Giáo án Công dân 6 - Lư Thanh Hiển (Học kỳ 2)

1. Chúng ta phải học tập: ( 1 đ )

- Để có kiến thức, phát triển toàn diện.

- Trở thành người có ích cho gia đình và xã hội .

* Mục đích học tập trước mắt: ( 1 đ )

- Là học giỏi, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe.

- Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc .

2. Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển: ( mỗi ý 1đ )

- Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại.

 

doc50 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công dân 6 - Lư Thanh Hiển (Học kỳ 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
……………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………… Ngày soạn: 15.01.2012. Tuần: 25. Tiết: 25. BÀI 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG. ( Tiết 2 ) A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. - Nhận biết tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo giao thông thông dụng trên đường. - Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. 2. Vế kỹ năng: - Phân biệt được hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự an toàn giao thông vá nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện tốt. 3. Vế thái độ: - HS có ý thức tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. - Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: bài giảng, SGK, SGV, SBT GDCD 6. hệ thống biển báo……. 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới, tranh về giao thông…... D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2'). Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục…… II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông hiện nay?. 2. Nêu các loại tín hiệu giao thông mà em biết?. III. Bài mới. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2'): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. TG Hoạt động dạy và học chủ yếu. Nội dung kiến thức cơ bản 20’ 8’ 4’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.( tt ) * Một số quy định khi tham gia giao thông với người đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. . Mục tiêu HS nêu được một số quy định khi đi đường. Gv: Để hạn chế tai nạn giao thông, người đi đường cần phải làm gì?. Gv: Cho hs xử lí tình huống và trả lời các câu hỏi sau: - Tan học Hưng lái xe đạp thả 2 tay và lạng lách, đánh võng và đã vướng phải quang ghánh của bác bán rau đi giữa lòng đường. Hãy nêu sai phạm của Hưng và bác bán rau?. - Khi đi bộ phải tuân theo những quy định nào?. - Cho hs quan sát tranh và nêu các vi phạm trong bức tranh ( gv chuẩn bị ở bảng phụ). - Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?. - Muốn lái xe máy, xe mô tô phải có đủ những điều kiện nào?. - Để thực hiện TTATGT đường sắt mọi người phải tuân theo những quy định gì?. HS trả lời cá nhân. HS cả lớp theo dõi, bổ sung. GV kết luận chung. * Tìm Hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông. . Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa Gv: Theo em chúng ta cần làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?. HS trả lời. GV kết luận chung. * Hoạt động 3: Luyện tập. Gv: hướng dẫn học sinh làm các bài tập c, d, đ ở SGK. b. Quy định về đi đường: - Người đi bộ: + đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường. + đi đứng phần đường và đi theo tín hiệu giao thông. Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải có người lớn dẫn dắt; Không mang vấc đồ cồng kềnh đi ngang trên đường. - Người đi xe đạp, xe ô tô: + Cấm lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh. + Không được dang hàng ngang quá 2 xe. + Không được sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. + Không mang vác, chở vật cồng kềnh. + Chỉ được chở 1 người và một trẻ em dưới 7 tuổi. + Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe đạp người lớn. ( Đường kính bánh xe quá 0,65 m). - Người đi xe máy, xe mô tô: - Quy định về an toàn đường sắt: III. Ý nghĩa: - Tránh để xảy ra tai nạn giao thông - Bảo đảm cho giao thông được thông suốt…... IV. Củng cố: ( 2') HS trả lời các câu hỏi - Nêu lại một số quy định khi đi đường đối với người đi bộ, đi xe đạp, xe ô tô. - Qua bài hãy nêu trách nhiệm của em trong việc đảm bảo an toàn giao thông. V. Dặn dò: ( 2') Vế nhà học bài và xem trước nội dung bài 15” Quyền và nghĩa vụ học tập” Sưu tầm những tấm gương học tốt. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………… Ngày soạn: 10.02.2011. Tuần: 26. Tiết: 26. BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 1) A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc học tập. - Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. - Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. 2. Vế kỹ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. 3. Vế thái độ: HS có ý thức tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: bài giảng, SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.. ……. 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới…… D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2'). Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục…… II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Nêu những nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ?. 2. Người đi bộ và đi xe đạp phải tuân theo những nguyên tắc nào khi tham gia giao thông?. III. Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2'): Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế nào. GV dẫn dắt vào bài. TG Hoạt động dạy và học chủ yếu. Nội dung kiến thức cơ bản. 8’ 10’ 10’ 4’ * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truện đọc. . Mục tiêu: HS đọc được truyện và trả lời được các câu hỏi gôi ý. GV Gọi HS đọc truyện. HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau: - Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?. - Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?. - Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những việc làm gì cho trẻ em ở đây?. HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời. HS các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, kết luận chung. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. Tìm hiểu sự cần thiết của việc học. . Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc học tập. HS trả lời các câu hỏi: - Đối với mỗi người việc học quan trong như thế nào?. - Nếu không học những nguy cơ gì có thể xảy ra?. - Môi trường giáo dục của chúng ta là gì?. HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. * Tìm hiểu những quy định về quyền và nghĩa vụ học tập . . Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập Gv: Nêu tình huống cho HS thảo luận: An và khoa tranh luận với nhau.An nói, học tập là quyền của mình , muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học. - Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng. - Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của An và Khoa?. - Theo em những ai có quyền học tập?. - Hãy kể các hình thức học tập mà em biết? - Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?. HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời. HS các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, kết luận chung. * Hoạt động 4: Luyện tập. Gv: hướng dẫn học sinh làm bài tập a trong SGK I. Ý nghĩa. - Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. - Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện. - Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. II. Quyền và nghĩa vụ học tập a. Quyền học tập: - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. b. Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. IV. Củng cố: ( 2') HS trả lời các câu hỏi - Vì sao chúng ta cần phải học tập?. - Nêu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. V. Dặn dò: ( 2' ) Về nhà học bài và xem trước nội dung còn lại của bài. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………… Ngày soạn: 20.02.2012. Tuần: 27. Tiết: 27. BÀI 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP. ( Tiết 2) A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc học tập. - Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng. - Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. 2. Vế kỹ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. 3. Vế thái độ: HS có ý thức tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: bài giảng, SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục. một số gương vượt khó trong học tập.. ……. 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới…… D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2'). Chào lớp, kiểm diện, kiểm tra vệ sinh, đồng phục…… II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Tại sao nói học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân?. 2. Hãy kể một số hình thức học tập và các bậc học hiện nay ở nước ta?. III. Bài mới. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2'): Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức 10’ 12’ 8’ *Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. ( tt ) . Mục tiêu: Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. Gv: cho học sinh làm bài tập d trong SGK và trả lời các câu hỏi. - Gia đình có trách nhiệm gì trong việc học của con em mình?. - Nhà nước ta đã có những việc làm gì thể hiện sự quan tâm đến ngành giáo dục?. - Nhà nước cần có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền học tập?. HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. * Tìm hiểu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. . Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm bản thân phải lảm gì?. HS trả lời các câu hỏi: - Tìm những biểu hiện tốt trong học tập. - Tìm những biểu hiện chưa tốt trong học tập. HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. Theo em là một học sinh, cần làm gì để việc học ngày một tốt hơn?. *Hoạt động 3: Luyện tập. GV hướng dẫn HS học sinh làm các bài còn lại. Làm các bài tập ở sách bài tập tình huống. Đọc truyện và giới thiệu một số gương về học tập. III. Trách nhiệm của gia đình và nhà nước: - Gia đình: tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động. Người lớn trong gia đính có trách nhiệm giáo dục và làm gương cho con em mình. - Nhà nước thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện để mọi công dân được học tập: như + Mở mang hệ thống trường lớp. + Miễn, giãm học phí. + Quan tâm, giúp đỡ trẻ em khó khăn, người tàn tậ….. IV.Trách nhiệm của học sinh: - Cần biết phê phán và tránh xa những biểu hiện chưa tốt trong học tập. - Thực hiện tốt các qui định về quyền và nghĩa vụ học tập. IV. Củng cố: ( 2') HS trả lời các câu hỏi Nêu trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. V. Dặn dò: ( 2') - Về nhà học bài, - Ôn lại nội dung các bài đã học trong học kì II.( từ bài 12 đến bài 15). - Tiết sau kiểm tra 1 tiết. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 20.02.2012. Tuần: 28. Tiết: 28. KIỂM TRA 1 TIẾT A. Mục tiêu bài học: Thông qua bài kiểm tra GV đánh giá được kết quả học tập của HS, qua kết quả kiểm tra những HS làm bài chưa tốt rút kinh nghiệm để cải tiến phương pháp học tập. 1. Vế kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học. 2. Vế kỹ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. 