Giáo án Công nghệ 11 kì 2 - Trường THPT huyện Điện Biên

Chương VII : ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Tiết 42. Bài 32: KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CỦA

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong.

- Nêu được nguyên tắc chung về ứng dụng của động cơ đốt trong.

2. Kĩ năng: Nhận biết được các ứng của động cơ đốt trong trong thực tế.

3. Thái độ : Có thái độ học tập nghiêm túc

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tư duy, ngôn ngữ kĩ thuật, quan sát, phân tích

II Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 30 sgk.

- Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong.

2. Học sinh

Xem trước nội dung bài học ở nhà.

 

doc93 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 11 kì 2 - Trường THPT huyện Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quét cho tới khi đóng cửa thải, một phần hòa khí trong xilanh bị lọt qua cửa thải ra ngoài (giai đoạn lọt khí) + Từ khi pít - tông đóng cửa thải cho đến khi tới ĐCT, quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2, vòi phun phun nhiên liệu vào buồng cháy. Nhiên liệu tự bốc cháy - Quá trình nạp hòa khí vào cacte: pít - tông từ ĐCD đi lên, sau khi đầu pít - tông đóng cửa quét 9 (cửa nạp 4 cũng đang được đóng kín) và pít - tông tiếp tục đi lên sẽ làm áp suất trong các te 7 giảm. Vì vậy, khi pít - tông mở cửa nạp 4, hòa khí trên trên đường ống nạp sẽ qua cửa nạp đi vào cacte nhờ sự chênh áp suất. Vì thế ngoài các quá trình đã nêu trên, trong kì 2 còn có quá trình nạp hòa khí vào cacte Như vậy, đối với động cơ 2 kì, phía dưới pít - tông và cacte đóng vai trò như một máy nén khí. Quá trình nạp của động cơ là quá trình hòa khí qua cửa quét 9 đi vào xilanh. 4. Củng cố, tổng kết, đánh giá + Y/c HS trả lời các câu hỏi trong SGK + Nhận xét về ý thức học tập của học sinh Ngày soạn: 24/2/2018 Ngày giảng: 26/2/2018 Chương VI: CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Tiết 30. Bài 22: THÂN MÁY VÀ NẮP MÁY I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy, đặc điểm cấu tạo cảu thân xi lanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và không khí. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được trong thực tế 3. Thái độ: - Có thái độ học tập tích cực 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + Phân biệt được thân máy và nắp máy các loại động cơ. + Nhận biết được đặc điểm, cấu tạo của thân xilanh động cơ làm mát bằng nước và thân xilanh động cơ làm mát bằng không khí. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 22 trang 103 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. -Tranh vẽ hình 22.1, 22.2 trong SGK. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài 22 trang 103 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. 3. Phương pháp. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: +Nêu đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì? +Nêu nguyên lí làm việc của động cơ Xăng 2 kì? 3. Giảng bài mới: Trong ĐCĐT có rất nhiều các chi tiết. Trong các chi tiết đó thì có 2 chi tiết cố định khi động cơ hoạt động và cũng là nơi để lắp đặt các chi tiết khác của động cơ, đó là thân máy và nắp máy. Nhiêm vụ và cấu tạo của thân máy và nắp máy như thế nào ta đi vào bài 22 Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo chung của thân máy và nắp máy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học GV: yêu câu HS quan sát H 22.1 sgk và đặt câu hỏi. -Thân máy và nắp máy có vai trò như thế nào trong động cơ ? -Vì sao nói thân máy và nắp máy là khung xương của động cơ ? -Quan sát tranh và chỉ ra vị trí lắp đặt của xilanh , trục cam , trục khuỷu ? -Nắp máy động cơ có nhiệm vụ gì? - GV yêu cầu HS quan sát H 22.3 để tìm hiểu cấu tạo của mắp máy. -Vì sao trên nắp máy cần phải có bộ phận làm mát? -Đối với động cơ làm mát bằng nước bộ phận làm mát là gì? -Đối với động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì? -Dựa vào đâu để nhận biết động cơ xăng hay động cơ điêzen? HS quan sát tranh 22.1 trong sgk.Kết hợp với đọc nội dung trong sgk. -Thân máy và nắp máy là “khung sương” của