Giáo án Địa lý 11 tiết 25 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế

Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

+ Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

+ Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam.

+ Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng, và trồng cây lương thực phía Đông.

- Nguyên nhân:

+ Miền Đông có đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, lượng mưa dồi dào. Vùng ven biển phát triển đánh bắt thủy hải sản.

+ Miền Tây chủ yếu là núi cao, bồn địa, cao nguyên, có các đồng cỏ trên núi. Chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),.

Chuyển ý: Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, sông núi liền kề, cùng chung biên giới trên bộ và trên biển, cùng theo chế độ xã hoojichur nghĩa, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, chính trị. Vậy Trung Quốc – Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong phần III.

 

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 25 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) - Tiết 2: Kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: 04-04-2018 Dạy lớp: 11A6 Tiết 25 Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC) Tiết 2: Kinh tế I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết và giải thích được thành tựu phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian hiện đại hóa đất nước. - Biết được một số diễn biến chính trong các giai đoạn phát triển kinh tế của Trung Quốc, một số đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn đó. 2. Kỹ năng Nhận xét, phân tích bảng bảng số liệu, lược đồ, bản đồ để có được những hiểu biết sơ lược về các giai đoạn phát triển kinh tế củaTrung Quốc. 3. Thái độ Tôn trọng, có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. 4. Định hướng hình thành năng lực - Năng lực chung: năng lực hợp tác trong học tập và làm việc, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tự học. - Năng lực riêng: năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh, năng lực chọn lọc và xử lí thông tin. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Bản đồ tự nhiên và bản đồ phân bố các trung tâm công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc. - Một số tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của Trung Quốc trong thời kì hiện đại hóa. - Bảng số liệu. 2. Học sinh Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của Trung Quốc. III. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp thuyết trình. IV. Tiến trình dạy học Ổn định lớp (1p) Kiểm tra bài cũ: không Tiến trình bài mới (1p) Trung Quốc là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, giàu có về tài nguyên thiên nhiên, dân cư đông đúc, tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển kinh tế. Tuy nhiên sau 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế (1949 - 1978) nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa đạt được mong muốn Trung Quốc vẫn là nước chậm tiến, công nghiệp phát triển chưa đều, tình hình xã hội thiếu ổn định. Năm 1978 Trung Quốc tiến hành cải cách kinh tế và đạt được nhiều thành công được thế giới công nhận. Vậy nguyên nhân nào để Trung Quốc có những thành công trong lĩnh vực kinh tế và quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc có những bước phát triển quan trọng như thế nào? Nhứng thắc mắc này sẽ được lý giải trong bài học hôm nay. TG Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học 8 phút Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát nền kinh tế Trung Quốc. (Cả lớp) GV: Từ khi thành lập 1949 cho đến năm 1978, sau 30 năm xây dựng và phát triển kinh tế nhưng không đạt được kết quả như mong muốn mà các cuộc đại nhảy vọt, cách mạng văn hóa gây thiệt hại cho kinh tế. Từ năm 1978 Trung Quốc đã thay đổi đường lối phát triển kinh tế và có những thành công được thế giới ghi nhận. Bước 1. Dựa vào thông tin SGK trang 91, cho biết từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế và nguyên nhân nào để TQ đạt được những thành công đó? (Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng GDP, thu nhập, mức sống...) Bước 2. Hs trả lời câu hỏi dựa vào mục I SGK Bước 3. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. Nguyên nhân + Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Giữ vững ổn định xã hội. + Khai thác tốt nguồn lực trong và ngoài nước. + Mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chuyển ý: Công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và công nghiệp đã và đang hoàn thành để góp phần đưa đất nước trở thành cường quốc kinh tế trong thế kỉ XXI. Vậy quá trình hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi gì trong nông nghiệp và công nghiệp? Chúng ta cùng tìm hiểu trong mục II. I. Khái quát 1.Thành tựu: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trung bình đạt 8% trên năm. - Năm 2004 GDP đạt 1649,3 tỉ USD, vươn lên đứng thứ 7 trên thế giới. - Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng. 1985: 276 USD, năm 2004: 1269 USD, năm 2016: 10160 USD. 2. Nguyên nhân: + Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Giữ vững ổn định xã hội. + Khai thác tốt nguồn lực trong và ngoài nước. + Mở rộng giao lưu buôn bán với nước ngoài. 25 phút 6 phút Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế của Trung Quốc.