Giáo án chủ đề Sinh 8

- Sản phẩm:

 + Hoàn thành đoạn thông tin về cấu tạo của mắt:

Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh), phía trước màng mạch chuyển thành lòng đen, ở giữa có các sợi cơ trơn tạo thành cơ của lỗ đồng tử, phía sau của lòng đen và lỗ đồng tử là thể thủy tinh (có chức năng như một thấu kính hội tụ); lớp trong cùng là màng lưới , trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.

 

doc11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án chủ đề Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: MẮT VÀ VỆ SINH MẮT I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học (Bước 1) Tên chủ đề: Mắt và vệ sinh mắt II. Xây dựng nội dung bài học (Bước 2) - Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác - Tiết 52: Vệ sinh mắt Thời lượng: 02 tiết III. Xác định mục tiêu bài học (Bước 3) 1. Kiến thức: - Nêu được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác. - Trình bày được cấu tạo cầu mắt, màng lưới trong cầu mắt, chức năng của mắt. - Thông qua thí nghiệm, giải thích được cơ chế điều tiết của mắt đề nhìn rõ vật. - Thông qua cấu tạo của mắt phân tích được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị, bệnh đau mắt hột và biện khắc phục, phòng tránh. - Vận dụng kiến thức về cấu tạo, chức năng và vệ sinh mắt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác, lắng nghe tích cực; ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận; tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng vận dụng kiến thức của bài học vào cuộc sống để phòng tránh các tật, bệnh về mắt. 3. Thái độ: - Hứng thú và quan tâm tới công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân và cộng đồng. 4. Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh * Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Các năng lực chuyên biệt - Năng lực quan sát; năng lực tìm mối liên hệ; năng lực so sánh; năng lực tri thức sinh học; năng lực đưa ra các định nghĩa. IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (Bước 4) BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ Loại câu hỏi/bài tập Nhận biết (mô tả mức độ cần đạt) Thông hiểu (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng thấp (mô tả mức độ cần đạt) Vận dụng cao (mô tả mức độ cần đạt) - HS biết được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác. - Xác định được các bộ phận của cầu mắt. - Trình bày được sự điều tiết tiết của thể thủy tinh và lỗ đồng tử. . - HS phân biệt được điểm vàng, điểm mù; tế bào nón, tế bào que. - Hs giải thích được trong quá trình quan sát bút bi Thiên Long, muốn nhìn rõ chữ và màu cần phải đặt bút ở vị trí như thế nào - Hoàn thành được sơ đồ về cơ chế tạo ảnh của mắt trên màng lưới. - Phân biệt được các tật, bệnh thường gặp ở mắt - Tiến hành được thí nghiệm về sự điều tiết của thể thủy tinh, giải thích được kết quả thí nghiệm. - Giả thích được các biện pháp vệ sinh để mắt nhìn rõ được sự vật, hiện tượng. - Tìm hiểu được thực trạng các bệnh và tật về mắt ở địa phương từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế các bệnh và tật về mắt V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu (Bước 5) - Hệ thống câu hỏi nằm trong tiến trình dạy và học VI. Thiết kế tiến trình dạy và học 1. Chuẩn bị của GV và Hs: 1.1. Chuẩn bị của GV: - Tài liệu tự học - Tranh, hình: Sơ đồ các bộ phận của cơ quan phân tích, cầu mắt phải trong hốc mắt, sơ đồ cấu tạo của cầu mắt trái bổ ngang, sơ đồ cấu tạo của màng lưới, sơ đồ bố trí thí nghiệm về sự điều tiết của thể thủy tinh, sự điều tiết của lỗ đồng tử ... - 2 thấu kính hội tụ có tiêu cự (độ dày) khác nhau - 1 ngọn nến - 1 màn ảnh kích thước đủ hứng ảnh - 1 giá quang