Giáo án Công nghệ 6 - Tòng Văn Hùng

1/ Mục tiêu.

a. Kiến thức:

-Học sinh biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với đặc điểm, thời tiết, công việc, nghề nghiệp, giới tính.

b. Kỹ năng:

-Biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp với bản thân, vào hoàn cảnh gia đình một cách hợp lý.

c.Thái độ:

-Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý.

2/ Chuẩn bị.

a. Giáo viên:

-SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, tranh ảnh

b. Học Sinh:

-Học bài cũ và tìm hiểu bài mới, tranh ảnh

 

doc46 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7956 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Tòng Văn Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hau. - HS ghi bài - Một HS đọc lớp lắng nghe - HS chia nhóm xem các mẫu vải rút ra tính chất của vải - Hai HS nhắc lại tính chất của vải: + Tính chất vải sợi thiên nhiên: độ hút ẩm cao, mặt thoáng mát, dễ bị nhàu. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan + Tính chất vải sợi hoá học: Vải sợi nhân tạo: độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát, ít nhàu, bị cứng lại ở trong nước, tro bóp dễ tan, Vải sợi tổng hợp: độ hút ẩm thấp, mặc bí vì ít thấm mồ hôi, không nhàu, mặc bền, đẹp, tro bóp không tan - HS dự đoán tính chất của vải dựa vào vải sợi bông pha vải sợi tổng hợp đã nêu ở SGK - HS lắng nghe và ghi bài I. NGUỒN GỐC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI VẢI: 1.Vải sợi thiên nhiên 2.Vải sợi hoá học 3.Vải sợi pha: a. Nguồn gốc: - Vải sợi pha được dệt bằng cách kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi pha để dệt vải. b. Tính chất: -Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần Hoạt động 2. (Tg 15’) Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải - GV cho HS làm việc theo nhóm (5’) - Điền tính chất của một số loại vải vào bảng 1. - Sau khi hết thời gian GV treo bảng phụ, yêu cầu HS so sánh bài làm của nhóm mình với đáp án - Thử nghiệm vò vải, đốt sợi vải để phân biệt các mẫu vải hiện có - Yêu cầu HS đọc thành phần sợi vải trong các khung ở hình 1.3 SGK và những băng vải do GV và HS sưu tầm - HS hoạt động nhóm theo nội dung của GV. - HS điền vào vở kẻ sẵn - So sánh bài làm với đáp án - HS làm theo nhóm: thực nghiệm để phân biệt các loại vải II. THỬ NGHIỆM ĐỂ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI VẢI . 1.Điền tính chất của một số loại vải. 2.Thử nghiệm để phân biệt một số loại vải Bằng thao tác vò vải và đốt sợi vải 3.Đọc thành phần sợi vải trên các băng vải đính trên áo quần c. Củng cố bài học( Tg 7’) GV: Củng cố bằng một số câu hỏi: - Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK - Đọc mục : “Có thể em chưa biết” - Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay? - Làm thế nào để phân biệt được một số loại vải? d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (Tg 3’) GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối sách. - HS: Học bài ghi và kết hợp SGK - Chuẩn bị bài : “Lựa chọn trang phục” - Sưu tầm một số mẫu trang phục. Ngày soạn: 20/08/2011 Ngày soạn: Lớp 6E 27/08/2011 Lớp 6G 27/08/2011 Tiết 4. Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC 1. Mục tiêu bài học. a. Kiến thức - Nắm được khái niệm trang phục, các loại trang phục, chức năng của trang phục, cách lựa chọn trang phục. b. Kĩ năng - Vận dụng được các kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh gia đình c. Thái độ - Ham thích tìm hiểu về trang phục và cách lựa chọn tranng phục. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên: + Nghiên cứu kĩ nội dung bài SGK, tài liệu tham khảo về may mặc thời trang + Tranh ảnh về: Các loại trang phục, cách lựa chọn vải có màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng cơ thể + Mẫu thật một số loại áo quần và tranh ảnh có liên quan b. Học sinh: + Đọc trước nội dung bài học ở SGK + Sưu tầm mẫu thật áo quần hoặc tranh ảnh đẹp, phù hợp . 3. Tiến trình dạy học a. Kiểm tra bài cũ (Tg 5’) Câu 1. ? Hãy nêu nguồn gốc của vải sợi pha? Vì sao vải sợi pha được sử dụng phổ biến trong may mặc hiện nay? Trả lời - Vải sợi pha được dệt bằng cách kết hợp 2 hay nhiều loại sợi khác nhau tạo thành sợi pha để dệt vải.Vải sợi pha có những ưu điểm của các loại sợi thành phần Câu 2. ? Làm thế nào để phân biệt được vải sợi pha, vải sợi hoá học và vải sợi thiên nhiên? Trả lời -Bằng thao tác vò vải và đốt sợi vải chúng ta sẽ phân biệt được các loại vải b. Bài mới. *Giới thiệu bài ( Tg 2’): Mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng mặc như thế nào được xem là đẹp ? Đó là cần phải biết cách lựa chọn vải may mặc để có được trang phục đẹp,hợp thời trang và tiết kiệm * Nội dung: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1. (Tg 7’) Tìm hiểu khái niệm trang phục GV: Trong đời sống thường ngày chúng ta đã biết được từ ngữ “ Trang phục” gồm quần áo, vậy ngoài quần áo ra thì trang phục còn những gì nữa chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm trang phục. GV: dựa vào mục (1) để hoàn thành khái niệm cho HS ?Theo em hiểu trang phục là gì ? ? Trong các thứ đó, em thấy loại nào là quan trọng nhất, không thể thiếu đối với đời sống con người ? - GV: Kết luận, ghi bảng - GV: Trong thời đại nguyên thuỷ “áo quần: chỉ là những vỏ cây, lá cây ghép lại hoặc là tấm da thú khoác lên người một cách vụng về, đơn sơ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người và sự phát triển của khoa học công nghệ, áo quần ngày càng đa dạng, phương pháp về kiểu mốt, mẫu mã à phục vụ con người - HS dựa vào mục (1) SGK Trang phục là các loại áo quần, mặc - HS suy nghĩ trả lời: + Trang phục gồm áo quần và một số đồ dùng khác đi kèm: mũ, giày, khăn quàng - Áo quần là quan trọng nhất - Học sinh ghi bài - Lắng nghe I. Trang phục và chức năng của trang phục. 1. Trang phục là gì ? -Trang phục bao gồm các loại áo quần và 1 số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giầy, túi xách, thắt lưng … … trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất. Hoạt động 2. (Tg 15’) Tìm hiểu các loại trang phục GV: Chúng ta đã biết được khái niệm về trang phục, và trong thực tế chúng ta thấy nhiều loại trang phục, vậy trang phục gồm những loại nào? chúng ta cùng tìm hiểu. GV: Treo hình 1.4 (SGK) phóng to. GV hướng dẫn HS quan sát H 1.4 SGK ? Hãy nêu tên và công dụng của từng loại trang phục trong hình? ? Em hãy kể tên các bộ môn thể thao khác và trang phục đặc trưng cho từng bộ môn đó? ? Từ trang phục lao động (trong hình màu tím than), em hãy mô tả trang phục lao động của ngành y,nấu ăn … ? ? Từ các ảnh trên, em thấy trang phục có mấy loại ? ? Kiểu may và chất liệu có giống nhau không ? ?Làm