Giáo án Giáo dục công dân 10 tiết 22 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ( tiết 2 )

Tự trọng:

- Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

- Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Tựái:

- Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

- Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

- Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.

 

docx15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 10 tiết 22 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 10 Người soạn: Nguyễn Thị Phương Thảo Tiết 22: BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( Tiết 2 ) MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: Về kiến thức Học sinh nêu được các khái niệm nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc. Hiểu được những nội dung cơ bản của các phạm trù đạo đức đó. Về kĩ năng Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân. Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình và người khác. Biết phấn đấu cho hạnh phúc của mình, gia đình và xã hội. Về thái độ Luôn chú ý và coi trọng tới việc giữ gìn danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc . Biết đánh giá cao người có nhân phẩm và danh dự và xác định được rằng không nên có thái độ, hành vi xúc phạm đến người khác. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của mọi người. NĂNG LỰC DẠY HỌC CẦN HƯỚNG TỚI Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông. Năng lực chuyên biệt được hình thành qua môn GDCD: Năng lực tự nhận thức, đánh gía các hành vi. Năng lực tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hôị. Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước. Năng lực giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội. PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC Thuyết trình. Vấn đáp/đàm thoại. Giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giáo án, sách giáo khoa GDCD 10. Giấy khổ a4, bút dạ, phấn, bảng TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) a, Điền vào chỗ trống: Nghĩa vụ là đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. Lương tâm và. Của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. b, Cho bài tập sau : Hãy cho biết các câu ca dao sau thuộc phạm trù đạo đức nào? Nghĩa vụ Lương tâm Ăn quả nhớ kẻ trồng cây x Gắp lửa bỏ tay người x Uống nước nhớ nguồn x Đèn nhà ai nhà nấy rạng x Giới thiệu bài mới Tiết trước cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 2 phạm trù cơ bản của đạo đức là nghĩa vụ và lương tâm. Mỗi con người cần phải cố gắng rèn luyện bản thân mình để thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức và sống có lương tâm trong sáng. Chính những điều đó đã tạo nên cho cá nhân những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Và giá trị đó được hiểu là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Dạy bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu về nhân phẩm Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhân phẩm là gì? Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình. Thời gian: 15 phút GV cho tình huống: “ Trở về từ chiến trường, mang trong mình chất độc màu da cam nên vợ chồng ông Hòa bà Thanh không có con cũng không có khả năng lao động. Ông bà chỉ sống nhờ vào mấy sào ruộng và mảnh vườn nhỏ. Nay bệnh tình của ông Hòa ngày càng nặng, bà Thanh 1 mình vừa phải lo kinh tế chạy chữa, vừa phải chăm sóc ông Hòa. Điều trị cho ông Hòa có bác sĩ Hoàng. Anh là trẻ mồ côi và rất tốt bụng. Thấy hoàn cảnh gia đình ông Hòa như vậy anh rất thương. Vì vậy anh nhận ông bà làm bố mẹ nuôi và tự nguyện chăm sóc ông Hòa giúp bà Thanh lo 1 phần kinh tế. Thấy vậy, rất nhiều người tỏ ra thán phục và khen bác sĩ Hoàng là người có lương tâm, có lòng nhân ái, sống chan hòa gần gũi và biết hi sinh vì người khác. Số ít còn lại thì cho rằng bác sĩ Hoàng đạo đức giả, chăm soc ông Hòa để sau này chiếm nhà và ruônh vườn. Mặc dù nghe thấy những điều đàm tiếu đó nhưng bác sĩ Hoàng vẫn không tự ái mà vẫn nhiệt tình giúp đỡ ông Hòa bà Thanh.” GV hỏi: Qua tình huống trên, em