Giáo án Địa lý 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Mục tiêu:

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta : Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

2. Phương pháp, phương tiện:

- Thảo luận nhóm

- SGK, tranh ảnh,atlat.

3.Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tư duy tổng hợp; sử dụng biểu đồ; tìm kiếm và xử lí thông tin.

4.Các hoạt động học

a) Điểm công nghiệp ( nhóm)

Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát trang Công nghiệp chung (Atlat Địa lí Việt Nam) hãy:

- Nêu đặc điểm của điểm công nghiệp?

- Nhận xét về sự phân bố các điểm công nghiệp ở nước ta?

Kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương mà em biết ? ( nếu có)

Bước 2. Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 12 Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết PPCT: BÀI 28 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta : Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ CN VN hoặc atlat địa lí VN để nhận xét được về sự phân bố của các tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định vị trí một số điểm công nghiệp, trung tâm CN, Vùng CN nước ta 3. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tư duy, giao tiếp ; năng lực giải quyết vấn đề ; năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh ; năng lực hợp tác II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bản đồ công nghiệp chung VN - Atlat địa lí VN 2. Học sinh - Atlat Địa lí Việt Nam - SGK, vở ghi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A.Tình huống xuất phát 1.Mục tiêu. Kiến thức - Giúp cho HS gợi nhớ lại những đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã được học trong trương trình lớp 10. - Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức của bài học cho học sinh. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc thông tin từ báo chí, internet qua đó tìm hiểu được một số đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ CN nước ta. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tư duy tổng hợp; tìm kiếm và xử lí thông tin. 2.Phương thức: - PP đàm thoại gợi mở - Phương tiện: SGK 3.Các hoạt động học. Bước 1. GV yêu cầu HSlàm việc cá nhân nêu hiểu biết của mình về 2 vấn đề: - Thế nào là tổ chức lãnh thổ công nghiệp? - Ở Việt Nam phổ biến những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào? Đặc điểm cơ bản của những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đó? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3. Trao đổi thảo luận GV gọi một vài HS lên trả lời, một số HS khác bổ sung, trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV dẫn dắt vào nội dung của bài học mới. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện và đánh gia kết quả cuối cùng của HS. B. Hình thành kiến thức (Bài mới) và luyện tập kĩ năng HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu khái niệm TCLTCN 1. Mục tiêu: - Biết được khái niệm TCLTCN 2. Phương pháp, phương tiện: - Đàm thoại gợi mở. - SGK. 3.Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tư duy tổng hợp; sử dụng biểu đồ; tìm kiếm và xử lí thông tin. 2.Phương thức: - Đàm thoại gợi mở. - SGK. 3.Các hoạt động học Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK nêu khái niệm TCLTCN? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, trợ giúp HS. Bước 3. GV gọi 01 HS lên trả lời, điều chỉnh, bổ sung kết quả thực hiệnvà chốt lại nội dung học tập. 1. Khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Là sự xắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để xử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá quá trình HS thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của HS. HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Mục tiêu: - Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta : Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. 2. Phương pháp, phương tiện: - Thảo luận nhóm - SGK, tranh ảnh,atlat. 3.Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tư duy tổng hợp; sử dụng biểu đồ; tìm kiếm và xử lí thông tin. 4.Các hoạt động học a) Điểm công nghiệp ( nhóm) Bước 1. GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát trang Công nghiệp chung (Atlat Địa lí Việt Nam) hãy: Nêu đặc điểm của điểm công nghiệp? Nhận xét về sự phân bố các điểm công nghiệp ở nước ta? Kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương mà em biết ? ( nếu có) Bước 2. Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bước 3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. a. Điểm công nghiệp. - Đặc điểm: + Đồng nhất với một điểm dân cư + Gồm có một hoặc vài xí nghiệp nằm gần khu nguyên liệu, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. + Giữa các xí nghiệp ít hoặc không có mối liên hệ sản xuất. + Các xí nghiệp độc lập về kinh tế, công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh - Nước ta có nhiều điểm công nghiệp ở Tây Bắc, Tây Nguyên b)Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác. ( cặp) Bước 1. GV cung cấp phiếu học tập (tham khảo dưới đây), yêu cầu HS đọc thông tin trong sách và hoàn thành phiếu học tập. Hình thức Khu công nghiệp TTCN Vùng công nghiệp Đặc điểm Phân bố Kể tên Bước 2. Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV; sau đó trao đổi với bạn để hoàn thành phiếu học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả làm việc; nhận xét, bổ sung. Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức Hình thức Khu công nghiệp TTCN Vùng công nghiệp Đặc điểm + Khu vực đất đai có ranh giới xác định, có vị trí, kết cấu hạ tầng thuận lợi. + Chuyên sản xuất CN và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất CN + Không có dân sinh sống. - Đến tháng 8 – 2007 cả nước có 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó có 90 khu đang đi vào hoạt động. - Gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, kinh tế và quy trình công nghệ. + Mỗi trung tâm thường có ngành chuyên môn hoá với vai trò hạt nhân tạo nên trung tâm, có các ngành bổ trợ và phục vụ. - Dựa vào sự phân công lao động có các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa + Quốc gia : TTCN TP HCM, TT CN HN... + Vùng: Hải Phòng , Đà Nẵng... + Địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên.... - Đặc điểm + Có diện tích rộng gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ với nhau + Có một số ngành chuyên môn hoá thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng Phân bố - Các khu CN phân bố không đồng đều theo lãnh thổ: + Tập trung nhất ở ĐNB (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu), ĐBSH (Hà Nội, Hải Phòng), DH MT + Các khu vực khác còn hạn chế + Khu vực tập trung Công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn - Năm 2001 Cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp. Kể tên C.VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG I. Trắc nghiệm Câu 1. Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp vì : A. Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ. B. Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu. C. Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp. D. Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp. Câu 2. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là : A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 3. Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp : A. Số 3. B. Số 4. C. Số 5. D. Số 6. Câu 4. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung. A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn. B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp. D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn. Câu 5. Việt Trì là một trung tâm công nghiệp : A. Có quy mô lớn, có ý nghĩa quốc gia. B. Có quy mô rất nhỏ, chỉ có ý nghĩa địa phương. C. Có quy mô trung bình có ý nghĩa vùng. D. Không phải là một trung tâm công nghiệp, chỉ là một điểm công nghiệp. Câu 6. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào : A. Quy mô và chức năng của các trung tâm. B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh th ổ. C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ. D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm. Câu 7. Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp : A. Hà Tĩnh. B. Thừa Thiên - Huế. C. Đà Nẵng. D. Ninh Thuận. Câu 8. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ? A. Quy Nhơn. B. Tĩnh Túc. C. Bắc Giang. D. Hạ Long. Câu 9. Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp ? A. Khu chế xuất. B. Khu công nghệ cao. C. Khu công nghiệp tập trung. D. Khu kinh tế mở. Câu 10. Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam : A. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận. B. Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn. C. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận. D. Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận. Câu 12. Khu công nghiệp tập trung ở nước ta ra đời vào thời kì : A. Từ năm 1960 ở miền Bắc. B. Từ sau 1975, khi đất nước đã thống nhất. C. Từ sau Đổi mới nền kinh tế - xã hội. D. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX. Câu 13. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia ở nước ta hiện nay là : A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nam Định . Câu 14. Đây là một trong những điểm khác nhau giữa khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp ở nước ta. A. Trung tâm công nghiệp ra đời từ lâu còn khu công nghiệp mới ra đời trong thập niên 90 của thế kỉ XX. B. Khu công nghiệp thường có trình độ chuy ên môn hoá cao hơn trung tâm công nghiệp rất nhiều. C. Khu công nghiệp có ranh giới địa lí được xác định còn trung tâm công nghiệp ranh giới có tính chất quy ước. D. Khu công nghiệp là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trung tâm công nghiệp. Câu 15. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trẻ tuổi nhất của nước ta là : A. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp. C. Trung tâm công nghiệp. D. Vùng công nghiệp. C. ĐÁP ÁN 1. A 2. C 3. C 4. B 5. C 6. C 7. A 8. B 9. D 10. D 11. D 12. D 13. A 14. A 15. B

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 28 Van de to chuc lanh tho cong nghiep_12474598.doc