thế nào để có thể phân loại trang phục ? GV: Kết luận, ghi bảng - HS nhìn hình ở SGK trả lời: -Hình 1.4a: Trang phục trẻ em, màu sắc tươi sáng rực rỡ -Hình 1.4b: Trang phục thể thao. Mặc trong các buổi tập và thi đấu thể thao -Hình 1.4c: Trang phục lao động. Mặc trong giờ lao động -Trang phục vận động viên bơi lội, trang phục cầu thủ bóng đá cũng khác nhau…… - Trang phục ngành y : Bộ áo quần màu trắng……, trang phục nấu ăn có cặp dề mang phía trước . -HS suy nghĩ trả lời : -Trang phục rất nhiều loại - Chất liệu vải, kiểu may khác nhau. - HS suy nghĩ và tham khảo SGK trả lời: + Theo lứa tuổi + Theo giới tính + Theo công dụng + Theo thời tiết - HS ghi bài 2. Các loại trang phục. -Có nhiều loại trang phục, mỗi loại được may bằng chất liệu vải và kiểu may khác nhau nên công dụng cũng khác nhau . -Có nhiều cách để phân loại trang phục : +Trang phục theo thời tiết. +Theo công dụng +Theo giới tính +Theo lứa tuổi Hoạt động 3. (Tg 10’) Tìm hiểu chức năng của trang phục GV : Trong thực tế trang phục rất phong phú. Vậy tại sao người mặc lại phải lựa chọn trang phục ? ? Trang phục có tác dụng gì? ? Khi em mặc quần áo thì em thấy thế nào? GV: Yêu cầu HS khác bổ sung ? Vào mùa đông em thường mặc quần áo như thế nào ? Vào mùa hè em mặc quần áo như thế nào? ? Người ở vùng xích đạo mặc như thế nào ? Người vùng bắc cực mặc quần áo như thế nào? ? Vậy trang phục có chức năng gì đối với con người? GV yêu cầu hs đọc phần “Thế nào là mặc đẹp ?” ? Trong 3 ý trả lời, em hãy chọn ý trả lời đúng và giải thích vì sao em chọn ý đó ? Yêu cầu HS thảo luận nhóm. (Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận trong 3’) - GV lưu ý: Thảo luận quan niệm về cái đẹp trong may mặc - GV nhận xét bổ sung - GV kết luận: Mặc áo quần phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, nghề nghiệp của bản thân, phù hợp với công việc và hoàn cảnh sống đồng thời phải biết cách ứng xử khéo léo, thông minh. ? Qua phần thảo luận trên chức năng thứ 2 của trang phục là gì ? - GV: Trang phục ngoài 2 chức năng trên, còn thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp vào trình độ văn hóa của người mặc. GV: Kết luận và ghi bảng - HS lắng nghe - HS trả lời theo ý hiểu - HS 1: Khi mặc trang phục chúng ta thấy ấm - HS 2: Bổ sung - HS: áo khoác to, áo len - Mặc quần áo mỏng - HS: Mặc quần áo mỏng -HS: áo khoác to, áo len - Trả lời theo ý hiểu - HS đọc bài - HS thảo luận theo nhóm - Làm đẹp cho con người - HS ghi bài 3.Chức năng của trang phục : - Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường - Làm đẹp cho con người -Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc. c.Củng cố bài học (Tg 4’) GV: Củng cố bài học bằng một số câu hỏi Trang phục là gì ? Nêu tên các loại trang phục mà em biết ? GV: treo bảng phụ - Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Trang phục có chức năng a. Làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động. b. Bảo vệ cơ thể tránh tác hại của môi trường . c. Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc. GV: Nêu câu trả lời: Đáp án a, b, c - HS trả lời -HS 1:Trang phục bao gồm các loại áo quần và 1 số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giầy, túi xách, thắt lưng … … trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất. - HS 2: Trang phục trẻ em, trang phục người lớn, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè.... - HS lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng. d. Hướng dẫn HS về nhà học bài(Tg 2’) - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài. GV: Dặn dò - Học bài ghi và SGK . - Chuẩn bị phần tiếp theo : “Lựa chọn trang phục” Ngày soạn: 26/08/2011 Ngày dạy: Lớp 6E 29/08/2011 Lớp 6G 30/08/2011 Tiết: 5 Bài 2:LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 2) 1/ Mục tiêu. a. Kiến thức: -Học sinh biết cách lựa chọn trang phục cho phù hợp với đặc điểm, thời tiết, công việc, nghề nghiệp, giới tính. b. Kỹ năng: -Biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp với bản thân, vào hoàn cảnh gia đình một cách hợp lý. c.Thái độ: -Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý. 2/ Chuẩn bị. a. Giáo viên: -SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, tranh ảnh b. Học Sinh: -Học bài cũ và tìm hiểu bài mới, tranh ảnh 3/ Tiến trình dạy học. a. Kiểm tra bài cũ (Tg 7’) Câu hỏi:? Trang phục là gì? Lựa chọn rang phục phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho VD minh họa. Trả lời: -Trang phục bao gồm các loại áo quần và 1 số vật dụng khác đi kèm như: mũ, giầy, túi xách, thắt lưng … … trong đó áo quần là những vật dụng quan trọng nhất. - Yếu tố: + Thời tiết + Lứa tuổi + Công dụng b. Bài mới * Vào bài:( Tg 2’) Mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhưng mặc như thế nào được xem là đẹp ? Đó là cần phải biết cách lựa chọn vải may mặc để có được trang phục đẹp,hợp thời trang và tiết kiệm . * Nội dung ( Tg 27’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung - GV nêu và giải thích: Con ngời rất đa dạng về tầm vóc, hình dáng. ? Biểu hiện tầm vóc của con ngời là nh thế nào? - Dùng bảng 2 hướng dẫn HS tìm hiểu về sự ảnh hưởng của mầu sắc hoa văn vải ? Khi may quần áo ngời ta cần phải làm những gì? - Hướng dẫn HS quan sát H1.5. Yêu cầu học sinh quan sát tranh để trả lời ? Những người trong tranh đã lựa chọn vải, kiểu may phù hợp chưa ? Người béo lùn nên may quần áo bằng vải gì? ? Người gầy và cao thì chọn vải có hoa văn và chất liệu nh thế nào? - Yêu cầu HS quan sát tranh H1.6, H1.7 và nội dung bảng 3 và cho nhận xét + Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng của người mặc như thế nào? - GV kết luận: + Người béo lùn nên mặc quần áo tối màu, kẻ sọc dọc nhỏ, tạo cảm giác gầy hơn, cao lên. + Người gầy chọn áo quần màu sáng kẻ sọc ngang, hoa to, vải giầy tạo cảm giác béo và thấp xuống GV: Ghi bảng - Nghe, quan sát, ghi nhớ - HS trả lời: Gầy và cao, béo và lùn, nhỏ bé, cân đối. - Nghe, quan sát tìm hiểu nội dung bảng 2 - HS trả lời: Chọn vải sao cho phù hợp vóc dáng. Chọn kiểu may trước khi mua vải sao cho phù hợp với vóc dáng cơ thể. - Quan sát H1.5 tìm hiểu trả lời các câu hỏi của GV - HS liên hệ kiến thức sgk trả lời - HS liên hệ kiến thức sgk trả lời - HS liên hệ kiến thức sgk trả lời - Nghe, quan sát tìm hiểu nội dung bảng 3 và H1.6, H1.7 -HS trả lời: Cùng một người mặc 2 trang phục khác nhau. Tạo cảm giác gầy đi hoặc béo lên. - Nghe, quan sát, ghi nhớ - Ghi bài II. Lựa chọn trang phục. 1. Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể. - Mầu sắc và hoa văn của vải cùng với kiểu may sẽ tạo cảm giác cho ngời mặc bị gầy đi hoặc béo lên. Cao lên hoặc lùn đi + Người béo lùn nên mặc quần áo tối màu, kẻ sọc dọc nhỏ, tạo cảm giác gầy hơn, cao lên. + Người gầy chọn áo quần màu sáng kẻ sọc ngang, hoa to, vải giầy tạo cảm giác béo và thấp xuống c.Củng cố bài học (Tg 5’) ? Qua bài này chúng ta phải nắm được những nội dung nào? ? Nêu lại các vọc dáng cơ thể người để lựa chọn trang phục? - HS trả lời - Vóc dáng: Cao, gầy, béo lùn... d. Hướng dẫn về nhà (Tg 4’) - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị: - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV - Lắng nghe Ngày soạn: 26/08/2011 Ngày dạy: Lớp 6E 03/09/2011 Lớp 6G 03/09/2011 Tiết: 6 Bài 2: LỰA CHỌN TRANG PHỤC (Tiết 3) 1/ Mục tiêu. a. Kiến thức: -Học sinh biết cách lựa chọn kiểu may cho phù hợp với lứa tuổi b. Kỹ năng: -Biết vận dụng được kiến thức đã học vào lựa chọn trang phục cho phù hợp với bản thân, vào hoàn cảnh gia đình một cách hợp lý. c.Thái độ: -Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý. 2/ Chuẩn bị. a. Giáo viên: -SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, tranh ảnh b. Học Sinh: -Học bài cũ và tìm hiểu bài mới, tranh ảnh 3/ Tiến trình dạy học. a. Kiểm tra bài cũ ( Tg 5’) Câu hỏi. ? Liên hệ thực tế bản thân em cho biết cách chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng của mình? Trả lời: Ví dụ: + Người béo lùn nên mặc quần áo tối màu, kẻ sọc dọc nhỏ, tạo cảm giác gầy hơn, cao lên. + Người gầy chọn áo quần màu sáng kẻ sọc ngang, hoa to, vải giầy tạo cảm giác béo và thấp xuống b. Bài mới * Vào bài: (Tg 2’) Chúng ta đã biết cách chọn vải, kiểu may theo vóc dáng cơ thể rồi, cách chonj vải, kiểu may cho người lớn tuổi, trẻ sơ sinh ... như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu. * Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 (Tg 15’) Tìm hiểu chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi - Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế thảo luận trả lời câu hỏi ? Từng độ tuổi nên chọn vải và kiểu may nào là phù hợp. Trẻ sơ sinh Trẻ mẫu giáo Tuổi học sinh Người trung tuổi Người già - Gọi đại diện một nhóm trình bầy, GV ghi bảng. Gọi nhóm khác nhận xét. + GV bổ xung, giải thích - GV lấy VD: Đối với trẻ nhỏ thì phải chọn vải mềm vì da trẻ em rất nhậy cảm . Chọn vải cho người già thì chọn vải tối màu, kiểu may đơn giản.... - Gọi HS lấy VD tiếp theo - Liên hệ thực tế, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV - Đại diện một nhóm trình bầy. Gọi nhóm khác nhận xét. - Nghe, ghi nhớ - Nghe, quan sát ghi nhớ - Liên hệ thực tế lấy VD 2. Chọn vải kiểu may phù hợp với lứa tuổi - Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt làm việc khác nhau và tính cách khác nhau nên lựa chọn vải cũng khác nhau cho phù hợp Hoạt động 2 ( Tg 15’) Tìm hiểu sự đồng bộ của trang phục - Hướng dẫn HS quan sát H1.8 SGK về sự đồng bộ của trang phục học trò ? Sự đồng bộ trang phục đem lại lợi ích gì - GV lấy VD - Gọi HS lấy VD tiếp theo - Quan sát tìm hiểu H1.8 - Liên hệ thực tế và tranh và trả lời câu hỏi - Nghe, ghi nhớ - Liên hệ thực tế lấy VD 3. Sự đồng bộ của trang phục: - Sự đồng bộ của trang phục giúp người sử dụng mặc đẹp hơn, đỡ tốn tiền mua sắm hơn c. Củng cố bài học ( Tg 5’) ? Qua bài này chúng ta phải nắm được những nội dung nào? GV; Hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài 2 - Gọi 3 HS đọc phần ghi nhớ - cách chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi. - Lắng nghe - HS1 đọc bài - HS2 đọc bài - HS3 đọc bài d. Hướng dẫn về nhà (Tg 3’) - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài - Yêu cầu HS về nhà học bài cũ và chuẩn bị: Một số mẫu vải để tiết sau thực hành, yêu cầu các nhóm phân công nhau mang dụng cụ thực hành - HS trả lời theo sự hướng dẫn của GV - Lắng nghe, phân công nhau mang dụng cụ thực hành Ngày soạn:31/08/2011 Ngày dạy: Lớp 6E 06/09/2011 Lớp 6G 09/09/2011 Tiết 7 Bài 3: Thực hành LỰA CHỌN TRANG PHỤC 1. Mục tiêu bài học. a. Kiến thức. - Nắm vững hơn những kiến thức đã học về lựa chọn trang phục. b. Kĩ năng. - Lựa chọn được vải, kiểu may phù hợp với bản thân, đạt yêu cầu thẩm mỹ và chọn được một số vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn. c. Thái độ. - Ham thích tìm hiểu về trang phục và lựa chọn trang phục. 2. Chuẩn bị a. Giáo viên: + Mẫu vải, mẫu trang phục, phụ trang đi kèm + Tranh ảnh có liên quan đến trang phục, kiểu mẫu đặc trưng b. Học sinh: + Mẫu vải, mẫu trang phục, phụ trang đi kèm + N?i dung bài th?c hành 3. Tiến trình dạy học. a. Kiểm tra bài cũ ( Tg 5’) Câu hỏi: Để có được bộ trang phục đẹp và hợp lý chúng ta phải chú ý đến những điểm nào ? Trả lời + Chọn vải phù hợp với dáng vóc cơ thể + Ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn, kiểu may đến vóc dáng của người máy (gầy đi, béo ra, cao lên hoặc thấp xuống…) b. Bài mới - GV: Đặt vấn đề vào bài: (Tg 2’) Qua bài học tuần trước các em đã biết lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục như thế nào cho phù hợp với vóc dáng, lựa chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho vừa phù hợp với trang phục lại tiết kiệm được chi phí. Để vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống, tiết học này sẽ giúp các em nắm vững hơn những kiến thức đã học nhằm lựa chọn trang phục cho chính bản thân mình. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1 (Tg 5’) Chuẩn bị thực hành GV: Yêu cầu HS kiểm tra chéo sự chuẩn bị của các nhóm. GV: Nhận xét sự chuẩn bị của HS. GV: Gọi học sinh đọc phần chuẩn bị trong SGK. GV: Để có trang phục đẹp chúng ta cần phải xác định đặc điểm về vóc dáng, kiểu may, và vật dụng phù hợp đi kèm với quần áo. - HS tiến hành kiểm tra chéo. - HS đọc bài - Lắng nghe I. Chuẩn bị Hoạt động 2.(Tg 25’) Học sinh thực hành GV: Nêu bài tập thực hành về chọn vải, kiểu may một bộ trang phục mặc di chơi (mùa nóng hoặc mùa lạnh). GV: Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Hướng dẫn HS suy nghĩ và ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của bản thân những dự định: kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. - Chọn một số vật dụng đi kèm (nếu cần) sao cho phù hợp với quần áo đã chọn - GV khuyến khích HS có thể lựa chọn vải- kiểu may -> mùa nóng, lạnh GV: Hướng dẫn HS chia nội dung thảo luận ở tổ làm hai phần. a. Từng cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ b. Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn TP của bạn về: màu sắc của vải, chất liệu vải; chọn kiểu may và vận dụng đi kèm - Sự lựa chọn đồ của bạn hợp lý chưa ?