Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 2 - Liêm khiết

?Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa hay không? Vì sao?

- Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó là rất phù hợp. Bởi vì khi xã hội càng phát triển thì lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền ngày càng tăng. Vậy nên khi có liêm khiết con người mới:

+ phân biệt được đâu là hành vi liêm khiết, đâu là hành vi chưa liêm khiết;

+ mọi người sẽ đồng tình, ủng hộ người liêm khiết và phê phán, lên án kẻ sống thực dụng, vụ lợi cá nhân;

+ tạo cho con người thói quen tự kiểm tra và rèn luyện bản thân sống liêm khiết

GVKL: tất cả những biểu hiện của cả 3 vĩ nhân LS trên đều là những biểu hiện của lối sống liêm khiết

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Bài 2 - Liêm khiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2. Tiết 2 Ngày soạn: 22/8/2018 Bài 2 - LIÊM KHIẾT (1 TIẾT) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Thế nào là liêm khiết, phân biệt hành vi liêm khiết và hànhvi không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. - Vì sao cần phải sống liêm khiết. - Muốn sống liêm khiết thì phải làm gì? - Người sống Liêm khiết luôn chấp hành đúng PL về sử dụng tiền bạc, tài sản của NN và tập thể. 2. Kĩ năng - HS có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. - Phân biệt hành vi Liêm khiết với hành vi không Liêm khiết. 3. Thái độ - Có thái độ đồng tình, ủng hộ và học tập gương liêm khiết của Bỏc và của mọi người, đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống. - Kính trọng những người sống Liêm khiết; - Phê phán những hành vi tham nhũng 4. Các năng lực, phẩm chất hình thành - Năng lực + Chung: tự học, GQVĐ&ST, giao tiếp, hợp tác, ICT + Chuyên biệt: (1). Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội. (3). Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội. - Phẩm chất: sống tự chủ, sống trách nhiệm B. CHUẨN BỊ 1. Thầy - Phương pháp: đàm thoại, nêu gương, nhóm, nêu vấn đề - Phương tiện + SGV, SGK, giáo án, máy chiếu, + Câu chuyện về Lưỡng quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi (GA PP) - Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi 2. Trò Học bài và làm bài cũ trước khi đến lớp C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG * Ổn định Lớp 8A 8B 8C 8D Vắng * Kiểm tra Báo cáo kết quả sưu tầm Ca dao, tục ngữ của Tiết 1. 1. Hoạt động khởi động HS đọc câu chuyện về Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. (Lớp thường: nghe kể chuyện – Lưỡng quốc Trạng nguyên- MĐC) 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm HĐ1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề - Năng lực + Chung: (GQVĐ&ST) Phân tích được tình huống trong học tập. Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề. Tư duy độc lập; (Giao tiếp) đọc hiểu nội dung chính và chi tiết các bài đọc có độ dài vừa phải, phù hợp với tâm lí lứa tuổi; phản hồi những văn bản đã đọc một cách tương đối hiệu quả; (Hợp tác) Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể. + Chuyên biệt: - Nhận thức được các giá trị ĐĐ, truyền thống văn hóa, các qui định của PL và nhận ra được các yếu tố tác động đến bản thân trong cuộc sống (1) - Phẩm chất: + Chăm chỉ, vượt khó: Siêng năng trong học tập và lao động; ý thức được thuận lợi, khó khăn trong học tập và sinh hoạt của bản thân và chủ động khắc phục vượt qua(sống tự chủ) + Tìm hiểu và chấp hành những quy định chung của tập thể và cộng đồng; tránh những hành vi vi phạm kỷ luật (sống trách nhiệm) HS hoạt động 3 nhóm Nhóm 1: - Đọc câu chuyện về Ma-ri Qui-ri. - TL các câu hỏi ? Bà Ma-ri-Quy-ri đó có những cống hiến như thế nào cho khoa học? ? Em có nhận xét gì về việc bà biếu cả gram Ra-đi cho viện nghiên cứu và từ chối nhận khoản tiền trợ cấp khi cuộc sống gia đình còn khó khăn? * Dự kiến TL - Bà và chồng đó phát hiện ra những nguyên tố hóa học mới là Pô-lô-ni và Ra-đi. - Bà đã không giữ độc quyền phát minh quy trình triết, tách Ra-đi từ quặng U-ra-ni mà