Giáo án Địa lý 12 - Tuần 20 đến 30

Tiết: 24

Tuần: 42

BÀI 39 :VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Biết được những đặc trưng khái quát của vùng so với cả nước.

- Phân tích được những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển KTXH của vùng.

- Hiểu và trình bày được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng.

 2. Về kĩ năng:

- Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sưu tầ và xử lí các thông tin bài học.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề KTXH của một vùng.

 3. Về thái độ, hành vi:

 Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 4. Định hướng phát triển năng lực:

 Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên VN treo tường. Bản đồ kinh tế vùng.

- Một số hình ảnh đặc trưng của vùng

- Atlat địa lý Việt Nam.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat Địa lý Việt Nam

 

docx43 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 12 - Tuần 20 đến 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công suất Ý nghĩa Đã xây dựng Đang xây dựng Xê xan Xrê pôk Đồng Nai Bước 2: GV hướng dẫn HS hoàn thiện nội dung bảng Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV tổng kết nội dung. 4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi: * Ý nghĩa: - Phát triển ngành công nghiệp năng lượng - Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm - Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa - Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản. 5. Luyện tập (5’) - Mục tiêu: tổng hợp kt - Phương thức: phát vấn và hs điền vào bảng phụ đã cho Bải tập: HS dựa vào kiến thức đã học điền nội dung thích hợp vào bảng sau: Thực trạng Cây CN lâu năm Lâm nghiệp Thủy năng D. Vận dụng, mở rộng Câu hỏi: Theo em Tây Nguyên có thể phát triển du lịch theo những hướng nào? Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng Ngày: 6. 1.2019 Tuần: 23 Tiết: 41 Bài 38. THỰC HÀNH SO SÁNH VỂ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố thêm kiến thức trong bài 37 2. Kĩ năng: Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ 3. Thái độ: Tính thẩm mĩ và khoa học trong cách vẽ biểu đồ tròn 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ - Các bảng số liệu liên quan đến bài học, biểu đồ - Atlat địa lí VN 2. Chuẩn bị của học sinh: - Atlat Địa lý Việt Nam - Các dụng cụ học tập: máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động 1.1 Mục tiêu: - Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. - Biết phân tích nhận xét, giải thích trên cơ sở đọc bản đồ SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam. 1.2. Phương thức: cá nhân 1.3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Đọc đề bài, xác định yêu cầu bài thực hành. Bước 2: HS tiếp nhận thoongtin, trao đổi. Bước 3: GV gợi ý . Bước 4: HS tiến hành nghiên cứu, xác định yêu cầu bài thực hành . Bước 5: GV chuẩn kiến thức, giới thiệu bài mới 2. Triển khai bài học: Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du miêng núi Băc bộ và Tây Nguyên năm 2005 öMục tiêu: rèn kĩ năng vẽ biểu đồ öPhương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở - Chia nhóm, giao nhiệm vụ öCác bước của hoạt động - Bước 1: GV chia nhóm yêu cầu HS đọc rõ và xác định yêu cầu của đề bài. GV và HS phân tích đề bài và hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện bài thực hành. Nhóm 1: 1a; nhóm 2 1b; nhóm 3 2a; nhóm 4 2b. - Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. - Bước 3: GV gợi ý. - Bước 4: HS hoàn thành xử lí số liệu và vẽ biểu đồ. Hoạt động 2: giáo viên yêu cầu học sinh thực hành vẽ biểu đồ. Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên năm 2005. a. Xử lí số liệu: lấy tổng giá trị của cả nước, trung du miền núi BB và Tây Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích. CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NĂM 2005(Đơn vị %) Cả nước Trung du và miền núi BB Tây Nguyên Cây CN lâu năm 100 100 100 Cà phê 30.4 3.6 70.2 Chè 7.5 87.9 4.3 Cao su 29.5 - 17.2 Các cây khác 32.6 8.5 8.3 b. Tính qui mô: Lấy qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du miền núi phía Bắc là 1 đvbk thì qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là: Tây Nguyên = 2,64 (đvbk) Cả nước = 14,05 (đvbk) c. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, trung du và miền núi BB, Tây Nguyên Hoạt động 3: Nhân xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên öMục tiêu: rèn kĩ năng phân tích öPhương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở - Hoạt động cá nhân/cặp öCác bước của hoạt động - Bước 1: Hãy phân tich sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên - Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. - Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. - Bước 4: HS cùng bàn bạc, thảo luận để giải quyết vấn đề. Một số HS đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 5: GV nhận xét phần trình bày của các HS và chuẩn kiến thức Giống nhau: a. Qui mô: - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng) - Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè tập trung trên qui mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu b. Về hướng chuyên môn hóa - Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm - Đạt hiệu quả kinh tế cao c. Về điều kiện phát triển - Điều kiện tự nhiên: đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung - Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp - Được sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, đầu tư. Khác nhau: So sánh Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Về vị trí và vai trò của từng vùng Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước Là vùng chuyên canh cây công nhiệp lớn thứ 2 cả nước Về hướng chuyên môn hóa + Quan Tọng Nhất Là Chè, Sau Đó Là Quế, Sơn, Hồi. + Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương + Quan trong nhất là cà phê, sau đó là cao su , chè + một số cây công nghiệp ngắn ngày: dâu tằm, bông vải Về điều kiện phát triển Địa hình Miền núi bị chia cắt Cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối bằng phẳng Khí hậu Có mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè) Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc Đất đai Đất feralit trên đá phiến, đa gờ nai và các loại đá mẹ khác Đất bazan màu mỡ, tâng phông hóa sâu, phân bố tập trung KT-XH - Là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người - Cơ sở chế biến còn hạn chế - Vùng nhập cư lớn nhất nước ta - Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở 2 vùng - Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên: + Trung du miền núi BB có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ. + Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan có độ phì cao, thích hợp với qui hoạch các vùng chuyên canh có qui mô lớn và tập trung - Có sự khác nhau về đặc điểm dân cư, đặc điểm khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất + Trung du miền núi BB: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè từ lâu đời + Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê Hoạt động 4: Tính tỉ trọng trâu bò trong tổng đàn trâu bò cả nước öMục tiêu: rèn kĩ năng phân tích öPhương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở - Cả lớp öCác bước của hoạt động Bước 1: GV hướng dẫn HS - Tính tỉ trọng và so sánh với cả nước - Điều kiện để Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ nuôi gia súc lớn là đồng cỏ, điều kiện khí hậu, địa hình - Khí hậu làm cho cơ cấu vật nuôi giữa 2 vùng có qui mô khác nhau Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Cả nước TD và MN Bắc Bộ Tây Nguyên Trâu 100% 57,5% 2,5% Bò 100% 16,2% 11,1% Nhận xét: Hai vùng có thế mạnh về chăn nuôi gia súc là do: + Hai vùng có 1 số đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi: Mộc Châu, Đơn Dương, Đức Trọng, bên cánh đó nguồn thực phẩm cho ngành chăn nuôi ngày càng được tăng cường. + Khí hậu nhiệt đới , có mùa đông lanh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu ( TDMNBB) + Tây Nguyên: Nhiệt đới cận xích đạo khô, nóng phù hợp với đk sinh thái của bò. + Nhu cầu của các vùng phụ cận của 2 vùng này cao. + Dân cư có kinh nghiệm trong sản xuất chăn nuôi gia súc lớn. Bước 4: HS tiến hành thực hiện và trình bày kết quả. Bước 5: GV nhận xét và chuẩn kiến thức 3. Luyện tập 3.1. Mục tiêu: Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ 3.2. Phương thức: cá nhân - Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở 2 vùng. - Nhân xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa trung du miền núi BB với Tây Nguyên 4. Vận dụng mở rộng: Học sinh có thể so sánh về các thế mạnh của các vùng khác nhau trong cả nước. Ví dụ như vùng ĐNB với Tây Nguyên, BTB vớ Nam Trung Bộ. Trà Cú, ngày....tháng.....năm 2019 Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng ======================================================= Ngày: 8/1/2019 Tiết: 24 Tuần: 42 BÀI 39 :VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Biết được những đặc trưng khái quát của vùng so với cả nước. - Phân tích được những khó khăn, thuận lợi trong việc phát triển KTXH của vùng. - Hiểu và trình bày được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thực trạng và phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của vùng. 2. Về kĩ năng: - Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sưu tầ và xử lí các thông tin bài học. - Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề KTXH của một vùng. 3. Về thái độ, hành vi: Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN treo tường. Bản đồ kinh tế vùng. - Một số hình ảnh đặc trưng của vùng - Atlat địa lý Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat Địa lý Việt Nam III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC. Ổn định lớp. Kiểm tra bài củ: Kiểm tra vỡ thực hành của học sinh. 3. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động 1.1 Mục tiêu: HS thấy được vùng ĐNB có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT – XH 1.2. Phương thức: cá nhân 1.3. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV cho HS xem 1 số hình ảnh như: chợ Bến Thành, khai thác dầu khí, các khu công nghiệp. Gv yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về ĐNB. Bước 2: HS xem hình ảnh Bước 3: HS trình bày Bước 4: GV chuẩn kiến thức, dẫn dắt HS vào bài mới 4. Triển khai bài học: Hoạt động 1: KHÁI QUÁT CHUNG *Mục tiêu: - Kể tên các tỉnh, tp của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các vùng đã học - Khai thác kiến thức SGK, Atlat Địa lý Việt Nam - Nêu nhận xét một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả nước *Phương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở - Cả lớp *Các bước của hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: GV sd bản đồ treo tường kết hợp Atlat để hỏi: - Kể tên các tỉnh, tp của ĐNB, so sánh diện tích của ĐNB với các vùng đã học? - Nêu nhận xét một số chỉ số của ĐNB so với các vùng khác, cả nước Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Bước 4: HS khai thác Atlat ,SGK và trình bày Bước 5: GV giúp hs chuẩn kiến thức. 1. KHÁI QUÁT CHUNG: - Gồm 5 tỉnh và TPHCM - DT nhỏ 23,6 nghìn km2 . - DS vào loại trung bình12 triệu người(2006) - Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP ( 42%), giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu. - Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa. - Vấn dề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bậc của vùng. Hoạt động 2: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. * Mục tiêu: - Nêu được thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. - Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển. - Khai thác kiến thức SGK, Atlat Địa lý Việt Nam *Phương thức: - Phương pháp dạy học thuyết trình tích cực, đàm thoại gợi mở - Cặp *Các bước của hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: - GV hỏi thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? - GV cho HS làm việc theo cặp : Tìm hiểu vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển. Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Bước 4: HS tiến hành nghiên cứu, thảo luận và trình bày sản phẩm. Bước 5: GV nhận xét, giúp hs chuẩn kiến thức. 2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. a. Trong công nghiệp - Dẫn đầu cả nước về cơ cấu giá trị sản lượng, đặc biệt là các ngành công nghệ cao - Phát triển công nghiệp cần chú ý đến vấn đề môi trường. b. Trong dịch vụ Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ. c. Trong nông, lâm nghiệp - Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước. - Dự án thủy lợi Phước Hòa cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển - Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí... - Đánh bắt nuôi trồng thủy sản phát triển. - Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu. - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng. 3. Luyện tập: 3.1. Mục tiêu: Phân tích được vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp,dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, phát trển tổng hợp kinh tế biển 3.2. Phương thức: cá nhân - Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu? theo chiều rộng? - Trình bày những nét khác biệt của vấn đề khai thác lãnh thổ ở ĐNB so với các vùng đã học 4. Vận dụng, mở rộng: - Chứng minh rằng việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng Ngày: 10. 1.2019 Tuần: 25 Tiết: 43 BÀI 40. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức bài 39 - Trình bày được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ 2. Kĩ năng: - Xử lí và phân tích số liệu theo yêu cầu đề bài và rút ra nhận xét cần thiết - Biết cách viết và trình bày báo cáo 3. Thái độ: học tập và biết quản lí thời gian khi làm việc, góp phần xây dựng quê hương. 4. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng bản đồ, biểu đồ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ - Các bảng số liệu liên quan đến nội dung bài học. Atlat địa lí VN. 2. Chuẩn bị của học sinh: Atlat Địa lý Việt Nam III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Ổn định lớp. Kiểm tra bài củ: Thế nào là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?Phân tích . Tiến trình hoạt động. 3.1. Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động 1.1. Mục tiêu: Học sinh thấy được thế mạnh về vấn đề phát triển các ngành kinh tế của Đông Nam Bộ, đặc biệt là khai thác dầu khí. 1.2. Phương thức: cá nhân 1.3. Tiến trình hoạt động Bước 1: GV yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết của mình về Đông Nam Bộ. Bước 2: HS tiếp nhận Bước 3: GV gợi ý sản phẩm Bước 4: HS trình bày Bước 5: GV chuẩn kiến thức và cho học sinh xem một số hình ảnh như: khai thác dầu khí, các sản phẩm từ ngành khai thác dầu khí=> giới thiệu bài mới. 2.Triển khai bài học: Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 öMục tiêu: Hiểu được tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Đông Nam Bộ. Viết báo cáo theo dàn ý SGK. Nắm được yêu cầu bài thực hành từ đó đề ra cách giải quyết. öPhương thức: Đàm thoại gợi mở, phân tích bản đồ Hoạt động: Cả lớp öCác bước của hoạt động - Bước 1: Gv yêu cầu HS đọc kĩ và xác định yêu cầu của đề bài. - Bước 2: GV hướng dẫn HS viết báo cáo về tình hình phát triển ngành: Giới thiệu khái quát về tiềm năng phát triển ngành công nghiệp dầu khí (các bể trầm tích, các mỏ dầu khí của vùng). Tình hình phát triển của ngành công nghiệp dầu khí Tác động của ngành công nghiệp dầu khí đến cơ cấu kinh tế chung của vùng. - Bước 3: HS viết báo cáo - Bước 4: GV nêu các gợi ý để HS viết báo cáo. Những gợi ý chính cho bài báo cáo: 1. Tiềm năng dầu khí của vùng: - Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500.000 km2, trải rộng khắp vùng biển bao gồm các bể trầm tích: Sông Hồng, Trung Bộ Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu – Mã Lai - Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí. * Bồn trũng Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác: Hồng Ngọc, Rạng Đông,Bạch Hổ, Rồng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng Hàng loạt các mỏ dầu khí khác lân cận * Bồn trũng Nam Côn Sơn: Mỏ Đại Hùng, Mỏ Lan Đỏ Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác 2. Sự phát triển của công nghiệp dầu khí: Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình khai thác dầu thô ở nước ta dựa vào bảng số liệu đã cho và một số tranh ảnh về khai thác dầu khí ở ĐNB, trên cơ sở đó trình bày tình hình khai thác dầu thô ở nước ta (hầu hết sản xuất thô tập trung ở ĐNB). 3. Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB: - Ngoài việc khai thác dầu thô và khí đốt, còn có khí đồng hành. Từ năm 1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa về phục vụ nhà máy nhiệt điện tuabin khí Bà Rịa. Sản xuất khí đốt hóa lỏng, phân bón, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm - Kèm theo các dịch vụ dầu khí như vận chuyển - Sự phát triển của công nghiệp dầu khí thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng một cách nhanh chóng và sự phân hóa lãnh thổ của vùng ĐNB, góp phần nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt giải quyết vấn đè ô nhiễm môi trường trong qúa trình vận chuyển, khai thác, chế biến dầu khí. Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ nhận xét cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ öMục tiêu: Học sinh phân tích bảng số liệu và suy ra được dạng biểu đồ thích hợp, nêu nhận xét. öPhương thức: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp, phân tích biểu đồ Hoạt động Nhóm/ cá nhân. öCác bước của hoạt động - Bước 1: HS đọc SGK để xác định yêu cầu của đề bài. - Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và phân tích đề bài. - Bước 3: GV hướng dẫn HS tiến hành các bước thực hiện. - Bước 4: HS tiến hành thực hiện và hoàn thành yêu cầu, trình bày sản phẩm. - Bước 5: GV nhận xét và kết luận. Xử lí số liệu: GV chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: tính cơ cấu công nghiệp năm 1995 + Nhóm 2: tính cơ cấu công nghiệp năm 2005 Khu vực kinh tế 1995 2005 Tổng số 100 100 Khu vực Nhà nước 38.8 24.1 Khu vực ngoài Nhà nước 19.7 23.4 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41.5 52.5 * Gợi ý nhận xét: - Trong cơ cấu giá trị SXCN phâ theo khu vực kinh tế của ĐNB, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng về tỉ trọng: Năm 1995: 41,5% đến 2005: 52,5%. Đây là khu vực SX quan trọng nhất ở ĐNB. - Khu vực nhà nước có tỉ trọng thấp nhất và tỉ trọng có xu hướng giảm 38,8% năm 1995 còn 24,1% năm 2005. - Tỉ trọng của KV ngoài nhà nước đứng vị trí thứ 2 sau KV có vốn đầu tư nước ngoài và tỉ trọng có xu hướng tăng từ 19,7% tăng lên 23,4% năm 2005. 3. Luyện tập: 3.1. Mục tiêu: - Viết báo cáo - Trình bày được thế mạnh, tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ 3.2. Phương thức: cá nhân - Phân tích tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB - Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế 4. Vận dụng mở rộng: - Phân tích các thế mạnh và hạn chế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - HS về nhà hoàn thiện bài thực hành Duyệt của Tổ trưởng Nguyễn Thị Ngọc Thưởng ========================================================= Ngày: 10. 