- Nếu chưa hợp lý thì nên sửa như thế nào ? GV: Khi thảo luận, cá nhân ghi nhận xét, góp ý của bạn vào chính tờ bài làm của mình GV: Theo dõi các tổ thảo luận và chuẩn bị ý kiến nhận xét- đánh giá. - Lắng nghe - HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV - HS chia nhóm thảo luận, và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV II. Thực hành 1. Làm việc cá nhân 2. Thảo luận trong tổ học tập. c. Tổng kết đánh giá bài thực hành (Tg 5’) GV: - Nhận xét đánh giá về: + Tinh thần, ý thức và thái độ làm việc của HS + Nội dung đạt được so với yêu cầu của bài + Giới thiệu 1 số phương án lựa chọn hợp lý - Yêu cầu HS về vận dụng tại gia đình - Thu các bài viết của HS để chấm điểm - Lắng nghe d. Hướng dẫn về nhà(Tg 3’) - HS đọc trước bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục -Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục Ngày soạn: 05/09/2011 Ngày giảng: Lớp 6E 10/09/2011 Lớp 6G 10/09/2011 Tiết 8 Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 1) 1/ Mục tiêu. a. Kiến thức - Học sinh biết cách sử dụng trang phục và phù hợp với hoạt động, với môi trường và công việc, biết cách vận giữa áo và quần một cách hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ, bảo quản trang phục. b. Kĩ năng - Rèn cho học sinh biết cách sử dụng trang phục hợp lý. c. Thái độ - Học sinh biết cách giữ gìn quần áo mặc hàng ngày sử dụng trang phục hợp lý biết chi tiêu trong may mặc 2/ Chuẩn bị. a.Giáo viên: -Bảng phụ, SGK, kế hoạch bài dạy. b.Học sinh: -Tranh về trang phục, thời trang, tìm hiểu bài mới, học bài cũ 3/ Tiến trình dạy học. Kiếm tra bài cũ ( Kiểm tra trong quá trình dạy học) b. Bài mới * Vào bài: (Tg 3’)Trong đời sống hằng ngày chúng ta mặc rất nhiều bộ quần áo, vậy khi ta mặc những bộ trang phục đó đã phù hợp chưa? Như thế nào gọi là hợp lý? Và việc bảo quản chúng như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay: “Sử dụng và bảo quản trang phục” bài này chúng ta học trong 2 tiết, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu phần I * Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1( Tg 20’) Tìm hiểu cách sử dụng trang phục hợp lý GV- Vào thứ 2, 5 hàng tuần theo quy định phải mặc đồng phục. Vậy bạn Trung lại mặc áo khác các bạn , vậy mặc như thế có hợp lý không? ? Sử dụng trang phục hợp lý là phải phù hợp với những yếu tố nào? - Cho HS trao đổi nhóm ra các hoạt động hàng ngày của mình. ? Khi đi học em mặc như thế nào? - GV kết luận dựa vào hình SGK - Treo bảng bài tập trong SGK về cách lựa chọn trang phục đi lao động, YC học sinh thảo luận, kết luận và giải thích. ? Trang phục ngày lễ, lễ hội tiêu biểu truyền thống của ngời VN là gì? Mặc dịp nào? - Khi đi dự liên hoan văn nghệ em thường mặc gì? - Giới thiệu yếu tố trang phục phù hợp môi trường, công việc. - Vì sao khi tiếp khách quốc tế Bác lại đề nghị các đồng chí đi cùng mặc Comle- Cavat. - Vì sao thăm đền T Vân Bác lại mặc áo nâu sồng. - Liên hệ thực tế và kiến thức đã học trả lời câu hỏi - HS trả lời: Phù hợp với hoạt động; Phù hợp với môi trường. - Trao đổi thảo luận nhóm ra các hoạt động hàng ngày của bản thân: Đi học, nấu ăn, chăn trâu... - Liên hệ thực tế, tranh ảnh, SGK trả lời câu hỏi: áo trắng, quần âu xanh - Trao đổi nhóm, rút ra nhận xét + Quần áo màu sẫm dễ thấm mồ hôi, đội nón mũ vành rộng + May đơn giản, rộng rãi, dễ hoạt động. + Dép thấp, giày bata - Liên hệ thực tế, tranh ảnh, sgk trả lời câu hỏi - HS liên hệ thực tế trả lời: Mặc váy, quần sáng màu, cài nơ, khăn bông tay, tay cài hoa... tất trắng, dép quai