Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

I.MỤC TIÊU

Sau bài học HS cần:

1. Kiến thức

-HS hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở vùng ĐBSH: Các ngành dịch vụ, công nghiệp đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng. Trong nông nghiệp ưu thế thuộc về cây lương thực và rau vụ đông. Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sx và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích lược đồ, bản đồ, biểu bảng để xác lập mối quan hệ địa lí.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường phát triển kinh tế bền vững.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tư duy: Thu thập và sử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ (HĐ1,HĐ2,HĐ3,HĐ4)

- Giao tiếp /trình bày suy nghĩ, ý tưởng/ lắng nghe, phản hồi tích cưc, giao tiếp và làm việc theo nhóm(HĐ2)

 

doc71 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn bị bài 15, sưu tầm một số hình ảnh về du lịch Việt Nam TUẦN: 8 NGÀY SOẠN: 09/10/2017 TIẾT: 15 NGÀY DẠY: 11/10/2017 Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I.MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - HS biết được các đặc điểm phân bố và phát triển ngành thương mại và du lịch nước ta. Chứng minh và giải thích được tại sao Hà nội và TPHCM là các trung tâm thương mại du lịch lớn nhất của nước ta. Biết được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú, du lịch đang trở thành ngành kinh tế quan trọng. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phong phú, song nhiều điểm du lịch hiện đang bị ô nhiễm, suy thoái và nguyên nhân của nó Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ cảnh quan của các khu du lịch 2.Kĩ năng: - Đọc và phân tích biếu đồ, bảng số liệu. - Nhận biết được hiện tượng ô nhiễm và suy thoái cảnh quan du lịch qua tranh ảnh và trên thực địa. 3. Thái độ - Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường trong ngành du lịch II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy: Thu thập và sử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ (HĐ1,HĐ2,HĐ3,HĐ4,5,6,7) - Giao tiếp /trình bày suy nghĩ, ý tưởng/ lắng nghe, phản hồi tích cưc, giao tiếp và làm việc theo nhóm(HĐ7) - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian/đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm (HĐ7) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC -Đàm thoại gợi mở/thảo luận theo nhóm/ động não/ trình bày 1 phút IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam. - Bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam. - Một số hình ảnh về các địa điểm du lịch ở nước ta. HS: - SGK, vở ghi, vở bài tập, bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá Trình bày 1 phút Xác định trên bản đồ một số tuyến đường GTVT ở nước ta. Loại hình GTVT nào có vai trò quan trọng nhất? loại hình nào mới xuất hiện gần đây? 2. Kết nối Hoạt động của GV & HS Nội dung HĐ1 : Thương mại GV cho HS quan sát SGK CH: Thương mại là gì?Thương mại có mấy ngành chính? * HĐ2: Nội thương Cá nhân/ động não/ thuyết giảng tích cực CH: Em hiểu nội thương là gì? Nêu vai trò của nội thương đối với nền kinh tế nước ta? * HĐ3:HS quan sát hình 15.2, 15.3, 15.4, 15.5: CH: Đó là những hình ảnh gì? thuộc hoạt động thương mại nào? CH: Hãy cho biết tình hình phát triển của nội thương trong thời kì đổi mới? CH: Nội thương hoạt động dưới những hình thức nào? (cửa hàng MDQD, HTX mua bán, đại lí thương mại, siêu thị, cửa hàng tư nhân, các chợ) - Những thành phần kinh tế nào tham gia hoạt động nội thương? * HĐ4:HS quan sát biểu đồ hình 15.1: CH: Nhận xét về hoạt động nội thương của nước ta năm 2002 ? Vùng nào nội thương phát triển mạnh nhất? vùng nào kém phát triển nhất? Tại sao? * HĐ5:HS quan sát các hình 15.2, 15.3, 15.4, 15.5: CH: 4 kênh hình đó nói lên điều gì? Vì sao những trung tâm thương mại lớn tập trung nhiều ở các thành