3. Vế thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. B. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: soạn và ra đề kiểm tra….. 2. Của học sinh: Xem lại nội dung các bài đã học, dụng cụ học tập…. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: ( 2’ ) - Chào lớp, nắm sĩ số, kiểm tra vệ sinh, đồng phục……….. II. Kiểm tra bài cũ: Không. III. Phát đề kiểm tra: Câu hỏi: Vì sao chúng ta cần phải học tập?. Mục đích học tập trước mắt của em là gì?.( 2 đ ) Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển? ( 2 đ ) Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. ( 2 đ ). Nêu các nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông?. Nhận xét việc chấp hành trật tự giao thông của học sinh trường ta.( 2 đ). Sơ đồ ma trận: Câu hỏi Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1/2 Câu 1 và câu 2 . Vì sao chúng ta cần phải học tập . Nêu nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển 1/2 Câu 1 và 1/2 câu 4 . Mục đích học tập trước mắt . Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông hiện nay phát triển, Câu 3 và 1/2 câu 4 . Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước. . Nhận xét việc chấp hành trật tự giao thông của học sinh trường. Đáp án: HS trả lời những ý sau. 1. Chúng ta phải học tập: ( 1 đ ) - Để có kiến thức, phát triển toàn diện. - Trở thành người có ích cho gia đình và xã hội….. * Mục đích học tập trước mắt: ( 1 đ ) - Là học giỏi, rèn luyện đạo đức, rèn luyện sức khỏe. - Tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. - Xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc……. 2. Trình bày nhóm quyền sống còn, nhóm quyền phát triển: ( mỗi ý 1đ ) - Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại. - Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng cho nhu cầu phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi giải trí…. 3. Nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước: ( mỗi ý 0,5đ ) - Nghỉa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc. - Nghĩa vụ đóng thuế, lao động công ích. - Nghĩa vụ bảo vệ tài sản chung. - Nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật…… 4. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: ( mỗi ý 0,5đ ) Do - Ý thức người tham gia giao thông kém. - Quản lý của nhà nước về giao thông còn hạn chế. - Dân số và phương tiện giao thông tăng. - đương xấu và hẹp. Nhận xét việc chấp hành trật tự giao thông của học sinh trường ta ( 1đ ) HS nhận xét được ưu khuyết điểm. IV. Nhận xét tiết kiểm tra, dặn dò: - Nhận xét thái độ làm bài của HS trong lớp. - Dặn dò về nhà xem tiếp bài “ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. Ngày soạn: 25.02.2012. Tuần: 29. Tiết: 29. BÀI 16 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM ( Tiết 1 ). A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: - Nêu được nội dung cơ bản về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công dân. - Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với công dân. 2. Vế kỹ năng: - Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công 3. Vế thái độ: dân. - Biết bảo vệ thân thể sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của mình. Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, đồng thờ phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, hiến pháp 1992, tranh ảnh có liên quan…… 2. Học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới…… D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1'). Chào lớp. kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh, đồng phục.…. II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Một HS có ý kiến như sau: là HS chì có việc học còn các việc khác khỏi bận tâm, vướng lòng.Em có ý kiến gì trước ý kiến đó. 2. Vì sao việc học đối với chúng ta vô cùng quan trọng?. Kể các hình thức học tập em biết. III. Bài mới. *Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’).GV cho HS xem tranh có liên quan bài học rồi dẫn dắt vào bài. TG Hoạt động dạy và học chủ yếu. Nội dung kiến thức cơ bản. 15’ 13’ 3’ *Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện đọc. . Mục tiêu HS đọc được truyện và trả lời các câu hỏi gợi ý. GV: Gọi HS đọc truyện. GV cho HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau: - Vì sao ông Hùng gây nên cái chết của ông Nở?. - Hành vi ông Hùng có cố ý Không? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì. - Theo em con người cái gì quý giá nhất?. tại sao. HS các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời. HS các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, kết luận chung. GV: giới thiệu Điều 93 của bộ luật hình sự. *Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. . Mục tiêu: HS nêu được nội dung cơ bản về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công dân. Tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Gv: đưa ra tình huống : Nam và sơn ngồi cạnh nhau, một hôm Sơn bị mất cây viết mới mua, Sơn đổ tội cho Nam ăn cắp, hai bên cài nhau, tức quá Nam đánh Sơn chảy máu mũi, các bạn kịp thời ngăn lại. Gv cho HS trả lời câu hỏi: - Nhận xét cách ứng xử của 2 bạn. - Nếu là 1 trong 2 bạn em xử sự như thế nào. - Là bạn cùng lớp em sẽ nghĩ gì?. - Em hiểu bảo hộ là gì? HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. *Hoạt động 4: Luyện tập. . Mục tiêu HS làm được bài tập. GV cho HS làm BT a trong SGK. I. Nội dung: - Không ai được xâm phạm thân thể người khác, việc bắt giữ người phải tuân theo quy định của pháp luật. - Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác,mọi việc làm xâm phạm đến thân thể tính mạng của người khác đều là phạm tội và điều bị xử lý nghiêm khắc. IV. Củng cố: ( 4’ ) HS trả lời các câu hỏi - Nêu nội dung cơ bản về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công dân. - Hãy nêu 1 ví dụ về việc vi phạm về bảo hộ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của con người mà em biết. Dặn dò: ( 2’ ) Về nhà học bài, Xem trước phần còn lại của bài. