Giáo án Địa lý 11 tiết 31 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

Định hướng hoạt động tiếp nối: “Dựa vào bảng số liệu, chúng ta sẽ tính bình quân số tiền mà mỗi lượt khách đã chi tiêu ở từng khu vực”.

b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực.

- Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng tính toán.

- Phương thức: Cá nhân.

- Phương tiện: SGK, máy tính bỏ túi.

- Thời gian: 5 phút

+ Bước 1: GV hướng dẫn và tính mẫu cho HS 1 khu vực.

CT: Chi tiêu của khách du lịch/ Số khách du lịch (USD/người)

VD: Đông Á: (70594/67230) * 1000 =1050 (USD/người)

Giải thích vì sao phải nhân với 1000.

+ Bước 2: HS hiện tính các 2 khu vực còn lại.

+ Bước 3: HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét.

+ Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

 

docx11 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 tiết 31 bài 11: Khu vực Đông Nam Á - Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ngày soạn: 23/03/2018 Ngày duyệt:/03/2018 Ngày giảng:/03/2018 Tiết 31 Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á TIẾT 4: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Trình bày được một số chỉ tiêu (về du lịch, xuất –nhập khẩu) của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. - So sánh được hoạt động kinh tế đối ngoại của một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á với một số khu vực khác của châu Á. 2. Về kĩ năng - Kĩ năng vẽ biểu đồ. - Kĩ năng xử lí số liệu. - Kĩ năngnhận xét và giải thích biểu đồ. 3. Về thái độ - Có ý thức học tập nghiêm túc. - Biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn. 4. Định hướng năng lực hình thành - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tư duy. - Năng lực riêng: năng lực tính toán, năng lực nhận xét biểu đồ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính bỏ túi, sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng. - Video, hình ảnh liên quan. - Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh - Vở bài tập, máy tính bỏ túi. - Bút chì, thước kẻ, bút màu. III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động. - Mục tiêu: Giúp HS nhanh chóng tiếp cận nội dung bài mới. - Phương thức: Cặp đôi. - Thời gian: 5 phút. - Phương tiện: Hình ảnh, phiếu học tập. - Các bước của hoạt động: + Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Ghép tranh”. Có tất cả 4 bức ảnh cần ghép bao gồm: Vịnh Hạ Long, Tháp đôi Petronas, Ăng- co-vát, Singapore. GV chọn ra 8 HS, chia thành 4 đội, mỗi đội có 2 HS, lần lượt từng đội sẽ bốc thăm bức tranh mà đội mình phải ghép, sau khi bốc thăm mỗi đội sẽ có thời gian 2 phút để lựa chọn những mảnh ghép tương ứng với bức tranh mà đội mình phải ghép. Thời gian để hoàn thiện bức tranh là 3 phút. Đội nào hoàn thành sớm, chính xác sẽ nhận được một phần quà từ GV. + Bước 2: Tiến hành trò chơi. +Bước 3: GV dẫn dắt vào bài học. Vừa rồi cô trò chúng ta đã được đi qua 4 địa diểm du lịch nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á, vậy để biết được đặc điểm hoạt động du lịch cũng như tình hình xuất nhập khẩu của Đông Nam Á gọi chung là hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay: Bài 11: Khu vực Đông Nam Á, Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động du lịch a. Vẽ biểu đồ: Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực Châu Á - Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. - Phương thức: Cá nhân. - Thời gian: 13 phút. - Phương tiện: SGK. - Các bước của hoạt động: + Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ biểu đồ Giáo viên xác định lại cho học sinh biểu đồ cần vẽ: Biểu đồ cột. Giáo viên thực hiện vẽ VD mẫu: khu vực Đông Á. Vẽ một hệ trục tọa độ, gồm 1 trục hoành thể hiện khu vực, 2 trục tung thể hiện số khách du lịch đến (nghìn lượt người) và chi tiêu của khách du lịch (triệu USD). Chia tỉ lệ. Vẽ cột nhóm, 1 cột thể hiện số khách du lịch đến, 1 cột thể hiện chi tiêu của khách du lịch của khu vực Đông Á. Đánh dấu chú giải, ghi số liệu và tên biểu đồ. + Bước 2: HS thục hiện nhiệm vụ. Vẽ biểu đồ vào vở bài tập. + Bước 3: HS hoàn thành bài tập và báo cáo kết quả. + Bước 4: GV nhận xét quá trình thực hiện của học sinh. Chuẩn kiến thức. I. Nội dung 1. Tìm hiểu về hoạt động du lịch. 2. Tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu. II. Cách tiến hành 1. Hoạt động du lịch a. Vẽ biểu đồ Định hướng hoạt động tiếp nối: “Dựa vào bảng số liệu, chúng ta sẽ tính bình quân số tiền mà mỗi lượt khách đã chi tiêu ở từng khu vực”. b. Tính bình quân mỗi lượt khách du lịch đã chi tiêu hết bao nhiêu USD ở từng khu vực. - Mục tiêu: Luyện tập kĩ năng tính toán. - Phương thức: Cá nhân. - Phương tiện: SGK, máy tính bỏ túi. - Thời gian: 5 phút + Bước 1: GV hướng dẫn và tính mẫu cho HS 1 khu vực. CT: Chi tiêu của khách du lịch/ Số khách du lịch (USD/người) VD: Đông Á: (70594/67230) * 1000 =1050 (USD/người) Giải thích vì sao phải nhân với 1000. + Bước 2: HS hiện tính các 2 khu vực còn lại. + Bước 3: HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét. + Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. b. Tính chi tiêu bình quân Bảng chi tiêu trung bình của khách du lịch (Đơn vị: USD/người) Stt Khu vực Chi tiêu trung bình của khách du lịch 1 Đông Á 1050,0 2 Đông Nam Á 477,2 3 Tây Nam Á 445,0 Định hướng hoạt động tiếp nối: Thông qua bảng số liệu và biểu đồ để so sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á. c. So sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và khu vực Tây Nam Á. - Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận xét so sánh. - Phương thức: Cặp. - Phương tiện: SGK. - Thời gian: 10 phút. + Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu, hãy: so sánh về số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Á và Tây Nam Á. + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. + Bước 3: HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. c. So sánh - Ở khu vực Đông Nam Á, số khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế đều thấp hơn 2 khu vực còn lại. - Số khách du lịch đến: Đông Nam Á là 38468 nghìn lượt người, trong khi ở khu vực Đông Á là 67230 nghìn lượt người (nhiều hơn 28762 nghìn lượt người; gấp 1,7 lần khu vực Đông Nam Á), còn Tây Nam Á là 41394 nghìn lượt người (nhiều hơn 2926 nghìn lượt người; gấp 1,1 lần khu vực Đông Nam Á). - Số chi tiêu của khách du lịch: Đông Nam Á là 18356 triệu USD trong khi ở khu vực Đông Á là 70594 triệu USD (nhiều hơn Đông Nam Á 52238 triệu USD và gấp 3,8 lần), còn Tây Nam Á là 18491 triệu USD (nhiều hơn Đông Nam Á 63 triệu USD và gấp 1 lần). CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014 là Biểu đồ miền. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Biểu đồ cột. Biểu đồ tròn. Câu 2. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Nam Á năm 2014 là A. 1013,3 USD. B. 725,6 USD. C. 1216,7 USD. D. 1745,9 USD. Câu 3. Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực Đông Nam Á không có các tài nguyên du lịch nên thu hút được ít khách du lịch. có rát nhiều tài nguyên du lịch nhưng không có dịch vụ đi kèm. chưa quảng bá được tài nguyên du lịch cho du khách biết. Trình độ dịch vụ và sản phẩm du lịch còn thấp. Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở một số khu vực châu Á năm 2014? Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu vực Tây Nam Á. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn so với Tây Nam Á và Đông Á. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á cao hơn so với khu vực Tây Nam Á. Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông Nam Á và Tây Nam Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Á. Định hướng hoạt động tiếp nối: Vừa rồi chúng ta vừa tìm hiểu xong hoạt động du lịch của ĐNA, vậy tình hình xuất, nhập khẩu của ĐNA như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở mục 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á. 2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á - Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng nhận xét. - Phương thức: Cặp. - Thời gian: 10 phút. + Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 11.9 SGK trang 109 cùng với những kiến thức đã học, hãy: Tính cán cân xuất nhập khẩu của một số quốc gia Đông Nam Á. Nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á. + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc. + Bước 3: HS báo cáo kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2. Tình hình xuất, nhập khẩu của Đông Nam Á Cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 – 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á. - Năm 1990, các quốc gia đều là nước nhập siêu. Trong đó, Thái Lan là nước nhập siêu lớn nhất. - Năm 2000: + Có 2 nước xuất siêu là Thái Lan, Xingapo. + Việt Nam, Mianma là nước nhập siêu. - Năm 2004: + Xingapo, Thái Lan, Mianma là nước xuất siêu. + Việt Nam là nước nhập siêu. - Năm 2016: + Thái Lan: GT XK (231 tỉ USD), GT NK (190 tỉ USD) => Xuất siêu. + Singapore: GTXK (315 tỉ USD), GTNK (259 tỉ USD) => Xuất siêu. + Mianma: GTXK (15,7 tỉ USD), GTNK (5,77 tỉ USD) => Xuất siêu. + Việt Nam: GTXK (185 tỉ USD), GTNK (169 tỉ USD) => Xuất siêu. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Cho biểu đồ: Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5: Câu 1. Biểu đồ trên thể hiện nội dùng nào sau đây? A. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. B. Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vự Đông Nam Á D. Giá trị xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á. Câu 2. Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là Xin-ga-po.         Thái Lan. In-đô-nê-xi-a.        Việt Nam. Câu 3. Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po? A. Giá trị xuất, nhập khẩu đều giảm. B. Giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng. C. Các năm giá trị xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu. D. Các năm giá trị nhập khẩu đều lớn hơn xuất khẩu. Câu 4. Năm 2014, nước có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu là Xin-ga-po.  In-đô-nê-xi-a. Việt Nam. Thái Lan. Câu 5. Nhận xét nào sau đây là đúng? Xin-ga-po có giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. Việt Nam có giá trị xuất khẩu nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Thái Lan có cán cân xuất, nhập khẩu cân bằng. In-đô-nê-xi-a luôn ở trong tình trạng nhập siêu. 3. Hoạt động luyện tập 4. Vận dụng, mở rộng => 2005 – 2011 nhập siêu, 2012 – 2017 xuất siêu. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 Giáo viên hướng dẫn (Kí, duyệt) Đào Thị Hồng Duy Phổ Yên, ngày tháng 03 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trịnh Thị Điệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 11 Khu vuc Dong Nam A_12324683.docx
Tài liệu liên quan