phố lớn của nước ta? -HS xác định các trung tâm thương mại lớn trên bản đồ. * HĐ6 : Ngoại thương Cá nhân/ đàm thoại gợi mở/ thuyết giảng tích cực CH: Em hiểu ngoại thương là gì? Ngoại thương có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế đất nước ta? * HĐ6: HS quan sát biểu đồ hình 15.6: CH: Nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết. CH: Hiện nay nước ta đang nhập khẩu những mặt hàng nào? Tại sao? CH: Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với những thị trường nào? tại sao? * HĐ7: Nhóm /thuyết giảng tích cực/ đàm thoại gợi mở. CH: Du lịch có vai trò gì trong sự phát triển của nền kinh tế? -Xác định trên bản đồ các tài nguyên du lịch ở nước ta. Hãy xắp xếp các tài nguyên du lịch đó thành từng nhóm: -- Du lịch tự nhiên -Du lịch nhân văn CH: Lấy ví dụ để chứng minh du lịch nước ta phát triển nhanh. Liên hệ ở địa phương à giáo dục tư tưởng.. I/ Thương mại: 1. Nội thương: -Tạo ra mối quan hệ giao lưu KT-XH trong nội bộ nước ta. -Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hóa dồi dào, đa dạng, tự do lưu thông. -Hoạt động nội thương phát triển không đều giữa các vùng trong nước: Phát triển mạnh nhất ở Đông nam bộ, ĐBSCL, ĐBSH. -Hà nội và TPHCM là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta. 2. Ngoại thương: -Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất. -Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất -Ngoại thương đang mở rộng các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, buôn bán nhiều nhất với thị trường Châu Á-Thái bình dương. III/ Du lịch: -Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch -Số lượng du khách trong nước và quốc tế ngày càng tăng. 3. Thực hành/Luyện tập - Nước ta hiện nay chủ yếu Xk những mặt hàng nào? Tại sao? - Trình bày những tiềm năng gì để phát triển nghành du lịch? 4. Vận dụng -Trả lời các câu hỏi và bài tập trang 60. - Chuẩn bị bài thực hành duïng cuï buùt thöôùc,maøu -------------------------------------------------------------------------------- TUẦN: 8 NGÀY SOẠN: 10/10/2017 TIẾT: 16 NGÀY DẠY: 13/10/2017 Bài 16: THỰC HÀNH Vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế I.MỤC TIÊU Sau bài thực hành, HS cần: - Củng cố những kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta. - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ miền, kĩ năng nhận xét cơ cấu kinh tế dựa vào biểu đồ. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1,HĐ2) - Giải quyết vấn đề (HĐ1,HĐ2,3) - lắng nghe tích cực (HĐ1,HĐ2,3) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ; HS làm việc cá nhân IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam.-Biểu đồ mẫu HS: - Bút, thước, màu , vở bài tập V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá 2. Kết nối: Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Cả lớp: - HS đọc yêu cầu của bài thực hành: -GV hướng dẫn cách vẽ: Nhận biết khi nào thì có thể vẽ biểu đồ cơ cấu bằng biểu đồ miền: +Thường sử dụng khi chuỗi số liệu là nhiều năm. +Trong trường hợp ít năm (2->3năm) thì thường dùng biểu đồ hình tròn. +Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải theo các năm, vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn năm. -Cách vẽ: -Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số là 100%, trục hoành biểu diễn các năm. -Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu(Cách xác định các điểm vẽ tương tự biểu đồ cột chồng) -Vẽ đến đâu kí hiệu đến đó, thiết lập bảng chú giải. * HĐ2: Cá nhân vẽ biểu đồ: 1/ Vẽ biểu đồ miền: Bước 1 : Xử lí số liệu ( không xử lí vì số liệu tương đối) Bước 2 : Vẽ biểu đồ - Vẽ khung biểu đồ là hình chữ nhật hoặc hình vuông, cạnh đứng ( trục tung) có chỉ số 100%, cạnh ngang( trục hoành)thể hiện khoảng cách năm, chú ý chia khoảng cách năm sao cho phù hợp. - Ranh giơí của biểu đồ miền là đường biểu diễn.Thành phần nào cho trước thì vẽ trước và vẽ thứ tự từ dưới lên. - Khi vẽ biểu đồ miền nếu có 3 thành phần thì vẽ thành phần đầu tiên xong ta quay ngược biểu đồ vẽ thành phần thứ 3 xem 100%= 0% , hoặc lấy số liệu thành phần thứ nhất cộng số liệu thành phần thứ 2, tiến hành vẽ xẽ được đường biểu diễn thứ 2. Biểu đồ cơ cấu GDP nước ta thời ki 1991-2002 0 100% 50 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 Dịch vụ vô Nông-Lâm-Ngư nghiÖp Công nghiệp -XD 100% 0% 50% * HĐ3: Nhóm nhỏ. -CH: Qua biểu đồ em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ trọng của các ngành? -CH: Tỉ trọng các ngành tăng hoặc giảm nói lên điều gì? -CH: Vì sao tỉ trọng ngành dịch vụ có sự biến động?( Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vào cuối năm 1997) 2/ Nhận xét: -Tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm từ 40,5% à 23% , nói lên nước ta đang từng bước chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. -Tỉ trọng ngành CN-XD tăng nhanh từ 23,8% à38,5% chứng tỏ quá trình CNH,HĐH đang tiến triển. -Ngành dịch vụ tuy chiếm tỉ trọng cao nhưng có nhiều biến động 3. Thực hành/Luyện tập -GV thu một số bài của HS để chấm điểm, sửa chữa những thiếu sót HS thường vấp phải. 4. Vận dụng -Hoàn thành nốt những phần chưa làm xong của bài thực hành. -Ôn lại những kiến thức từ bài 1 ->16 để giờ sau ôn tập. ------------------------------------------------------------------------ TUẦN.. NGÀY SOẠN.. TIẾT. NGÀY DẠY... Tiết 17. ÔN TẬP I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài ôn tập, HS cần: - HS hiểu rõ đặc điểm, thực trạng của dân cư nước ta, những hậu quả và biện pháp khắc phục. Nắm được các nhân tố và tình hình phát triển của các ngành kinh tế. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức địa lí. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tìm kiếm và xử lí thông tin (HĐ1,HĐ2) - Giải quyết vấn đề (HĐ1,HĐ2,3) - lắng nghe tích cực (HĐ1,HĐ2,3) - Quản lí thời gian,làm chủ bản thân, tự tin trước đám đông (HĐ3) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ; HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, động não, thuyết giãng tích cực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam. Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. Bản đồ GTVT và du lịch Việt Nam. HS: - Vở Ghi,SGK,Bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá 2. Kết nối: Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Tìm hiểu địa lí dân cư Cá nhân.Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ CH: Nêu số dân của nước ta? DS nước ta được xếp vào loại nào so với DS của nhiều nước trên thế giới? CH: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta là bao nhiêu? CH: DS tăng nhanh dẫn đến hậu quả gì? biện pháp khắc phục như thế nào? HĐ2 :HS xác định trên bản đồ những khu vực tập trung đông dân, thưa dân. H: Dân cư phân bố không đều gây khó khăn gì? Cần có biện pháp gì để điều chỉnh sự phân bố dân cư cho hợp lí? * HĐ3: Tìm hiểu địa lí các ngành kinh tế. Thảo luận nhóm, động não, thuyết giãng tích cực -GV lập bảng, chia nhóm cho HS thảo luận. Mỗi nhóm 1 ngành kinh tế ( Về cơ cấu, tình hình phát triển, các nhân tố ảnh hưởng) (thời gian 10 phút) -đại diện các nhóm điền kết quả vào bảng, trình bày trên bản đồ những nội dung có liên quan. -Các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. I/ Địa lí dân cư: -DS nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người. Là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới. -Tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,43% (Đã giảm nhiều nhưng vẫn còn cao). -DS đông, tăng nhanh à thiếu việc làm àChất lượng cuộc sống thấp à Kinh tế chậm phát triển. - Dân cư phân bố không đông đều: Mật độ DS trung bình 246 người/km2. +Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và thành thị, thưa thớt ở miền núi cao nguyên. +Dân cư tập trung quá nhiều ở nông thôn (74%), quá