Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1)

2. Yêu cầu khi lập một bản kế hoạch.

Gv: Bật máy chiếu:

- Các em theo dõi lên màn hình. Đây là bản kế hoạch cuả bạn Vân Anh (Bài tập b. SGK. Tr37)

CHIA NHÓM VÀ GIAO NHIỆM VỤ:

- Ở phần này cô yêu cầu các em thảo luận theo nhóm . So sánh kế hoạch của bạn Hải Bình và Vân Anh để rút ra ưu, nhược điểm của 2 bản kế hoạch

Cô chia lớp thành 3 nhóm dãy ngoài là nhóm 1, dãy giữa là nhóm 2, dãy trong là nhóm 3.

Nhóm 1: cô cử bạn làm nhóm trưởng

Nhóm 2: cô cử bạn làm nhóm trưởng

Nhóm 3: cô cử bạn làm nhóm trưởng

Và đây là phiếu học tập các em ghi lại két quả thảo luận của nhóm mình.

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 19 - Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD &ĐT GIAO THỦY TRƯỜNG THCS GIAO TÂN GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2018 - 2019 TIẾT 19 - BÀI 12 . SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiết 1) HỌ VÀ TÊN GV: BÙI THỊ KIM YẾN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS GIAO TÂN (CỤM SỐ 5) Ngày soạn: 28/10/2018 Ngày giảng: 5/11/1018 Tiết 19 - Bài 12. SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (Tiết 1) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch, những yêu cầu cần chú ý khi xây dựng kế hoạch sống và làm việc. - Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch. 2. Kỹ năng: - Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày trong tuần. - Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc không có kế hoạch. - Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc kế hoạch phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch của những người xung quanh. 3. Thái độ: - Học sinh có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch. - Học sinh có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. - Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực tự nhận thức. Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin. Năng lực xác định giá trị. Năng lực thể hiện sự tự tin. Năng lực giao tiếp. Năng lực hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề. B. PHƯƠNG TIỆN, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC * Chuẩn bị - GV: Soạn bài, chuẩn bị tư liệu tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập. - HS: Xem trước nội dung bài học. * Một số kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; Kĩ thuật “Trình bày một phút”; Kĩ thuật hỏi và trả lời. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG GV: Ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu bài “Mục đích học tập của học sinh” Nhắc lại mục đích học tập của học sinh nói chung? HS: Trả lời GV: Để thực hiện được mục đích ấy ta phải sống và làm việc có kế hoạch. Vậy thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay. GV: Bật máy giới thiệu mục tiêu tiết học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt 1.Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch GV: Các em hày mở SGK trang 35, 36. - Hs đọc, cả lớp theo dõi và tìm hiểu nội dung thể hiện trong hang ngang và cột dọc trong lịch làm việc, học tập của bạn Hải Bình GV: Để tiện theo dõi, lịch làm việc từng ngày trong tuần của bạn HB đã được cô chiếu lên màn hình. /?/ Cho biết nội dung thể hiện trong hang ngang và cột dọc của lịch làm việc, học tập của bạn Hải Bình? HS: Trả lời + Cột dọc là thời gian và công việc trong tuần. + Hàng ngang là thời gian và công việc trong một ngày. /?/ Yếu tố thời gian có vai trò gì trong lịch làm việc? - Là thời gian bắt đầu và kết thúc cho một công việc. ? Cô mời một em nhận xét phần trả lời của bạn? HS: Trả lời: Bạn HB xác định được thời gian cho mỗi công việc ? Nhìn vào lịch làm việc và học tập em thấy bạn HB đã xác định thực hiện những hoạt động nào? Xác định Hoạt động : (1) + Học tập (Học tập trên lớp, tự học, học thêm Tin học, Ngoại Ngữ, đến thư viện đọc them sách, ôn lại bài 1 tuần) + Vui chơi, giải trí (Xem tivi, sinh hoạt CLB tại nhà văn hóa, nghỉ) ? Cô mời một bạn bổ sung cho câu trả lời của bạn? HS: Trả lời ? Trong số các hoạt động em thấy nhiệm vụ nào được bạn ưu tiên thực hiện? Vì sao? - Nhiệm vụ : Học tập (1) Vì: Ngoài giờ học buổi sang trên lớp, buổi chiều và ngày chủ nhật bạn cũng dành đa số thời gian cho tự học. Sau đó với đén các nhiệm vụ khác. ? Em có nhận xét gì về việc bạn HB ưu tiên số 1 cho nhệm vụ học tập ? - Nhiệm vụ chính của người hs là học tập, xác định như vậy là hợp lí (2) ? Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về lịch làm việc, học tập của bạn HB? - Xác định nhiệm vụ: (1) - Sắp xếp công việc, học tập từng ngày trong tuần cho mình một cách hợp lí (2) ? Cô mời một em nhận xét câu trả lời của bạn? HS: Trả lời /?/ Các em tiếp tục theo dõi vào phần thông tin và cho biết Sau ngày khai giảng, biết được thời khóa biểu Hải Bình đã lên lịch làm việc, học tập từng ngày trong tuần. Điều đó cho thấy bạn là người như thế nào? HS: Trả lời - Hải Bình có tinh thần tự giác, có ý thức tự chủ, có kế hoạch không cần ai nhắc nhở ? Với cách làm việc như HB thì sẽ đem lại những kết quả gì? Mọi việc được thực hiện đầy đủ Có hiệu quả Có chất lượng (3) ? Em có nhận xét, bổ sung gì không? HS: Trả lời GV: Như vậy: (1)Biết xác định nhiệm vụ, (2)sắp xếp công việc, học tập từng ngày trong tuần cho mình một cách hợp lí (3) để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có chất lượng , hiệu quả. Bạn Hải Bình là người sống và làm việc có kế hoạch. ?Vậy em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Hs: Trả lời ? Cô mời một em nhận xét câu trả lời của bạn? Hs: Nhận xét Gv: Đây chính là nội dung bài học a SGK trang 36. Cô mời một em đọc nội dung bài học a để cả lớp cùng nghe HS: Đọc nội dung bài học a SGK trang 36 GV: ghi bảng ? Cô mời bạn , em đã lên lịch học tập, làm việc cho mình bao giờ chưa? HS: Trả lời ? Em làm như vậy có tác dụng gì? HS: Trả lời ? Cô mời .. Em đã lên lịch làm việc và học tập cho từng ngày trong tuần chưa? HS: Trả lời ? Khi làm như vậy em có gặp khó khăn gì không? HS: Trả lời GV: Lập kế hoạch là điều cần thiết. Nếu lên lịch cho từng ngày trong tuần để thực hiện thì sẽ khắc phục được điều đó. Và sẽ đạt kết quả tốt hơn. /?/ Em hãy kể về những người xung quanh em đang sống và làm việc có kế hoạch như bạn HB? HS: Trả lời Gv: Các thầy cô giáo. GV: Sống và làm việc có kế hoạch là điều cần thiết. Vậy để lập được một kế hoạch hợp lí cần đảm bảo yêu cầu nào? => ta sang phần 2 2. Yêu cầu khi lập một bản kế hoạch. Gv: Bật máy chiếu: - Các em theo dõi lên màn hình. Đây là bản kế hoạch cuả bạn Vân Anh (Bài tập b. SGK. Tr37) CHIA NHÓM VÀ GIAO NHIỆM VỤ: - Ở phần này cô yêu cầu các em thảo luận theo nhóm . So sánh kế hoạch của bạn Hải Bình và Vân Anh để rút ra ưu, nhược điểm của 2 bản kế hoạch Cô chia lớp thành 3 nhóm dãy ngoài là nhóm 1, dãy giữa là nhóm 2, dãy trong là nhóm 3. Nhóm 1: cô cử bạnlàm nhóm trưởng Nhóm 2: cô cử bạnlàm nhóm trưởng Nhóm 3: cô cử bạnlàm nhóm trưởng Và đây là phiếu học tập các em ghi lại két quả thảo luận của nhóm mình. PHÁT PHIẾU HỌC TẬP Các em có thời gian làm việc là 7 phút. Thời gian bắt đầu HS: Thảo luận GV: Thời gian thảo luận nhóm đã hết GV thu phiếu học tập. Các em quan sát lên màn hình. Đây là kết quả thảo luận của các bạn nhóm .. Cô mời 1 bạn đại diện cho nhóm .lên trình bày kết quả thảo luận . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Gv: Nhận xét về quá trình và kết quả thảo luận của hs -Các thành viên -Thư kí -Nhóm trưởng Gv: Chuẩn kiến thức Ưu điểm: - Cả 2 bản kế hoạch đã nêu được đầy đủ các nhiệm vụ. - Bản kế hoạch vủa Vân Anh cụ thể chi tiết hơn Hải Bình ( Bản kế hoạch của bạn Vân Anh tính đến giờ phút thể hiện rõ được công việc trong mỗi ngày.) -Nội dung công việc của VA thể hiện trong kế hoạch cân đối, toàn diện, cụ thể hơn ( Trong bản kế hoạch của Vân Anh thể hiện đầy đủ cân đói việc học tập nghỉ ngơi, lao động giúp gia đình, học ở trường, tự học, sinh hoạt tập thể và xã hội.Nhưng bản kế hoạch của Vân Anh quá chi tiết.) - Nhược điểm: -Bản kế hoạch của HB và VA còn thiếu ngày, tháng -Cả hai bản kế hoạch còn dài, khó nhớ. ? Từ ưu nhược điểm của hai bản kế hoạch mà các nhóm tìm ra em hãy đề xuất ý kiến của em để bản kế hoạch hợp lí hơn? HS: Trả lời Đề xuất: + Bổ sung ngày, tháng để tránh nhầm lẫn lịch tuần này với tuần khác, + Những việc lặp lại vào giờ cố định hằng ngày không nhất thiết phải ghi vào kế hoạch. + Chỉ nên ghi những việc quan trọng trong tuần cần nhớ đặc biệt( VD: Buổi sáng lên lớp thì không cần ghi, thay vào đó sẽ ghi những công việc trọng tâm như: Kiểm tra Toán,Ngữ văn vào thứ mấy tiết nào) + Nên phân chia thời gian hợp lí hơn giữa công việc học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội. GV: Cô nhất trí với ý kiến của các em. /?