Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 2

Tiết 4: Tập đọc

SẮC MÀU EM YÊU(tr. 19)

I. Mục đích yêu cầu :

- Đọc trôi chảy diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết

- Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ : tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích).

 - Giáo dục ý thức BVMT qua các khổ thơ; giáo dục các em thức yêu quý vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ ghi những câu cần luyện đọc

III. Các phương pháp dạy học

 Thảo luận ,đàm thoại, giảng giải,thực hành, luyện tập.

IV. Các hoạt động dạy học

1. Kiểm tra :

 - HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi.

 - GV + HS nhận xét, đánh giá.

 

doc22 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sau **************************************************** Tiết 2: Đạo đức EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 2) I. Mục tiêu : Sau khi học bài này HS : - Biết : HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. - Có ý thức học tập,rèn luyện. -Vui và tự hào là HS lớp 5. - HS KG : Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. - Giáo dục HS kĩ năng tự nhận thức ( tự nhận thức được mình là HS lớp 5). Kĩ năng xác định giá trị( xác định giá trị của HS lớp 5). Kĩ năng ra quyết định. ( Biết cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng đáng là HS lớp 5). II. Chuẩn bị. GV: Kế hoạch do học sinh năm trước lập phấn đấu trong năm học HS : Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS gương mẫu và về chủ đề trường em. III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, trò chơi, thực hành , thảo luận, trình bày, động não, kể chuyện. IV. Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại phần ghi nhớ ở tiết 1 - Lớp nhận xét – GV đánh giá. 2. Dạy bài mới. Giới thiệu bài: GV giới thiệu - HS theo dõi Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu MT: Rèn luyện kĩ năng đặt mục tiêu, động viên HS ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là học sinh lớp 5. PP : Thảo luận nhóm, động não, trình bày. Cách tiến hành: - Từng học sinh trình bày kế hoạch của mình trong nhóm. - Nhóm trao đổi, góp ý kiến - GV gọi một vài em trình bày trước lớp, lớp trao đổi, nhận xét. - GV nhận xét chung và kết luận. Hoạt động 2: Kể chuyện về những tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu. MT: HS biết thừa nhận và học theo những tấm gương tốt. PP : Kể chuyện, thảo luận nhóm, động não, trình bày. Cách tiến hành: - HS kể về các học sinh lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài). - Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương. - GV kết luận. Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ về chủ đề: Trường em. MT: Giáo dục các em tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp. PP : Trò chơi, thảo luận nhóm, thực hành , trình bày. Cách tiến hành: - HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trưưòng em - Lớp cùng GV nhận xét - GV kết luận. Hoạt động nối tiếp: - GV chốt nội dung, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị giờ sau: Có trách nhiệm về việc làm của mình. **************************************************** Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2016 Buổi sáng: Tiết 1 Toán ÔN TẬP : PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ (Tr.10) I-Mục tiêu - Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số. - Làm được BT1; BT2 (a,b); BT3. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Phương pháp dạy học: - Giảng giải, thực hành , luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài. Lớp nháp và nhận xét So sánh các phân số: ; - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số: MT: Nhớ lại cách cộng( trừ) hai phân số. PP: Giảng giải, thực hành , luyện tập. Cách tiến hành:` - GVHD để HS nhớ lại và nêu được cách thực hiện phép cộng,phép trừ hai phân số cùng mẫu số và hai phân số khác mẫu số. - GV nêu ví dụ: + ; - - Gọi HS nêu cách tính và thực hiện tính trên bảng, - Các HS khác làm vào nháp rồi chữa bài. - GV giúp HS tự nêu nhận xét chung về cách thực hiện phép cộng ( trừ ) hai phân số. Hoạt động 2: Thực hành: MT: Nhớ lại cách cộng( trừ) hai phân số. ĐD: Bảng phụ PP: Giảng giải, thực hành , luyện tập. Cách tiến hành:` Bài 1: - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ. - GV và lớp nhận xét, kết luận. Bài 2(a,b): - HS tự làm rồi chữa bài. Chẳng hạn: 3 + = = hoặc viết đầy đủ là: 3 + =+== Bài 3 : - HS đọc bài toán rồi tự giải vào vở, 1HS làm bảng phụ và trình bày. - GV và lớp nhận xét, kết luận. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS xem lại bài ở nhà và làm BT2c. Chuẩn bị bài :Phép nhân (chia) hai phân số. ********************************************* Tiết 3: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC (tr.18) I. Mục đích yêu cầu: - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc bài CT đã học(BT1)); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc(BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3). - Biết đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương( BT4) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ - Vở BT Tiếng việt 5. III. Các phương pháp dạy học: - Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, hỏi đáp, thực hành , thi đua. IV: Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra: - HS nêu 2 từ cùng nghĩa và đặt câu với từ đó. - GV+ HS nhận xét 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC tiết học. Hoạt động 1: Làm bài tập 1,2,3. MT: Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài TĐ hoặc bài CT đã học; tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc; tìm được một số từ chứa tiếng quốc PP: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải, thực hành , thi đua. ĐD: Bảng phụ Cách tiến hành:` Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS trao đổi cặp đôi để tìm từ. - Gọi HS phát biểu - Nhận xét và sửa chữa Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu bài tập - Các nhóm nhận bảng phụ, thi đua tìm từ nhanh. - GV và lớp nhận xét và kết luận tuyên dương tổ thắng cuộc - Gọi HS đọc lại bài làm Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài - Cho HS trao đổi nhóm đôi. -- Đại diện từng nhóm trình bày - GV và lớp nhận xét và bổ sung Hoạt động 2: Bài tập 4 MT: Biết đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương. PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành , thi đua. Cách tiến hành:` - Gọi HS đọc yều cầu bài tập - GV giải thích nghĩa của những từ ngữ trong bài đọc. - Cho HS làm bài vào vở. 1HS làm bảng phụ. - Gọi HS phát biểu - Nhận xét và sửa các câu đặt sai cho HS Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học - Về nhà tiếp tục làm lại bài tập và chuẩn bị cho bài học sau: Luyện tập về từ đồng nghĩa. *************************************************** Tiết 5 : Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (tr.18) I. Mục đích yêu cầu - Chọn được một chuyện viết về các anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Một số sách, chuyện, bài báo viết về các anh hùng danh nhân. III. Các phương pháp dạy học: - Kể chuyện, thảo luận nhóm,đàm thoại, giảng giải. IV.Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Kể và nêu ý nghĩa của chuyện Lý Tự Trọng 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: nêu MĐ-YC bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài MT : - Hiểu được yêu cầu của đề bài để chọn được một chuyện viết về các anh hùng, danh nhân của nước ta. PP : Thảo luận , đàm thoại . Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc đề bài - Giáo viên gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý và giúp học sinh xác định đúng yêu cầu đề bài. - Giáo viên giải nghĩa từ danh nhân - Gọi HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4 trong SGK. - GV lưu ý HS cách kể chuyện. Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. MT : - Chọn được một chuyện viết về các anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. PP : Kể chuyện, thảo luận nhóm,đàm thoại, giảng giải, thi đua. Cách tiến hành: - Hướng dẫn kể chuyện trong nhóm - Cho học sinh kể theo cặp để trao đổi ý nghĩa chuyện - Tổ chức thi kể chuyện trước lớp - Gọi học sinh xung phong đại diện kể - Hướng dẫn học sinh nhận xét : nội dung chuyện có hay có mới không ? Cách kể, giọng điệu, cử chỉ ? Khả năng hiểu câu chuyện của người kể - Giáo viên nhận xét và hướng dẫn các em bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể tự nhiên hấp dẫn nhất, bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. Hoạt động nối tiếp - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn dò về nhà kể lại chuyện cho mọi người cùng nghe và chuẩn bị bài sau. ******************************************************* Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2016 Buổi sáng: Tiết 2: Toán ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ ( Tr. 11) I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép nhân, phép chia hai phân số. - Làm được BT1( cột1); BT2(a,b); BT3. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Phương pháp dạy học: - Giảng giải, thực hành , luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. . Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài. lớp nháp và nhận xét ; - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập về phép nhân và phép chia hai phân số: MT: Nhớ lại cách nhân(chia) hai phân số. PP: Giảng giải, thực hành , luyện tập. Cách tiến hành:` - GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiên phép nhân và phép chia hai phân số. -VD: GV nêu ở trên bảng rồi gọi 1HS nêu cách tính,HS khác làm vào giấy nháp và chữa bài. -Làm tương tự với VD: : . -HS nêu lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. Hoạt động 2: Thực hành MT: Làm được các BT về nhân(chia) hai phân số. ĐD: Bảng phụ. PP: Thực hành , luyện tập. Cách tiến hành:` Bài 1( cột 1): - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - Lưu ý HS các trường hợp sau: 4 ; 3 : - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: (a, b) - Cho HS tự làm theo mẫu,rồi chữa bài. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu yêu cầu BT. - 1 HS làm bảng phụ. HS còn lại làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Hoạt động nối tiếp: - Dặn HS về làm các BT còn lại và chuẩn bị bài Hỗn số. ******************************************************* Tiết 3: Khoa học NAM HAY NỮ ( tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS : - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam, bạn nữ. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm - Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, vấn đáp. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: + Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài . Hoạt động 1: Trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng?” MT : Phân biệt các đặc diểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. ĐD: Bảng nhóm PP : Thảo luận nhóm, động não, vấn đáp,thực hành. Cách tiến hành: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi. - Chia lớp làm 4 nhóm phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm . - GV quan sát các nhóm chơi. - Các nhóm nhận xét và bình xét nhóm thắng cuộc. - GVKL: Vai trò của cả nam và nữ ở gia đình, xã hội. Hoạt động 2: Vai trò của cả nam và nữ ở gia đình, xã hội. MT : Biết vai trò của cả nam và nữ ở gia đình, xã hội. PP : Thảo luận nhóm, động não, vấn đáp, thực hành. Cách tiến hành: - GV yêu cầu từng cặp HS thảo luận các câu hỏi ( trang 9 SGK): + Nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương bạn. + Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - Từng nhóm thực hành hỏi đáp, lớp chất vấn, nhận xét. - GVKL: Chúng ta cần phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Cần có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS xem lại bài ở nhà. Làm bài trong VBT *********************************************** Tiết 4: Tập đọc SẮC MÀU EM YÊU(tr. 19) I. Mục đích yêu cầu : - Đọc trôi chảy diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết - Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ : tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích). - Giáo dục ý thức BVMT qua các khổ thơ; giáo dục các em thức yêu quý vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi những câu cần luyện đọc III. Các phương pháp dạy học Thảo luận ,đàm thoại, giảng giải,thực hành, luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : - HS đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi. - GV + HS nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc MT : Biết đọc đúng một bài thơ ĐD: Bảng phụ. PP: Đàm thoại, thực hành , giảng giải Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - HS đọc nối tiếp 8 khổ thơ ( 2 - 3 lượt) - GV hướng dẫn HS phát âm đúng các từ khó và hiểu nghĩa một số từ mới trong bài. - HS đọc theo cặp - HS đọc lại bài. - Giáo viên đọc diễn cảm : giọng nhẹ nhàng tình cảm, trải dài tha thiết ở cuối khổ thơ Hoạt động 2: Tìm hiểu bài MT: Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ : tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK). PP : Đàm thoại, thảo luận, giảng giải Cách tiến hành: - HS cả lớp đọc thầm từng khổ thơ, cả bài , suy nghĩ thảo luận theo cặp, trả lời các câu hỏi: + Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? + Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ? - Học sinh nêu và giải thích.:"VD: Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý." - Nhận xét , giáo dục các em thức yêu quý vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước + Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với quê hương, đất nước ? + Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ ? - HS trả lời các câu hỏi, GV cùng HS nhận xét, rút nội dung. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng MT: Đọc trôi chảy diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết.Thuộc lòng những khổ thơ em thích. PP: Thực hành , luyện tập, thi đua. Cách tiến hành:` - 1 HS đọc bài thơ, lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với bài. - Giáo viên nhận xét và sửa cách đọc HS - Hướng dẫn lớp đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu. HS luyện đọc và thi đọc. - GV và lớp nhận xét cách đọc của HS . - Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng những khổ thơ mình thích - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng. - GV và HS nhận xét và bình chọn bạn thuộc và đọc hay nhất Hoạt động tiếp nối: - Nhận xét và đánh giá tiết học - Dặn về nhà tiếp tục học thuộc lòng và chuẩn bị bài sau: Lòng dân. ************************************************ Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2016 Buổi sáng: Tiết 1 Toán HỖN SỐ ( Tr. 12) I.Mục tiêu - Biết đọc viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần thập phân. - HS làm được BT1, 2a. II.Đồ dùng dạy học - Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK. Bảng phụ III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành , luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài. Lớp nháp và nhận xét ; - GV nhận xét. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bước đầu về hỗn số: MT: Nhận biết và biết cách đọc, viết hỗn số. ĐD: Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK. PP: Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành. Cách tiến hành:` - GV gắn các tấm bìa có vẽ lại hình vẽ SGk lên bảng,rồi đặt câu hỏi để HS quan sát hình vẽ và trả lời. - Sau khi HS nêu các câu trả lời;GV giúp HS tự nêu được: Có 2 hình tròn và hình tròn, Ta viết gọn là 2, 2 gọi là hỗn số. - GV hướng dẫn HS cách đọc, viết hỗn số - Cho vài HS nhắc lại. Chú ý: Khi đọc hỗn số,chẳng hạn 2 có thể đọc như SGK hoặc đọc là: Hai, ba phần tư. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành MT: Biết đọc viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần thập phân. ĐD: Bảng phụ. PP: Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành. Cách tiến hành:` Bài 1: - Yêu cầu HS nhìn hình vẽ,tự nêu các hỗn số và cách đọc(theo mẫu). - GV nhận xét, kết luận. Bài 2a: - Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi chữa bài. - GV treo hình trong SGK vẽ sẵn ở bảng phụ lên bảng để cả lớp cùng chữa bài. - Cho HS đọc các phân số,đọc các hỗn số trên tia số Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học.Dặn chuần bị bài sau: Hỗn số(tiếp theo) ************************************************* Tiết 2: Khoa học CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? I. Mục tiêu: - Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. II. Đồ dùng dạy học : - Hình trang 10,11 SGK. III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, thực hành, thảo luận, vấn đáp. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: + Nêu vai trò của nam và nữ trong gia đình và ngoài xã hội? - HS trả lời, HS lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài . Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. MT : Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ. ĐD : Tranh ảnh SGK. PP : Quan sát, thảo luận, vấn đáp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm mục bạn cần biết ( trang 10 SGK). - Yêu cầu HS quan sát các hình và mô tả khái quát quá trình thụ tinh. Hãy đọc kĩ từng chú thích và tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào. - HS trình bày ý kiến. - GV giảng để HS biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. Hoạt động 2: Làm theo nhóm MT : HS phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. ĐD : Tranh ảnh SGK. PP : Quan sát, thảo luận, vấn đáp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc thầm mục bạn cần biết ( trang 11 SGK). Thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu sau: + Quan sát hình 2,3,4,5 ( trang 11 SGK), để tìm xem hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng? - HS trình bày.Lớp và GV nhận xét. - GVKL về giai đoạn phát triển của thai nhi trong mỗi hình. Hoạt động nối tiếp: - Dặn HS xem lại bài ở nhà. ***************************************************** Tiết 3: Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (tr.21) I. Mục đích yêu cầu - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1). - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). - Ngữ điệu trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối giáo dục HS ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy học - HS: Vở bài tập - Những ghi chép và dàn ý học sinh đã lập sau khi quan sát một buổi trong ngày . III. Các phương pháp dạy học: - Đàm thoại, giảng giải, thực hành , thi đua. IV: Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra : Gọi học sinh trình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày ở tiết trước. -GV nhận xét. 2. Dạy bài mới Giới thiệu bài : Nêu MĐ - YC bài học Hoạt động 1: Bài tập 1 MT: Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối . PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành , thi đua. Cách tiến hành:` - Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung 2 bài văn tả cảnh. - Cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà em thích. - Gọi học sinh phát biểu - Giáo viên nhận xét ,giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, giáo dục BVMT . Hoạt động 2: Bài tập 2 MT: Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí . PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành , thi đua. Cách tiến hành:` - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên nhắc học sinh : mở bài, kết bài cũng là một phần của dàn ý nhưng ta nên chọn viết một đoạn trong phần thân bài - Gọi học sinh đọc mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đoạn văn. - Cho cả lớp viết bài vào VBT. - Gọi học sinh đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh - Giáo viên và lớp nhận xét và bổ xung - Chấm một số bài để đánh giá xem bài viết có sáng tạo không, có ý riêng không, có sáo rỗng không. Hoạt động nối tiếp - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học - Dặn dò về nhà : quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả chuẩn bị cho bài sau. ******************************************************** Tiết 4: Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA (tr.22) I. Mục đích yêu cầu - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa(BT2). - Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3). II. Đồ dùng dạy học - Vở bài tập tiếng việt, từ điển - Bảng