Giáo án Địa lý lớp 11 - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản

. Điều kiện tự nhiên.

1.Vị trí địa lí:

- Là một quốc gia hải đảo, nằm ở phía Đôngchâu Á gồm 4 đảo lớn:

Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku (98% diện tích) và hơn 3.000 đảo nhỏ.

→ Với vị trí đó dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu

vực và trên thế giới bằng đường biển

pdf12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 37359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 11 - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬT BẢN Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ *** I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thỗ của Nhật Bản. - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số lịêu, tư liệu . 3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật trong học tập, lao động, thích ứng với điều kịên tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản, tranh ảnh về đất nước Nhật Bản. III. Trọng tâm bài: - Một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, dân cư của Nhật Bản và tác động của chúng đến phát triển kinh tế. - Tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau thế chiến II đến nay. IV. Tiến trình dạy học: - Kiểm tra bài cũ: Bài thực hành LB. Nga. - Mở bài: sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản trở thành một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ điêu tàn đổ nát trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn sau một thập niên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc về kinh tế . Điều kì diệu ấy có được từ đâu ? Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Diện tích: 378.000km2 - Dân số: 127,7 triệu người (2005) - Thủ đô: Tokyo, GDP cả nước là 4800 tỉ $ - GDP/người: 37.588 $(2005). (1 trong 10 nước có GDP/người cao nhất TG) - Thủ tướng: ông Naoto Kan - Người Nhật gọi họ là: Nihon, Nippon, Land of the Rising Sun. TG Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HĐ 1. Cả lớp Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên NB ? Nêu đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí, địa hình, sông ngòi, khí hậu và bờ biển Nhật Bản? - Gọi HS lên chỉ vị trí tiếp giáp của Nhật Bản trên bản đồ. Cách Hàn Quốc 200 km, Trung Quốc 650 km. *Địa hình: + Chủ yếu là núi (80% diện tích), cao nhất là đỉnh Phú Sĩ 3776m. + Phổ biến dạng địa hình núi lửa với 165 núi lửa đã tắt, hơn 80 núi lửa còn hoạt động. + Nằm trong khu vực bất I. Điều kiện tự nhiên. 1. Vị trí địa lí: - Là một quốc gia hải đảo, nằm ở phía Đông châu Á gồm 4 đảo lớn: Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku (98% diện tích) và hơn 3.000 đảo nhỏ. → Với vị trí đó dễ dàng mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. ổn của vỏ Trái Đất, mỗi năm có khoãng 1.000 trận động đất lớn nhỏ, hiện có khoãng 80 ngọn núi lửa đang hoạt động. Nhật đã trải qua nhiều trận động đất lớn và bị thiệt hại nặng nề như: trận đđ năm 1924 ở TP Tokio, 1995 ở TP Kobe, 2011 ở Đông Bắc Nhật Bản. - GV gọi HS dựa vào nội dung SGK nêu đặc điểm khí hậu của Nhật Bản. → Lượng mưa lớn từ 1000- 3000mm, rừng bao phủ 68% diện tích lãnh thổ. ? Từ những đặc điểm trên hãy cho biết Nhật Bản đang gặp những khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế ? 