ít ở thành thị (26%). II/ Địa lí các ngành kinh tế: Ngành KT Cơ cấu Tình hình phát triển Các nhân tố a/h Nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi Đa dạng các loại cây trồng ( Trồng trọt chiếm ưu thế) Nh/ tố tự nhiên, Kinh tế-xã hội Công nghiệp Đa dạng, nhiều ngành CN trọng điểm Đang phát triển nhanh Nhân tố TN, kinh tế-xã hội Lâm nghiệp Khai thác, chế biến gỗ Thực hiện mô hình nông-lâm kết hợp, Tăng diện tích rừng. Nhân tố TN, Dân cư Thủy sản Khai thác, nuôi trồng -Tỉ trọng khai thác lớn, tỉ trọng nuôi trồng tăng nhanh, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc. ĐKTN, kinh tế- xã hội Dịch vụ Đa dạng, gồm DV tiêu dùng, DVsx, DV công cộng -Tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. Phát triển mạnh ở vùng đông dân, vùng KT phát triển. Dân cư, kinh tế GTVT, Bưu chính VT Đầy đủ các loại hình GTVT -Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường, sân bay, bến cảng. -Mạng lưới thông tin liên lạc pt nhanh Nhân tố TN, cơ sở vật chất- kĩ thuật Thương mại Nội thương, ngoại thương -Sức mua trong nước tăng mạnh -Thị trường XNK mở rộng Dân cư, xã hội Du lịch Du lịch tự nhiên Du lịch nhân văn Nhiều địa điểm được công nhận là di sản thế giới. Số lượng du khách tăng nhanh. Tự nhiên, xã hội 3. Thực hành/luyện tập: -Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp. -Tìm một số địa điểm du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn trên bản đồ. 4. Vận dụng -Ôn kĩ những kiến thức từ bài 1à16 để giờ sau kiểm tra một tiết. --------------------------------------------------------------------- Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: KIỂM TRA 1 TIẾT I/ Mục tiêu: * Kiến thức: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS về dân cư và sự phát triển của các ngành kinh tế để có hướng điều chỉnh các hoạt động dạy và học cho phù hợp. * Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các dạng bài trắc nghiệm, tự luận. * Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác , độc lập tư duy trong khi làm bài. * Trọng tâm: Nội dụng cần thiết trong đề kiểm tra II/ Chuẩn bị . GV: - Đề và đáp án. HS: Giấy nháp, thước kẽ, compa,bút chì III/ Tiến trình bài giảng: 1/ Ổn định: 2/ Tiến hành kiểm tra: GV phát đề cho HS làm bài. Đề Bài: I . PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3đ) Khoanh tròn vào ý đúng nhất.mổi câu trả lời đúng được 0,5đ. Câu 1: Công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm: a. 1976 b. 1986 c. 1991 d. 1996. Câu 2: Miền núi và trung du phía Bắc có thế mạnh nổi bật về công nghiệp: a. Khai khoáng, năng lượng b. Hoá chất c. Vật liệu xây dựng d. Chế biến. Câu 3: Cho đến nă 2002 khu vực dịch vụ nước ta chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP là: a. 58,3% b. 53,8% c. 35,8% d.38,5%. Câu 4: Vùng nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hoá cao nhất nước ta vào năm 2002: a. Tây nguyên b. Bắc Trung Bộ c. Đông Nam Bộ d. Đồng Bằng Sông hồng. Câu 5: Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường các nước thuộc: a. Châu Á Thái Bình Dương b. Tây Âu c. Bắc Mĩ d. Ôx- trây li-a. Câu 6: Dân số nước ta tính đến năm 2002 là: a. 69,7 triệu người b.79,7riệu người c. 80,9 triệu người d. 90,9 triệu người. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7đ) Câu 1: Phân tích vai trò của nghành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống ? (2đ) Câu 2: Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và cơ sở vật chất đối với nghành GTVT ở nước ta ? (2đ) Câu 3: cho bảng số liệu: (3đ) Đơn vị tính: nghìn tấn Năm Tổng Số Chia Ra Khai thác Nuôi trồng 2000 2.252 1.662 590 2006 3.721 2.027 1.694 a. Hãy xử lí số liệu và vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu nghành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước ta thời kì 2000- 2006. b. Qua biểu đồ cho nhận xét ? Câu 4: ( Giành cho lớp 9A1 ) - Việc phát