học thẳng trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh có đánh dấu vị trí đặt vật, thấu kính hội tụ, màn chắn. 1.2. Chuẩn bị của Hs: - Báo cáo kết quả quan sát thực nghiệm bút bi Thiên Long. Nhận xét màu và chữ Mắt bình thường Mắt cận thị Mắt viễn thị (Nếu có) Giải thích Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng < 25 cm Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng = 25 cm Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng > 25 cm Đặt bút lệch sang phải mắt 30cm, mắt nhìn thẳng 2. Phương pháp: - Phương pháp quan sát tìm tòi, thực hành, thảo luận nhóm. 3. Tổ chức các hoạt động học: A. Hoạt động khởi động (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Huy động các kiến thức đã được học của HS về mắt và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS về mắt và vệ sinh mắt. b. Phương thức tổ chức HĐ - Hs chuẩn bị ở nhà theo nhóm: mỗi nhóm 4-6 học sinh trong đó có HS bị cận thị - Hs quan sát thực nghiệm: + Dụng cụ:1 bút bi Thiên Long có màu. + Tiến hành: Đặt 1 bút bi Thiên Long có màu phía trước ngang tầm mắt, cách mắt 25 cm, đọc chữ trên bút và quan sát màu bút. Chuyển dần bút sang phải 30cm, giữ nguyên khoảng cách nhưng mắt vẫn hướng về phía trước, đọc chữ trên bút và quan sát màu bút. - HS báo cáo theo bảng sau: Nhận xét màu và chữ Mắt bình thường Mắt cận thị Mắt viễn thị (Nếu có) Giải thích Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng < 25 cm Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng = 25 cm Đặt bút trước mắt cách mắt 1 khoảng > 25 cm Đặt bút lệch sang phải mắt 30cm, mắt nhìn thẳng - GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của Hs c. Sản phẩm: - Bảng báo cáo của Hs B. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1(tiết 1): Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của mắt (40 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Nêu được các thành phần của cơ quan phân tích thị giác. - Trình bày được cấu tạo cầu mắt, màng lưới trong cầu mắt, chức năng của mắt. - Thông qua thí nghiệm, giải thích được cơ chế điều tiết của mắt đề nhìn rõ vật. - Vận dụng kiến thức về cấu tạo, chức năng và vệ sinh mắt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b. Phương thức tổ chức HĐ Hoạt động của HS Hoạt động hỗ trợ của GV Nội dung * Hoạt động học: Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác: - Hs quan sát sơ đồ 1 và trả lời câu hỏi theo tài liệu học: (?) Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? - 1Hs trả lời câu hỏi, Hs lớp nhận xét, bổ sung. * Hoạt động học: Tìm hiểu cấu tạo của cầu mắt - Hs quan sát hình H2, hoàn thành đoạn thông tin. - Hs thống nhất đáp án theo cặp đôi. - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). * Hoạt động học: Tìm hiểu cấu tạo của màng lưới - Hs quan sát hình H3, nghiên cứu đoạn thông tin trong tài liệu tự học, hoàn thành bảng 1, 2. (?) Trong quá trình quan sát bút bi Thiên Long, muốn nhìn rõ chữ và màu cần phải đặt bút ở vị trí như thế nào? Vì sao? ( Đặt cách mắt 25 cm, ngang tầm mắt để ảnh của bút bi hiện lên đúng màng lưới của cầu mắt) - Hs thống nhất trong nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). * Hoạt động học: Tìm hiểu chức năng của mắt - Hs quan sát hình H4, hoàn thành sơ đồ khuyết. - Hs thống nhất trong nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). * Hoạt động học: Tìm hiểu sự điều tiết của thể thủy tinh - Hs nghiên cứu cách bố trí thí nghiệm như hình 5 trong tài liệu tự học, - Hs dự kết quả thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giải thích kết quả thí nghiệm. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần). - Học sinh trả lời câu hỏi: (?)Muốn nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau (xa hay gần) thể thủy tinh phải thay đổi (điều tiết) như thế nào? (Vật càng ở gần thể thủy tinh càng phồng lên để nhìn rõ vật) * Hoạt động học: Tìm hiểu sự điều tiết của lỗ đồng tử -Quan sát hình H6, trả lời các câu hỏi: (?) So sánh kích thước của lỗ đồng tử trong 2 trường hợp ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít? ( Ánh sáng vào phòng tối của cầu mắt nhiều: lỗ đồng tử co hẹp lại. Ánh sáng vào phòng tối của cầu mắt ít: lỗ đồng tử dãn rộng ra). (?) Muốn nhìn rõ vật trong môi trường có cường độ ánh sáng khác nhau (mạnh hay yếu) lỗ đồng tử phải thay đổi (điều tiết) như thế nào? (Điều tiết: dãn rộng hoặc co hẹp) - Hs thống nhất đáp án theo cặp đôi. - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả, cặp đôi khác nhận xét bổ sung (nếu cần). - GV yêu cầu Hs quan sát sơ đồ 1 và trả lời câu hỏi. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - Yêu cầu Hs quan sát hình H2, hoàn thành đoạn thông tin trong tài liệu tự học về cấu tạo cầu mắt. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - GV yêu cầu Hs quan sát hình H3, nghiên cứu đoạn thông tin sau, hoàn thành bảng 1, 2 trong tài liệu tự học, TLCH. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, chốt kiến thức. - Yêu cầu Hs quan sát hình H4, hoàn thành sơ đồ khuyết trong tài liệu tự học - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, chốt kiến thức. - Yêu cầu Hs tiến hành thí nghiệm như hình 5 trong tài liệu tự học, báo cáo và giải thích kết qủa theo nhóm. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, chốt kiến thức. - Yêu cầu Hs quan sát hình H6, trả lời các câu hỏi trong tài liệu tự học. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS, chốt kiến thức. I. Cấu tạo, chức năng của mắt *) Cơ quan phân tích thị giác gồm: tế bào thụ cảm thị giác nằm trên màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thuỳ chẩm. 1. Cấu tạo mắt a. Cấu tạo cầu mắt -Màng bao bọc: + Màng cứng + Màng mạch + Màng lưới - Môi trường trong suốt: + Màng giác + Thủy dịch + Thể thủy tinh + Dịch thủy tinh b. Cấu tạo của màng lưới - Bảng 1, 2(sản phẩm của HS) 2. Chức năng của mắt - Sản phẩm của Hs - Thể thủy tinh trong cầu mắt điều tiết giúp nhìn rõ vật khi ở xa hoặc ở gần. - Lỗ đồng tử điều tiết lượng ánh sáng đi vào môi trường trong suốt. c. Sản phẩm: - Sản phẩm: + Hoàn thành đoạn thông tin về cấu tạo của mắt: Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là lớp màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt (như phòng tối của máy ảnh), phía trước màng mạch chuyển thành lòng đen, ở giữa có các sợi cơ trơn tạo thành cơ của lỗ đồng tử, phía sau của lòng đen và lỗ đồng tử là thể thủy tinh (có chức năng như một thấu kính hội tụ); lớp trong cùng là màng lưới , trong đó chứa tế bào thụ cảm thị giác bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que. + Hoàn thành nội dung bảng 1, 2: Bảng 1. Phân biệt 2 loại tế bào thụ cảm thị giác Đặc điểm Loại tế bào thụ cảm thị giác Chức năng tiếp nhận ánh sáng Mối liên hệ với tế bào thần kinh thị giác Vị trí tập trung Tế bào nón Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc 1 tế bào nón liên hệ với 1tế bào thần kinh thị giác Chủ yếu ở điểm vàng Tế bào que Tiếp nhận ánh sáng yếu Nhiều tế bào que liên hệ với 1tế bào thần kinh thị giác Xa điểm vàng Bảng 2. Phân biệt điểm mù và điểm vàng Đặc điểm Điểm Vị trí Loại tế bào tập trung Điểm vàng Nằm trên trục mắt Tế bào nón Điểm mù Là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác Không có tế bào thụ cảm thị giác + Hoàn thành sơ đồ khuyết: Ánh sáng chiếu vào vật -> màng giác -> thủy dịch -> thể thủy tinh -> dịch thủy