Giáo án Giáo dục công dân 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống ( 3 tiết )

 Bản chất của pháp luật:

 Về bản chất giai cấp của pháp luật

GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK:

  Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?

  Theo em, pháp luật do ai ban hành?

  Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?

  Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?

HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là Nhà nước của dân, do dân , vì dân.

GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống ( 3 tiết ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao thông ở nước ta hiện nay rất phức tạp. Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống. Giới thiệu bài học. 3. Hoạt động hình thành kiến thức Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học Tiết 1: Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật a Mục tiêu: HS hiểu được: ­ Pháp luật là gì? Chủ thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật. ­ Các đặc trưng của pháp luật: Tính quy phạm phổ biến; Tính quyền lực bắt buộc chung; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. a Cách thực hiện: GV có thể sử dụng phương pháp thuyết trình, tình huống có vấn đề, đàm thoại, * Pháp luật là gì? GV hỏi: ­ Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết . Những luật đó do cơ quan nào ban hành? ­ Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì? ­Nếu không thực hiện pháp luật có sao không? HS trả lời. GV giảng: Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của nhà nước... Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về : - Những việc được làm. - Những việc phải làm. - Những việc không được làm. VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quay định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế. Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân. GV nhấn mạnh: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà nước mới được phép ban hành. GV: Kết luận: * Các đặc trưng của pháp luật ï Tính quy phạm phổ biến GV hỏi : ­ Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật? Tìm ví dụ minh hoạ HS trả lời. GV giảng: Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó, và những quy phạm này có tính phổ biến. Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc xử sự chung. Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội đều có các quy tắc xử sự chung. Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến. GV hỏi: ­ Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến ? HS trả lời. GV giảng: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn). Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị - xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối từng tổ chức riêng biệt. Chẳng hạn, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao gồm các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với tổ chức của mình nên nó không có tính quy phạm phổ biến như quy phạm pháp luật. Ví dụ : Pháp luật giao thông đường bộ quy định : Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một chiều. GV: Kết luận: ï Tính quyền lực, bắt buộc chung GV hỏi: ­ Tại sao pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Ví dụ minh hoạ. HS trả lời. GV giảng: Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung, nghĩa là pháp luật do nhà nước và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. VD: Luật giao thông đường bộ quay định : chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu , vạch kẻ đường GV hỏi: ­ Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức? HS trả lời. GV giảng: + Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận xã hội phê phán. + Việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi người, ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí theo các quy phạm pháp luật tương ứng. Việc xử lí này thể hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế (bắt buộc). GV: Kết luận: ï Tính chặt chẽ về mặt hình thức: GV giảng: Thứ nhất, hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật. Thứ hai, thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất : Văn bản của cơ quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên. VD: Hiến pháp năm 1992 quay định nguyên tắc “Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con “ (Điều 64). Phù hợp với Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000 khẳng địnhh quay tắc chung “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 34) ( GV có thể giới thiệu nhanh sơ đồ “Hệ thống pháp luật Việt Nam” khi giảng phần này) GV giới thiệu cho HS về một luật và một số điều khoản của luật, sau đó cho các em nhận xét về mặt nội dung, hình thức. GV có thể lấy ví dụ minh hoạ khi phân tích các đặc trưng của pháp luật: Luật Hôn nhân và Gia đình. Thứ nhất, về mặt nội dung: Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nam nữ tự nguyện kết hôn trên cơ sở tình yêu hoặc sự phù hợp, kết hôn giữa những người không có vợ, không có chồng để đảm bảo gia đình một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành các quy tắc xử sự chung, có tính phổ biến trong toàn xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời phù hợp với sự tiến bộ xã hội, phù hợp với khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về quyền được tôn trọng nhân phẩm và bình đẳng của mỗi con người ngay trong tổ ấm gia đình. Các quy tắc đó phù hợp với ý chí của Nhà nước, với đường lối và mục tiêu phát triển của xã hội Việt Nam văn minh, dân chủ, tiến bộ, vì con người. Do đó, Nhà nước “quy phạm hoá” các quy tắc xử sự này thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân và gia đình. Thứ hai, về tính hiệu lực bắt buộc thi hành của pháp luật, các quy tắc ứng xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình tưởng như rất riêng tư, nhưng khi đã trở thành điều luật thì đều có hiệu lực bắt buột đối với mọi công dân. Thứ ba, về mặt hình thức thể hiện, các quy tắc xử sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung, các quy tắc cụ thể như kết hôn tự nguyện, gia đình một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng được thể hiện thành các điều khoản một cách nhất quán trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ( Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và Gia đình; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự). GV: Kết luận: Tiết 2: Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất của pháp luật a Mục tiêu: HS hiểu được: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật (pháp luật của ai, do ai và vì ai?) a Cách thực hiện: GV phát vấn yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK. * Bản chất của pháp luật: ï Về bản chất giai cấp của pháp luật GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK: ­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào? ­ Theo em, pháp luật do ai ban hành? ­ Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ? ­ Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích gì? HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là Nhà nước của dân, do dân , vì dân. GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện. Phần GV giảng mở rộng: Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp. Nhà nước, theo đúng nghĩa của nó, trước hết là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, bao giờ cũng thể hiện tính giai cấp. Không có pháp luật phi giai cấp. Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong sức mạnh của quyền lực nhà nước, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã thể hiện và hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước. Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa), nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó. - Pháp luật chủ nô quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ. - Pháp luật phong kiến quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động. - So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có bước phát triển mới, tiến bộ, quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với biểu hiện này, tính giai cấp của pháp luật tư sản thật không dễ nhận thấy, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng pháp luật tư sản là pháp luật chung của xã hội, vì lợi ích chung của nhân dân, không mang tính giai cấp. Nhưng suy đến cùng, pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản - lợi ích của thiểu số người trong xã hội. - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân dân. ï Về bản chất xã hội của pháp luật: GV hỏi: ­ Theo em, do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp luật? Em hãy lấy ví dụ chứng minh. GV lấy ví dụ thông qua các quan hệ trong xã hội để chứng minh cho phần này và kết luận: Pháp luận mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. GV sử dụng ví dụ trong SGK để giảng phần này. Sau khi phân tích ví dụ, GV kết luận: Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai cấp. Khi nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trị nắm bắt được hoặc dự báo được các quy tắc xử sự phổ biến phù hợp với quy luật khách quan của sự vận động, phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn lịch sử và biến các quy tắc đó thành những quy phạm pháp luật thể hiện ý chí, sức mạnh chung của nhà nước và xã hội thì sẽ có một đạo luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại. GV: Kết luận: Phần GV giảng mở rộng: + Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. Ví dụ : Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và của toàn xã hội. Ví dụ : + Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của giai tầng khác nhau trong xã hội Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác. Vì thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp của nó, pháp luật còn mang tính xã hội. Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí thức, + Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. a Mục tiêu: Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. a Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải. GV xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và các đặc trưng của pháp luật để đi vào phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức. * Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa HS: Đọc GV giảng: Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển. Trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, nội dung pháp luật do các điều kiện kinh tế quy định. Pháp luật không hình thành một cách chủ quan, nằm ngoài các điều kiện kinh tế – xã hội của một nước. Nội dung pháp luật chính là bản sao của quan hệ kinh tế. Nói cách khác, quan hệ kinh tế thế nào thì có nội dung pháp luật như thế. Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn cũng như không được khác với trình độ phát triển của kinh tế. Ví dụ: trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, tự thoả thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể hiện nguyên tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các chủ thể, không được quy định theo quan hệ hành chính - mệnh lệnh. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế còn thể hiện ở chỗ, tuy sinh ra từ các điều kiện, tiền đề kinh tế nhưng pháp luật không phản ánh một cách thụ động mà có tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Pháp luật tác động đến kinh tế theo các hướng sau : - Hướng tích cực : Nếu pháp luật có nội dung tiến bộ, được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh tế, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, kích thích kinh tế phát triển. - Hướng tiêu cực : Nếu pháp luật có nội dung lạc hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế. GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ. * Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị GV: Cho học sinh đọc sách giáo khoa HS: Đọc GV giảng: Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị, pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, nội dung, mục đích chính trị của giai cấp cầm quyền. Mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước. Thông qua pháp luật, đường lối, chính sách của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ. * Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức GV giảng: Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng, được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm của một cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Trong xã hội luôn tồn tại nhiều loại quy phạm đạo đức khác nhau, bởi vì mỗi cộng đồng người, mỗi giai cấp, mỗi lực lượng xã hội đều có những quan điểm, quan niệm riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nắm quyền lực nhà nước luôn tìm mọi cách để đưa những quan niệm đạo đức của giai cấp mình vào trong các quy phạm pháp luật; vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, ngoài quan niệm đạo đức của giai cấp cầm quyền, trong xã hội còn có quan niệm về đạo đức của các giai cấp, tầng lớp khác. Vì thế, ngoài đạo đức của giai cấp cầm quyền, pháp luật còn thể hiện quan niệm đạo đức của các giai cấp và các lực lượng khác nhau trong xã hội. GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ. GV lấy ví dụ trong thực tế về những quan niệm đạo đức truyền thống trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật để HS khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.” GV kết luận: + Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế, pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế lại vừa tác động trở lại kinh tế theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền, nên pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thái biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền. + Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đứccó tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Trong hàng loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan điểm đạo đức. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng đều là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới. Tiết 3: Hoạt động 4: Tim hiểu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội a Mức độ kiến thức: HS hiểu được chức năng kép của pháp luật: Vừa là phương tiện quản lí của Nhà nước vừa là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. a Cách thực hiện: * Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội GV hỏi: ­ Vì sao Nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật? GV cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho phần thảo luận của nhóm mình. Hoặc GV nêu câu hỏi tình huống: ­ Có quan cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì vậy, quản lí xã hội và giải quyết các xung đột bằng các công cụ kinh tế là thiết thực nhất, hiệu quả nhất ! GV tổng kết ý kiến tranh luận của HS, phân tích những mặt hợp lí, chưa hợp lí đối với việc sử dụng phương tiện quản lí một chiều nếu không được sử dụng phối hợp với các phương tiện khác. GV giảng ( Kết hợp phát vấn HS): Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được. Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật ? Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như kế hoạch, tổ chức, giáo dục... Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì sao? Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Pháp luật do nhà nước làm ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào ? Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình ; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, ở các cơ quan, trườ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Phap luat va doi song_12400211.doc
Tài liệu liên quan