GV chốt bài học b. Tìm hiểu các phương pháp đồng hành cơ bản - GV đính các hình ảnh lên bảng - GV rút ra bài học c. Đồng hành tích cực - GV rút bài học 2. Thấu hiểu 3. Tình huống - GV nêu tình huống - GV kết luận 4. Luyện tập - HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Khi thực hiện một công việc nào dó, nếu được sự hỗ trợ của các bạn em cảm thấy thế nào? + Kể những việc mà em và các bạn đã cùng nhau thực hiện => Vì sao em cần đồng hành với những người xung quanh em - HS quan sát 4 hình ảnh thảo luận nhóm 4 và cho biết những nhóm bạn nào có tinh thần đồng hành + Khi ngồi nói chuyện chúng ta nên ngồi như thế nào cho hợp lí +Em thể hiện tinh thần đồng hành bằng cách nào? + Biểu hiện của sự đồng hành là gì? - HS tự ghi vào giấy 5 việc tốt em đã làm trong tuần vừa qua - Nối tiếp HS nêu. + Khi làm một việc tốt, em cảm thấy như thế nào? + Khi thực hiện công việc cùng người khác, em thực hiện với thái độ như thế nào? - HS quan sát các hình ảnh và thảo luận nhóm đôi cho biết các bạn nhỏ đang biểu hiện điều gì. - Cả lớp nhận xét, bổ sung + Em nhận thấy những người xung quanh em có tính cách gì nổi bật? - Em cùng một bạn đổi giày (dép) cho nhau và đi một vòng quanh lớp. - HS nêu cảm nhận của mình khi đi giày (dép) của bạn + Khó chịu + Dễ chịu + Không muốn đổi + Thoải mái + Sẵn sàng đổi luôn - HS giải thích lí do vì sao em lại có cảm nhận như vậy. - 1 nhóm HS đóng tình huống, cả lớp quan sát và cùng xử lí tình huống đó - HS khác nhận xét cách xử lí của bạn - Em lắng nghe bố mẹ kể về ngày làm việc hôm nay của mình bằng cách đồng hành tích cực - Kể cho bố mẹ nghe về những bài học hôm nay của em - Nhờ bố mẹ đánh giá, nhận xét vè thái độ lắng nghe đồng hành của em Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014 Luyện Tiếng Việt: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - HS nắm vững cấu tạo của bài văn tả cảnh ; viết được đoạn văn tả cảnh bình minh ở quê em đúng trình tự, dùng từ đặt câu hợp lí với ngữ cảnh II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV nhận xét 2. Hướng dẫn luyện tập - GV viết nhanh yêu cầu lên bảng : Em hãy viết đoạn văn ngắn tả cảnh bình minh ở quê em. - GV gắn một số bức ảnh chụp cảnh bình minh ở vùng quê cho HS quan sát. GV nhắc HS tả cảnh phải có tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người - GV theo dõi, tuyên dương những HS có ý tốt, sửa sai ngay nhưng câu văn chưa chính xác - GV chấm nhanh các bài viết của HS 3. Củng cố, dặn dò - Nối tiếp 3, 4 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Cả lớp cùng nhận xét - 2 HS nhắc lại yêu cầu - HS quan sát, trao đổi với bạn bên cạnh về những cảnh mà mình đã quan sát được - HS phát biểu ý kiến của mình về những gì quan sát được - HS lập dàn ý ra ngoài giấy nháp - Một số HS đọc dàn ý cho cả lớp cùng nghe - GV và HS cùng theo dõi để hoàn chỉnh một vài dàn ý mẫu, cả lớp dựa vào và sửa. - HS dựa vào dàn ý vừa vạch ra để viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu - Lần lượt HS đọc bài viết. Cả lớp nhận xét Kĩ thuật: THÊU DẤU NHÂN (T1) I. Mục tiêu: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân. các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu thêu dấu nhân, một số sản phẩm được thêu bằng dấu nhân - Một mảnh vải, kim khâu, chỉ, bút, thước III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân - Giới thiệu một số sản phẩm được thêu bằng mũi thêu dấu nhân. HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật - GV và HS nhận xét - GV quan sát, uốn nắn, sửa sai cho học sinh - GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân HĐ3: Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - HS quan sát mẫu thêu dấu nhân - HS đọc nội dung mục II (SGK) để nêu các bước thêu dấu nhân. - HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân. - HS đọc mục 2b, 2c nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai - HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo. - HS quan sát hình 5, nêu cách kết thúc đường dấu nhân - HS nhắc lại cách thêu dấu nhân và nhận xét. - HS thực hành tập thêu dấu nhân trên giấy kẻ ô li. HDTH: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH CỦA NƯỚC TA I . Mục tiêu: - HS nắm vững được vị trí địa lí, giới hạn của nước ta trên bản đồ, biết được hình dang và diện tích của nước ta - Nắm vững đặc điểm về địa hình của nước ta II. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ, quả địa cầu III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn thực hành a) Hoạt động với lược đồ, quả địa cầu - GV treo lược đồ lên bảng, hướng dẫn HS thực hành - GV hướng dẫn các em cách chỉ trên lược đồ, quả địa cầu b) Thảo luận nhóm 4 - GV nêu câu hỏi thảo luận + Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km? + Nơi hẹp nhất là bao nhiêu km? + Nêu đặc điểm về địa hình nước ta? - GV nhận xét, đánh giá các nhóm làm việc. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS làm việc nhóm đôi: quan sát lược đồ, lược đồ trên bảng và trong sách giáo khoa, chỉ cho nhau biết phân đất liền của nước ta trên lược đồ, bản đồ, nêu tên các nước giáp với phần đất liền của nước ta - Đại diện các nhóm lên chỉ trên lược đồ và trên quả địa cầu vị trí địa lí của nước ta. - HS nhận xét cách xác định vị trí của bạn trên lược đồ và quả địa cầu. - Nối tiếp HS kể tên đảo và quần đảo của nước ta - HS thảo luận nhóm 4 trong thời gian 5 phút, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. - Đại diên các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sug HĐGDNG: TRÒ CHƠI “TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG” I. Mục tiêu: - Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè. - HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: - Một quả bóng cao su nhỏ, vừa tay của HS lớp 5 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bước 1: Tổ chức trò chơi - GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. Bước 2: Thảo luận sau trò chơi - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Em cảm thấy như thế nào khi nhận được những lời yêu thương của bạn bè đối với mình? + Em cảm thấy như thế nào khi nói lời yêu thương, lời khen đối với bạn? + Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì? Bước 3: Tổng kết, đánh giá - GV nhận xét, khen ngợi những lời nói yêu thương, khích lệ bạn bè của HS - HS thực hiện trò chơi theo các bước sau: + Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn + Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ phải trao bóng trả cho quản trò. + Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt. Bóng lại trả về tay quản trò. + Mỗi bạn chỉ được nhận bóng 1 lần. Nếu người tung bóng tung nhầm lần thứ hai tới bạn, sẽ mất quyền tung bóng và trả bóng cho quản trò - Sau khi chơi trò chơi, cả lớp cùng suy nghĩ các câu hỏi mà GV đưa ra - Nối tiếp HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân Thứ năm ngày 25 tháng 9 năm 2014 Đạo đức: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến, việc làm đúng của bản thân. * Quan tâm đến GD KNS II. Đồ dùng dạy học: - Thẻ màu III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu bài học, ghi đề bài, cả lớp theo dõi. HĐ2: Tìm hiểu truyện Chuyện của bé Đức - GV chốt ý HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 trong SGK - Lưu ý các em lựa chọn đáp án, giải thích vì sao em lại lựa chọn đáp án đó hoặc vì sao em tán thành, vì sao không. - GV kết luận, chốt ý đúng HĐ4: Củng cố dặn dò - Chuẩn bị cho tiết sau. - HS đọc câu chuyện. - Thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK. + Đức đã gây ra chuyện gì? + Sau khi gây chuyện Đức đã cảm thấy thế nào? + Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho đúng? Vì sao? + Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ? - HS trình bày kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS đọc ghi nhớ trong SGK. - HS đọc yêu cầu bài tập, các em khác nối tiếp nhau đọc các ý kiến trong SGK - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận bằng cách dùng thẻ màu xanh, đỏ. Màu đỏ là tán thành, màu xanh là không tán thành - Các nhóm khác bổ sung Địa lí: KHÍ HẬU I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nêu được đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa, khô rõ rệt. - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực; ảnh hưởng tiêu cực. - Chỉ ranh giới khí hậu Bắc- Nam trên bản đồ - Nhận xét được bảng số liệu ở mức độ đơn giản. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lí Việt Nam; Bản đồ khí hậu Việt Nam - Quả địa cầu. - Phiếu học tập theo mẫu: Thời gian gió mùa thổi Hướng gió chính Tháng 1 Tháng 7 III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu nước ta - GV kết luận HĐ4: Tìm hiểu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất - Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân ta. - GV kết luận * Nêu tác dụng của năng lượng gió 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - Một vài HS trả lời các câu hỏi: + Nêu một số đặc điểm chính của địa hình của nước ta? + Kể tên một số khoáng sản có ở nước ta? - Cả lớp nhận xét - HS quan sát quả địa cầu, hình 1 và đọc nội dung SGK, rồi thảo luận nhóm 6 các câu hỏi sau: - Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào?ở đới khí hậu đó khí hậu nóng hay lạnh? - Nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. * Giải thích được vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Hoàn thành bảng - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi - Các nhóm khác bổ sung - Một số HS lên chỉ hướng gió tháng 1 và tháng 7 trên bản đồ Việt Nam. Biết chỉ các hướng gió đông bắc, tây nam, đông nam. - Lần lượt một số HS lên bảng chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. + Dựa vào bảng số liệu trong SGK hãy tìm sự khác biết giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam - Cả lớp cùng tìm hiểu SGK, suy nghĩ và trả lời. - Một vài HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét. - HS về nhà tự tìm hiểu về khí hậu của vùng miền em đang sinh sống. HDTH: THỰC HÀNH ĐÍNH KHUY HAI LỖ I . Mục tiêu: - HS nắm vững quy trình đính khuy hai lỗ. Dựa vào quy trình để đính được khuy hai lỗ đúng yêu cầu, đẹp mắt II. Đồ dùng dạy học: - Đồ thực hành III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Củng cố kiến thức - GV nhắc HS phải nút chỉ khi kết thúc việc đính khuy để khuy không bị tuột 2. Hướng dẫn thực hành - Hướng dẫn HS làm việc nhóm - Theo dõi các nhóm làm việc để giúp đỡ kịp thời nếu các em gặp khó khăn - GV theo dõi, nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS nối tiếp nhau nhắc lại những vật liệu và dụng cụ cần để đính khuy hai lỗ ; các bước đính khuy hai lỗ - HS làm việc nhóm 4, lấy những vật liệu và dụng cụ cần thiết ra để thực hành. Mỗi HS tự làm một sản phẩm, sau đó cả nhóm trưng bày sản phẩm của các thành viên tron nhóm vào bảng phụ và trưng bày lên bảng. - GV cùng HS nhận xét các sản phẩm của bạn. - Đánh giá, tuyên dương nhóm có nhiều bạn đính khuy đẹp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchiều.doc
Tài liệu liên quan