/ Từ đó,em hãy cho biết khi xây dựng kế hoạch sống và làm việc cần chú ý đảm bảo những yêu cầu gì? HS: Trả lời HS nhận xét Đây chính là bài học b sgk, trang 36 - Hs đọc nội dung bài học b Gv: Chốt, ghi bảng /?/ Từ việc tìm hiểu trên em hãy tìm ra các bước lập một bản kế hoạch? GV: Phần này các em làm việc theo cặp, hai bạn gần nhau là một cặp với thời gian là 3phút. Thời gian thảo luận bắt đầu. GV: Đã hết giờ thảo luân. Cặp nào cho ý kiến trước: HS: Trình bày HS: bổ sung GV: Chốt, kế hoạch làm việc của mỗi người mỗi khác tuy nhiên cũng có những bước chung như các em vừa trình bày Các bước lập một bản kế hoạch: Bước 1: Liệt kê những công việc cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên trước sau. Bước 2: Liệt kê thời gian có thể dùng cho các công việc. Bước 3: Cân đối giữa các nhiệm vụ. Bước 4:Kẻ bảng và điền công việc vào những khoảng thời gian đã liệt kê (chú ý thứ tự ưu tiên của các công việc ) GV: Lưu ý: -Khi làm kế hoạch nên Dự trù vài khoảng thời gian trống để giải quyết sự cố tức là điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Ví dụ khi thực hiện làm bài tập mà gặp bài tập khó.., hay chẳng may ta bị ốm ta cần phải nghỉ ngơi khi ấy ta phải điều chỉnh kế hoạch(phần này ở tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn) - Ngoài ra để việc lập kế hoạch được thuận lợi các em cần có công cụ hỗ trợ đó là nhật kí học tập hay sổ tay để ghi thời khóa biểu, nhiệm vụ thầy cô giao hay công việc đặc biệt của gia đình và các hoạt động khác để không bị sót việc. GV: Nói tóm lại việc lập kế hoạch phải linh hoạt không nên cứng nhắc. C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GV: Vận dụng các bước lập 1 bản kế hoạch. Các em hãy lập 1 bản kế hoạch cho thứ 4, ngày 7/11/2018 Các em làm việc cá nhân, lập kế hoạch vào phiếu học tập, thời gian là 2 phút. GV: Phát phiếu học tập * HS: Làm bài tập Đã hết giờ cô thu bài: chữa bài làm của 2 hs * GV: Bật máy chiếu bài tập của HS) HS: Trả lời nhận xét về bản kế hoạch của bạn. * Gv: Chốt, chấm bài, thu về nhà chấm 1. Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? - Sống và làm việc có kế hoạch là: - Biết xác định nhiệm vụ - Sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí. => Để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. 2. Yêu cầu khi lập một bản kế hoạch. - Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình. D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG Gv: Mái trường - Ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại những dấu ấn đáng nhớ nhất cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em. Một mùa hiến trương nữa lại về, để thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. /?/ Nếu được giao nhiệm vụ lên kế hoạch lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018 em sẽ lập kế hoạch cho những nội dung nào ntn? *Nội dung sẽ có các phần sau: 1.Thi đua các lớp tuần học tốt, tháng học tốt, hoa điểm 10, duy trì sĩ số: Thời gian thực hiện: Người tổ chức thực hiện: Lớp phó học tập 2.Trang trí lớp học” Thời gian thực hiện : Người tổ chức thực hiện: Lớp phó lao động   3. Tổ chức tập luyện văn nghệ : Thời gian thực hiện Người tổ chức thực hiện: Lớp phó văn nghệ * Thời gian thì tùy theo kế hoạch của nhà trường Gv: Chốt, giao nhiệm vu GV: Khái quát kiến thức bằng sơ đồ trên máy E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG - Học và hiểu nội dung bài - Hoàn thành bản kế hoạch Lập thành tích chào mừng ngày 20/11/2018 - Chuẩn bị phần còn lại của bài cho tiết học sau - Hãy tìm những câu tục ngữ, danh ngôn nói về vấn đề sống và làm việc có kế hoạch? GV: Giới thiệu tục ngữ, danh ngôn, câu nói hay Tục ngữ -Việc hôm nay chớ để ngày mai Danh ngôn - Làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ trước. Lời nói mà suy nghĩ trước thì không bị vấp váp. Việc làm mà tính trước thì không bị thất bại (Trung Dung) GV: Một tuần lễ với người chăm chỉ có bảy ngày còn với kẻ lười biếng có bảy ngày mai.Những người thành công họ luôn sắp xếp kế hoạch hợp lí. Họ luôn có thời gian cho bản thân, công việc và gia đình. Cô mong rằng sau bài học này các em sẽ thường xuyên lên kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ một cách có hiệu quả. CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12 Song va lam viec co ke hoach_12517776.doc
Tài liệu liên quan