động cơ để lắp đặt tất cả các cơ cấu và hệ thống của động cơ. I, Giới thiệu chung -Thân máy và nắp máy là “khung sương” của động cơ để lắp đặt tất cả các cơ cấu và hệ thống của động cơ. -Thân máy và nắp máy là hai khối riêng, nhưng thân máy và nắp máy có thể liền hoặc gồm nhiều phần gép với nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu về thân máy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học - Thân máy có nhiệm vụ gì ? GV : yêu câu HS quan sát tranh 22.2 trong sgk. Kết hợp với đọc nội dung trong sgk và hướng dẫn HS tìm hiểu thân máy của hai loại đ/c làm mát bằng không khí và bằng nước . Cấu tạo của thân máy phụ thuộc vào sự bố trí các xilanh , cơ cấu và hệ thống của đ/c . Hình dạng cơ bản của thân máy đ/c minh hoạ trên hình 22.2 sgk . Nhìn chung cấu tạo của cạc te tương đối giống nhau . Sự khác biệt chủ yếu là phần thân xilanh. - Quan sát hình 22.2 a,b,c,d ta thấy cấu tạo của thân có sự khác biệt gì? - Quan sát hình 22.2 a,b, ta thấy cấu tạo của thân xi lanh có khoảng trống dùng để làm gì? ?Quan sát hình 22.2c,d, ta thấy có các cánh dùng để làm gì? ?Liên hệ thực tế các em cho biết động cơ xe máy làm mát bằng gì? - Căn cứ vào đâu dể kết luận xe méy làm mát bằng không khí? -Tại sao trên các te lại không có áo nước hay cánh tản nhiệt? -Thân máy dùng để lắp đặt các cơ cấu vá hệ thống của động cơ. -HS quan sát tranh 22.2 trong sgk. Kết hợp với đọc nội dung trong sgk. -HS nghe giảng và ghi chép. -HS quan sát hình kết hợp đọc sgk để trả lời. -Chứa nước làm mát. -Tản nhiệt của động cơ ra ngoài (làm mát). -Làm mát bằng không khí. -Trên thân máy và nắp máy có các cánh tản nhiệt. -Cácte không tiếp xúc trực tiếp với khí cháy, có dầu nhớt bôi trơn làm mát. II, Thân máy 1, Nhiệm vụ: Thân máy dùng để lắp đặt các cơ cấu vá hệ thống của động cơ. 2, Cấu tạo: (GV dùng tranh 22.2, 22.3 để giới thiệu) +Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, khoang này gọi là “áo nước”. +Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt Hoạt động 3: Tìm hiểu về nắp máy. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học -Nắp máy động cơ có nhiệm vụ gì? -GV yêu cầu HS quan sát H 22.3 để tìm hiểu cấu tạo của mắp máy. -Vì sao trên nắp máy cần phải có bộ phận làm mát? -Đối với động cơ làm mát bằng nước bộ phận làm mát là gì? -Đối với động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì? -Dựa vào đâu để nhận biết động cơ xăng hay động cơ điêzen? -HS đọc sgk để nêu nhiệm vụ. -Nắp máy tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên nhiệt độ rất cao. -Ao nước làm mát. -Cánh tản nhiệt. -Nắp máy, nắp máy động cơ xăng có lỗ lắp bugi còn nắp máy động cơ điêzen có lỗ lắp vòi phun. III, Nắp máy 1, Nhiệm vụ - Nắp máy (nắp xi lanh) cùng với xi lanh, đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy của động cơ. - Nắp máy dùng để lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết như: bugi, vòi phun, cơ cấu phân phối khí, xuppáp, dường ống nạp, thải, áo nước làm mát, cánh tản nhiệt. 2, Cấu tạo - Nắp máy động cơ làm mát bằng nước dùng cơ cấu phân phối khí xuppáp treo có cấu tạo phức tạp (H 22.3), do phải có áo nước làm mát, lỗ lắp xuppáp, dường ống nạp, thải - Nắp máy động cơ làm mát bằng không khí dùng cơ cấu phân phối khí xuppáp đặt hoặc động cơ 2 kì có cấu tạo đôn giản hơn. 4. Củng cố và dặn dò: -Trình bày nhiệm vụ thân máy, nắp máy? -Nêu dặc diểm cấu tạo thân xi lanh của độnh cơ làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí? -Tại sao không dùng cánh tản nhiệt hay áo nước ở cạcte? Dặn dò: Các em về nhà học bài cũ và xem qua nội dung bài mới bài 23. Ngày soạn: 28/2/2018 Ngày giảng: 26/2/2018 Tiết 31. Bài 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông thanh truyền và trục khuỷu. 2. Kĩ năng: Nhận biết được các cơ cấu, chi tiết trong thực tế. 3. Thái độ : Học tập nghiêm túc, hứng thú. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Mô tả được cấu tạo chung của cơ cấu gồm 3 nhóm chi tiết là + Nhóm pit-tông + Nhóm thanh truyền + Nhóm trục khuỷu. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 22 trang 103 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. -Tranh vẽ hình 22.1, 22.2 trong SGK. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài 22 trang 103 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu giới thiệu chung về thân máy và nắp máy. Câu 2: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy. Câu 3: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của nắp máy. 3. Giảng bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu phần giới thiệu chung, nhiệm vụ và cấu tạo của pittông. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Giới thiệu về cơ cấu. Nhiệm vụ của pittông là gì? Pittông có cấu tạo thế nào? Nhiệm vụ của từng bộ phận là gì ? Lắng nghe và ghi lại những nội dung cơ bản ○ Pittông có nhiệm vụ cùng với xi lanh và nắp máytạo thành không gian làm việc nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí. ○ Pittông có nhiệm vụ cùng với xi lanh và nắp máytạo thành không gian làm việc nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí. I. Giới thiệu chung: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có ba nhóm chi tiết: trong đó pittông, thanh truyền, và trục khuỷu là các chi tiết chính. II. Pittông : 1. Nhiệm vụ: Pittông có nhiệm vụ cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho trục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí. 2. Cấu tạo: Pittông được chia làm ba phần: đỉnh, đầu và thân. Đỉnh pittông có ba dạng : đỉnh bằng, đỉnh lồi và đỉnh lõm. Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng khí xecmăng dầu. Đáy rãnh lắp xecmăng dầu có khoan các lỗ nhỏ thông vào bên trong để thoát dầu. Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xi lanh. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thanh truyền. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Thanh truyền có nhiệm vụ gì ? Thanh truyền có cấu tạo như thế nào ? Nhiệm vụ của từng bộ phận là gì ? Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. Gồm đầu nhỏ đầu to và thân. Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. - Thân thanh truyền nối đầu nhỏ, đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I. - Đầu to thanh truyền nối với trục khuỷu. Bên trong đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền có lắp bạc hay ổ bi. III. Thanh truyền: 1. Nhiệm vụ: Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. 2. Cấu tạo: Gồm đầu nhỏ đầu to và thân. - Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. - Thân thanh truyền nối đầu nhỏ, đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I. - Đầu to thanh truyền nối với trục khuỷu. Bên trong đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền có lắp bạc hay ổ bi. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về trục khuỷu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Trục khuỷu có nhiệm vụ gì ? Trục khuỷu có cấu tạo như thế nào ? Nhiệm vụ của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo mômmen quay để keo máy công tác và làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống động cơ. Gồm đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng, đuôi trục khuỷu. IV. Trục khuỷu: 1. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo mômmen quay để keo máy công tác và làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống động cơ. 2. Cấu tạo: Gồm đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu, má khuỷu, đối trọng, đuôi trục khuỷu. 4. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS nhắc lại: - Nhiệm vụ và cấu tạo của pittông. - Nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền . - Nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu. - Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Dặn học sinh xem trước bài 24 SGK tiết sau học tiếp. Ngày soạn: 3/3/2018 Ngày giảng: 5/3/2018 Tiết 32. Bài 24: CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ I. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. - Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được thực tế động cơ nào sử dụng dùng xupap đặt và xupap treo. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được cơ cấu phân phối khí dùng supap đặt và cơ cấu phân phối khí dùng supap treo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài 22 trang 103 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. - Tranh vẽ hình 22.1, 22.2 trong SGK. 2. Học sinh: - Đọc trước nội dung bài 22 trang 103 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của pittông. Câu 2: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền. Câu 3: Nêu nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu. 3. Giảng bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ như thế nào? Giới thiệu cách phân loại các cơ cấu phân phối khí. Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng mở, các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xi lanh và thải khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. Có hai loại - Cơ cấu phân phối khí dùng xupap. + Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt. + Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. - Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt. I. Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ : - Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ đóng mở, các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xi lanh và thải khí đã cháy trong xi lanh ra ngoài. 2. Phân loại: Có hai loại - Cơ cấu phân phối khí dùng xupap. + Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt. +Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. - Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ cấu phân phối khí dùng xupap. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Giới thiệu những động cơ dùng cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. H 24.2a SGK Giới thiệu các bộ phận của hệ thống này từ sơ đồ cấu tạo của sách giáo khoa nhiệm vụ của từng chi tiết. Nhìn vào sơ đồ hệ thống em hãy cho biết nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. Khi vấu cam quay qua thì sao ? Nhìn vào sơ đồ hệ thống nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí. II. Cơ cấu phân phối khí dùng xupap: 1. Cấu tạo: Xét cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo Mỗi xu páp được dẫn động bởi một cam, con đội đũa đẩy và cò mổ riêng. Trục cam được đặt trong thân máy, và được dẫn động qua bánh răng phân phối. số vòng quay của trục cam bằng 1/2 số vòng quay truc khuỷu 2. Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm khi vấu cam tác động làm con đội đi lên qua có đũa đẩy làm cò mổ quay quanh trục 8. Kết quả xupap 4 bị ép xuống cửa nạp mở để khí nạp đi vào xi lanh hoặc cửa thải mở để khí thải trong xi lanh thoát ra ngoài. Khi xupáp mở lò xo xupap bị nén lại. Khi vấu cam quay qua, nhờ lò xo xupap dãn ra, các chi tiết của cơ cấu trở lại vị trí ban đầu. 4. Củng cố, dặn dò : GV yêu cầu HS nhắc lại: - Nhiệm vụ và cấu tạo của cơ cấu phân phối khí. - Cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo. - Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Dặn học sinh xem trước bài 25 SGK tiết sau học tiếp. Ngày soạn: 3/3/2018 Ngày giảng: 9/3/2018 Tiết 33. Bài 25: HỆ THỐNG BÔI TRƠN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn. - Đọc được sơ đồ hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được thực tế động cơ nào sử dụng sử dụng hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được một số loại hệ thống bôi trơn của động cơ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 25 sgk - Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong, mượn sơ đồ hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức. - Phóng to hình 25.1 sgk. ( Máy chiếu) 2. Học sinh : Xem trước nội dung bài học ở nhà. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp : Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu nhiệm vụ và phân loại của cơ cấu phân phối khí. Câu 2: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí dùng xupáp 3. Giảng bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Khi động cơ hoạt động thì các mặt ma sát trong động cơ thế nào? Để làm giảm ma sát tăng sự chuyển động của động cơ người ta làm thế nào? Giới thiệu các kiểu bôi trơn mà người ta sử dụng hiện nay, cách nhận biết và phân loại nó Các mặt ma sát trong động cơ nóng lên rất nhanh dẫn đến các chi tiết nở vì nhiệt dẫn đến các rất sát nhau làm sự chuyển động của các chi tiết giảm làm giảm cống suất của động cơ và mòn chi tiết . Dùng dầu bôi trơn để bôi trơn các bề mặt có ma sát. Lắng nghe và ghi chép như phần nội dung. I. Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ : - Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến cứac bề mặt ma sát của chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường. 2. Phân loại: Có ba loại - Bôi trơn bằng vung tóe. - Bôi trơn cưỡng bức - Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Giới thiệu những động cơ dùng hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Giới thiệu các bộ phận của hệ thống này từ sơ đồ cấu tạo của sách giáo khoa nhiệm vụ của từng chi tiết. Nhìn vào sơ đồ hệ thống em hãy cho biết quá trình làm việc của hệ thống ở điều kiện bình thường ?. Nếu áp suất dầu vượt quá mức cho phép thì sao ? Nếu nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn cho phép thì sao ? Lắng nghe, quan sát.thảo luận Mới khởi động động cơ bơm dầu hút dầu từ cacte đưa lên bầu lọc dầu qua van 6 đến đường dầu chínhvà đi bôi trơn các bề mặt ma sát. Nếu áp suất dầu vượt quá mức cho phép van 4 mở một lượng dầu chảy ngược về bơm Nếu Nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước van 6 đóng để dàu qua két làm mát được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính. II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức : 1. Cấu tạo: Gồm : 1.Cacte dầu; 2. lưới lọc dầu; 3. Bơm dầu; 4. van an toàn; 5. Bầu lọc dầu; 6. Van khống chế lượng dàu qua két; 7. két làm mát dầu; 8. đồng hồ báo áp suất dầu; 9. đường dầu chính; 10. đường dầu bôi trơn trục khuỷu; 11. đường dầu bôi trơn trục cam; 12.đường dầu bôi trơn các bộ phận khác. 2. Nguyên lí làm việc: Trường hợp làm việc bình thường : Khi động cơ làm việc bơm dầu hút dầu từ cacte đưa lên bầu lọc dầu qua van 6 đến đường dầu chínhvà đi bôi trơn các bề mặt ma sát. Các trường hợp khác. + Nếu áp suất dầu vượt quá mức cho phép van 4 mở một lượng dầu chảy ngược về bơm + Nếu Nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước van 6 đóng để dàu qua két làm mát được làm mát trước khi chảy vào đường dầu chính. 4. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu HS nhắc lại: - Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn. - Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. - Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Dặn học sinh xem trước bài 26 SGK tiết sau học tiếp. Ngày soạn: 10/3/2018 Ngày giảng: 12/3/2018 Tiết 34. Bài 26: HỆ THỐNG LÀM MÁT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát. - Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nứớc loại tuần hoàn cưỡng bức. 2. Kĩ năng: Nhận biết được thực tế độngcơ nào sử dụng sử dụng hệ thống làm mát bằng nước động cơ nào làm mát bằng không khí. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được một số loại hệ thống làm mát bằng không khí và hệ thống làm mát bằng nước của động cơ. II Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 26 sgk. - Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong, mượn sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước. - Phóng to bảng 26.2 và 26.3 sgk. 2. Học sinh : Xem trước nội dung bài học ở nhà. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ : Câu 1: Nêu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn. Câu 2: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn bằng tuần hoàn cưỡng bức. 3. Giảng bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Khi động cơ hoạt động thì nhiệt độ các chi tiết trong động cơ thế nào? Để nhiệt độ động cơ không vượt quá mức cho phép ta phải làm gì ? Giới thiệu các bộ phận làm nhiệm vụ thải nhiệt từ động cơ ra ngoài gọi là hệ thống làm mát. Nhiệm vụ của hệ thống này là gì ?. Giới thiệu tùy vào dạng vật chất giúp động cơ làm mát ta chia hệ thống làm mát làm hai loại là bằng không khí và bằng nước. Do sự truyền nhiệt nên các chi tiết trong động cơ tăng lên rất nhanh. Tìm cách để nhiệt lượng động cơ tỏa ra môi trường ngoài. Lắng nghe. Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. Lắng nghe và ghi chép như phần nội dung. I. Nhiệm vụ và phân loại: 1. Nhiệm vụ : - Hệ thống làm mát có nhiệm vụ giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phân loại: Có hai loại - Hệ thống làm mát bằng nước. - Hệ thống làm mát bằng không khí. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về hệ thông làm mát bằng nước. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Giới thiệu những động cơ dùng hệ thống làm mát bằng nước. Giới thiệu các bộ phận của hệ thống này từ sơ đồ cấu tạo của sách giáo khoa nhiệm vụ của từng chi tiết. Lúc mới khởi động động cơ có cần pải làm mát nước không, vào mùa đông nếu khởi động động cơ ta gặp khó khăn gì ?. Để động cơ mau nóng lên vào mmùa đông tap phải cho nước nối tắt qua bơm nươc vào động cơ. Gợi ý cho học sinh hệ thống này được bơm đến bộ chế hòa khí và nó được hút vào xi lanh nhờ sự chênh áp giữa bầu phao và họng khuếch tán. Lắng nghe, quan sát. Lắng nghe, quan sát và ghi chép như phần nội dung. Mới khởi động động cơ nước chưa nóng nên không càn làm mát, vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên rất khó khởi động động cơ II. Hệ thống làm mát bằng nước: 1. Cấu tạo: Gồm : than máy, nắp máy, đường nước nóng ra khỏi động cơ, van hằng nhiệt, két nước, giàn ống của két nước, quạt gió, ống nốitắc về bơm, puli và đai truyền bơm nước, két làm mát dầu, ống phân phối nước lạnh. 2. Nguyên lí làm việc: Khi nhiệt độ của nuớc còn thấp hơn giới hạn van hằng nhiệt đóng đường thông về két nước mở đường nối tắt về bơm rồi được bơm bơm vào áo nước. Khi nhiệt độ của nuớc xấp xỉ mức giới hạn van mở cả hai đường thông nước được làm mát khi đi qua két nước. Khi nhiệt độ của nuớc vượt mức giới hạn van mở đóng đường nối tắt mở hoàn toàn đường qua két nước nước được làm mát rồi đưa qua bơm tiếp tục chu trình mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hệ thống làm mát bằng không khí. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Giới thiệu những động cơ dùng hệ thống phun xăng và sơ đồ khối của hệ thống này. Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của hệ thống dựa theo sơ đồ khối. Từ sơ đồ khối em hãy trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống này. Gợi ý cho học sinh trình bày. Lắng nghe và ghi chép như phần nội dung. Trình bày dựa vào sgk Lắng nghe và ghi chép như phần nội dun III. Hệ thống làm mát bằng không khí: 1. Cấu tạo: Gồm : Các cánh tản nhiệt để tăng lượng khí qua cánh tản nhiệt ta lắp thêm quạt gió tấm chắn gió và vỏ bọc. 2. Nguyên lí làm việc: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ từ các chi tiết truyền tới các cánh tản nhiệt rồi tản ra không khí, nếu động cơ có quạt gió thì tốc độ làm mát được tăng cao hơn và chi tiết được làm mát đồng đều hơn. 4. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS nhắc lại: - Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống làm mát. - Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước. - Cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng không khí. - Dặn học sinh về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. - Dặn học sinh xem trước bài 27 SGK tiết sau học tiếp. Ngày soạn: 10/3/2018 Ngày giảng: 14/3/2018 Tiết 35 . Bài 27: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm vệc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng. - Đọc được sơ đồ khối của hệ thống. 2. Kĩ năng: Nhận biết được thực tế động cơ nào có sử dụng bơm xăng động cơ nào không sử dụng bơm xăng tại sao. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết đối với thực tiễn. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Ngôn ngữ, hợp tác - Năng lực chuyên biệt: Phân biệt được hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí và hệ thống nhiên liệu dùng hệ thống phun xăng của động cơ. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 27 sgk. - Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong. - Phóng to bảng 27.1 và 27.2 sgk. (máy chiếu) 2. Học sinh : Xem trước nội dung bài học ở nhà. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp Lớp Sĩ số Tên Hs vắng 2. Ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12403844.doc