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………… Ngày soạn: 25.02.2012. Tuần: 30. Tiết: 30. BÀI 16 QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM. ( Tiết 2 ). A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: - Nêu được nội dung cơ bản về quyền được pháp hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công dân. - Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với công dân. 2. Vế kỹ năng: - Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe danh dự, nhân phảm của công dân. 3. Vế thái độ: - Biết bảo vệ thân thể sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của mình. Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác, đồng thờ phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tình huống, hiến pháp 1992, tranh ảnh có liên quan…… 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới…… D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1'). Chào lớp. kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh, đồng phục.…. II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Một HS có ý kiến như sau: là HS chì có việc học còn các việc khác khỏi bận tâm, vướng lòng.Em có ý kiến gì trước ý kiến đó. 2. Vì sao việc học đối với chúng ta vô cùng quan trọng?. Kể các hình thức học tập em biết. III. Bài mới: *Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’).GV cho HS xem tranh có liên quan bài học rồi dẫn dắt vào bài. : TG Hoạt động dạy và học chủ yếu Nội dung kiến thức cơ bản 13’ 13’ 5’ *Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học( tt ). . Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân. GV cho HS trả lời các câu hỏi: - Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là gì?. - Quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có nghĩa là gì?. - Theo em trách nhiệm công dân trong việc sử dụng quyền tự do về thân thể và quyền pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là gì?. HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. . Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của bản thân. GV cho HS trả lời câu hỏi và làm BT. - Khi bản thân em bị người khác xâm hại đế tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm thì em có thái độ như thế nào?. - Vận dụng tình huống bài tập b trong SGK. GV nêu các câu hỏi: + Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật?. Vi phạm điều gì?. + Theo em Hải có cách ứng xử nào?. HS thảo luận nhóm và đưa ra giải quyết theo nhiều cách. GV liết kê các ứng xử mà HS lựa chon lên bảng.. HS đọc các cách ứng xử trên bảng một lần. GV theo em trong những cách giải quyết đó cách nào đúng nhất. Vì sao. HS trả lời. GV từ đó chúng ta có trách nhiệm gì đối với quyến được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?. HS trả lời cá nhân. HS khác theo dõi nhận xét. GV kết luận chung. *Hoạt động 3: Luyện tập GV cho HS làm BT c, d trong SGK. II. Ý nghĩa: Đối với con người thì thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là quý giá nhất, quan trọng nhất. Vì nó gắn liền với mỗi người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do và bình an. III. Trách nhiệm: - Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Phải biết bảo vệ quyến của mình. - Phê phán tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật. IV. Củng cố: ( 4' ) HS trả lời các câu hỏi - Nêu được ý nghĩa của quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân. - Trách nhiệm của bản thân em sau khi học xong bài quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm công dân. - Cho HS đọc tư liệu tham khảo. V. Dặn dò: ( 2’ ) Về nhà học bài và xem trước bài “Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”. Bổ sung:…………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………….………… Ngày soạn: 12.3.2011. Tuần: 31. Tiết: 31. Bài 17 QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở. A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài HS nắm: 1. Vế kiến thức: Nêu được những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 2. Vế kỹ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. - Biết đưa ra cách ứng xủ trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 3. Vế thái độ: - Tôn trọng chỗ ở của người khác. - Biết phê phán tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. B. Phương pháp: Kích thích tư duy, nêu vấn đề, tích cực, đàm thoại, liên hệ thực tế…… C. Chuẩn bị: 1. Của giáo viên: bài giảng, SGK, SGV, tranh ảnh có liên quan, điều 73 hiến pháp 1992, điều 124 Bộ luật hình sự 1999, …… 2. Của học sinh: dụng cụ học tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài mới…… D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: (1'). Chào lớp. kiểm diện sỉ số, KT vệ sinh, đồng phục.…. II. Kiểm tra bài cũ: (5'). 1. Pháp luật nước ta đã quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng…….nhân phẩm. 2. Khi thân thể, danh dự, nhân phẩm bị người khác xâm phạm thì em phải làm gì và làm như thế nào. 3. Cho VD xúc phạm danh dự, nhân phẩm trong lớp mà em biết.. III. Bài mới. *Hoạt động 1: Giới thiệu bài( 2’).GV cho VD và cho HS xem tranh có liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Công Dân 6 HKII - THCS TT Long Mỹ.doc
Tài liệu liên quan