thấy bác sĩ Hoàng có những phẩm chất gì? Những phẩm chất đó có đáng quý không? GV: đó là những phẩm chất tạo nên giá trị con người của bác sĩ Hoàng. Đó người ta gọi nhân phẩm. GV: rút ra kết luận (đề nghị học sinh đọc khái niệm trong sách giáo khoa.) GV hỏi: Việc làm của bác sĩ Hoàng có đáng được tôn trọng và học tập theo không? GV: đưa ra tình huống so sánh. Anh Hùng là cán bộ nhà nước nhưng luôn nghĩ tới lợi ích của riêng mình, tham nhũng, nhận hối lộ Trái lại với những đức tính tốt đẹp của bác sĩ Hoàng. GV nhận xét và bổ sung Anh Hùng là chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân, không biết vì tập thể, là người không có phẩm chất tốt đẹp. Người như anh Hùng không đáng được tôn trọng và noi theo. Cần phải lên án, phê phán. GV hỏi: Bác sĩ Hoàng chăm sóc ông Hòa có tự nguyện không? Có đòi công chăm sóc không? àGV kết luận đó cũng chính là biểu hiện của nhân phẩm. GV: Đặt câu hỏi cho học sinh xem học sinh nắm bài đến đâu. Em hiểu thế nào về câu ca dao “ đói cho sạch rách cho thơm ”? GV: Nhận xét và kết luận Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù có nghèo đói nhưng vẫn không mất đi giá trị làm người. Hs trả lời HS: đọc khái niệm Hs trả lời Hs trả lời Nhân phẩm và danh dự a, Nhân phẩm Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. - Bên cạnh những người có phẩm chất tốt thì vẫn có những kẻ xấu xa, coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được mục đích thấp hèn nào đó. - Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh gía thấp và coi thường. Biểu hiện của nhân phẩm: - Có lương tâm trong sáng. - Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. - Thực hiện tốt nghĩa vũ và chuẩn mực đạo đức. Hoạt động 2: Tìm hiểu về danh dự Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là danh dự, thế nào là tự trọng và phân biệt tự trọng và tự ái. Phương pháp: Thuyết trình, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, vấn đáp. Thời gian: 15 phút GV trở lại với tình huống nhà ông Hòa bà Thanh. GV hỏi: Hành động của bác sĩ Hoàng có đáng được coi trọng không? Có được mọi người đánh giá cao không? Mọi người có công nhận những việc làm tốt của bác sĩ Hoàng không hay phớt lờ? GV kết luận: Những phẩm chất mà bác sĩ Hoàng có, những việc làm tốt của bác sĩ Hoàng được mọi người công nhận và đánh giá cao nên bác sĩ Hoàng được coi là người có danh dự. GV mời Hs đọc khái niệm trong sách giáo khoa. GV hỏi “ em hãy lấy ví dụ về danh dự mà e biết?” GV rút ra ý nghĩa của danh dự GV: nhân phẩm và danh dự là 2 phạm trù đạo đức khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mất thiết với nhau. GV chuyển ý: Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. GV hỏi: Bác sĩ Hoàng trong tình huống trên có phải là người có tự trọng không? Vì sao? GV hỏi: Vậy theo các em, tự trọng và tự ái có gì khác nhau không? Em đã bao giờ tự ái chưa? GV hỏi: Nếu bác sĩ Hoàng sau khi nghe bàn tán hay không về mình mà tự ái thì sao? Tự ái có tốt không? GV phân biệt cho học sinh biết tự trọng khác với tự ái. Hs trả lời Hs đọc. Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời Hs trả lời b, Danh dự Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó. Ý nghĩa : giữ danh dự là sức mạnh tinh thần của mỗi người. Nhân phẩm là giá trị làm người. Còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm. Tự trọng: - Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân. - Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác. Tựái: - Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường. - Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức - Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm. Hoạt động 3: Tìm hiều về hạnh phúc Mục đích: Giúp học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp Thời gian: 7 phút GV hỏi: cả lớp có muốn nghe chuyện không nhỉ? GV: kể câu chuyện về hạnh phúc. “ Một hôm thần chết đang làm việc thì có người gõ cửa. Chạy ra thì thấy 1 người tay cầm sấp tài liệu, cổ đeo máy ảnh.Người này lên tiếng: Chào Ngài, Ngài có thể cho tôi phỏng vấn Ngài 1 chút được không? Tôi là phóng