2. Đặc điểm tự nhiên: - Địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp và trung bình (80%), đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. - Sông ngòi: ngắn dốc, có giá trị về thủy điện. - Khí hậu: gió mùa, có mưa nhiều, thay đổi từ Bắc xuống Nam (phía Bắc ôn đới và phía Nam cận nhiệt đới ) => phát triển nhiều loại nông sản. - Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản. → Đồng bằng nhỏi hẹp, ngèo khoáng sản gây khó khăn cho phát triển công nghiệp, thiên tai thường xảy ra: động đất, núi lửa, sóng thần. HĐ 2. Cá nhân. Tìm hiểu về dân cư Nhật Bản - Dải siêu đô thị Tokyo- Nagoya-Osaka và vùng lân cận chiếm 50% dân số cả nước. ? Dựa vào bảng 9.1 và tập bản đồ trang 40 nhận xét về xu hướng diễn biến cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản ? + Xu hướng biến động của nhóm dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm. II. Dân cư: - Là nước đông dân (đứng thứ 10 trên thế giới), tốc độ gia tăng dân số thấp và đang giảm dần. - Mật độ dân số cao. Tỉ lệ thị dân cao (79% 2004) với nhiều siêu đô thị lớn. - Tuổi thọ trung bình cao, tỉ lệ + Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi ngày càng giảm . + Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng. - Tuổi thọ TB cao nhất thế giới: 82 tuổi (nam 78, nữ 85 tuổi). -Hiện có hơn ¾ số hộ gia đình có xe hơi. Khoảng 90% người Nhật coi mình thuộc tầng lớp trung lưu. ? Nêu tác động của xu hướng đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.? Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến nền kinh tế Nhật Bản ? người già trong dân cư ngày càng lớn → thiếu lao động, sức ép lớn đến nền kinh tế - xã hội . - Người lao động làm việc tích cực, ý thức tự giác, tinh thần đoàn kết trách nhiệm cao. - Người dân Nhật có mức sống cao, chú trọng đầu tư cho giáo dục. (Người Nhật được ca ngợi với nhiều đức tính tốt đẹp: kĩ luật, trung thực, cần cù chịu khó, tiết kiệm, cường độ làm việc cao và hiếu học). HĐ 3. Cả lớp. Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản. III. Tình hình phát triển kinh tế: - Sau thế chiến II, Nhật Bản - GV thông tin: sự phát triển kinh tế Nhật Bản chia làm 2 giai đoạn lớn: + GĐ 1945 - 1955: kinh tế hồi phục sau chiến tranh. + GĐ 1955 - 1973: sự phát triển thần kì về kinh tế. ? Dựa vào bảng 9.2, hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 – 1973. Giải thích nguyên nhân vì sao ? → Vì: chú trọng đầu tư hiện đại hoá, áp dụng kĩ thuật mới,…nhanh chóng chuyển từ một nước mua bằng phát minh- sáng chế và công nghệ sang một nước sáng tạo công nghệ, đổi mới công nghệ tích cực khôi phục kinh tế, đến thập kỉ 70 Nhật Bản trở thành cường quốc lớn trên thế giới. - Thập kỉ 90, nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm lại. - Hiện nay Nhật Bản đang có nhiều biện pháp nhằm khôi phục và giữ vững vị thế của mình trên thế giới. GDP tăng 20 lần từ 20 tỉ $ (1950) lên đến 402 tỉ $ (1973), 2005 là 4800tỉ $; Việt Nam khoãng 100 tỉ $. ? Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 – 2005 ? => Tốc độ tăng trưởng GDP không đều qua các năm . - Từ 1986 – 1990 nền kinh tế tăng lên 5,3% do diều chỉnh chiến lược phát triển . - Có kết luận gì về nền kinh tế Nhật Bản ? IV. Đánh giá Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhât Bản đối với sự phát triển kinh tế. V. Hoạt động nối tiếp: Về nhà học bài , xem bài tiếp theo và làm bài tập số 3 (SGK trang 78). VI. Phụ lục: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển giai đoạn 1950 - 1969 (ĐV: %) Các nước Thời gian Nhật Bản Hoa Kì Anh Pháp 1950 - 1960 8.5 3.9 2.4 4.6 1960 - 1969 10.8 4.8 2.7 5.2 - Tên Nhật Bản viết theo chữ cái Latinh là Nihon hoặc là Nippon, theo chữ Hán, Nhật Bản có nghĩa là “gốc của Mặt Trời” , được hiểu là xứ Mặt Trời mọc. - Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang (xứ có nhiều cây phù tang, tức một loại cây dâu). - Tokyo thành phố trên 20 triệu dân, trở thành “thành phố của những nhà chọc trời”, là nơi duy nhất trên thế giới thực hiện quyền được có ánh sáng Mặt Trời, luật này qui định sự đền bù cho những người dân bị nhà cao tầng che mắt. - Nhật Bản nhập khẩu 84% nhu cầu năng lượng và 94% nhu