hậu... - Nghe, quan sát, ghi nhớ - HS trả lời: Khách quan trọng, tạo khoảng cách cân bằng với khách. Không xa lạ, lạc lõng biểu hiện thái độ tôn trọng, ngang hàng với khách. - HS trả lời: Tạo sự gần gũi với đối tượng của mình sẽ tiếp xúc. I. Sử dụng trang phục. 1/ Cách sử dụng trang phục hợp lý. * Trang phục phải phù hợp với hoạt động: - VD: Đi học chọn vải pha, màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động. - VD: Đi lao động: + Quần áo màu sẫm dễ thấm mồ hôi, đội nón mũ vành rộng + May đơn giản, rộng rãi, dễ hoạt động. + Dép thấp, giày bata *. Trang phục phù hợp với môi trường công việc: - VD: Khi đi dự liên hoan văn nghệ: Mặc váy, quần sáng màu, cài nơ, khăn bông tay, tay cài hoa... tất trắng, dép quai hậu... Hoạt động 2( Tg 15’) Tìm hiểu cách phân phối trang phục - Hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu H1.11 rút ra kết luận - GV bổ sung, giải thích - Giới thiệu vòng mầu SGK... cùng HS lấy VD - Quan sát, tìm hiểu H1.11 rút ra kết luận - Nghe, quan sát ghi vở - Nghe, quan sát, lấy VD 2. Tìm hiểu cách phân phối trang phục * Phối hợp vải hoa văn với vải trơn: Không nên mặc áo và quần có hai dạng hoa văn khác nhau. Vải hoa sẽ hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa * Phối hợp màu sắc c. Củng cố bài học( Tg 5’) - Hệ thống lại nội dung bài theo các đề mục ghi trên bảng ? Qua bài này chúng ta phải nắm được những nội dung nào? - Lắng nghe - Biết cách sử dụng trang phục cho hợp lý, và biết phân phối trang phục d. Hướng dẫn học bài ở nhà( Tg 2’) - Dặn HS về học bài và tìm hiểu nội dung phần II. Sưu tầm 1 số kí hiệu giặt là trên áo, quần Ngày soạn: 03/09/2011 Ngày giảng: Lớp 6E 12/09/2011 Lớp 6G 13/09/2011 Tiết: 9 Bài 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (Tiết 2) 1. Mục tiêu. a. Kiến thức: -Học sinh biết cách sử dụng và bảo quản đúng trang phục b. Kỹ năng: -Bảo quản đúng trang phục, đúng kỹ thuật để giữ vẻ đẹp, bền và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc. c. Thái độ -Cẩn thận giữ gìn quần áo mặc hàng ngày cho sạch sẽ. 2.Chuẩn bị. a.Giáo Viên: -SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ b.Học Sinh: -Học bài cũ, tìm hiểu bài mới, su tầm một số kí hiệu giặt là trên áo quần. 3. Tiến trình dạy học. a. Kiểm tra bài cũ (Tg 5’) Câu hỏi: Lấy ví dụ trang phục phù hợp với hoạt động về chọn vải, kiểu may, mầu sắc.. Trả lời: - VD: Đi học chọn vải pha, màu sắc nhã nhặn, kiểu may đơn giản, dễ mặc, dễ hoạt động. - VD: Đi lao động: + Quần áo màu sẫm dễ thấm mồ hôi, đội nón mũ vành rộng + May đơn giản, rộng rãi, dễ hoạt động. + Dép thấp, giày bata b. Bài mới * Vào bài (Tg 2’): Bảo quản trang phục là một vấn đề rất quan trọng, chúng ta không biết bảo quản thì trang phục sẽ dễ bị hỏng, mất màu sắc.... Vậy bảo quản như thế nào là tốt chúng ta cùng nghiên cứu sang phần II. * Nội dung: (Tg 28’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng ? Bảo quản trang phục nhằm mục đích gì + GV tổng hợp ghi bảng. Kết luận ? Kể tên các công việc bảo quản trang phục ? Những bạn nào ở nhà đã được giặt quần áo rồi? Em hãy nêu quy trình khi giặt ở nhà? - Dùng bảng phụ hướng dẫn HS thảo luận điền nội dung vào quy trình giặt là SGK (điền từ th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông nghệ 6 chương I chuẩn kiến thức kĩ năng - THCS Mường Và.doc
Tài liệu liên quan