viên báo Tuổi trẻ và hạnh phúc. Không, cậu thông cảm! Tôi đang rất bận! – Thần Chết trả lời. Cậu phóng viên mặt mày rầu rĩ năn nỉ: Thật sự tôi rất cần Ngài giúp đỡ. Nếu như không có bài viết về Ngài, tôi sẽ không được nhận vào làm việc chính thức tại tòa soạn Thấy vậy, mặc dù rất bận nhưng Thần Chết vẫn dành cho cậu nhà báo 1 chút thời gian. Ông đáp: Thôi được rồi, tôi cũng không làm khó cậu nữa. Nhưng cậu phải nhanh lên nhé. Tôi rất bận cậu ạ! Nghe vậy, cậu ta nở 1 nụ cười rạng rỡ, vội đi theo Thần Chết. Khi ngồi vào bàn chuẩn bị phỏng vấn thì “ BÙM ” – tiếng va chạm mạnh từ chiếc gương thần của Thần chết phát ra. Thì ra vừa có 1 chiếc xe oto sang trọng va quệt vào 1 chiếc xe máy cũ kĩ. Vài giây sau, ngồi trước mặt cậu phóng viên và Thần chết là 1 người đàn ông ăn mặc lịch sự, toát lên vẻ thượng lưu, còn ngồi bên cạnh là 1 cô ăn mặc giản dị, trên mặt thoáng chút bồn chồn, lo lắng. Thần Chết lên tiếng: Tôi là Thần chết, sao 2 người lại có mặt ở đây? Cả 2 cùng hốt hoảng: Sao? Ông là Thần Chết ư? Vậy chúng tôi đã chết sao ? Sau đó, 2 người tranh nhau nói. Người đàn ông quay sang cô kia nói } Tại cô ta đi ngược chiều đâm vào tôi.’ Người phụ nữ cũng ấm ức ‘ tại ông đi nhanh đâm vào tôi thì có.’ Rồi cả 2 cùng van xin Thần Chết được sống lại. Họ nói rằng họ còn rất nhiều điều phải làm. Thần Chết hỏi : Vậy nếu được sống, 2 người sẽ làm gì ? Người đàn ông lên tiếng trước : Tôi là 1 doanh nhân thành đạt, sở hữu 1 tập đoàn lớn. Tôi đầu tư vào nhiều lĩnh vực. Vì vậy tôi đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn. Cũng nhờ đó mà tôi đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế nước nhà. Nếu tôi chết đi, quả thật là 1 điều đáng tiếc phải không ? Còn nếu được sống tiếp, tôi sẽ rất hạnh phúc vì giúp đỡ được rất nhiều người và đóng góp được cho nước nhà. Còn tôi, tôi chỉ muốn được sống để chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Vợ chồng tôi lấy nhau rất khó khăn, lại mãi mới có con. Thật may, chúng tôi lại có những đứa con rất ngoan ngoãn. Hằng ngày, chồng tôi lo kinh tế. còn tôi ở nhà chăm lo cho gia đình. Hạnh phúc của tôi là nấu những bữa ăn ngon cho gia đình và nhìn các con khôn lớn trưởng thành. Nói đến đây, Thần chết gật gù : Cả 2 người đều có những lí do sống rất chính đáng. Tôi sẽ để 2 người được sống tiếp. Tôi sẽ rất hạnh phúc khi 2 người làm được những việc tốt giúp đỡ mọi người. Nói xong, Thần Chết biến hóa cho 2 người trở về được sống tiếp. Rồi quay sang bảo cậu phóng viên : Chúng ta bắt đầu nhé ! Tuy nhiên anh chàng kia lại vui vẻ đáp : Tôi nghĩ tôi đã có 1 bài viết hay về Ngài sau những gì mà tôi đã chứng kiến. Rất cảm ơn Ngài ! Tôi đã hiểu thêm được rất nhiều điều và càng hạnh phúc hơn nếu như sau bài viết này tôi được nhận vào tòa soạn làm việc.  GV hỏi : Qua câu chuyện trên các em hãy trả lời các câu hỏi sau : Vì sao mà Thần Chết, người đàn ông, người phụ nữ và cậu phóng viên cảm thấy hạnh phúc ? Những điều mà Thần chết, người đàn ông, người phụ nữ và cậu phóng viên mong muốn có chính đáng không ? GV nhận xét và kết luận Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc. Tuy nhiên, đa số mọi người đều cho rằng khi được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về tinh thần và vật chất thì con người sẽ cảm thấy vui sướng và hài lòng. Và khi đó con người cả thấy hạnh phúc. GV hỏi: em hãy lấy 1 số ví dụ về hạnh phúc mà e biết? Em đã bao giờ hạnh phúc chưa? Hs trả lời và lắng nghe. Hs trả lời Hạnh phúc Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần. Hoạt động tiếp nối a, Củng cố kiến thức Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm và danh dự? Chết vinh hơn sống nhục Cọp chết để da, người ta chết để tiếng Giấy rách phải giữ lấy lề Tất cả các câu trên Đáp án: D Câu tục ngữ sau nói đến hạnh phúc đúng hay sai? “ Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ. ” b, Hướng dẫn học ở nhà GV yêu cầu học sinh làm bài tập 3,5/sgk trang 75 Chuẩn bị bài mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 11 Mot so pham tru co ban cua dao duc hoc_12304897.docx
Tài liệu liên quan