Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 15 (buổi chiều)

I. MỤC TIÊU

- HS biết vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ, nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

- HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tôn trọng, yêu quý bà, mẹ, cô giáo, bạn nữ.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 5 - Tuần học 15 (buổi chiều), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Ngày soạn: 08/12/2017 Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2017 Khoa học Tiết 29: THUỶ TINH I. MỤC TIÊU - HS phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường, kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh; nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao. - HS biết tự học, tự giác, chăm chỉ học bài, ham khám phá, tìm hiểu, có ý thức bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Chai, cốc, bóng đèn bằng thuỷ tinh. - HS: Một số đồ dùng bằng thủy tinh: chai. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. - Nhận xét. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Quan sát và thảo luận (13’) - Cho làm việc theo cặp - Gọi một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp. +Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh? +Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi chạm mạnh vào vật rắn sẽ thế nào ? - GV nhận xét, kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chi lọ, li, cốc, bóng đèn... HĐ2. Thực hành xử lý thông tin (17’) - Kể được tên các vật liệu sản xuất ra thuỷ tinh. - Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất cao . - GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu thảo luận theo nhóm - Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . 3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV gọi HS nêu lại tính chất của thủy tinh. - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. - HS quan sát hình trang 60(SGK) dựa vào câu hỏi SGK trả lời câu hỏi theo cặp. - Một số HS trình bày trước lớp kết quả làm việc theo cặp. - Các học sinh khác nhận xét + Kính, bóng điện, cốc, chai, lọ... + Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm vào vật rắn sẽ dễ vỡ. - 1 HS đọc thông tin SGK. - Nhóm trưởng đều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi sách giáo khoa - Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các nhóm khác bổ sung . + Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ... + Thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng.... - Một số HS nêu. Lịch sử Tiết 15: CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 I. MỤC TIÊU - HS biết: Tại sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950, nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông và chiến thắng Biên giới thu- đông, HS có kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, giải thích. - HS biết tự học, chăm chỉ học bài, yêu quý đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Gọi HS nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. 2. Dạy bài mới (30’) a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới (8’) Hoạt động cá nhân. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi HĐ2. Tìm hiểu diễn biến, kết quả (10’) Làm việc nhóm 4. - Yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm 4 tìm hiểu diễn biến và kết quả của chiến dịch. - Gọi HS trình bày diễn biến trên lược đồ. HĐ3. Tìm hiểu ý nghĩa chiến dịch và tìm hiểu tấm gương anh La Văn Cầu (8’). Làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Gọi HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu về nhà xem trước bài sau. - 2 HS nêu. - HS trả lời câu hỏi. - HS thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm lên trình bày diễn biến của chiến lược. - HS đọc thông tin trả lời ý nghĩ của chiến dịch - HS nên cảm nhận về anh La Văn Cầu - Rút ra bài hoạc cho bản thân. - Một vài HS nêu. - HS lắng nghe. Đạo đức Tiết 15: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU - HS biết vì sao cần phải tôn trọng phụ nữ, nêu được những hành vi việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tôn trọng, yêu quý bà, mẹ, cô giáo, bạn nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra (3') - Em hãy nêu một số việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ ? 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1') b) Các hoạt động HĐ1. Xử lí tình huống (BT3, SGK) (8’) - GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống. - GVKL: - Chọn trưởng nhóm cần phải xem khả năng tổ chức công việc, khả năng hợp tác với các bạn khác trong công việc. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai. - Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. HĐ2. Làm BT4, SGK (8’) - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Gọi đại diện một số nhóm trình bày. - GVKL: Những ngày 8/3, 20/10 và tổ chức Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là dành riêng cho phụ nữ. HĐ3. Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT5, SGK) (10’) - GV chia 3 nhóm, tổ chức thi hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng. - GVKL 3. Củng cố, dăn dò (3') - Nêu lại những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ ? - Dặn HS cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ. - 1 – 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - 1 HS đọc BT3. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - 1 HS đọc BT4. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp nhận xét bổ sung. - HS từng nhóm lần lượt trình bày, nhóm nào không nêu ra được thì nhóm đó thua. - HS phát biểu. - HS lắng nghe, thực hiện. Ngày soạn: 09/12/2017 Ngày dạy: Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2017 Địa lí Tiết 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU - HS biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất, nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta, nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta. - Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta. - HS biết tự học, giải quyết vấn đề, tự giác học bài, biết đặt câu hỏi thắc mắc khi không hiểu bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: phụ, bản đồ hành chính Việt Nam II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (2') - Kể tên các loại hình giao thông vận tải ở nước ta? Loại hình giao thông nào là chủ yếu? - Chỉ trên Bản đồ Tuyến đường sắt Bắc- Nam, Quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. 2 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Hoạt động thương mại (14’) (làm việc cả lớp): - GV yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi sau: + Thương mại gồm những hoạt động nào ? + Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất trong cả nước? + Nêu vái trò của ngành thương mại. + Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu ở nước ta. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận. HĐ2. Ngành du lịch (15’) (làm việc nhóm đôi): - GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để : + Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK. + Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? + Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò (3') - Gọi HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét tiết học. - HS Kể tên các loại hình giao thông vận tải ở nước ta? Loại hình giao thông nào là chủ yếu? - HS Chỉ trên Bản đồ Tuyến đường sắt Bắc- Nam, Quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển. - Một số học sinh trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - 1- 2 Học sinh chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn của nước ta. - Học sinh thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét bổ sung. \ - 1- 2 Học sinh chỉ trên bản đồ các trung tâm du lịch lớn của nước ta. - HS nêu nội dung chính của bài. - HS lắng nghe, thực hiện. Kĩ thuật Tiết 15: LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ I. MỤC TIÊU - HS nêu được lợi ích của việc nuôi gà, biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương, có kĩ năng phân tích, diễn đạt. - HS biết tự học, ttự tin khi phát biểu ý kiến; yêu quý vật nuôi, chăm làm việc nhà, biết giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh ảnh về gà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Các hoạt động HĐ1. Lợi ích của việc nuôi gà (17’) - Cho HS quan sát tranh ảnh về gà - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4, thảo luận: + Hãy kể tên các sản phẩm chăn nuôi từ gà. + Nuôi gà đem lại những lợi ích gì? + Nêu các sản phẩm được chế biến từ trứng gà, thịt gà. - Nhận xét, bổ sung. - Gọi HS liên hệ với việc nuôi gà ở gia đình và nêu lợi ích. HĐ2. Đánh giá kết quả học tập (10’) - Cho HS tự đặt câu hỏi choc các bạn trong lớp về nội dung liên quan đến bài học, HS khác trả lời. - Nhận xét, chốt lại. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Liên hệ giáo dục. - Nhận xét tiết học. - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả thảo luận ra nháp. - Đại diệncác nhóm trình bày. - Nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - HS phát biểu. - Một vài HS đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời. Khoa học Tiết 30: CAO SU I. MỤC TIÊU - HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su, kể tên các vật liệu để chế tạo ra cao su, nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. - HS biết hợp tác, giải quyết vấn đề, ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá, chăm chỉ học bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Vật bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp... - HS : Vật bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Gọi HS nêu cách chế tạo ra thuỷ tinh; tính chất của thuỷ tinh; công dụng;cách bảo quản thuỷ tinh. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài (1’) b) Các hoạt động HĐ1. Chơi trò chơi " Tiếp sức" (4’) - GV chia lớp thành 2 nhóm; nối tiếp nhau lên bảng viết các đồ dùng làm bằng cao su. - GV nhận xét - đánh giá - tuyên dương nhóm thắng cuộc. HĐ2. Thực hành (10’) - Cho HS quan sát mẫu. - Thực hành theo nhóm. cho ghi kết quả vào bảng phụ - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, chốt lại tính chất của cao su. HĐ3. Thảo luận (14’) - Cho các nhóm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 - SGK. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, bổ sung - Gọi HS đọc mục bạn cần biết - trả lời câu hỏi cuối bài. 3. Củng cố, dặn dò (3’) - GV yêu cầu HS nêu tính chất của cao su. - Nhận xét tiết học. - 3 HS nêu - Nhận xét, bổ sung - 3 nhóm lên chơi(mỗi nhóm 5 người) - Nhận xét, đánh giá + xăm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô, bóng chun, dép... - Quan sát mẫu. - Làm việc theo nhóm 4. - Các nhóm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 - SGK. - Đại diện các nhóm trình bày - nhóm khác bổ sung. + Cao su có tính đàn hồi + Cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su. Cao su nhân tạo được chế biến từ than đá, dầu mỏ. - Thực hành theo hướng dẫn - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhóm khác chia sẻ, bổ sung. - 2 HS đọc - HS trả lời câu hỏi. -1-2 HS nêu tính chất của cao su.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 15.chiều.doc
Tài liệu liên quan