sẵn sàng gửi cho ai đang cần tới. - Bà yêu cầu chính phủ Mỹ sửa chúc thư tặng cho mình 1gram Ra-đi thành tặng cho phòng thí nghiệm của Ma-ri, tặng cho Khoa học. - Không toan tính nhỏ nhen, không bon chen ích kỷ, không tư lợi cá nhân. - Luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, tự lực cánh sinh. - Sống vì công việc, cống hiến hết mình cho khoa học. Nhóm 2: - Đọc câu chuyện về Dương Chấn. - TL các câu hỏi ? Vương Mật có hành động như thế nào đối với Dương Chấn? ? Dương Chấn đã ứng xử như thế nào? ?Cách ứng xử đó thể hiện phẩm chất gì của Dương Chấn? * Dự kiến TL - Đem vàng đến lễ người có ơn tiến cử mình trên con đường quan lộ. - Dương Chấn không nhận và có lời dạy bảo Vương Mật. - Thanh cao, vụ tư, không hám lợi. ?Em suy nghĩ gì về câu nói của Dương Chấn “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao lại bảo là không ai biết? - HSTL tự do - GVKL: PL không xử lí nhưng tòa án lương tâm không cho phép mình có những hành vi khuất tất vi phamh đạo đức XH.... Nhóm 3: - Đọc câu chuyện về Bác Hồ. - TL các câu hỏi ? Với cương vị là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn có lối sống như thế nào? ?Nêu những ví dụ làm sáng tỏ nhận định của nhóm em về lối sống của Bác. * Dự kiến TL BH sống rất giản dị, luôn thương yêu mọi người, đặc biệt là Bác sống rất liêm khiết, trong sạch. Liên hệ; Cả cuộc đời Bác Hồ luôn sống trong sạch; không hám danh, lợi; không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho mình để chăm lo cho nhân dân, cho đất nước TL cả lớp ?Qua trao đổi trên em có nhận xét gì về cách xử sự của ba người? - Cách xử sự đó là những tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo. - Cùng có đặc điểm chung: sống thanh cao, trong sạch, không hám danh, lợi, vật chất. ?Trong điều kiện hiện nay việc học tập những tấm gương đó còn phù hợp nữa hay không? Vì sao? - Trong điều kiện hiện nay, việc học tập những tấm gương đó là rất phù hợp. Bởi vì khi xã hội càng phát triển thì lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền ngày càng tăng. Vậy nên khi có liêm khiết con người mới: + phân biệt được đâu là hành vi liêm khiết, đâu là hành vi chưa liêm khiết; + mọi người sẽ đồng tình, ủng hộ người liêm khiết và phê phán, lên án kẻ sống thực dụng, vụ lợi cá nhân; + tạo cho con người thói quen tự kiểm tra và rèn luyện bản thân sống liêm khiết GVKL: tất cả những biểu hiện của cả 3 vĩ nhân LS trên đều là những biểu hiện của lối sống liêm khiết (GV tổ chức trò chơi theo 2 nhóm dãy bàn– tiếp sức)-tg =5’ Dãy 1: Em hãy tìm những biểu hiện trái với liêm khiết trong đời sống, xã hội? Dãy 2: Em hãy tìm những biểu hiện trái với liêm khiết trong nhà trường? *Dự kiến TL 1. Xã hội. (ăn hối lộ, buôn gian bán lận, cho vay lãi cao, lấy nước từ ruộng của người khác, cờ bạc mong làm giàu, tham danh tiếng, tham dật úy lao, tham sinh úy tử) 2. Nhà trường. (HT để đạt KQ cao-> quay cóp, xin nâng điểm, xin nâng hạnh kiểm, mua bán bằng cấp) - GV chấm và chữa. Chốt những ví dụ là biểu hiện trái với liêm khiết. I. Đặt vần đề 1. Chuyện về nữ bác học Ma-ri Qui-ri (Pháp) ->Ma-ri-Quy-ri sống không tư lợi cá nhân, không đòi hỏi vật chất, có trách nhiệm trong công việc và cuộc sống gia đình. 2. Nhà hiền triết Dương Trấn (Trung Quốc) => Trọng dụng người tài,vô tư, không hám lợi lộc. 3. Phẩm chất, đạo đức và phong cách Bác Hồ => sống trong sạch, giản dị, liêm khiết. * Cả 3 người đều là những vĩ nhân trong lịch sử. Cả 3 cùng sống trong sạch, giản dị, không hám vật chất.=> biểu hiện của lối sống liêm khiết. HĐ2: Tìm hiểu NDBH - Năng lực + Chung: (Tự học) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; (GQVĐ&ST) Đề xuất, lựa chọn giải pháp; (Giao tiếp) trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân; + Chuyên biệt: - Đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình.(3) - Phẩm chất: sống tự chủ, sống trách nhiệm - HS nghiên cứu kênh chữ SGK /Tr8 và trả lời các câu hỏi ?Liêm khiết là gì? Là phẩm chất đạo đức của con người Bác Hồ nói: “Liêm là trong sạch, không tham lam“ ?