Giáo án Địa Lý 11

 

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được Châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá,.

- Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc.

- Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm.

2. Kĩ năng

Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi.

3. Thái độ

Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Phi; Bản đồ kinh tế chung Châu Phi.

- Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân Châu Phi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Kiểm tra bài cũ: 04 phút

Bài mới: 33 phút

GV giới thiệu về con sông dài nhất thế giới: Sông Nin, nơi phát nguyên của sông Nin, với 2 nhánh chính Nin Xanh và Nin Trắng, những chặng đường sông Nin đi qua, những món quà tặng mà sông Nin đem đến cho người dân Châu Phi để dẫn dắt vào bài.

 

doc29 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 14696 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa Lý 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số dân tăng hàng năm của thế giới). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nước phát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển. - Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn. - Dân số nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nước phát triển có xu hướng chững lại. - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên moi trường, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống. 2. Già hoá dân số Dân số thế giới ngày càng già đi. a. Biểu hiện - Tỉ lệ trên 15 tuổi ngày càng thấp, tỉ lệ trên 65 tuổi ngày càng cao, tuổi thọ ngày càng tăng. - Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già. - Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ. b. Hậu quả - Thiếu lao động. - Chi phí phúc lợi cho người già lớn. II. Môi trường 14 phút (Thông tin phản hồi phiếu học tập phần phụ lục). 1.Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn. 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương. 3. Suy giảm đa dạng sinh học. III. Một số vấn đề khác 05 phút - Nạn khủng bố đã xuất hiện trên toàn thế giới. - Các hoạt động kinh tế ngầm đã trở thành mối đe doạ đối với hoà bình và ổn định thế giới. IV. ĐÁNH GIÁ 04 phút HS kể tên các vấn đề môi trường toàn cầu. Nêu nguyên nhân và đề xuất các biện pháp giải quyết. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 03 phút - Làm bài tập 2 và 3 trong SGK. - Sưu tầm các tài liệu liên quan đến các vấn đề môi trường toàn cầu. VI. PHỤ LỤC Phiếu học tập và thông tin phản hồi: Vấn đề môi trường Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp Biến đổi khí hậu toàn cầu - Trái Đất nóng lên - Mưa axit - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển hiệu ứng nhà kính. - Chủ yếu từ ngành sản xuất điện và các ngành CN sử dụng than đốt. - Băng tan - Mực nước biển tăng ngập một số vùng đất thấp. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất. Cắt lượng giảm CO2, SO2, NO2, CH4 trong sản xuất và sinh hoạt. Suy giảm tầng ôdôn Tầng ôdôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn. Hoạt động CN và sinh hoạt một lượng khí thải lớn trong khí quyển. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật, thuỷ sinh. Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất và sinh hoạt. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt. - Ô nhiễm biển. - Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ - Thiếu nguồn nước sạch. - Ảnh hưởng đến sức khoẻ. - Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh. - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lí chất thải. - Đảm bảo an toàn hàng hải. Suy giảm đa dạng sinh học Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Khai thác thiên nhiên quá mức. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu,... - Mất cân bằng sinh thái. Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung trâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên. Tiết 4 – Bài 4 Thực hành TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: 1. Kiến thức Hiểu được những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. 