Giáo án Giáo dục công dân 9 - Tiết 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế (tiết 1)

HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (20’)

* Mục tiêu: Học sinh hiểu được người nộp thuế gồm những đối tượng nào; người nộp thuế có những quyền gì.

 * Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học.

* Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp, TLN.

* Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm người nộp thuế gồm những đối tượng nào; người nộp thuế có những quyền gì.

 * Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình).

* Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS:

- Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn.

- Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm.

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Tiết 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/11/2017 Ngày dạy: 27/11/2017 Dạy lớp: 9ABCD Tiết 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Giúp H /S hiểu được và biết được người nộp thuế gồm những đối tượng nào? các quyền của người nộp thuế? 2. Kĩ năng - Liên hệ được giữa nội dung bài học với thực tiễn thu, nộp thuế, thực hiện quyền của người nộp thuế. - Biết nhận xét, đánh giá các hành vi thực hiện đúng hoặc không đúng quyền của người nộp thuế. 3. Thái độ - Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế. - Có thái độ ủng hộ đối với các hành vi tích cực, phê phán những hành vi tiêu cực trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với công tác thuế. 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá, hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tài liệu tham khảo về thuế dành cho giáo viên do Ban soạn thảo Cục Thuế Sơn La phối hợp với Sở GD &ĐT biên soạn. - Các tài liệu khác về thuế do Tổng cục Thuế Nhà nước biên soạn. - Các tranh, ảnh để minh hoạ cho việc tuyên truyền, hướng dẫn về pháp luật thuế. - Một số câu chuyện, câu nói về thuế. 2. Học sinh: - Học bài cũ. - Tìm hiểu công tác thuế ở địa phương. III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH 1. Các hoạt động đầu giờ (5’) a. Kiểm tra sĩ số: 9A.; 9B; 9C.; 9D. b. Khởi động: GV đặt câu hỏi: Muốn thực hiện tốt công tác thuế thì điều đầu tiên chúng ta cần phải biết là gì? HS trả lời. GV thông qua ý kiến của học sinh để dẫn dắt vào bài. 2. Nội dung bài học: HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (10’) * Mục tiêu: Bước đầu hiểu được một số quyền của người nộp thuế. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu câu truyện, trả lời câu hỏi. * Phương thức thực hiện: trả lời câu hỏi vấn đáp. * Sản phẩm: HS đưa ra được một số quyền của người nộp thuế. * Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình). * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. * Tiến trình thực hiện: GV ? ? GV Gọi hs đọc nội dung câu chuyện. Vì sao bố Nam nghĩ rằng khi thành lập công ti chỉ cần được cấp mã số thuế là xong thủ tục về thuế? Những chi tiết nào thể hiện quyền của người nộp thuế qua câu chuyện của bố Nam? Như vậy qua câu chuyện của bố Nam, chúng ta thấy có những quyền và nghĩa vụ dành riêng cho người nộp thuế. Vậy người nộp thuế có những quyền gì? Chúng ta chuyển sang phần: HS đọc nội dung câu chuyện. “ Chuyện công ti của bố Nam” - Tuyết Nhung - - Vì bố Nam không hiểu hết thủ tục về thuế khi thành lập công ty; nên không biết rằng ngoài được cấp mã số thuế còn phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. - Người nộp thuế có quyền được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về t HOẠT ĐỘNG 2: NỘI DUNG BÀI HỌC (20’) * Mục tiêu: Học sinh hiểu được người nộp thuế gồm những đối tượng nào; người nộp thuế có những quyền gì. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu, hiểu nội dung bài học. * Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, trả lời câu hỏi vấn đáp, TLN. * Sản phẩm: Học sinh hiểu và ghi tóm tắt được khái niệm người nộp thuế gồm những đối tượng nào; người nộp thuế có những quyền gì. * Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình). * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. * Tiến trình thực hiện: GV ? GV ? GV GV GV ?1 ?2 ?3 GV ? ? - Giới thiệu tranh ảnh hoặc băng hình về các đối tượng nộp thuế (doanh nghiệpd, hộ kinh doanh, người nộp thuế đang nộp thuế). - Kết luận: Công ti của bố Nam và các đối tượng trong hình ảnh