tinh -> màng lưới (tế bào thụ cảm thị giác) -> dây thần kinh thị giác -> trung khu thị giác => ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật. + Trình bày kết quả, giải thích kết quả thí nghiệm: Thí nghiệm Kết quả Giải thích Nến ở vị trí A, thấu kính 1 Ảnh ngược, rõ Ảnh hiện đúng trên màng chắn Nến ở vị trí B, thấu kính 1 Ảnh ngược, mờ Ảnh hiện phía sau màng chắn Nến ở vị trí B, thấu kính 2 Ảnh ngược, rõ Ảnh hiện đúng trên màng chắn Hoạt động 2 (Tiết 2): Tìm hiểu vệ sinh mắt ( 25 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Thông qua cấu tạo của mắt phân tích được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị, bệnh đau mắt hột và biện khắc phục, phòng tránh. - Vận dụng kiến thức về vệ sinh mắt để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b. Phương thức tổ chức HĐ Hoạt động của HS Hoạt động hỗ trợ của GV Nội dung - Hs quan sát hình H7, 8, 9, 10, hoàn thành các thông tin trong bảng. - Hs thống nhất trong nhóm, đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). - Hs trả lời câu hỏi: (?) Trình bày các biện pháp vệ sinh để đôi mắt của chúng ta nhìn rõ được mọi sự vật, hiện tượng xung quanh? (Để bảo vệ đôi mắt cần phải thường xuyên giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, cung cấp đủ vitamin A, vệ sinh môi trường, đặc biệt là giữ vệ sinh nguồn nước, không khí... ) - GV yêu cầu Hs quan hình H7, 8, 9, 10 và hoàn thành các thông tin trong bảng 3. - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. II. Vệ sinh mắt - Bảng 3: (Sản phẩm của HS) - Để bảo vệ đôi mắt cần phải thường xuyên giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, cung cấp đủ vitamin A, vệ sinh môi trường, đặc biệt là giữ vệ sinh nguồn nước, không khí... c. Sản phẩm: Hoàn thành nội dung bảng 3: Bảng 3: Phân biệt các tật, bệnh thường gặp ở mắt Đặc điểm Cận thị Viễn thị Đau mắt hột Biểu hiện Nguyên nhân Hậu quả Cách khắc phục C. Hoạt động luyện tập (17 phút) a. Mục tiêu hoạt động - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về cấu tạo, chức năng, vệ sinh mắt. b. Phương thức tổ chức HĐ - HS HĐ cá nhân (chủ yếu), HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong tài liệu tự học. Câu hỏi 1. Hãy viết đúng (Đ) hay sai (S) vào sau các câu sau: - Khi ta nhìn 1 vật ở gần thể thủy tinh của mắt phồng lên còn khi ta nhìn một vật ở xa thì thể thủy tinh dẹp lại. - Ảnh của vật ở điểm vàng được truyền về não qua từng tế bào thần kinh riêng rẽ. - Bệnh đau mắt hột do một loại virut gây nên, loại virut này thường có ở dử mắt hoặc nước mắt của người bệnh. Câu hỏi 2. Một người không có khả năng nhìn được vật, mắt người đó hỏng bộ phận nào? (Viêm, đục giác mạc, đục thể thủy tinh, vị trí điểm vàng lệch với trục của mắt ..) Câu hỏi 3. Tìm hiểu thực trạng các bệnh và tật về mắt ở địa phương từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế các bệnh và tật về mắt? - Nhóm 1: Làm 1 phóng sự về tật cận thị học đường. - Nhóm 2: Làm 1 bài báo ảnh về các bệnh của mắt. - GV Kiểm tra đánh giá hoạt động + Thông qua quan sát: Khi cá nhân làm việc GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu trả lời trong phiếu học tập, Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai lầm cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động: -Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi của HS D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng (3 phút) a. Mục tiêu hoạt động - HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS. b. Phương thức tổ chức HĐ - GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) để trả lời 1 số câu hỏi: Câu hỏi 1. Nghiên cứu đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi. Nếu thiếu vitamin A trong khẩu phần thức ăn hàng ngày người ta thường mắc “bệnh quáng gà”, khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên không nhìn rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que, phụ trách thu nhận ánh sáng. Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và trong các loại rau quả có màu da cam như cà chua, cà rốt, gấc, ớt, ... (1) Thế nào là bệnh quáng gà? (2) Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà và biện pháp phòng tránh? [Có nhiều nguyên nhân gây ra quáng gà trong đó phải kể đến bệnh lý liên quan đến gen di truyền như bệnh võng mạc sắc tố, bệnh lý của thần kinh thị giác, nhiễm độc thuốc và tình trạng thiếu vitamin A. Trong đó, nguyên nhân do thiếu vitamin A là phổ biến nhất Vai trò của vitamin A thể hiện theo sơ đồ: Trong bóng tối Ngoài ánh sáng Rôđôpsin > Retinen + Ôpsin + Vitamin A - Biện pháp: Ngoài các nguyên nhân do di truyền, quáng gà do thiếu vitamin A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A. + Với các sản phụ đang mang thai cần bổ sung các loại thức ăn có nhiều vitamin A hoặc tiền chất của vitamin A như trứng, gan, các loại rau xanh, rau củ quả như cà rốt, cà chua + Với những trẻ không được bú mẹ hoặc đã cai sữa nên ăn dặm thêm các chất có chứa vitamin A. + Tích cực phòng tránh và chữa trị kịp thời các bệnh mạn tính mà trẻ mắc phải như bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sởi và sớm bổ sung thêm thức ăn có chứa vitamin A. Đồng thời đưa trẻ đi uống vitamin A định kỳ theo chương trình quốc gia phòng chống mù lòa do thiếu vitamin A] Câu hỏi 2. Hậu quả của việc không cung cấp đủ vitamin A cho trẻ? Thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt làm trẻ bị khô mắt, nhẹ thì quáng gà, nặng thì gây loét, thủng giác mạc có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài vấn đề ở mắt, thiếu vitamin A có thể dẫn đến các hậu quả khó nhận biết như chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm sức đề kháng làm trẻ hay mắc bệnh viêm đường hô hấp hay tiêu hóa, da bị sừng hóa, bong vảy và tróc, gây phá vỡ hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện nhiễm trùng da tại chỗ. Câu hỏi 3. Tại sao khi đi từ nơi có ánh sáng vào trong phòng tối chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì sau 1 thời gian ngắn mới nhìn lại được bình thường? Mắt của có hai hệ thống: một là hệ thống triết quang (bẻ cong ánh sáng) giúp ánh sáng bên ngoài thông qua hệ thống này tới võng mạc, còn một hệ thống nhữa là cảm quang, có thể thông qua các thế bào cảm quang nằm ở võng mạc để truyền tín hiệu lên não. Não lập tức tiến hành phân tích, gia công và sản sinh ra thị giác. Tế bào cảm quan có hai loại, một loại gọi là tế bào que, có khoảng 120 triệu tế bào, chỉ mẫn cảm và ánh sáng yếu và phát huy tác dụng trong bóng tối. Một loại tế bào khác gọi là tế bào nón, có khoảng 7 triệu tế bào, mẫn cảm với ánh sáng mạnh chủ yếu phát huy tác dụng ở nơi có ánh sáng. Khi ta từ nơi có ánh sáng vào nơi tối, các tế bào nón đột nhiên mất tác dụng, không thể sinh sản thị giác mà các tế bào que chỉ phát huy tác dụng trong bóng tối lại do chất thị tử hồng (rôđôpsin) trong tế bào bị ánh sáng mạnh phân giải thành Retinen và ôpxin. Đến nơi tối phải hợp thành lại mới có thể phát huy tác dụng, vì vậy mới sinh ra bóng tối tạm thời đó. Quá trình biến hoá này được gọi là thích ứng với bóng tối. Câu hỏi 4. Tìm hiểu thêm một số bệnh, tật phổ biến khác của mắt? - GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS. c. Sản phẩn HĐ - Bài viết/báo cáo, sản phẩm có tranh ảnh minh họa. VII. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an chu de sinh 8_12330504.doc
Tài liệu liên quan