2. Kĩ năng Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Một số ảnh về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lí, kinh doanh. - Đề cương báo cáo (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, câu 2 SGK trang 16 Bài mới: 27 phút Cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển cũng chính là của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu bài thực hành này chúng ta sẽ có thêm kiến thức, hiểu rõ hơn những khó khăn Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh toàn cầu hoá để sau này xây dựng đất nước. HĐ 1: Nhóm Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển. Bước 1: - GV nêu lên mục đích yêu cầu của tiết thực hành. - GV giới thiệu khái quát: Mỗi ô kiến thức trong SGK là nội dung về một cơ hội và thách thức của toàn cầu đối với các nước đang phát triển. Bước 2: - HS đọc các ô kiến thức trong SGK, dựa vào các tài liệu tham khảo và kiến thức đã học để rút ra kết luận về các đặc điểm của nền kinh tế thế giới. - Các kết luận phải được diễn đạt rõ ràng, đúng, đủ nội dung mà ô kiến thức đề cập đến. - Sắp xếp các kết luận theo thứ tự của các ô kiến thức. VD: + Kết luận 1 (sau ô 1): + Kết luận 2 (sau ô 2): - Kết luận chung: + Các cơ hội của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: + Các thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển: HĐ 2: Trình bày báo cáo. Bước 1: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận thành báo cáo có chủ đề: “Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển”. Bước 2: Các nhóm khác bổ sung, góp ý. GV chuẩn kiến thức. IV. ĐÁNH GIÁ 10 phút 1. Câu nào dưới đây không chính xác: A. Toàn cầu hoá đem đến nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển. B. Toàn cầu hoá tạo nên nhiều thách thức lớn cho các nước đang phát triển. C. Toàn cầu hoá chỉ tạo cơ hội đón đầu các công nghệ hiện đại cho các nước phát triển. D. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khoa học và công nghệ đã có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế thế giới. 2. Động lực chính của sự phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỉ đầu thế kỉ 21 là: A. Những thành tựu về khoa học kĩ thuật. B. Những thành tựu về di truyền học. C. Những thành tựu về khoa học công nghệ. D. Những thành tựu vượt bậc về y học. 3. Phát triển bền vững đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế biểu hiện ở: A. Việc kí kết hàng loạt các hợp đồng kinh tế quốc tế. B. Việc dần thay thế sự phát triển các ngành truyền thống bằng các ngành công nghệ cao. C. Việc kí kết hàng loạt thoả thuận quốc tế về môi trường. D. Việc chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao. 4. Cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính ở Châu Á xảy ra vào cuối thế kỉ XX: A. Chỉ ảnh hưởng đến các nước trong khu vực. B. Ảnh hưởng đến Châu Á và một vài nước lân cận. C. Ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. D. Không ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế thế giới. 5. Toàn cầu hoá gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên vì: A. Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác triệt để hơn. B. Hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ. C. Các ngành điện tử – tin học, công nghệ sinh học ngày càng phát triển. D. Công nghệ hiện đại được áp dụng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 03 phút HS về nhà hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh từ 150 – 200 từ, với tiêu đề: “Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới”. Liªn hÖ ®t 01689218668 cã ®Çy ®ñ trän bé Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được Châu Phi khá giàu khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá,... - Dân số tăng nhanh, nguồn lao động khá lớn, song chất lượng cuộc sống thấp, bệnh tật, chiến tranh đe doạ, xung đột sắc tộc. - Kinh tế tuy có khởi sắc, nhưng cơ bản phát triển còn chậm. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ, bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Châu Phi. 3. Thái độ Chia sẻ với những khó khăn mà người dân Châu Phi phải trải qua. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Châu Phi; Bản đồ kinh tế chung Châu Phi. - Tranh ảnh về cảnh quan và con người, một số hoạt động kinh tế tiêu biểu của người dân Châu Phi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ: 04 phút Bài mới: 33 phút GV giới thiệu về con sông dài nhất thế giới: Sông Nin, nơi phát nguyên của sông Nin, với 2 nhánh chính Nin Xanh và Nin Trắng, những chặng đường sông Nin đi qua, những món quà tặng mà sông Nin đem đến cho người dân Châu Phi để dẫn dắt vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm - GV khái quát về vị trí địa lí Bước 1: - Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ toạ độ trả lời câu hỏi: Đặc điểm khí hậu và cảnh quan Châu Phi? Gợi ý: + Kể tên các hoang mạc ở Châu Phi. + Nguyên nhân hình thành các hoang mạc. - Dựa vào kênh chữ trong SGK và hình 5.1 hãy: + Nhận xét sự phân bố và hiện trạng khai thác khoáng sản ở Châu Phi? + Hậu quả khai thác tài nguyên rừng ở Châu Phi? + Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên trên? Bước 2: - Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức. - GV liên hệ cảnh quan bán hoang mạc ở Bình Thuận của Việt Nam. - Khoáng sản vàng của Châu Phi nhiều nhất thế giới. HĐ 2: Cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 5.1, kênh chữ trong SGK: - So sánh và nhận xét tình hình sinh tử, gia tăng dân số của Châu Phi với thế giới và các Châu lục khác? - Nhận xét chung về tình hình xã hội Châu Phi. - Nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng dân cư, xã hội Châu Phi hiện nay? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cả lớp Bước 1: Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong SGK hãy: Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Châu Phi? Gợi ý: - So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số khu vực thuộc Châu Phi với thế giới và Mĩ La Tinh. - Đóng góp vào GDP toàn cầu của Châu Phi cao hay thấp? - Những nguyên nhân là cho nền kinh tế Châu Phi kém phát triển? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Liên hệ Việt Nam thời Pháp thuộc: Bắt người dân đi xây dựng các công trình giao thông, đồn điền... “Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng khi về bủng beo” GV: Kinh tế Châu Phi hiện đang phát triển theo chiều hướng tích cực, liệu cuộc sống của người dân các nước Châu Phi đã cải thiện được chưa? Vì sao chưa cải thiện được? I. Một số vấn đề về tự nhiên 11 phút - Khí hậu đặc trưng: khô nóng. - Cảnh quan chính: hoang mạc, xa van. - Tài nguyên: bị khai thác mạnh. + Khoáng sản: cạn kiệt. + Rừng ven hoang mạc bị khai thác mạnh sa mạc hoá. * Biện pháp khắc phục: - Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. - Tăng cường thuỷ lợi hoá. II. Một số vấn đề về dân cư – xã hội 11 phút 1. Dân cư - Dân số tăng nhanh - Tỉ lệ sinh cao - Tuổi thọ trung bình thấp - Trình độ dân trí thấp 2. Xã hội - Xung đột sắc tộc - Tình trạng đói nghèo nặng nề - Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét,... - Chỉ số HDI thấp * Nhiều tổ chức quốc tế giúp đỡ * Việt nam hỗ trợ về giảng dạy, tư vấn kĩ thuật. III. Một số vấn đề về kinh tế 33 phút - Kinh tế kém phát triển: + Tỉ lệ tăng trưởng GDP + Tỉ lệ đóng góp vào GDP toàn cầu thấp + GDP/ người thấp + Cơ sở hạ tầng kém - Nguyên nhân + Từng bị thực dân thống trị tàn bạo + Xung đột sắc tộc + Khả năng quản lí kém + Dân số tăng nhanh. IV. ĐÁNH GIÁ 06 phút A. Trắc nghiệm 1. Giải pháp nào nhằm hạn chế tình trạng sa mạc hoá ở Châu Phi? A. Trồng rừng. B. Khai thác hợp lí tài nguyên rừng. C. Đẩy mạnh thuỷ lợi hoá. 2. Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước Châu Phi kém phát triển: A. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển B. Xung đột sắc tộc C. Khả năng quản lí kém D. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo. 3. Câu nào sau đây không chính xác? A. Tỉ lệ tăng trưởng GDP ở Châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa qua. B. Hậu quả thống trị nặng nề của thực dân còn in dấu nặng nề trên đường biên giới các quốc gia. C. Một vài nước Châu PHi có nền kinh tế chậm phát triển. D. Nhà nước của nhiều quốc gia Châu Phi còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí. B. Tự luận 1. Người dân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên? 2. Dựa vào bảng 5.1, nhận xét về tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên của Châu Phi? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 02 phút HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Liªn hÖ ®t 01689218668 cã ®Çy ®ñ trän bé Tiết 6 – Bài 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, song nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác lại chỉ phục vụ cho thiểu số dân, gây tình trạng không công bằng, mức sống chênh lệch lớn với một bộ phận không nhỏ dân cư sống dưới mức nghèo khổ. - Phân tích được tình trạng phát triển thiếu ổn định của nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh, khó khăn do nợ, phụ thuộc nước ngoài và những cố gắng để vượt qua khó khăn của các nước này. 2. Kĩ năng Phân tích lược đồ (bản đồ), bảng số liệu và thông tin để nhận biết các vấn đề của Mĩ La Tinh. 3. Thái độ Tán thành các biện pháp mà các quốc gia Mĩ La Tinh đang cố gắng thực hiện để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Phóng to hình 5.4 trong SGK. - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Mĩ; bản đồ kinh tế chung Mĩ La Tinh. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ: 04 phút Câu 1 SGK. Bài mới: 34 phút GV giới thiệu về khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới: Rừng Amazon – lá phổi của thế giới...để dẫn nhập vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp GV khái quát về vị trí tiếp giáp và cung cấp cho HS toạ độ địa lí của Mĩ La Tinh. Bước 1: Dựa vào hình 5.3 SGK, hệ toạ độ và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau: - Đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Mĩ La Tinh? Gợi ý: + Kể tên các đới khí hậu của Mĩ La Tinh. + Kể tên các đới cảnh quan của Mĩ La Tinh. - Nhận xét sự phân bố khoáng sản của Mĩ La Tinh? Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức: Các nguồn tài nguyên bị các nhà tư bản, các chủ trang trại khai thác. Người dân lao động không được hưởng từ nguồn lợi này. HĐ 2: Cặp Bước 1: HS dựa vào bảng 5.3 phân tích và nhận xét tỉ trọng thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP bốn nước? Gợi ý: - Tính giá trị GDP của 10% dân số nghèo nhất. - Tính giá trị GDP của 10% dân số giàu nhất. - So sánh mức độ chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở mỗi nước. - Nhận xét chung về mức độ chênh lệch Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS đọc tiếp nội dung trong SGK, giải thích vì sao lại có sự chênh lệch lớn như vậy. GV bổ sung thêm về tình trạng đô thị hoá tự phát và hậu quả của nó đến đời sống người dân. HĐ 3: Nhóm Bước 1: HS các nhóm dựa vào hình 5.4 trong SGK, giải thích ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận cần thiết? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 4: Cặp Bước 1: Dựa vào bảng 5.4 trong SGK, nhận xét về tình trạng nợ nước ngoài của Mĩ La Tinh. Yêu cầu mỗi cặp tính tỉ lệ nợ nước ngoài của 2 nước so với tổng GDP của nước đó trong năm 2004. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 5: Cả lớp Bước 1: Dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp của Mĩ La Tinh? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. I. Một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội 20 phút 1. Tự nhiên - Đất đai, khí hậu thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây nhiệt đới. - Giàu tài nguyên khoáng sản: Kim loại màu, kim loại quí, nhiên liệu. 2. Dân cư – xã hội - Mức sống chênh lệch quá lớn. - Đô thị hoá tự phát. - Cải cách ruộng đất không triệt để. II. Một số vấn đề về kinh tế 14 phút - Kinh tế tăng trưởng không đều - Tình hình chính trị thiếu ổn định. - Đầu tư nước ngoài giảm mạnh. - Nợ nước ngoài cao. - Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. * Nguyên nhân: - Duy trì chế độ phong kiến lâu dài. - Các thế lực Thiên chúa giáo cản trở. - Đường lối phát triển kinh tế chưa đúng đắn. * Giải pháp: - Củng cố bộ máy nhà nước. - Phát triển giáo dục. - Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế. - Tiến hành công nghiệp hoá. - Tăng cường và mở rộng buôn bán với nước ngoài. IV. ĐÁNH GIÁ 05 phút A. Trắc nghiệm 1. Số dân sống dưới mức nghèo khổ của châu Mĩ La Tinh còn khá đông chủ yếu do: A. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để. B. Người dân không cần cù. C. Điều kiện tự nhiên khó khăn. D. Hiện tượng đô thị hoá tự phát. 2. Câu nào dưới đây không chính xác: A. Khu vực Mĩ La Tinh được gọi là “sân sau” của Hoa Kì. B. Tình hình kinh tế các nước Mĩ La Tinh đang được cải thiện. C. Lạm phát đã được khống chế ở nhiều nước. D. Xuất khẩu tăng nhanh, tăng khoảng 30% năm 2004. 3. Tỉ lệ dân thành thị các nước Mĩ La Tinh cao vì có nền kinh tế phát triển: A. Đúng B. Sai 4. Dựa vào hình 6.2 trong SGK hãy cho biết, núi cao của Mĩ La Tinh tập trung ở: A. Phía Tây C. Phía đông B. Dọc bờ biển phía Tây D. Phía Bắc B. Tự luận 1. Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khổ ở khu vực này lại cao? 2. Dựa vào hình 5.4, lập bảng thống kê thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La Tinh và nêu nhận xét. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 02 phút HS trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngày soạn: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo) MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Hiểu được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai trò cung cấp dầu mỏ và các vấn đề dẫn tới xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Các nước trên thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí đị lí của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. - Đọc trên lược đồ Tây Nam Á, Trung Á để thấy vị trí các nước trong khu vực. - Phân tích bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định. - Đọc, phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thông tin về chính trị, thời sự quốc tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ Các nước trên thế giới - Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á. - Phóng to hình 5.8 trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ: 05 phút Câu 1, 3 SGK. - Bài mới: 32 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Nhóm Bước 1: - Nhóm 1: Quan sát hình 5.5 và bản đồ tự nhiên Châu Á, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập. - Nhóm 2: Qua sát hình 5.7 và bản đồ tự nhiên Châu Á, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập. Bước 2: HS các nhóm làm việc. Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày (GV cần kẻ sẵn bảng). Các nhóm khác bổ sung. GV đặt câu hỏi củng cố và mở rộng: - Hãy cho biết giữa 2 khu vực có điểm gì giống nhau? Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm chung của 2 khu vực, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp để xem những điểm chung này có mối liên hệ gì với các sự kiện diễn ra tiếp theo hay không? HĐ 2: Cá nhân/ cặp Bước 1: HS nghiên cứu hình 5.8, trả lời các câu hỏi sau: - Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều nhất, ít nhất. - Khu vực nào có lượng dầu thô tiêu dùng nhiều nhất, ít nhất. - Khu vực nào có khả năng vừa thoả mãn nhu cầu dầu thô của mình, vừa có thể cung cấp dầu thô cho thế giới, tại sao? Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. HĐ 3: Cả lớp Bước 1: Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: - Cả 2 khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý? - Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam Á được cho là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn chưa chấm dứt? - Giải thích như thế nào về nguyên nhân của các sự kiện đã xảy ra ở cả 2 khu vực? - Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế – xẫ hội của mỗi quốc gia và trong khu vực? - Em có đề xuất gì trong việc xây dựng các giải pháp nhằm chấm dứt việc xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố? Bước 2: HS hoàn thành câu hỏi. Bước 3: HS trả lời câu hỏi. GV tổng kết theo nội dung ở cột bên. I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực trung Á. 17 phút 1. Khu vực Tây Nam Á 2. Khu vực Trung Á 3. Hai khu vực có cùng điểm chung: - Cùng có vị trí địa – chính trị chiến lược. - Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác. - Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao. - Cùng đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố. II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á. 15 phút 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới. 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố. a. Hiện tượng - Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố. - Hình thành các phong trào li khai, tệ nạn khủng bố ở nhiều quốc gia. b. Nguyên nhân: - Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống. - Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử. - Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi. c. Hậu quả: - Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác. - Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển. - Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới. IV. ĐÁNH GIÁ 07 phút 1. Đánh mũi tên nối các ô sao cho hợp lí: KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á Sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài Định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hoá và các vấn đề thuộc lịch sử Mâu thuẫn về quyền lợi: Đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên, môi trường sống Tệ nạn khủng bố Xung đột tôn giáo Xung đột quốc gia, sắc tộc Ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định của khu vực, biến động của giá dầu làm ảnh hưởng tới kinh tế thế giới Môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái Đời sống nhân dân bị đe doạ Kinh tế quốc gia bị giảm sút, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế 2. Nêu đề xuất giải pháp cho các vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, giải pháp của em sẽ tác động vào tầng nào của sơ đồ trên, tại sao? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP 01 phút Làm bài tập 1 SGK. VI. PHỤ LỤC Phiếu học tập và thông tin phản hồi: Khu vực Đặc điểm Khu vực Tây Nam Á Khu vực Trung Á Vị trí địa lí Tây Nam châu Á Nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, không tiếp giáp với đại dương. Diện tích lãnh thổ Khoảng 7 triệu km2 5,6 triệu km2 Số quốc gia 20 6 (5 quốc gia thuộc LB Xô Viết cũ và Mông Cổ) Dân số Gần 313 triệu người Hơn 80 triệu người Ý nghĩa của vị trí địa lí Tiếp giáp giữa 3 châu lục, án ngữ kênh đào Xuy-ê, có vị trí địa lí chính trị rất quan trọng Có vị trí chiến lược quan trọng: Tiếp giáp với các cường quốc lớn: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á đầy biến động. Nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên Khí hậu khô, nóng, nhiều núi cao, cao nguyên và hoang mạc Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên và hoang mạc Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản Khu vực giàu dầu mỏ, chiếm 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới Nhiều loại khoáng sản, có trữ lượng dầu mỏ khá lớn Đặc điểm xã hội nổi bật - Là cái nôi của nền văn minh nhân loại - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi - Chịu nhiều ảnh hưởng của LB Xô Viết. - Là nơi có con đường tơ lụa đi qua. - Phần lớn dân cư theo đạo Hồi. Tiết 8 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT Đề bài: Câu 1: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đến nền kinh tế thế giới? Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau: TỔNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA NHÓM NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1998 2000 2004 Tổng nợ 1310 2465 2498 2724 Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét. Câu 3: Hãy phân tích các nguyên nhân làm cho các nước Mĩ La Tinh phát triển không ổn định? Đáp án: Câu 1 (3 điểm): - Đặc trưng: Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. - Tác động: + Xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. + Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, xuất hiện một loại hình kinh tế mới, gọi nền là kinh tế tri thức. Câu 2 (4 điểm): Nhận xét: - Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh. Trong 14 năm tăng hơn gấp đôi, từ 1310 tỉ đô la lên 2724 tỉ đô la. - Tăng nhanh nhất là từ năm 1990 đến năm 1998 (từ 1310 lên 2465 tỉ đô la). - Cản trở sự phát triển kinh tế của nhóm nước đang phát triển. Câu 3 (3 điểm): - Duy trì chế độ phong kiến quá lâu. - Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển. - Tình hình chính trị không ổn định. - Chiến lược phát triển kinh tế chưa kợp lí. B. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA Tiết 9 – Bài 6 HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Biết được các đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của từng vùng. - Đặc điểm dân cư của Hoa Kì và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển kinh tế. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ (lược đồ) để thấy được đặc điểm địa hình, sự phân bố khoáng sản, dân cư của Hoa Kì. - Kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư Hoa Kì. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ bán cầu Tây hoặc bản đồ Thế giới. - Bản đồ địa lí tự nhiên Hoa Kì - Phóng to bảng 6.1, 6.2 trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Mở bài: Hoa Kì mới được thành lập cách đây khoảng hơn hai thế kỷ, là quốc gia non trẻ nhưng tại sao nhanh chóng trở thành “bá chủ” toàn cầu như vậy? Câu hỏi ấy sẽ phần nào được trả lời trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp Bước 1: - Yêu cầu HS lên bảng xác định lãnh thổ Hoa Kì và nêu nhận xét hình dạng lãnh thổ phần trung tâm của Hoa Kì. - HS dựa vào SGK đọc số liệu về diện tích và tìm vị trí của thủ đô Oa-sin-tơn trên bản đồ. Bước 2: GV xác định lại lãnh thổ Hoa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án Địa Lý 11.doc
Tài liệu liên quan