hoặc băng hình là những người nộp thuế. Vậy người nộp thuế gồm những đối tượng nào? Tổ chức cho lớp thảo luận theo 4 nhóm câu hỏi sau trong 4’: Em hiểu thế nào là quyền của người nộp thuế? Người nộp thuế có những quyền gì? Kết hợp đàm thoại gợi mở diễn giảng và lấy ví dụ để học sinh hiểu rõ hơn về quyền của người nộp thuế. Giải thích một số thuật ngữ sau: - ấn định thuế: Là việc cơ quan thuế quyết định một số tiền thuế nhất định để yêu cầu tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước trong trường hợp tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật thuế. - Ưu đãi thuế: là người nộp thuế được hưởng các chính sách miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật thuế. - Hoàn thuế: là việc cơ quan thuế hoàn lại số tiền thuế cho tổ chức, cá nhân số tiền thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Trong các trường hợp khác, việc hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Tổ chức cho hs thảo luận theo 3 nhóm trong 2’ các câu hỏi sau: Trong 10 quyền trên, quyền nào là quyền được hưởng? Trong 10 quyền trên, quyền nào là quyền được làm? Trong 10 quyền trên, quyền nào là quyền được đòi hỏi? Giải thích và nhấn mạnh các quyền. Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền của người nộp thuế? Tại sao người nộp thuế lại có những quyền ấy? 1. Người nộp thuế: Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. * Quyền của người nộp thuế là điều đã được pháp luật thuế cho được hưởng, được làm và được đòi hỏi. * Người nộp thuế có 10 quyền sau: (1) Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. (2) Yêu cầu các cơ quan quản lí thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. (3) Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. (4) Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. (5) Kí hợp đồng với tổ chức, kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế. (6) Nhận văn bản kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lí thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận kiểm tra thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế. (7) Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lí thuế, công chức quản lí thuế gây ra theo quy định của PL. (8) Yêu cầu cơ quan quản lí thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. (9) Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (10) Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lí thuế và tổ chức, cá nhân khác. - Quyền 4. - Quyền 5, 9, 10. - Quyền 1, 2, 3, 6, 7, 8. - Ví dụ: + Cơ quan thuế không hướng dẫn người nộp thuế kê khai thuế. + Cơ quan thuế không hoàn thuế cho người nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật thuế. + Cơ quan thuế không xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. + . - Vì: bảo vệ quyền và tạo điều kiện cho người nộp thuế. Để công dân thực hiện trách nhiệm của mình với Nhà nước. HOẠT ĐỘNG 3: BÀI TẬP (5’) * Mục tiêu: HS áp dụng những kiến thức đã tiếp thu trong bài học để làm bài tập. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề bài, làm bài tập. * Phương thức thực hiện: nghiên cứu cá nhân, xử lí BTTH, TLN. * Sản phẩm: HS hiểu, ghi tóm tắt được kết quả mỗi bài tập. * Dự kiến câu trả lời của học sinh (Thể hiện trong phần tiến trình). * Phương án kiểm tra, đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: - Học sinh đánh giá hoạt động học của bạn. - Học sinh đánh giá chéo khi thảo luận nhóm. - Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh. - GV đánh giá ý thức, thái độ của học sinh trong của trình thực hiện nhiệm vụ được giao của cả tiết học. * Tiến trình thực hiện: GV Gọi H/S đọc yêu cầu bài tập */ Bài tập 1/14 - Đáp án: a, b, d, đ. 3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học (10’): a. Củng cố, luyện tập: GV cho hs quan sát một số hình ảnh về các công trình được xây dựng từ tiền thuế. ? Kể tên các công trình được xây dựng từ tiền thuế ở xung quanh em? - Nếu còn thời gian, GV cho hs đóng vai tình huống trong phần ĐVĐ. b. Hướng dẫn học sinh tự học: - Hoàn thành nội dung bài học trong SGK vào vở ghi và học thuộc. - Chuẩn bị phần còn lại của bài. DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN TRƯỜNG DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN TỔ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao duc cong dan 9 Thue_12434679.doc
Tài liệu liên quan