Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 15

TOÁN (TIẾT 74):

TỈ SỐ PHẦN TRĂM

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm

- Biết viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trên bảng:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề.

HĐ2 (5phút) Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (Xuất phát từ tỉ số)

VD1: GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, hỏi:

Tỉ số giữa diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25:100)

- GV viết lên bảng:

25 : 100 = 25%; 25% là tỉ số phần trăm. Cho HS tập viết ký hiệu %.

HĐ 3 (7phút): Ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm.

VD2: GV ghi vắn tắt lên bảng:

Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi.

 

doc41 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức nhận xét, chốt lời giải đúng. a) Có 3 đoạn: Đoạn 1 : Từ đầu đến ra mãi : Tả bác Tâm vá đường . Đoạn 2 : Mảng đường - vá áo ấy: Tả kết quả lao động của bác Tâm. Đoạn 3: Còn lại: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. Bài 2: Rèn kỹ năng viết đoạn văn tả hoạt động của người . - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS . - Một số HS giới thiệu người các em chọn tả. - HS viết và trình bày đoạn văn đã viết. GV chấm điểm một số bài làm. HĐ 4 : (3phút) Củng cố nội dung bài học. - GV ván đáp - HS nêu . GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS . Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011 toán : (tiết 73) luyện tập chung I. mục tiêu : Giúp HS : - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn . II. đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: HĐ1 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài và ghi tựa đề. HĐ2 (37phút) Luyện tập Bài 1 :Củng cố kỹ năng chia có liên quan đến số thập phân.(Làm phần a,b,c, ) -HS đọc yêu cầu, tự làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu . - 3 HS lên bảng chữa bài (kh-khích HS yếu ), nêu cách làm, tổ chức nhận xét, chốt kết quả đúng . Đáp án : a) 7,83 b) 13,8 c ) 25,3 d) 0,48 Bài 2: Củng cố tính giá trị của biểu thức .(Làm phần a ) - GV đàm thoại - HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số . - Hs làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, 2 HS lên bảng chữa bài . Tổ chức nhận xét chốt lời giải đúng. a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 = 55,2 : 2,4 - 18,32 = 23 - 18,32 = 4,68 Bài 3 : Củng cố giải bài toán có lời văn - HS đọc yêu cầu, tóm tắt đề bài vào vở, 1 HS lên bảng tóm tắt và giải. Tổ chức lớp nhận xét, chốt lời giải đúng . Đáp số : 240 giờ HĐ3 : (2phút) Củng cố nội dung bài học . - GV vấn đáp - 1 HS nêu - GV nhận xét tiết học. lịch sử chiến thắng biên giới thu - đông 1950 i – mục tiêu: Giúp HS học xong bài này, HS biết: - Tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ . - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu : Anh la Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phávào lô cốt phía Đông Bắc cứ điểm Đông Khê .Bị trúng đạn nát một phần cánh tay nhưng anh phải nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chạte đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. - ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950. Ii - đồ dùng dạy học: - Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ biên giới Việt - Trung). - Lược đồ chiến dịch biên giới thu - đông 1950. - Tư liệu về chiến dịch biên giới thu - đông 1950. -Vở bài tập lịch sử HS. iii – các hoạt động dạy – học chủ yếu: HĐ1 (5phút) KTBC:Nêu diễn biến sơ lược của chiến thắng thu - đông 1947 - GV ván đáp - 1,2 HS nêu, HS khác nhận xét,GV ghi điểm. HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu của bài học, ghi tựa đề HĐ3 (3phút) GV nêu nhiệm vụ bài học Có thể sử dụng bản đồ để chỉ đường biên giới Việt – Trung, nhấn mạnh âm mưu của Pháp trong việc khoá chặt biên giới nhằm bao vây cô lập căn cứ địa Việt Bắc, cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta với quốc tế. Vì vậy, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới. - GV nêu nhiệm vụ bài học- 1,2 HS nhắc lại : + Vì sao địch mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. + Vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch? + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta? HĐ4 (10phút) (làm việc theo