phụ III. Các phương pháp dạy học: - Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, hỏi đáp, thực hành , thi đua. IV: Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra - HS làm lại bài tập 2 của tiết trước . - GV nhận xét 2. Dạy bài mới Giới thiệu bài : Nêu MĐ - YC tiết học Hoạt động 1: Bài tập 1 MT: Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn . PP: Đàm thoại, giảng giải, thực hành , thi đua. Cách tiến hành:` - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - HS lớp đọc thầm đoạn văn - Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài. Gọi vài HS đọc kết quả. - Giáo viên và lớp nhận xét và chốt lời giải. Hoạt động 2: Bài tập 2 MT: xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa PP: Đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành . Cách tiến hành:` - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập. Giải thích yêu cầu của bài tập - Cho học sinh làm bài và trao đổi trong nhóm - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả - Nhận xét và chốt lời giải Hoạt động 3: Bài tập 3 MT: Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa PP: Thực hành, thi đua . Cách tiến hành:` - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập và giải thích nhắc nhở để học sinh hiểu đúng yêu cầu của bài - Cho học sinh làm bài vào vở. Vài HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết. - HS lớp + Giáo viên nhận xét biểu dương những đoạn viết hay dùng từ đúng chỗ. Hoạt động tiếp nối: - Nhận xét và đánh giá giờ học - Dặn về nhà viết lại đoạn văn bài 3 cho hay và chuẩn bị bài sau. Tiết 5: Địa lý ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I.Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm chính về địa hình: phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên, ... - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam, ... II.Đồ dùng dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, thực hành, thảo luận, vấn đáp. IV. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: + Hãy cho biết đất nước ta nằm trong khu vực nào của thế giới. Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta. 2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài . Hoạt động 1: Địa hình MT : Nêu được một số đặc điểm chính về địa hình: phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng. ĐD : Lược đồ địa hình Việt Nam . PP : Quan sát, thảo luận, vấn đáp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK ( trang 68) rồi thảo luận nhóm đôi các nội dung sau: + Chỉ vị trí vùng đồi núi và vùng đồng bằng trên lược đồ hình 1. + So sánh diện tích vùng đồi núi với đồng bằng nước ta. + Kể tên các dãy núi chính ở nước ta, trong đó những dãy núi nào có hướng tây bắc-đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? + Chỉ trên lược đồ hình 1 đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Các nhóm thực hành hỏi đáp và lên bảng chỉ lược đồ, các nhóm khác nhận xét và chất vấn. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Khoáng sản MT : Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên, ... ĐD : Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam . PP : Quan sát, thảo luận, vấn đáp. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc mục 2 và quan sát lược đồ hình 2 trong SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? +Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, bô - xít, ... - Các nhóm HS trả lời câu hỏi, nhận xét và chất vấn. -GV nhận xét, kết luận. -1HS đọc lại bài học. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: " Khí hậu" ******************************************************* Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2016 Buổi sáng: Tiết 1 Toán HỖN SỐ (tiếp theo) I.Mục tiêu - Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các BT. - HS làm được các BT1( 3hỗn số đầu); BT2(a,c); BT3(a,c); II.Đồ dùng day- học Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK. III. Phương pháp dạy học: - Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành , luyện tập. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc các hỗn số sau: ; - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số: MT: Nhận biết và biết cách chuyển một hỗn số thành phân số: ĐD: Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK. PP: Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành. Cách tiến hành:` -GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (hình vẽ SGK) để giúp HS nhận ra vấn đề. Chẳng hạn: Cho HS tự viết để có: 2 = 2 + = = Viết gọn lại: 2 = = - Giúp HS tự nêu cách chuyển 2 thành rồi nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành MT: Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các BT. PP: Quan sát, giảng giải,hỏi đáp, thực hành. Cách tiến hành:` Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài YC học sinh nêu lại cách chuyển một hỗn số thành một phân số(như BH trong SGK. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 2(a,c): GV hướng dẫn HS làm theo mẫu. HS tự làm rồi chữa các phần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao an lop 5 tuan 2_12345517.doc
Tài liệu liên quan