1.2019 Tuần: 25 Tiết: 46 Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ----//---- I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH. Nhận thức được vấn đề cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến ĐBSCL thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước. 2.Kĩ năng Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của ĐBSCL, phân bố các loại đất chính của đồng bằng. Điền và ghi tên đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên, Vĩnh Long. 3.Thái độ: có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Biết được tên một số vườn quốc gia trong vùng. Thấy được Đồng bằng Sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tòan cầu 4. Định hướng các năng lực chính được hình thành - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, năng lực sử dụng biểu đồ, năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án Bản đồ kinh tế ĐBSCL Bản đồ tự nhiên ĐBSCL Atlat địa lí VN Máy tính, máy chiếu 2. Chuẩn bị cuả học sinh. - Atlat địa lí Việt Nam - Bài soạn III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra bài củ: Nhắc lại kt củ sau khi kiểm tra 1 tiết. Tiến trình dạy học: 3.1 Đặt vấn đề/xuất phát/khởi động Mục tiêu: Nhằm giúp HS nhận biết một cách cơ bản về tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long, nhận thức được một số vấn đề thế mạnh, hạn chế và vấn đề sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long Phương thức: HS theo dõi đoạn phim ngắn giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long Tiến trình hoạt động: - Bước 1: GV yêu cầu học sinh xem 2 đoạn phim, tìm thế mạnh và hạn chế vể tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long - Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. - Bước 3: GV cho HS xem đoạn phim ngắn giới thiệu về đồng bằng sông Cửu Long và gợi ý thế mạnh về ĐBSCL. - Bước 4: HS qua đoạn phim nêu một vài thế mạnh và hạn chế vể tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long - Bước 5: GV giới thiệu bài mới. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Các bộ phận hợp thành ĐBSCL: öMục tiêu: + Kiến thức: Biết được các bộ phận hợp thành đồng bằng sông CL + Kĩ năng: Xác định trên bản đồ các tỉnh, thành phố của vùng, vị trí tiếp giáp với các vùng lân cận öPhương thức: Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại. Hoạt động: Cá nhân öCác bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam Kết hợp với nội dung SGK hãy nêu tên các tỉnh, thành phố, diện tích, dân số của vùng? - Điều kiện thực hiện: Cá nhân dựa vào kiến thức sách giáo khoa, bản đồ treo tường và Atlat địa lí Việt Nam. - Sản phẩm : Cá nhân trình bày Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ Mỗi cá nhân nghiên cứu SGK, Atlat, bản đồ để hoàn thành sản phẩm. ( TG: 2 phút) Bước 3: GV gợi ý sản phẩm. Bước 4:Trao đổi, thảo luận, báo cáo - GV gọi ngẫu nhiên một HS trả lời - HS khác góp ý thảo luận Bước 5:Đánh giá, chốt kiến thức GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Chốt lại kiến thức cơ bản. 1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL: - Gồm 13 tỉnh, thành phố. - Diện tích trên 40 nghìn km2. - Dân số 17,4 triệu người(2006) - Tiếp giáp với ĐNB, Campuchia và Biển Đông. => Thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế HOẠT ĐỘNG 2: Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu: öMục tiêu: - Hiểu được đặc điểm tự nhiên của ĐBSCL với những thế mạnh và hạn chế của nó trong việc phát triển KT-XH. - Sử dụng Bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định phân bố các loại đất chính, mạng lưới sông ngòi, sinh vật, khoáng sản ở ĐBSCL. öPhương thức: Phương pháp: Thuyết trình tích cực, đàm thoại. Hoạt động nhóm öCác bước của hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ: + Phân tích thế mạnh và hạn chế của tự nhiên (đất đai, khí hậu, sông ngòi,sinh vật, khoáng sản) đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng. +Tại sao ĐBSCL có nhiều đất phèn và đất mặn? + Em có nhận xét gì về tình hình khô hạn ở địa phương mình hiện nay? + Tại sao bằng bằng SCL trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước? Điều kiện thực hiện: Các nhóm thảo luận dựa vào kiến thức sách giáo khoa, bản đồ treo tường và Atlat địa lí Việt Nam. Sản phẩm trình bày trên giấy A0. Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ Mỗi cá nhân nghiên cứu SGK, Atlat, bản đồ sau đó trao đổi trong nhóm để hoàn thành sản phẩm. ( TG: 10 phút) Bước 3: GV gợi ý sản phẩm Bước 4:Trao đổi, thảo luận, báo cáo Nhóm 1,3,5 đại diện báo cáo. Nhóm 2,4,6 góp ý, bổ sung. Gv bổ sung, chốt ý. Bước 5:Đánh giá, chốt kiến thức GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm. Chốt lại kiến thức cơ bản. 2. Các thế mạnh v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12518929.docx
Tài liệu liên quan