Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 16

 Khoa học (Lớp 5)

TƠ SỢI

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết tính chất, công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi

- Phân biệt tơi sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo

*GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình SGK trang 66.

- Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ :

- Nêu tính chất của chất dẻo ?

- Chất dẻo được được dùng làm gì trong đời sống ?

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Bài học.

- GV yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo.

- Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau.

- Qua bài học này chúng ta biết thêm về nguồn gốc, tính chất và công dụng của môt số loại tơ sợi.

 

docx26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn phụ Lớp 3, 4, 5 - Tuần 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành công nghiệp và thương mại để h/s biết. Bước 1: chia nhóm, Thảo luận theo yêu cầu SGK. Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại. Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng * Mục tiêu: HS làm quen với hoạt động mua bán Bước 1: G/v đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai một người bán một số người mua. Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Hoạt động công nghiệp thương mại là gì? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học sau Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014 Khoa học (Lớp 4) KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? I. MỤC TIÊU: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe.. - Biết một số việc làm cho không khí trong lành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 64, 65/SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ:: - Em hãy cho biết không khí có ở đâu ? - Lớp KK bao quanh trái đất được gọi là gì ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí. - HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. ? Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? - Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu. ? Hãy dùng mũi ngửi và dùng lưỡi nếm, hãy nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì? - Không khí không mùi, không vị? ? Đôi lúc em ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ? - Không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí. + Ví dụ: Mùi nước hoa hay mùi của rác thải ... * Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Hoạt động 2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí. - Chia lớp thành 4 nhóm, báo cáo số bóng đã chuẩn bị. Bước 1: Chơi thổi bong bóng - Giáo viên phổ biến luật chơi: Các nhóm có số bóng như nhau, cùng bắt đầu thổi vào một thời điểm. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng đủ căng mà không bị vỡ là thắng cuộc. Bước 2: Thảo luận: - Gọi đại diện mô tả hình dáng của các quả bóng vừa được thổi. ? Cái gì chứa trong quả bóng và có hình dạng như vậy? ? Qua đó rút ra quả bóng có hình dạng nhất định không? ? Nêu một ví dụ khác chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định? * Kết luận: Không khí không có hình dáng nhất định mà có hình dáng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí. - Chia 4 nhóm. - HS đọc mục quan sát SGK/ 65 ? Học sinh quan sát hình 2b, hình 2c. Hình 2b, hình 2c cho em biết gì? - Đại diện lên nêu kết quả - Ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm không khí sẽ bị nén lại. - Thả tay ra thân bơm sẽ về lại ví trí ban đầu không khí sẽ giãn ra - Giáo viên nhận xét và đặt câu hỏi: ? Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra? ? Em hãy nêu một số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống? - Làm bơm tiêm kim, Bơm xe.. - HS đọc mục bạn cần biết. 3. Củng cố, dặn dò. - Nêu một số tính chất của không khí? - Nhận xét giờ học. - Học bài, chuẩn bị bài sau: “Không khí gồm những thành phần nào?” ******************************************** Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị. - Liên hệ với cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân ở địa phương. - Giáo dục các em biết bảo vệ môi trường nơi làng quê mình đang sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình SGK (trang 62, 63) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: - Hãy kể tên một số chợ và siêu thị địa phương mà em biết ? - Kể tên một số hoạt động công nghiệp mà em biết? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong cảnh nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị. Bước 1. HS làm việc theo nhóm. - Từng nhóm quan sát các hình và nêu thứ tự phong cảnh, nhà cửa ở làng và đô thị; hoạt động sinh sống, đường giao thông, cây cối... ghi vào phiếu học tập. Bước 2. Đại diện nhóm trình bày, Nhóm khác bổ sung. Kết luận: Ở làng quê, người dân thường sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công... chung quanh nhà thường có vườn cây chuồng trại... đường làng nhỏ, ít xe cộ qua lại. - Ở đô thị, người dân thường làm trong các công sở, của hàng, nhà máy, nhà ở san sát nhau, đường phố có nhiều xe cộ qua lại. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. Bước 1. Tìm sự khác biệt về nghề nghiêp của người dân ở làng quê và đô thị. Bước 2. HS thảo luận ở phiếu. - Các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung. Bước 3. HS liên hệ nghề nghiệp nơi địa phương đang sống. Kết luận. Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công... Ở đô thị người dân thường đi làm trong các công sở nhà máy... Hoạt động 3: Vẽ tranh: Mỗi em vẽ một tranh về chủ đề: “Thị xã quê em” 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu một số hoạt động của làng quê và đô thị? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học sau. ********************************************** Khoa học (Lớp 5) CHẤT DẺO I. MỤC TIÊU: - Nhận biết một số tính chất cảu chất dẻo. - Nêu tính chất và công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu. - Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra. - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình SGK trang 64; 65 - Một số đồ dùng bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu cách sản xuất, tính chất, công dụng của cao su GV nhận xét. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đồ dùng bằng nhựa. Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét, hoàn chỉnh kết quả: Hình 1: Các ống nhựa cứng, chịu được sức nén; các máng luồn dây điện thường không cứng lắm, không thấm nước. Hình 2: Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi có thể cuộn lại được, không thấm nước. Hình 3: Áo mưa mỏng mềm, không thấm nước Hình 4: Chậu, xô nhựa đều không thấm nước. GV nhận xét, thống nhất các kết quả. Hoạt động 2: Tìm hiểu chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. Bước 1: làm việc cá nhân. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi ? Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ gì? ? Nêu tính chất chung của chất dẻo? ? Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao? ? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. GV nhận xét, thống nhất các kết quả * GV kết luận: + Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ. + Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ + Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậy, bàn, ghế ... 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu tính chất của chất dẻo. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Tơ sợi ************************************************* Thứ sáu ngày 19 tháng 12 năm 2014 Khoa học (Lớp 4) KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? I. MỤC TIÊU: - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: Khí ni tơ và khí ô - xi, khí cac-bon-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ,và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí cac-bon-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn - Biết bảo vệ môi trường không khí trong lành, để có cuộc sống tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 66, 67/SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Không khí có những tính chất gì? - Khi nào thì không khí bị nén lại và giãn ra? Nêu ví dụ? - HS trả lời, GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí. - HS làm việc theo 4 nhóm. Bước 1. HS báo cáo việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm. - HS đọc mục thực hành trang 66 SGK để biết cách làm. Bước 2. HS làm thí nghiệm theo nhóm. ? Có đúng là không khí có hai thành phần chính là khí ô- xi duy trì sự cháy và khí ni – tơ không duy trì sự cháy không? - HS làm thí nghiệm gợi ý SGK. ? Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? - Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất đó có tên là Ôxy. ? Vậy phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? - Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất đó có tên là Ôxy. ? Thí nghiệm trên cho em thấy không khí gồm mấy thành phần chính? - Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí Ôxy - Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí Nitơ Người ta đã chứng minh được rằng: thể tích khí Nitơ gấp 4 lần thể tích khí Ôxy trong không khí. Bước 3. Trình bày. - Các nhóm báo cáo kết quả qua thí nghiệm. *Kết luận: Bạn cần biết SGK/ 66 Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần khác của không khí. - Làm việc theo nhóm. Bước 1. Quan sát nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Bước 2. HS quan sát hiện tượng và làm thí nghiệm. Tham khảo thêm SGK. Bước 3. Trình bày. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Nước vôi trong cốc trước khi thổi rất trong, sau khi thổi vào lọ nước vôi thì nước vôi không còn trong mà đã bị vẫn đục, hiện tượng đó là do hơi thở của chúng ta có khí các - bô-níc Bước 4. Thảo luận cả lớp. ? Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, vậy hãy nêu ví dụ chứng tỏ không khí có hơi nước? - Những hôm trời nóng, độ ẩm không khí cao, sàn nhà sẽ ? Hãy quan sát hình vẽ 4, 5SGK/ 67 và kể những thành phần khác có trong không khí? - Bụi, khí độc, vi khuẩn, ... ? Các em đóng cửa phòng học chỉ để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng, nhìn vào tia nắng đó, các em thấy những gì? - Những hạt bụi lơ lửng trong không khí ? Không khí gồm có những thành phần nào? - Không khí gồm có 2 thành phần chính là Ôxy và Nitơ, ngoài ra, còn có chứa khí Cac-bô-nic, hơi nước, bụi và vi khuẩn, ... * ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ là cho không khí trong lành? ? Không khí không bị ô nhiễm thì sẽ có lợi gì, không khí bị ô nhiễm thì sẽ có hại gì? ? Ở địa phương nơi em ở đã giữ cho môi trường xanh sạch đẹp chưa? HS thực hiện trả lời. 3. Củng cố, dặn dò. - Không khí gồm có những thành phần nào? - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài học sau. ******************************************** Lịch sử (Lớp 5A) HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI I. MỤC TIÊU. - Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ. - Nêu ý nghĩa của chiến dịch biên giới thu – đông 1950 ? - HS trả lời, nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV nêu nhiệm vụ bài học ? Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta? ? Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. ? Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao? ? Tình hình hậu phương trong những năm 1951-1952 có tác động gì đến cuộc kháng chiến ? Hoạt động 2: Làm việc cả lớp và nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV nêu câu hỏi, HS thảo luận Nhóm 1: ? Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào? ? Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam ? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy là gì ? Nhóm 2: ? Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào ? ? Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến? ? Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu. Nhóm 3: ? Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục và tinh thần thi đua học tập, tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới. ? Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả. * GV bổ sung Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 5-1952 mà em biết. Nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó. - GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò. - Đọc ghi nhớ, trả lời câu hỏi SGK. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Bài 17 ******************************************* Khoa học (Lớp 5) TƠ SỢI I. MỤC TIÊU: - Nhận biết tính chất, công dụng, cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi - Phân biệt tơi sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo *GDKNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm. - Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình SGK trang 66. - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ : - Nêu tính chất của chất dẻo ? - Chất dẻo được được dùng làm gì trong đời sống ? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. - GV yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo. - Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. - Qua bài học này chúng ta biết thêm về nguồn gốc, tính chất và công dụng của môt số loại tơ sợi. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày. - GV: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi trong tự nhiên. - Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo. * Liên hệ thực tế. Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm. Hoạt động 2: Thực hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm: làm thí nghiệm. - Thực hành trang 67 SGK ghi lại kết quả thực hành. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình - GV Kết luận: + Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro + Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vo cục lại Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập. Bước 1: Làm việc cá nhân, GV phát phiếu học tập Bước 2: Làm việc cả lớp, GV gọi HS chữa bài tập, Đáp án SGV trang 118. 3. Củng cố, dặn dò: - Tơ sợi có tác dụng gì với đời sống con người ? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau ôn tập .. . .. . TUẦN 17 Thứ hai ngày 22 tháng 12 năm 2014 Địa lí (Lớp 4) Ôn tập I. MỤC TIÊU: - Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì: - Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du, Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: trung tâm chính, trung tâm kinh tế lớn, trung tâm văn hố, khoa học của cả nước. HS trả lời, GV nhận xét. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Ôn Tập. HS dựa vào kiến thức các bài đã học để trả lời câu hỏi : T. Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? T. Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? T. Đồng bằng Bắc bộ do những con sông nào bồi đắp ? T. Trình bày những đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ? T. Em hãy kể về nhà ở và làng của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? T. Kể tên những lễ hôi nỗi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộmà em biết ? T. kể tên những cây trồng vàvật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ ? T. Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? T. Kể tên một sồ nghề thủ công của người dân đồng bắng Bắc Bộ ? T. Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẫm gốm ? H. HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên, một số em nhận xét. - Kết luận. - GV nhận xét câu trả lời chốt lại ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học, Dặn HS về nhà học thuộc bài chuẩn bị thi học kì I ********************************************* Địa lí (Lớp 5) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta. - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, nước. - Nêu tên chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên của Châu Á. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Ôn tập *. Vị trí, giới hạn Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. - HS quan sát và làm việc theo gợi ý : Đọc đủ tên 6 châu lục và 4 đại dương Nhận biết chung về Châu Á Nhận xét giới hạn các phía của Châu Á Nhận xét vị trí địa lý của Châu Á - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc; có ba phía giáp biển và đại dương. Hoạt động 2: HS làm việc theo cặp. - HS dựa vào bảng số liệu về diện tích các Châu để nhận biết Châu Á có diện tích như thế nào ? (lớn nhất thế giới) - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - GV kết luận: Châu Á có diện tích lớn nhất trong các Châu lục trên thế giới *. Đặc điểm tự nhiên. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân - HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi sgk. Hoạt động 4: Làm việc cá nhân - HS nhận biết kí hiệu núi, đồng bằng và ghi lại trên giấy; đọc thầm tên các dãy núi, đồng bằng. - HS lên đọc tên các dãy núi, đồng bằng. - GV nhận xét và bổ sung thêm về tự nhiên Châu Á. - GV kết luận: Châu Á có nhiều dãy núi và đồng bằng lớn. Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích. 2. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị kiểm tra Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2014 Kĩ thuật (Lớp 4) CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản, vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. - Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kị năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh . II. CHUẨN BỊ : - Bộ đồ dùng kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu của HS - Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ. - GV nhận xét 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Bài học. Hoạt động1: - Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương trình. - HS nhắc lại các mũi thêu đã học. - GV nhận xét. Hoạt động 2: - HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. - Mỗi em chọn và tiến hành cắt khâu một sản phẩm đã chọn. - HS lựa chọn theo ý thích và khả năng thực hiện sản phẩm đơn giản . - GV đến bàn quan sát nhận xét hướng dẫn . 3. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau. ****************************************** Lịch sử. (Lớp 4) ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII: nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời Trần. II CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn tập: * Buổi đầu dựng nước và giữ nước : T. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta? T. Nêu một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt? T. Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? T. Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì ? - HS Thực hiện hệ thống hoá kiến thức và trả lời các câu hỏi. * Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập: T. Qua bài nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc em rút ra nội dung ghi nhớ gì ? T. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa? T. Nêu nội dung ghi nhớ của bài chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. H. HS thực hiện trả lời các câu hỏi. * Buổi đầu độc lập. ( từ năm 938 – 1009) - Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu dộc lập của đất nước ? - Nêu nội dung ghi nhớ của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.( 981) * Nước Đại Việt thời Lý. T. Tại sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm Kinh Đô ? T. Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng. T. Qua bài cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai, em rút ra nội dung ghi nhớ của bài? H. HS trả lời các câu hỏi trên. * Nước Đại Việt thời Trần T. Nhà Trần ra đời trong hồn cảnh nào? T. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước ? T. Em hãy nêu nội dung ghi nhớ bài nhà Trần và việc đắp đê? T. Khi giặc Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc. H. HS trả lời các câu hỏi, hệ thống hoá các kiến thức đã học. 3. Củng cố và dặn dò: - GV tổng kết giờ ôn tập - Về nhà học thuộc bài. Thứ tư ngày 24 tháng 12 năm 2014 Kĩ thuật (Lớp 5) THỨC ĂN NUÔI GÀ I. MỤC TIÊU. HS cần biết: - Nêu được tên và tác dụng của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng của một số thức ăn thường dùng để nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn nuôi gà. - Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập. - Một số mẫu thức ăn nuôi gà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Giới thiệu bài.GV giới thiệu và nêu mục đích bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà - Động vật cần những yếu tố nào để tồn tại, sinh trưởng và phát triển ? (Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng) - Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu? - GV kết luận: Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà. - Kể tên các loại thức ăn nuôi gà ? - HS trả lời câu hỏi - GV ghi tên thức ăn của gà trên bảng - GV kết luận: thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, bột đỗ tương, vừng ... Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà. - HS đọc nội dung mục 2 SGK - Thức ăn của gà được chia làm mấy loại ? Hãy kể tên các loại thức ăn. - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung. - GV phát phiếu học tập - HS điền vào phiếu HS theo nhóm Tác dụng Sử dụng Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm Nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng Nhóm thức ăn cung cấp vitamin Thức ăn tổng hợp - HS trình bày, nhận xét. GV kết luận. 3. Cũng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau ********************************************** Tự nhiên và xã hội (Lớp 3) AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP I. MỤC TIÊU: - Nêu được 1 số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - Ý thức, trách nhiệm tốt khi tham gia giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh về an toàn giao thông. Các hình trong sách GK trang 64.65 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: - Gọi 2 em trả lời câu hỏi: - Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê mà em biết? - Một em đọc lại bài học trong sách. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm. Bước 1, Làm việc theo nhóm. Quan sát các hình trang 64, 65, yêu cầu xem hình nào đi đúng hình nào đi sai. Bước 2: đai diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Tiến hành: Bước 1. GV chia nhóm, thảo luận câu hỏi: đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông? Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường giành cho người đi xe đạp. Hoạt động 3: Chơi trò chơi đèn xanh đèn đỏ - Cách tiến hành: Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực tay trái dưới tay phải Bước 2: Lớp trưởng hô, Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để tay ở vị trí chuẩn bị. Trò chơi được lặp đi lặp lại nhiều lần. 3. Củng cố, dặn dò: - Đi xe đạp như thế nào là đúng luật. - Nhận xét giờ học - Về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ Thứ năm, thứ sáu. Tập huấn chương trình SEQAP TUẦN 18 Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2014 Địa lí (Lớp 4) Kiểm tra cuối kì 1 (Đề nhà trường) ************************************** Địa lí (Lớp 5) Kiểm tra cuối kì 1 (Đề nhà trường) Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2014 Kĩ thuật (Lớp 4) CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU: - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản, vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học. - Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kị năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với học sinh . II. CHUẨN BỊ : - Bộ đồ dùng kĩ thuật . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 16.docx
Tài liệu liên quan