“Người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư“ có được coi là Liêm không? Vì sao? - Không. Trái với chữ Liêm ?Người sống liêm khiết có biểu hiện như thế nào? - Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không tham lam, không tham ô lãng phí, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. GV tích hợp GDPL VD (HS liên hệ ngay việc sử dụng CSVC của trường, lớp hoặc liên hệ thực tế địa phương ??Theo em đó là hành vi liêm khiết hay chưa liêm khiết? ?? Chúng ta có nên có thái độ như thế nào với các hành vi đó?) ?Vì sao cần phải sống liêm khiết? - Gióp con ng­êi thanh th¶n, ®­îc mäi ng­êi yªu mÕn tin cËy. - Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn ?Học sinh cần làm gì để rèn cho mình phẩm chất Liêm khiết? HS trả lời tự do GVKL Trong lối sống: - Thật thà, trung thực trong giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và các quan hệ xã hội khác. Trong học tập: - Ở lớp: trung thực trong làm bài, không quay cóp. Phải chuẩn bị ôn tập tốt, dựa vào sức mình để đạt được KQ đích thực của mình. Trong rèn luyện: - Ngay từ bây giờ luôn có ý thức kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao trong việc làm,trong học tập và có hoài bão làm giàu bằng chính tài năng, sức lực của mình. - Tự kiểm tra hành vi của bản thân và luôn nêu cao tinh thần cảnh giác với việc làm có thể bất Liêm. II. Nội dung bài học 1. Liêm khiết * Biểu hiện của người sống liêm khiết. * Người sống liêm khiết luôn chấp hành đúng PL về sử dụng tiền bạc, tài sản của NN và tập thể. 2. Ý nghĩa a/ Cá nhân b/ Xã hội 3. Cách rèn luyện Trong lối sống - Thật thà, trung thực Trong học tập - Trung thực trong làm bài, không quay cóp. Trong rèn luyện - Kiên trì phấn đấu; - Có hoài bão; - Tự kiểm tra 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm - Năng lực (GQVĐ&ST) so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất, (Giao tiếp) Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp; nhận ra được bối cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; (Hợp tác) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm. - Phẩm chất: + Tự hoàn thiện: Có ý thức rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân theo các giá trị xã hội (sống tự chủ); + Bảo vệ nội quy, pháp luật (sống trách nhiệm). Nhóm 1-Bài tập 1. - GV giải thích các hành vi a, c, đ, g là hành vi liêm khiết (g/ Tính toán, cân nhắc kĩ lưỡng... không phải là toan tính nhỏ nhen mà là sự cẩn thận tránh các hậu quả có thể xảy ra.) Nhóm 2- Bài tập 2: - Tán thành: không màng lợi ích vật chất. - Không tán thành bởi chúng đều là thể hiện các khía cạnh khác nhau của không liêm khiết: toan tính, hám lợi, III. Bài tập Bài 1/SGK/Tr8 Đáp án: - Hành vi không liêm khiết: b, d, e. Bài 2/SGK/Tr8 Đáp án: - Tán thành: b,d - Không tán thành: a,c 4. Hoạt động vận dụng ?Tìm câu ca dao hoặc tục ngữ nói về PC liêm khiết?(Đói cho sạch...)Cây ngay... (BT5/SGK/Tr8) Kể một câu chuyện nói về tính Liêm khiết mà em biết (BT 3/SGK/Tr8) VD Lợi Mê Lòng Người Nước Tống có kẻ mất cái áo thâm. Anh ta ra đường tìm. Thấy người đàn bà mặc áo thâm, níu lại đòi rằng: “Tôi vừa mất cái áo thâm, chị phải đền trả tôi cái này”. Rồi cứ giữ chặt cái áo không buông ra nữa. Người đàn bà cãi: “Ông mất cái áo thâm, tôi biết đấy là đâu. Áo tôi mặc đây là áo của tôi, chính tay tôi may ra”. Anh kia nói: “Chị cứ phải đền trả áo cho tôi. Cái áo thâm tôi mất dày, cái áo thâm chị mặc mỏng. Lấy áo thâm mỏng của chị đền cái áo thâm dày cho tôi, còn phải nói lôi thôi gì nữa!” (Tử Hoa Tử) LỜI BÀN: Mất áo trong nhà mà ra đường tìm, đã là chuyện bật cười. Mất áo đàn ông mà đòi áo đàn bà lại là chuyện bật cười. Mất áo thâm dày bắt đền áo thâm mỏng mà cho là phải, lại là chuyện bật cười nữa. Ôi cái lợi nó làm cho lòng người mê muội, chỉ biết có mình không biết có ai, chỉ vụ lợi cho mình mà quên cả phải tráị Kẻ nào đã vụ lợi như thế, thì cái gì mà chẳng dám làm, cái gì mà chả dám nói! Than ôi! Cái đời kim tiền bây giờ biết bao nhiêu phường đòi áo như người