cầu nguyên liệu cho nền kinh tế quốc dân. - Tàu thuyền buôn bán dọc bờ biển chiếm 45% việc trao đổi hàng hóa trong nước. 1. Vài điều thú vị về tập tục của người Nhật: - Người Nhật thường rất hay sử dụng các từ: xin lỗi, cảm ơn, phiền bạn… - Khi đi trên đường phố, không nên vừa đi vừa ăn, bằng không sẽ bị các cụ già khiển trách. - Khi đi thăm người ốm, không được tặng hoa bởi người Nhật cho rằng đó là điều không tốt. - Không nên tặng mùi xoa cho bạn bè. Chỉ làm điều đó một khi bạn muốn cắt đứt quan hệ. - Khi ăn cơm, đũa nên để ngang chứ không nên để dọc. Vì người Nhật cho rằng đũa để thẳng là không tốt. Khi ăn họ rất kiêng bớt đi bớt lại. - Khi đi mua bán, mặc cả có thể bị coi là điều thất lễ. Trong các cửa hàng, đại đa số các mặt hàng đều có giá cả rõ ràng, không thể bớt được. Người Nhật rất thích đóng gói và tất cả các loại giấy để đóng gói đều rất đẹp. 2. Bốn mùa tại Nhật Bản: - Mùa xuân (tháng 3,4,5): vào mùa xuân có những cơn gió ấm áp thổi từ phía Nam đến. Hoa anh đào bắt đầu nở rộ. Các trường học tại Nhật bắt đầu năm học mới ngày 1 tháng 4. Năm tài chính của Nhật cũng bắt đầu vào ngày này. - Mùa hè (tháng 6,7,8): ngoại trừ Hokkaido, mùa mưa tại Nhật thường rơi từ tháng 6 đến tháng 7. Mùa hè tại Nhật nóng bức và độ ẩm cao. Vào dịp hè, người Nhật thường đi bơi, tắm biển và leo núi… - Mùa thu (tháng 9,10,11): thường hay có những trận mưa bão, nhất là ở phía Đông. Khi những trận mưa bão này qua đi, phong cảnh Nhật trở nên tuyệt đẹp với những hàng cây lá đỏ. Mùa thu cũng là mùa thu hoạch trái cây. - Mùa đông (tháng 12,1,2): rất lạnh. Phía Bắc và miền Trung Nhật hứng chịu những cơn bão tuyết, nhưng cũng là mùa thích hợp cho những ai thích chơi trượt tuyết. 3. Sơ lược quá trính phát triển: (KTCB Tr. 106) a. Những năm trước cách mạng của vua Minh Trị (1868). Nhật Bản cũng như các nước khác ở châu Á là một nước phong kiến, nhà nước thi hành chính sách đóng cửa, nền kinh tế lạc hậu, công nghiệp không có, chỉ có thủ công và thương nghiệp trong khi Tây Âu và Hoa Kì đã trải qua con đường phát triển TBCN. b. Sau cách mạng Minh Trị đến thế chiến II. Từ 1868-1912, thời kì trị vì của vua Minh Trị là thời kì nổi bật nhất trong lịch sử phát triển của Nhật Bản. Trong thời kì này nhà vua có nhiều biện pháp để tiến hành công nghiệp hóa và phát triển kinh tế như: mở các trường trung học, đại học, dạy nghề, thuê công nhân, kĩ sư phương Tây, gửi người đi du học ở nước ngoài, xây dựng xí nghiệp kiểu mẫu, xây dựng hiến pháp nhà nước…nên chỉ trong vài thập kỉ Nhật Bản đã đạt được điều mà phương Tây phải mất hàng thế kỉ để tạo ra một quốc gia hiện đại. Phong trào “Duy Tân” đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đất nước, công nghiệp phát triển, nhiều ngành tăng đáng kể. Kinh tế phát triển, Nhật Bản tiếp bước con đường của các nước phương Tây khác, tiến hành xâm chiếm thuộc địa (Triều Tiên, Trung Quốc và gây ra chiến tranh với Nga…) tham gia vào thếchiến lần I. Chiến tranh kết thúc, Nhật Bản được hưởng một số quyền lợi, do đó nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Với tham vọng bá chủ thế giới, Nhật Bản lao sâu vào con đường quân phiệt hóa nền kinh tế, chuẩn bị tham gia vào thế chiến II. Thế chiến II kết thúc, Nhật bại trận, đàu hàng phe Đồng minh vô điều kiện, đất nước bị tàn phá nặng nề, kéo theo sự phá sản nghiêm trọng của nền kinh tế: nhà máy đóng cửa không có nguyên liệu, công nhân thất nghiệp, nạn đói đe dọa, xã hội rối loạn. c. Thời kì tái thiết và phát triển đất nước (1945-1970). Từ giã chiến tranh…Đến đầu thập kỉ 70 Nhật Bản vươn lên trở thành một cường quốc thư 3 thế giới sau Hoa Kì và Liên Xô (cũ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33_7467.pdf
Tài liệu liên quan