(Hoạt động nhóm) Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu công nghiệp. + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu nông nghiệp. - Nội dung thảo luận + Điều kiện phát triển. + Biện pháp thực hiện. + Thành tựu. + Phân bố. Bước 2: Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nhóm 1, 2 tìm hiểu sự phân bố công nghiệp dựa vào hình 10.8 (SGK) + Kể tên một số ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc. + Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu? Giải thích về sự phân bố công nghiệp của TQ. - Yêu cấu nhóm 3, 4 tìm hiểu sự phân bố nông nghiệp dựa trên hình 10.9 (SGK): + Kể tên một số loại nông sản và gia súc chủ yếu của Trung Quốc. + Nhận xét sự phân bố nông sản và gia súc của Trung Quốc. + Vì sao có sự phân bố khác biệt lớn trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc? Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. + Cây lương thực (lúa mì, lúa gạo): lúa mì phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam + Cây công nghiệp: phân bố tập trung ở phía Đông, đặc biệt là ở đông nam. + Gia súc (ngựa, cừu, bò, lợn): cừu được nuôi nhiều ở phía Tây và phía Bắc, bò ở phía Đông, ngựa ở phía Tây Bắc và Bắc, lợn ở các đồng bằng, và trồng cây lương thực phía Đông. - Nguyên nhân: + Miền Đông có đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ, lượng mưa dồi dào. Vùng ven biển phát triển đánh bắt thủy hải sản. + Miền Tây chủ yếu là núi cao, bồn địa, cao nguyên, có các đồng cỏ trên núi. Chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc lớn (cừu, ngựa),... Chuyển ý: Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, sông núi liền kề, cùng chung biên giới trên bộ và trên biển, cùng theo chế độ xã hoojichur nghĩa, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử, chính trị.... Vậy Trung Quốc – Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong phần III. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. (cả lớp) Bước 1: Dựa vào nội dung SGK và những hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số hiểu biết về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian qua mà em biết. Gợi ý: - Ngày thiết lập mối quan hệ. - Mối quan hệ thể hiện qua các lĩnh vực nào? - Phương châm phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bước 2: Hs trả lời câu hỏi. Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. - GV: mối quan hệ giữa hai nước là bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó hai nước cũng có những mâu thuẫn về lãnh thổ đặc biệt là tranh chấp trên biển, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. II. Các ngành kinh tế (Phụ lục) III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam. - Mối quan hệ truyền thống lâu đời, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. - Thiết lập vào ngày 18/1/1950. - Phương châm hợp tác, 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”; 4 tốt: Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. 4. Hoạt động luyện tập (4 phút) Câu 1. Nước CHND Trung Hoa được thành lập vào ngày tháng năm nào? A. 10/11/1949. C. 11/10/1949. B. 1/10/1949. D. 10/1/1949. Câu 2. Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa, cải cách mở cửa từ năm bao nhiêu? A. 1987. C. 1978. B. 1988. D. 1989. Câu 3. Vùng trồng lúa gạo chính của Trung Quốc là lưu vực sông Hoàng Hà. từ lưu vực sông Hoàng Hà về phía bắc. từ lưu vực sông Hoàng Hà về phía nam. từ lưu vực sông Trường Giang về phía nam. Câu 4. Trung Quốc không áp dụng chính sách, biện pháp nào trong cải cách ngành nông nghiệp? Tăng thuế trong nông nghiệp. Giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất, phổ biến giống mới. Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi. Câu 5. Vùng nông nghiệp trù phú của Trung Quốc là đồng bằng Hoa Bắc. đồng bằng Đông Bắc. đồng bằng Hoa Nam. đồng bằng châu thổ các sông lớn. Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B C D A D 5. Phụ lục Thông tin phản hồi phiếu học tập. Đặc điểm Công nghiệp Nông nghiệp Điều kiện phát triển + Vị trí đí lí thuận lợi cho giao thông xuất nhập khẩu, giàu tài nguyên: khoáng sản, rừng biển... + Dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. + Cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ KHKT cao. - Diện tích đất nông nghiệp lớn. - Khí hậu đa dạng, thuận lợi. - Chính sách phát triển nông nghiệp hợp lí, có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng. Biện pháp thực hiện - Thay đổi cơ chế quản lí. - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hóa trag thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng KHCN mới. - Chú trọng đầu tư có trọng điểm. - Phát triển các ngành CN ở nông thôn. - Thực hiện chính sách khuyến khích NN: miễn thuế nông nghiệp cho nông dân, tăng giá nông sản. - Cải cách nông nghiệp: giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp... Thành tựu - Đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài. - Sản lượng một số ngành công nghiệp tăng nhanh và có thức bậc cao trên thế giới: than, điện, thép, xi măng, phân đạm... - Các ngành kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác phát triển mạnh. - Phát triển công nghiệp địa phương, sản xuất hàng tiêu dùng. - Tạo ra nhiều nông sản có năng suất cao. - Một số nông sản đứng đầu thế giới: lương thực, mía, thịt lợn, thịt cừu.. - Sản lượng trồng trọt lớn hơn chăn nuôi. => Đảm bảo an ninh lương thực Phân bố - Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây. - Một số trung tâm công nghiệp chính: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu... - Miền Đông là vùng nông nghiệp trù phú: + Phía Bắc: cây ôn đới như lúa mì, ngô, củ cải đường..(Đông Bắc, Hoa Bắc). + Phái Nam: Cây cận nhiệt và nhiệt đới: lúa gạo, mía, chè, bông...(Hoa Trung, Hoa Nam). + Chăn nuôi gia súc (lợn, bò,..) đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. - Miền Tây chủ yếu phát triển chăn nuôi gia súc: cừu, ngựa, lạc đà. V. Rút kinh nghiệm bổ sung ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ VI. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 10 Cong hoa nhan dan Trung Hoa Trung Quoc_12301249.docx