nói trong truyện này. “Cổ học tinh hoa” _Nguyễn Văn Ngọc-Trần Lê Nhân 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * - Tìm hiểu từ “Liêm” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. * - Học bài và hoàn thiện các bài tập vào vở - Đọc trước nội dung bài 3-Tôn trọng người khác ** TƯ LIỆU THAM KHẢO 1. Tìm hiểu từ “Liêm” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. “Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan mà không đục khoét dân được gọi là Liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹpNgày nay, nước ta là nước dân chủ cộng hòa, chữ Liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải Liêm. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất Liêm. Người cán bộ cậy quyền thế mà ăn khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư; Người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian, bán lận, chợ đen, chợ đỏ, tích trữ đầu cơ; Người có tiền cho vay cắt cổ bóp hầu bóp họng đồng bào; Người cày ruộng không ra công đào mương mà lấy cắp nước của ruộng láng giềng; Người làm nghề (bất kỳ nghề gì) nhân lúc khó khăn mà bắt chẹt đồng bào; Đều là tham lam, đều là bất Liêm. Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng của mình là tham danh địa vị (đạo là trộm= tham danh tiếng, trộm địa vị xã hội). Gặp việc phải mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm là tham dật úy lao (= tham việc nhàn nhã, tránh việc khó nhọc). Gặp giặc mà rụt rè, không dám đánh là tham sinh úy tử (= tham sống sợ chết). Đều trái nghĩa với chữ Liêm. Do bất liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Cụ Khổng Tử nói: “Người mà không Liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. HỒ CHÍ MINH (Về vấn đề giáo dục-NXBGD-1990) Câu chuyện "RỬA TAI" (Liêm khiết) Đời thượng cổ có ông Hứa Do là một nhà ẩn dật ở trong chằm Bái trạch. Vua Nghiêu nghe tiếng là người giỏi, mời ra, xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn tại núi Trung nhạc, phía nam sông Dĩnh Thuý. Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do ra làm tổng trưởng cả chín châu. Hứa Do thấy vậy, không muốn nghe chuyện nữa, ra bờ sông Dĩnh Thuỷ rửa tai. Ngay lúc bấy giờ, Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do hỏi: Vì việc gì mà bác phải rửa tai như vậy? Hứa Do thuật chuyện. Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói rằng: - Ta toan cho trâu uống nước, lại e bẩn cả miệng trâu. Nói đoạn, dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống. CAO SĨ TRUYỆN GIẢI NGHĨA - Thượng cổ: đời xưa, đã xa ta lắm. - Hứa Do: bậc cao sĩ đời thượng cổ. - Ấn dật: người tránh xa danh lợi, ờ lánh một nơi cho yên nhàn, - Bái trạch: chỗ có cây mọc bùm tum gọi là bái, chỗ nước đọng nhiều gọi là trạch. - Nghiêu: xem bải trên. - Thiên hạ: mặt đất ở khắp gầm giời, người Tàu xưa cho nước mình và mấy nước chưng quanh là thiên hạ. - Tổng trưởng: chức quan to đầu cả các quan, thay vua hành chính. - Chín châu: đời thượng cổ nước Tàu chia ra làm chín khu để cai trị. - Sáo Phủ: bậc cao sĩ đời thượng cổ, không ưa thế lợi, ẩn ở trong núi, lấy cây làm tổ nằm ở trên cho nên gọi là Sào phủ (Sào nghĩa là tổ). - Cao sĩ truyện: sách của Hoàng Phủ Mật đời nhà Tấn soạn kể truyện những bậc cao sĩ ẩn dật đời xưa bên Tàu. LỜI BÀN Có cả thiên hạ cố nhường cho người là lạ. Người nhường thiên hạ cho, mà không nhận củng lả lạ. Nghe thấy câu chuyện nhường thiên hạ cho làm chuyện bẩn, phải đi rửa tai, lại lạ hơn. Không để cho trâu nống cái nước đả rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu càng lạ quá nữa. Ôi! Đọc bài này, tưởng như Hứa Do với Sào Phủ là hai người, nếu chẳng ngông cuồng, thì cũng gàn dở. Nhưng vì Hứa Do và Sảo Phủ không muốn để cái danh lợi lụy đến thân, chỉ ưa chuộng sự an nhàn làm vui sướng, thì cũng là những bậc cao sĩ thờ một cái chủ nghĩa đáng kính vậy. Những phường tham danh, trục lợi nên lấy đó mà làm gương. Ký duyệt, ngày........tháng 8 năm 2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 2 Liem khiet_12405317.docx