triển dịch vụ điện thoại, Internet có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã hội? ĐÁP ÁN I Phần trắc nghiệm: 3đ Câu 1:b Câu 2: a Câu 3: d Câu 4: c Câu 5: a Câu 6: b II. Phần Tự luận: 7đ Câu 1: Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. - Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành kinh tế trong nước và giữa nước ta với nước ngoài - Nhờ có hoạt động thương mại và GTVT mà các ngành Nông-l âm-Ngư và công nghiệp được cung cấp nguyên vật liệu để sản xuấtvà đưa đi tiêu thụ. - Các ngành dịch vụ nói chung thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao đời sống đem lại nguồn thu nhập lớn cho kinh tế nước nhà. Câu 2:*Thuận lợi: Nước ta nằm trung tâm khu vực ĐNÁ và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và quốc tế. - phần đấtt liền nươcá ta kéo dài theo hướng B-N có dãi đồng bằng hầu như liên tục ven biển nên việc đi lại giữa các vùng B-T-N khá dễ dàng. *Khó khăn - Hình thể nước ta hẹp ở mièn trung, có nhiều núi , cao nguyên chạt theo hướng TB-ĐN làm cho việc giao thông theo hướng Đ-T gặp nhiều trở ngại - Sông ngòi nước ta dày đặc,nhiều bão, lũ nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá cầu cống đòi hởi tốn kém nhiều công sức và tiền của. - Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tố nhiều ngoại tệ Câu 3: Xử lí số liệu 0,5đ Vẽ biểu đồ đúng,chính xác 1,5đ ( biểu đồ tròn với đường kính khác nhau) Nhận xét đúng, đủ 0,5đ. Câu 4: Tích cực: Giúp cho việc trao đổi thông tin trong nước và quốc tế tiện lợi nhanh chóng,phục vụ đắc lực trong kinh tế và đời sống( cho ví dụ cụ thể) Tiêu cực: Thông tin ,hình ảnh bạo lực, đồi truỵ nguy hại nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, do kẻ xấu cài vào. 4/ Củng cố: - GV nhận xét giừo kiểm tra 5/ Dặn dò: - Hãy kể tên các miền tự nhiên ở nước ta? - Trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? ------------------------------------------------------------------------------- TUẦN: 9 NGÀY SOẠN:20/10/2017 TIẾT: 19 NGÀY DẠY: 24/10/2017 Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I.MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - HS hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí, một số thế mạnh và khó khăn về ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội của vùng. Hiểu sâu hơn sự khác nhau giữa hai tiểu vùng Tây bắc và Đông bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển KT-XH. - Biết TD& miền núi BB là vùng giàu về khoáng sản, thuỷ điện vả sự đa dạng sinh học; song tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng MT của vùng bị giảm sút nghiêm trọng. - Hiểu được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với BVMT tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 2.Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng TD& núi BB để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng 3. Thái độ: - Có ý thức và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy: Thu thập và sử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ (HĐ1,HĐ2,HĐ3,HĐ4,5,6,7) - Giao tiếp /trình bày suy nghĩ, ý tưởng/ lắng nghe, phản hồi tích cưc, giao tiếp và làm việc theo nhóm(HĐ3,4.5) - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian/đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm (HĐ3) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC -Đàm thoại gợi mở/thảo luận theo nhóm/ động não/ trình bày 1 phút, Thuyết giảng tích cực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên vùng núi và trung du Bắc bộ. HS: - Vở ghi,SGK, Vở bài tập,bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá Trình bày 1 phút GV: Cho hs lên bảng xác định 7 vùng kinh tế ở Việt Nam 2. Kết nối Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ Cá nhân/động não/ trình bày 1 phút -HS quan sát hình 6.2(trang 21): CH: Vùng trung du và miền núi Bắc bộ tiếp giáp với những vùng nào? Nước nào? -GV giới thiệu vị trí của vùng trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. * HĐ2: GV cho HS nêu DT, DS của vùng, xác định vị trí các tỉnh của Tây bắc, Đông bắc trên bản đồ hành chính. -HS xác định tứ cận trên bản đồ vùng. CH: Vị trí của vùng như vậy có ý nghĩa gì đối với việc phát triển KT-XH? -GV phân tích thêm: Vừa có tiềm năng phát triển KT trên đất liền, vừa phát triển KT trên biển. * HĐ3: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Thảo luận theo nhóm/ động não/ trình bày 1 phút, Thuyết giảng tích cực -Hai nhóm tìm hiểu về ĐKTN,thế mạnh KT của tiểu vùng Đông bắc. -Hai nhóm tìm hiểu tiểu vùng Tây bắc. -HS trình bày, xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản, các dòng sông có tiềm năng thuỷ điện, các địa điểm du lịch ở từng tiểu vùng. -Các nhóm nhận xét, bổ sung. *HĐ4: GV chuẩn kiến thức. I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: -Là vùng lãnh thổ phía Bắc, chiếm 30,7% DT và 14,4% DS cả nước (2002) -Có vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế-xã hội với ĐBSH, Bắc trung bộ, với các tỉnh phía nam Trung Quốc và thượng Lào. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Các yếu tố Tiểu vùng Đông Bắc Tiểu vùng Tây Bắc Địa hình Núi trung bình và núi thấp, hướng vòng cung (4 dãy núi vòng cung) Núi cao hiểm trở, hướng TB-ĐN (Dãy núi Hoàng liên sơn) Khí hậu Nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh. Nhiệt đới ẩm, mùa đông ít lạnh hơn. Sông ngòi Nhiều sông lớn, chảy theo 2 hướng chính: TB-ĐN, vòng cung Sông lớn, dốc, hướng TB-ĐN Tài nguyên nổi bật Tập trung nhiều khoáng sản nhất cả nước : Than, sắt, chì, thiếc Nguồn thuỷ năng rất dồi dào. Thế mạnh kinh tế -Khai thác khoáng sản, -Phát triển nhiệt điện -Trồng rừng, cây CN, cây dược liệu, rau quả ôn đới cận nhiệt. -Du lịch sinh thái -Kinh tế biển -Phát triển thuỷ điện -Trồng rừng, cây CN lâu năm. -Chăn nuôi gia súc lớn. * HĐ5: Về điều kiện tự nhiên, trung du và miền núi Bắc Bộ có những khó khăn gì cho phát triển KT? -Liên hệ ở địa phương à nêu biện pháp khắc phục CH: Dựa vào lược đồ và kênh chữ, hãy xác định và nêu đặc điểm địa hình và thế mạnh KT của vùng trung du Bắc Bộ? *HĐ6: Đặc điểm dân cư, xã hội Đàm thoại gợi mở/động não/ trình bày 1 phút, Thuyết giảng tích cực -HS dựa vào kênh chữ, bảng 17.2: CH: Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào? Nêu những thuận lợi về dân cư, dân tộc của vùng? ? Nhận xét về sự chênh lệch trình độ phát triển dân cư-xã hội của 2 tiểu vùng và so với cả nước? -GV chuẩn kiến thức. * HĐ7: GV cho HS quan sát hình 17.2: ? Cho biết ý nghĩa của việc trồng trọt trên ruộng bậc thang? (vừa nâng cao hiêu quả KT, vừa bảo vệ MT vùng đồi núi) -Liên hệ ở địa phương. ? Hiện nay đời sống của đồng bào dân tộc đã có những chuyển biến gì? Do đâu mà có được những chuyển biến đó? -Liên hệ sự chuyển biến của đồng bào dân tộc ở địa phương. III/ Đặc điểm dân cư, xã hội: -Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. -Có sự chên lệch lớn về trình độ phát triển dân cư-xã hội ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc -Nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới à đời sống của đồng bào dân tộc đã và đang được cải thiện. 3. Thực hành/Luyện tập - HS xác định vị trí và nêu các đặc điểm về tự nhiên, thể mạnh KT của vùng - Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn trong ptht của vung TDMNBB? 4. Vận dụng - Soạn bài 18. chú ý phân tich hình 18.1. - Tìm hiểu các loại cây trồng và vật nuôi chính của vùng? TUẦN: 10 NGÀY SOẠN:20/10/2017 TIẾT: 20 NGÀY DẠY: 26/10/2017 Bài 18:VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ(Tiếp theo) I.MỤC TIÊU Sau bài học HS cần: 1. Kiến thức - HS hiểu và trình bày được tình hình phát triển, phân bố một số ngành kinh tế chính ở Trung du và miền núi Bắc bộ. 2.Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ kinh tế. - Xác lập mối liên hệ giữa ĐKTN và phát triển kinh tế. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc vận dụng các lợi thế của tài nguyê thiên nhiên trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy: Thu thập và sử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ (HĐ1,HĐ2,HĐ3,HĐ4,5,6) - Giao tiếp /trình bày suy nghĩ, ý tưởng/ lắng nghe, phản hồi tích cưc, giao tiếp và làm việc theo nhóm(HĐ3,4) - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian/đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm (HĐ3,4) III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC -Đàm thoại gợi mở/thảo luận theo nhóm/ động não/ trình bày 1 phút, Thuyết giảng tích cực IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC GV: - Bản đồ dân cư Việt Nam.. - Bản đồ tự nhiên tự nhiên và kinh tế vùng trung du và miền núi bắc bộ HS: - Vở ghi,SGK, vở bài tập, bảng phụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khám phá Trình bày 1 phút Trình bày trên bản đồ những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc bộ. 2. Kết nối Hoạt động của GV & HS Nội dung * HĐ1: Tìm hiểu về công nghiệp Cá nhân Đàm thoại gợi mở/động não/ trình bày 1 phút -HS quan sát hình 18.1: CH: Xác định trên bản đồ vị trí của các ngành CN khai thác khoáng sản ở Tr. Du & MNBB. Nhận xét chung về CN khai khoáng của vùng? CH: Nêu mối quan hệ giữa CN khai khoáng với CN chế biến? -HS xác định trên bản đồ vị trí của các khu CN, Các ngành CN ở mỗi trung tâm. CH: Ngoài các ngành kể trên, trong vùng còn pt mạnh ngành CN nào? dựa trên thế mạnh nào? * HĐ2:GV cung cấp thông tin về công suất của các nhà máy điện trong vùng: + Nhiệt điện Uông Bí: 20 vạn KW + Thủy điện Hoà Bình: 1,92 triệu KW + Thủy điện Thác Bà: 11 vạn KW -HS quan sát hình 18.2: CH: Nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình ? CH: Ngoài 2 ngành có thế mạnh nhất là khai khoáng và thuỷ điện, trong vùng còn phát triển mạnh những ngành CN nào? * HĐ3: Tìm hiểu nông nghiệp Thảo luận nhóm/trình bày 1 phút, Thuyết giảng tích cực Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm tìm hiểu 1 nội dung Nhóm1 : Xác định trên bản đồ những vùng trồng cây lương thực. Cây LT chính trong vùng là gì? Nhóm2:Cây CN quan trọng nhất trong vùng là gì? Vì sao cây chè lại chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? * HĐ4: HS xác định các vùng trồng cây CN lâu năm, vùng trồng cây ăn quả trên bản đồ. Nhóm 3: Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp có ý nghĩa gì? Nhóm 4: Chăn nuôi trong vùng phát triển mạnh nhất là gì? Tại sao? Nhóm 5: Ngoài các thế mạnh trên, trong vùng có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản ở đâu? hiệu quả ra sao? Nhóm 6: Nêu những khó khăn trong sx nông nghiệp hiện nay của vùng? * HĐ5: Tìm hiểu dịch vụ Cá nhân Đàm thoại gợi mở/động não/ trình bày 1 phút -HS xác định trên bản đồ các tuyến đường sắt, đường ô tô từ Hà Nội đến các thành phố, thị xã của các tỉnh biên giới Việt-Trung, Việt- Lào. CH: Những sản phẩm gì được trao đổi giữa vùng với các vùng khác và với các nước láng giềng? -HS xác định trên bản đồ các cửa khẩu dọc biên giới Việt-Lào, Việt- Trung. CH: Trong vùng có những tiềm năng du lịch nào? Xác định trên bản đồ các điểm du lịch nổi tiếng. -GV cho HS tranh ảnh về cảnh đẹp vịnh Hạ Long. * HĐ6: Các trung tâm kinh tế Cá nhân Đàm thoại gợi mở/động não/ trình bày 1 phút -HS xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế, nêu các ngành CN đặc trưng của mỗi trung tâm. -Xác định các cửa khẩu dọc biên giới của vùng. IV/ Tình hình phát triển kinh tế: 1. Công nghiệp: -Các ngành CN khai khoáng phát triển mạnh (nhất là ở Đông bắc) à Thúc đẩy sự phát triển của các ngành luyện kim, cơ khí, hoá chất, sản xuất VLXD. -Nhờ có nguồn thuỷ năng và nguồn than phong phú à CN năng lượng phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12351140.doc
Tài liệu liên quan