nhóm) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung. - GV nêu câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao? (cuộc kháng chiến của ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại). HĐ5 (9 phút)(làm việc theo nhóm) - GV nêu vấn đề cho HS tìm hiểu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950: + Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào? Quyết định ấy thể hiện điều gì? + Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy (có sử dụng lược đồ). + Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cuối cùng, GV kết luận. HĐ6 (8phút) (làm việc theo nhóm) - GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo các gợi ý sau: Nhóm 1,2: Nêu điểm khác nhau chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. (Thu - đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch). Nhóm 3, 4: Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện tinh thần gì? Nhóm 5: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì? Nhóm 6: Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 em có suy nghĩ gì? Sau khi HS thảo luận nhóm, GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. -Tổ chức nhận xét, GV kết luận nêu tác dụng của chiến dịch biên giới 1950. HĐ 7(3phút) 2 HS đọc nội dung chính của bài . - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. kĩ thuật Lợi ích của việc nuôi gà I - Mục tiêu : Giúp HS - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi. II - Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà (làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp để chế biến thực phẩm, xuất khẩu, cung cấp phân bón, ). - Phiếu học tập; III- Các hoạt động dạy – học HĐ1 (1phút) Giới thiệu bài :GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học HĐ2 (29phút) Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà - GV nêu nhiệm vụ - Thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà - Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận. - Hướng dẫn HS tìm thông tin : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương. - Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm trưởng diều khiển thảo luận, thư kí của nhóm ghi chép lại ý kiến của các bạn vào giấy. - Nêu thời gian thảo luận (15 phút). - Các nhóm về vị trí được phân công và thảo luận nhóm. GV đến các nhóm quan sát và hướng dẫn, gợi ý thêm để HS thảo luận đạt kết quả. - Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. - GV bổ sung và giải thích, minh hoạ một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo nội dung trong SGK. - HS làm bài tập. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình. - HS báo cáo kết quả làm bài tập. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. HĐ 3 : (5phút) GV nhận xét đánh giá giờ học - GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Hướng dẫn đọc trước bài “Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà”. Thứ 5 ngày 6 tháng 12 năm 2012 toán (Tiết 74): Tỉ số phần trăm I. Mục tiêu: Giúp HS : - HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm - Biết viết một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng dạy học Hình vẽ trên bảng: III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề. HĐ2 (5phút) Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm (Xuất phát từ tỉ số) VD1: GV giới thiệu hình vẽ trên bảng, hỏi: Tỉ số giữa diện tích trồng hoa và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu? (25:100) - GV viết lên bảng: 25 : 100 = 25%; 25% là tỉ số phần trăm. Cho HS tập viết ký hiệu %. HĐ 3 (7phút): ý nghĩa thực tế của tỉ số phần trăm. VD2: GV ghi vắn tắt lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi. Yêu cầu HS: * Viết tỉ số giữa số HS giỏi và số HS toàn trường (80 : 400). * Đổi thành phân số thập phân có mẫu số là 100 * Viết thành tỉ số * Viết tiếp vào chỗ chấm: 20 : 100 = ..% (Viết số 20) * Viết tiếp vào chỗ chấm: Số HS giỏi chiếm số HS toàn trường (20 %). - GV: Tỉ số phần trăm 20% cho ta biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 học sinh giỏi. HĐ 3 :(25phút) Thực hành MT: Rèn kỹ năng tìm tỉ số phần trăm Bài 1: Viết (theo mẫu) HS trao đổi với nhau (từng cặp hoặc từng nhóm nhỏ), đại diện các nhóm trả lời miệng . Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. = 25% Bài 2: - HS đọc đầu bài, GV hướng dẫn HS phân tích đầu bài, tìm cách giải - 2 HS lên bảng chữa bài. GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. Đáp số : Bài 2 : 95 % HĐ 4 : (2phút ) Củng cố nội dung bài học. GV ván đáp - HS nêu . - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. luyện từ và câu; tổng kết vốn từ I. mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu BT1 và BT2. - Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu BT3(Chọn 3 trong 5 ý a,b,c, d, e ) - Biết viết đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu BT4. II đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ viết kết quả bài tập 1. Bút dạ, bảng nhóm để các nhóm làm bài tập 2,3 . III. các hoạt động dạy học: HĐ1 (4phút) KTBC: Nêu nghĩa của từ Hạnh phúc. - 1 HS nêu, HS khác nhận xét và nhắc lại GV nhận xét, ghi điểm. HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề. HĐ3 ( 31phút) Luyện tập Bài 1 : Liệt kê các từ ngữ : 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân, GV giúp đỡ HS yếu. Lần lượt gọi 1 số HS trình bày kết quả.Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. GV mở bảng phụ, 1 HS đọc to, lớp theo dõi. Những người thân trong gia đình : cha mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, thím , cậu, mợ.... b) Chỉ những người gần gũi với em trong trường học : thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, thầy hiệu trưởng .... c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau : công nhân, nông dân, hoạ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư , thợ điện, thợ mộc thợ nề .... d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta; Kinh, Tày, Nùng, HMông...... Bài 2 : Củng cố kỹ năng tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè .... - HS thảo luận nhóm 4, viết kết quả ra phiếu, mỗi nhóm 1 ý: - Nhóm 1 : ý a ; Nhóm 2 : ý b ; nhóm 3 : ý c ; nhóm 4 :ý d; nhóm 5, 6 : ý e. Đại diện các nhóm dán sản phẩm, trình bày, tổ chức nhận xét, bổ sung, GV chốt nội dung, HS viết bài vào vở. a) Con có cha như nhà có nóc. Con hơn cha là nhà có phúc. Không thầy đố mày làm nên. Kính thầy yêu bạn... Học thầy không tày học bạn..... Bài 3 : Củng cố kỹ năng viết đoạn văn miêu tả hình dáng một người thân hoặc một người em quen biết. - HS đọc yêu cầu làm việc cá nhân. - Lần lượt một số HS đọc bài. Tổ chức nhận xét, GV chấm điểm một số bài viết hay. HĐ4 ( 3phút) Củng cố nội dung vừa ôn . GV vấn đáp - HS nêu. GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. chính tả : (Nghe viết) Buôn Chư lênh đón cô giáo I.mục tiêu : Giúp HS: - Nghe -viết đúng chính tả trình baỳ đúng hình thức văn xuôi . - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ ch hoặc có thanh hỏi, ngã. II. đồ dùng day học : GV: 1 vài tờ phiếu khổ to cho các nhóm làm bài tập 2b. 2,3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 3a. III. các hoạt động dạy học chủ yếu : HĐ1 ( 1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề. HĐ2 (5phút) Tìm hiểu nội dung cách trình bày. MT: HS viết đúng tên người (Y Hoa, Bác Hồ); những chữ xuống dòng, những câu cảm. GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần, lớp theo dõi. HS đọc thầm đoạn viết, lưu ý những tên người, cách trình bày. GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết. HĐ3 (18phút) Nghe viết : MT: Viết đúng, đảm bảo tốc độ. - GV đọc để HS viết bài. - Đọc lại cho HS soát lại bài . - GV chấm nhanh 5-7 bài. HS cùng bàn đổi vở kiểm tra lẫn nhau, nêu nhận xét. - GV nhận xét chung . HĐ4 (14phút) Luyện tập MT: Củng cố phân biệt dáu hỏi, ngã, phân biệt âm tr/ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Bài 2b : HS làm việc theo nhóm, GV lưu ý HS tìm những tiếng có nghĩa. Các nhóm trình bày kết quả theo hình thức thi tiếp sức. Tổ chức nhận xét, chốt nội dung: bỏ (bỏ đi) ; bõ (bõ công) bẻ ( bẻ cành) ; bẽ ( bẽ bàng) cải ( rau cải) ; cãi ( tranh cãi) Bài 3a : Tiến hành như bài 2b. -1 HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ . HĐ 5 :(2’) Củng cố nội dung bài học. - GV vấn đáp - 1 HS nêu. - GV nhận xét giờ học, dặn dò HS. Khoa học : Bài 30: Cao su I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết: - Nhận biết một số tính chất của cao su. -Nêu một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. đồ dùng dạy – học Hình trang 62, 63 SGK Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây chun, mảnh săm, lốp,.. III.Hoạt động dạy – học HĐ1 (5phút) : KTBC: nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao. - GV vấn đáp - 1,2 HS nêu, tổ chức nhận xét ghi điểm . HĐ2 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tựa đề HĐ3 (15phút) : thực hành * Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.Nhóm khác nhận xét bổ sung. Nội dung phần trình bày của HS cần nêu được: - Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên. - Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ. GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi HĐ4(15phút) thảo luận * Mục tiêu: giúp HS : - Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. - Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài. Bước 2: Làm việc cả lớp . GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi: - Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào? - Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? - Cao su được sử dụng để làm gì? - Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su. Một số HS nối tiếp nhau trả lời. Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung .GV kết luận chung. HĐ nối tiếp (4phút) Củng cố nội dung bài học. - 2 HS đọc mục Bạn cần biết. - GV nhận xét giờ học . Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2012 toán (tiết 75) giải toán về tỉ số phần trăm I. mục tiêu : Giúp HS : - Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. - Giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. II. Các hoạt động dạy học HĐ 1: (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa đề. HĐ2 (11’)Hướng dẫn HS giải toán về tỷ số phần trăm của hai số 315 và 600 - GV đọc bài toán ví dụ 1, ghi tóm tắt lên bảng: Số HS toàn trường: 600 em Số HS nữ: 315 em - HS làm theo yêu cầu của GV. * Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường (303 : 600) * Thực hiện phép chia (315 :600 = 0,525 ) * Nhân với 100 và chia cho 100 ( 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100) * Đổi kí hiệu (52,5%) - GV: Những bước tính nào có thể nhẩm mà không cần viết ra? (nhân với 100 và chia cho 100). - GV: Vậy ta có thể viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - Hai HS nêu quy tắc gồm hai bước: * Chia 315 cho 600 * Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào sau thương. VD2 : áp dụng vào giải toán có nội dung tính tỉ số phần trăm. - GV đọc bài toán trong SGK và tóm tắt. Tiền lương : 640.000 Tiền ăn : 246.400đ 246.400 : 640.000 = ..% - HS tính theo nhóm (gồm các em ngồi gần nhau). Sau đó một vài HS nêu miệng lời giải. Tổchức nhận xét. HĐ3 (25 phút): Thực hành Bài 1 : Rèn kỹ năng viết thành tỷ số phần trăm - HS đọc đề bài, tự làm. Một số HS nêu miệng . GV chốt kết quả đúng. Bài 2: Củng cố tính tỷ số phần trăm . (Làm phần a; b.) - GV giới thiệu mẫu - HS theo dõi và làm theo yêu cầu của GV . - HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu . - HS lên bảng làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, 2 HS lên bảng chữa bài, tổ chức nhận xét chốt lời giải đúng . 19 :30 = 0,6333.... = 63,33 % 45 : 61 = 0,7377 ...= 73,77% 1,2 : 26 = 0,0461 = 4,61 % Bài 3 : Củng cố kỹ năng giải toán có liên quan đến tỷ số phần trăm. - HS thảo luận nhóm đôi . Đại diện 1 nhóm lên chữa bài. Tổ chức nhận xét, chốt lời giải đúng. Đáp số : 52 % HĐ4 : (3phút) Củng cố lại quy tắc tính . - 2 HS nhắc lại. GV nhận xét. tập làm văn : luyện tập tả người (Tả hoạt động ) I. mục tiêu : Giúp HS : - Biết lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động người (BT1) - Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả người (BT2) II. đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm cho 2,3 HS lập dàn ý làm mẫu. - Một số tranh ảnh sưu tầm được về những người bạn, những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi này (nếu có) II. các hoạt động dạy học chủ yếu : HĐ1 (4phút) KTBC : Kiểm tra đoạn văn tả hoạt động của một người đã được viết lại - GV kiểm tra chấm điểm đoạn văn của HS đã được viết lại. Tổ chức nhận xét. HĐ2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài, ghi tựa đề. HĐ3 (32phút) Luyện tập . Bài 1 : Rèn kỹ năng lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động . - HS đọc yêu cầu. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của đề bài. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS . Giới thiệu thêm tranh ảnh sưu tầm (nếu có ) - HS trình bày vào vở, 2 HS làm vào bảng nhóm. - Lần lượt gọi một số HS trình bày. GV cùng HS góp ý, hoàn thiện dàn ý. Bài 2 : Rèn kỹ năng chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn. - HS đọc yêu cầu . - 2 HS giỏi đọc phần tả hoạt động trong dàn ý sẽ viết thành đoạn văn . - GV đọc cho cả lớp nghe bài : Em Trung của tôi . - HS viết bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu . - Một số HS đọc bài làm. Tổ chức nhận xét, GV chấm điểm những đoạn văn hay. HĐ 4 (3phút) Củng cố nội dung vừa học - GV vấn đáp - HS nêu . - GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. địa lý : thương mại và du lịch I. mục tiêu :Giúp HS : - Nêu được một số đặc điểm nổi bậc về du lịch của nước ta : +Xuất khẩu : Khoáng sản, hàng dệt may,nông sản, lâm sản, thuỷ sản ; Nhập khẩu : máy móc, thiết bị, nhiên và nguyên liệu... + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển . - Nhớ tên một số điểm du lịch : Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. II. đồ dùng dạy học : - GV : Bản đồ hành chính VN. III. các hoạt động dạy học: HĐ1 (4phút) Nêu vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông ở nước ta? - GV vấn đáp - 2 HS nêu, tổ chức nhận xét ghi điểm . HĐ 2 (1phút) GTB: GV giới thiệu bài và ghi tựa đề . 1.Hoạt động thương mại : HĐ 3(14 phút) Làm việc cả lớp . - HS đọc thầm mục 1 SGK lần lượt trả lời các câu hỏi của GV, chỉ trên bản đồ các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. - GV kết luận. 2. Ngành du lịch. HĐ4 (18phút) Làm việc theo nhóm - HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi mục 2 SGK. Đại diện trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn. - GV kết luận . HĐ 5 (3phút) :2 HS đọc nội dung chính của bài. GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu : Giúp HS : - Tự nhận xét được những ưu điểm, khuyết điểm mà bản thân các em và các bạn thực hiện được trong tuần qua. - Đề ra được những biện pháp để thực hiện tốt nề nếp học tập trong tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt : GV giới thiệu nội dung sinh hoạt lớp : Các tổ sinh hoạt, nhận xét két quả học tập và bình xét hạnh kiểm của từng bạn trong tuần vừa qua : Tổ trưởng điều khiển tổ sinh hoạt : Nhận xét nề nếp học tập của các bạn trong tổ. + Tuyên dương những bạn có nhiều thành tích trong học tập, chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, học bài cũ đầy đủ. + Tuyên dương những em tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp. + Trong tổ tự xếp loại hạnh kiểm trong tuần của tổ mình. Báo cáo kết quả sinh hoạt của tổ trước lớp : - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt. Tổ trưởng báo cáo kết quả trước lớp . - Lớp nhận xét, bổ sung kết quả xếp loại của từng tổ. 3. GV phát biểu ý kiến : - GV nhận xét tình hình của lớp. - Bổ sung ý kiến xếp loại của các tổ. 4. Thống nhất ý kiến : - GV cùng cả lớp thống nhất ý kiến 5. Phương hướng nhiệm vụ tuần tới : - Cả lớp chuẩn bị bài đầy đủ, học bài cũ đầy đủ trước khi đến lớp. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp và ra về. Thể dục: bài 29 Ôn Bài thể dục phát triển chung trò chơi “thỏ nhảy” I- mục tiêu: Giúp HS: -HS ôn bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” chủ động, nhiệt tình, đảm bảo an toàn. II. địa điểm và phương tiện - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, dụng cụ cho trò chơi. III. các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Mở đầu ( 8 phút ) - Hs tập hợp 2 hàng ngang. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học . - HS chạy nhẹ nhàng trên sân theo một hàng dọc thành vòng tròn quanh sân tập. Đứng lại khởi động xoay các khớp: 4 - 5 phút Hoạt động 2 : Ôn bài thể dục phát triển chung: ( 7') - HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác theo thứ tự bài thể dục có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để HS cả lớp biết. Sau đó, cho HS khác góp ý bổ sung và GV kết luận. - Sau đó chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng, GV quan sát, đến từng tổ giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho Hs. Hoạt động 3: Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất(8phút) - Từng tổ lên trình diễn cả bài thể dục một lần, mỗi động tác 2x8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, - GV cùng những học sinh khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất, sau đó xếp loại. GV tuyên dương tổ xếp thứ nhất và thứ nhì, riêng tổ kém nhất phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn. Hoạt động 4 : Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”: 7 phút GV nêu tên trò chơi, sau đó cho cả lớp chơi 2 lần. Sau mỗi lần chơi GV cho những HS phạm luật đứng thành một hàng yêu cầu hát một bài và làm các động tác múa minh hoạ. Hoạt động 4 : Phần kết thúc : 5 phút - HS thả lỏng, Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát . - GV cùng HS hệ thống bài . - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học . - Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Thể dục: bài 30 Ôn Bài thể dục phát triển chung trò chơi “thỏ nhảy” I- mục tiêu: Giúp HS: -HS ôn bài thể dục phát triển chung, thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” chủ động, nhiệt tình, đảm bảo an toàn. II. địa điểm và phương tiện - Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập. - 1 chiếc còi, dụng cụ cho trò chơi. III. các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Mở đầu ( 8 phút ) - Hs tập hợp 2 hàng ngang. - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học . - HS chạy nhẹ nhàng trên sân theo một hàng dọc thành vòng tròn quanh sân tập. Đứng lại khởi động xoay các khớp. Hoạt động 2 : Ôn bài thể dục phát triển chung: 7 phút - HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác theo thứ tự bài thể dục có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để HS cả lớp biết. Sau đó, cho HS khác góp ý bổ sung và GV kết luận. - Sau đó chia tổ và phân công địa điểm để các tổ tự quản ôn tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng, GV quan sát, đến từng tổ giúp đỡ về tổ chức và sửa sai cho Hs. Hoạt động 3: Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất:8 phút - Từng tổ lên trình diễn cả bài thể dục một lần, mỗi động tác 2x8 nhịp dưới sự điều khiển của tổ trưởng, - GV cùng những học sinh khác đánh giá xem tổ nào có nhiều người thực hiện động tác đúng và đẹp nhất, sau đó xếp loại. GV tuyên dương tổ xếp thứ nhất và thứ nhì, riêng tổ kém nhất phải nhảy lò cò một vòng xung quanh các bạn. Hoạt động 4 : Chơi trò chơi “Thỏ nhảy ”: 7 phút GV nêu tên trò chơi, sau đó cho cả lớp chơi 2 lần. Sau mỗi lần chơi GV cho những HS phạm luật đứng thành một hàng yêu cầu hát một bài và làm các động tác múa minh hoạ. Hoạt động 4 : Phần kết thúc 5 phút - HS thả lỏng, Hát và vỗ tay theo nhịp 1 bài hát . - GV cùng HS hệ thống bài . - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học . - Giao bài về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Thứ 7 ngày 4 tháng12 năm 2010 Bồi dưỡng học sinh yếu toán : ôn tập I. Mục tiêu : Giúp HS củng cố các phép tính với số thập phân qua đó củng cố quy tắc chia có số thập phân. - Rèn kỹ năng giải toán. II. đồ dùng dạy học : III. các hoạt động dạy học : HĐ 1 (1phút) GTB: GV nêu mục tiêu bài học. HĐ2 (30phút) Ôn tập. - GV nêu 1 số phép tính, ghi bảng yêu cầu HS thực hiện GV theo dõi giũp đỡ trực tiếp (cùng 1 số HS giỏi). - Lần lượt gọi HS chữa bài, tổ chức nhận xét, củng cố cách làm. Bài 1 : Đặt tính rồi tính . a) 75,6 + 63,187 ; 200 - 99,99 ; 0,403 x 3,7 b) 5,28 :4 ; 11 :5,5 ; 17,55 :3,9 72,52 : 32 ; 702 : 7,2 ; 0,603 : 0,09 Bài 2 : Cứ 5 lít sữa cân nặng 5,4 kg. Hỏi 19 lít sữa cân năng bao nhiêu kg? GV nhận xét giờ học và giao thêm bài tập về nhà. Bài 3 : Đặt tính rồi tính : a) 286,34 + 521,85 ; b) 516,40 – 350,28 c) 25,04 x 3,5 d) 45,54 : 18 Bài 4 : Điền số hoặc tên đơn vị vào chỗ chấm : a)965cm = ........... dm ; b) 14cm2 = ...........cm2 c) 5562kg = 5 ..... 562 ....; d) 317cm =3...17.... Bài 5: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : Chữ số 7 trong số 5,671 có giá trị là : A. 7 B. 70 C. 7/10 D. 7/100 b) 5 và 7/1000 viết dưới dạng số thập phân là : A. 5,007 B. 5,07 C. 5,7 D 57,1000 C) Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 1,2 m , chiều rộng bằng 1/3 chiều dài là : A. 0,4 dm B. 48 C.48 cm2 D. 48dm2 d) Chu vi của hình vuông có diện tích 36 cml2 là : A. 24 B. 24cm C. 24cm2 D. 6cm Bài 6 : Lớp em có 32 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số các bạn của lớp em. HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS .Tổ chức chữa bài. Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012 Thực hành toán Luyện tập I . Mục tiê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 15.doc